Viêm Da Cơ Địa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm da cơ địa sau sinh là tình trạng bị dị ứng ngoài da gây ngứa, bong tróc sau khi sinh con. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan trong điều trị có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất và quá trình chăm sóc con nhỏ. Vậy viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh là do đâu, làm sao để xử lý và phòng tránh hiệu quả? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Viêm da cơ địa sau sinh là gì?

Viêm da cơ địa sau sinh là bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mới sinh em bé. Bệnh lý này phổ biến với triệu chứng ngứa ngáy, đỏ da, bong tróc,… nên gây không ít khó khăn và mệt mỏi cho người mắc. Chưa kể, viêm da cơ địa còn kéo dài dai dẳng, thường xuyên tái phát và rất khó để điều trị tận gốc.

Viêm da cơ địa sau sinh là bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mới sinh em bé
Viêm da cơ địa sau sinh là bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ mới sinh em bé

Bệnh có thể mắc ở bệnh cứ đối tượng nào, nhưng chủ yếu là ở phụ nữ sau sinh vì lúc da cơ địa của họ khá nhạy cảm. Cộng thêm sự rối loạn nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân gây viêm nhiễm dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

Xem thêm

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa sau sinh

Căn nguyên hình thành bệnh viêm da cơ địa đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, thông qua quá trình thăm khám và chẩn đoán thì các chuyên gia nhận thấy người bị viêm da cơ địa thường có cơ địa dị ứng. Yếu tố này khiến hệ miễn dịch của họ hoạt động kém và nhạy cảm hơn với các tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Từ đó dễ gây nên các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…

Mặt khác, phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa có thể do những nguyên nhân sau đây: 

Rối loạn nội tiết tố

Đây được xem là nguyên nhân chính hình thành bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh. Khi nồng độ estrogen và progesterone bị rối loạn do buồng trứng chưa ổn định hoạt động sản xuất nội tiết. Chưa kể, sau sinh cơ thể có xu hướng tăng sinh hormone prolactin nhằm kích thích sữa mẹ. Do đó, khi bị mất cân bằng nội tiết, làn da phụ nữ sẽ có nguy cơ bị mắc viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, vảy nếnmề đay mãn tính,… 

Cơ địa dị ứng

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào nhưng không phải tất cả. Ngay cả khi chịu tác động từ yếu tố ngoại sinh – nội sinh thì chỉ có một số người xuất hiện triệu chứng của bệnh. Điều này được cho là do yếu tố cơ địa vì cơ địa nhạy cảm sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Suy giảm sức đề kháng

Kể cả sinh mổ hay sinh thường thì phụ nữ đều cần thời gian để phục hồi các tổn thương và sức khỏe. Cộng thêm sự thay đổi nội tiết tố khiến thể trạng người phụ nữ dần yếu đi và khó chống lại các tác nhân gây hại. 

Đây cũng là giai đoạn, chị em phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố nội – ngoại sinh như thay đổi thời tiết, phấn hoa, xà phòng, căng thẳng, suy nhược quá mức,… Bởi trên thực tế, có nhiều người dị ứng với các loại thức ăn dù trước đây họ chưa từng gặp tình trạng này. Do đó, phần nào chúng ta cũng có thể khẳng định vai trò của sức đề kháng đối với sức khỏe cơ thể và nguy cơ bị bệnh da liễu.  

Suy giảm sức đề kháng có thể gây viêm da cơ địa
Suy giảm sức đề kháng có thể gây viêm da cơ địa

Yếu tố tâm lý

Áp lực chăm sóc con nhỏ, mất ngủ, suy nhược có thể, rối loạn nội tiết,… là những nguyên nhân làm gia tăng trạng thái lo âu và căng thẳng ở mẹ bỉm. Ngoài những ảnh hưởng tới tâm lý, những điều này còn là yếu tố kích thích bệnh viêm da cơ địa và các bệnh lý khác như tổ đỉa, hắc lào,… bùng phát. 

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa sau sinh khác

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, viêm da cơ địa sau sinh còn có thể hình thành từ những nguyên do sau:

  • Do tiếp xúc với các loại hóa chất, mỹ phẩm, phấn hoa, chất len dạ, xà phòng,…
  • Ăn uống quá mức khiến gan bị quá tải trong việc chuyển hóa dinh dưỡng. Từ đó làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố và gây ra tình trạng dị ứng.
  • Quá trình ở cữ thiếu khoa học cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh. 
  • Do ảnh hưởng của các loại thuốc được sử dụng trong quá trình sinh nở.

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa sau sinh

Viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh cũng tương tự như những trường hợp khác, bệnh thường có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sau:

  • Xuất hiện những nốt ban đỏ hình tròn nổi sẩn trên da tay hoặc chân. Khi sờ vào bạn sẽ thấy sần sùi, một số trường hợp có nổi bọng nước. 
  • Bề mặt da bị phù nề, trở nên dày, nóng cực kỳ khó chịu, đặc biệt là lúc đổ mồ hôi. Hiện tượng này thường xuất hiện ở vùng mặt nên được gọi là viêm da cơ địa ở mặt. 
  • Khi bệnh trở nặng, da có thể xuất hiện các bọng nước, nếu bị vỡ chúng có thể làm lây lan vùng viêm da cơ địa và tạo thành những vảy cứng, khô ráp trên da.
  • Chị em sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu, đuối sức vì phải trông cả con nhỏ.
  • Mất ngủ do tình trạng ngứa ngáy về đêm.

Mặc dù viêm da cơ địa sau sinh không nguy hiểm nhưng chúng lại kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và rất khó để điều trị dứt điểm. Vậy nên chị em chỉ có thể hạn chế nguy cơ bị bệnh cũng như tránh để bệnh tái phát bằng cách chủ động chăm sóc cơ thể. 

Xem thêm

Viêm da cơ địa sau sinh có nguy hiểm không?

Như đã thông tin, các bệnh da liễu thông thường phần lớn đều rất an toàn và viêm da cơ địa sau sinh cũng không ngoại lệ. Bệnh chủ yếu gây ngứa ngáy, tổn thương ngoài da nhưng không có cách điều trị dứt điểm. Viêm da cơ địa chỉ có thể kiểm soát thông qua việc dùng thuốc, chăm sóc da đúng cách và sinh hoạt khoa học, hợp lý. 

Viêm da cơ địa sau sinh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Viêm da cơ địa sau sinh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Tuy viêm da cơ địa không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chúng có tính dai dẳng, dễ tái phát. Chưa kể triệu chứng ngứa ngáy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của mẹ bỉm. 

Có thể dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh không?

Phụ nữ sau khi sinh cũng giống như mẹ bầu, do cơ thể nhạy cảm và có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi – trẻ sơ sinh nên việc sử dụng thuốc bị hạn chế nhiều. Trên thực tế, mẹ bỉm thường không được kê đơn thuốc điều trị viêm da cơ địa vì phần lớn các loại thuốc này đều có khả năng hấp thu vào máu và bài tiết qua sữa mẹ. 

Theo đó, chị em nên áp dụng phương pháp điều trị viêm da cơ địa không dùng thuốc để giảm ngứa, tránh nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương lan rộng. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hay có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị. Tránh điều trị tại nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ cũng như không nên tới các cơ sở y tế, thẩm mỹ viện kém uy tín để thực hiện nhằm tránh rủi ro đáng tiếc. 

Biện pháp điều trị viêm da cơ địa sau sinh an toàn

Các biện pháp điều trị viêm da cơ địa sau sinh đều hướng tới mục đích đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bởi cơ thể của người mẹ khá nhạy cảm, việc sử dụng phương pháp điều trị không phù hợp có thể làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh cũng như làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. 

Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa sau khi sinh

Do không thể sử dụng thuốc điều trị khi đang chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn cho con bú nên mẹ bỉm có thể chuyển qua áp dụng những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên. Mặc dù hiệu quả mang lại không nhanh như thuốc trị viêm da cơ địa, tuy nhiên, chúng rất an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Chẳng hạn như:

Sử dụng lá chè xanh

Trong lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như EGCG, ECG, catechin nên có thể giúp tái tạo da, chống viêm, giảm ngứa và phục hồi những tế bào da bị hư tổn. Để thực hiện bạn chuẩn bị 1 nắm chè xanh tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun với 2 lít nước, khi sôi đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Đổ nước chè xanh ra chậu, bỏ phần bã ra ngoài rồi cho thêm chút nước lạnh để tắm tuần 3 – 4 lần.

Mẹo dùng lá trầu

Với hàm lượng polyphenol cao, lá trầu không giúp thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh collagen, làm lành mô và vết thương trên da. Song song với đó, trầu không cũng giúp sát trùng, kháng khuẩn nhờ sở hữu tinh dầu Eugenol. 

Nguyên liệu cần có gồm 15 – 20 lá trầu không đã được rửa sạch và ngâm với nước muối biển pha loãng. Cho lá vào nồi, cho thêm 3 lít nước và 2 thìa muối biển đun sôi. Cuối cùng cho nước ra chậu, đổ thêm nước lạnh cho nước ấm thì dùng tắm ngày 1 lần vào buổi tối để giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm. 

Sử dụng trầu không giảm ngứa, kháng viêm và kháng khuẩn
Sử dụng trầu không giảm ngứa, kháng viêm và kháng khuẩn

Dùng lá khế

Dùng lá khế nấu nước tắm cũng là một cách trị viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh an toàn, hiệu quả. Trong Y học cổ truyền, đây là loại dược liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn. Y học hiện đại cũng cho thấy những thành phần có trong lá khế hỗ trợ rất tốt cho việc sát khuẩn, giảm ngứa ngáy, nổi mẩn trên da. 

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá khế rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế và 1 ít muối biển. Sau khi đã rửa sạch lá thì vò nát, cho vào nồi đun với 2 – 3 lít nước, cho thêm chút muối. Nước sôi bạn đổ ra chậu, cho thêm nước mát vào và tắm, áp dụng liên tục trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Lưu ý phần bã lá có thể dùng để chà nhẹ lên vùng da đang bị viêm da cơ địa. 

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Để tăng hiệu quả điều trị, cải thiện tình trạng khô ráp, ngứa ngáy thì mẹ bỉm nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm lành tính. Dưỡng ẩm cho da đầy đủ sẽ giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ viêm da cơ địa tái phát. Bởi phần lớn những trường hợp bị viêm da cơ địa đều do ý thức chăm sóc da kém hoặc chăm sóc da không đúng cách.

Khi dùng kem dưỡng ẩm, các dưỡng chất sẽ giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da tự nhiên, làm giảm ngừa và ngăn cản viêm da lan rộng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn nên dùng các sản phẩm đến từ thương hiệu dược mỹ phẩm uy tín và phải được nghiên cứu, sản xuất riêng cho người bị viêm da cơ địa. 

Ngoài thành phần dưỡng ẩm, mẹ bỉm cũng nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm có thêm thành phần vitamin B5, vitamin E, zinc oxide, chiết xuất yến mạch,… để hỗ trợ giảm ngứa và tái tạo mô da hữu hiệu hơn. 

Mỗi loại kem dưỡng ẩm sẽ có hướng dẫn sử dụng cụ thể, bạn có thể tham khảo thông tin được in trên bao bì từ nhà sản xuất hoặc thực hiện theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Để tránh hiện tượng bị kích ứng da, mẹ bầu nên thoa trước lên một vùng da nhỏ trước khi apply lên vùng da rộng. Đồng thời nên tránh thoa lên khu vực gần núm vú nhất là khi bạn đang cho con ti bằng sữa mẹ. 

Xem thêm

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa sau sinh

Bệnh viêm da cơ địa sau sinh ảnh hưởng nhiều tới tinh thần, sức khỏe của mẹ bỉm. Vậy nên việc phòng tránh bệnh sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ tái phát cũng như giúp mẹ bỉm yên tâm chăm sóc con. Để làm được điều này, các bạn có thể tham khảo một số lời khuyên bổ ích như sau:

  • Tránh xa những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm hoặc tái phát bệnh viêm da cơ địa, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh, thay đổi thất thường.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh cơ thể, phòng ngủ, chăn ga gối đệm và ăn uống, dành thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. 
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phù hợp với cơ địa. Nên ưu tiên dùng những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, không dùng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh gây kích ứng cho da.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da lành tính, nhẹ dịu với da
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da lành tính, nhẹ dịu với da
  • Nước giúp cơ thể thanh lọc, làm mềm mịn da, nên hãy uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tránh bị khô da, khiến tình trạng viêm da trở nên khó kiểm soát hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung những thực phẩm tốt cho da như hàm lượng vitamin, khoáng chất có trong rau – củ – quả,… Đồng thời nên tránh ăn đồ chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ, đồ ăn quá cay hoặc những chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ngọt, nước uống có ga.
  • Muốn có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, lạc quan thì bạn cần đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và hạn chế thức khuya. Mặt khác nên tích cực rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày với các bài tập phù hợp nhằm phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả hơn. 
  • Mẹ bỉm cần thoa kem chống nắng, che chắn da cẩn thận trước khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào mùa hè. 
  • Tránh cào gãi, chà xát mạnh lên da khiến da bị tổn thương nặng hơn.
  • Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào trên da hãy tới gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị. Do cơ địa phụ nữ sau sinh khá nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc sai cách hoặc áp dụng mẹo chữa quá đà có thể dẫn tới những tác dụng phụ đáng tiếc. 

Viêm da cơ địa sau sinh ảnh hưởng rất nhiều tới tâm sinh lý của người mẹ cũng như quá trình chăm sóc con nhỏ. Vậy nên, để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, mẹ bỉm nên chủ động phòng tránh bệnh hoặc tiến hành điều trị hay khi thấy những dấu hiệu ban đầu. 

Cập nhật - 2:23 Chiều , 17/06/2023

Chia sẻ

Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không, Nên Phòng Bệnh Thế Nào?

Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không, Nên Phòng Bệnh Thế Nào?

Người bị viêm da cơ địa có làn da cực kỳ nhạy cảm, da khô, ngứa và đóng vảy trông...
9 Loại Kem Trị Viêm Da Cơ Địa Của Nhật Tốt Nhất

9 Loại Kem Trị Viêm Da Cơ Địa Của Nhật Tốt Nhất

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu phổ biến gây nên không ít phiền toái cho người...
Top 17 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Nhanh Khỏi Nhất

Top 16 Loại Lá Tắm Chữa Viêm Da Cơ Địa Nhanh Khỏi Nhất

Để hỗ trợ chữa bệnh lý ngoài da, rất nhiều người đã tìm tới các biện pháp tự nhiên như...
Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một dạng viêm da tiến triển phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy...
Top 5 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Tại Nhà

Top 5 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Tại...

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, chúng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top