Viêm Da Cơ Địa Quanh Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm da cơ địa quanh miệng là một dạng bệnh viêm da với các triệu chứng ở miệng như nổi mụn đỏ, ngứa ngáy, bên trong có dịch hoặc mủ. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình nên khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng và tự ti. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh. 

Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa quanh miệng

Viêm da cơ địa quanh miệng là một căn bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Cụ thể, bệnh có những triệu chứng đặc trưng đó là nổi mụn đỏ li ti ở quanh miệng. Những nốt mụn này có thể chứa dịch hoặc mủ, gây ngứa ngáy, bỏng rát, bong vảy và dày sừng. Nếu không may bị vỡ ra có thể gây viêm nhiễm cho các vùng da lành xung quanh. Nhìn chung những tổn thương do bệnh gây ra chỉ ở quanh miệng, không có nhiều trường hợp lan da mũi hoặc má. 

Viêm da cơ địa quanh miệng là một căn bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh
Viêm da cơ địa quanh miệng là một căn bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh

Bệnh viêm da cơ địa quanh miệng là một căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị chỉ sau từ 3-5 tuần. Thế nhưng cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái phát phát nhiều lần trong năm. Khi đó người bệnh cần đến những phương pháp đặc trị chuyên biệt. Thời gian để trị khỏi có thể lên đến vài tháng, kết hợp với việc kiêng khem cẩn thận.

Các nghiên cứu cho biết, bệnh viêm da cơ địa quanh miệng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 15-45. Mặc dù vậy, nam giới và trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra những người bị mất cân bằng nội tiết tố hoặc có tiền sử bị các bệnh về da liễu cũng sẽ có nguy cơ gặp phải căn bệnh này.

Xem thêm: Top 5 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Tía Tô Hiệu Quả Tại Nhà

Triệu chứng điển hình của bệnh

Những người bị viêm da cơ địa quanh miệng thường có dấu hiệu đặc trưng bao gồm:

  • Nổi mụn viêm đỏ li ti trên da, bên trong có thể chứa mủ hoặc dịch lỏng.
  • Da bị phát ban, ửng đỏ.
  • Da khô và bong tróc.
  • Có biểu hiện ngứa ngáy và bỏng rát nhưng không quá nghiêm trọng.
  • Ở trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến da nứt nẻ, chảy máu và nhiễm trùng.

Những triệu chứng này của bệnh có thể xuất hiện ở những vùng da xung quanh miệng nhưng cũng có thể lan sang một số vùng da khác như mũi, quanh mũi, trán, cằm, mắt hoặc những vùng có nếp gấp khác.

Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy, bong tróc
Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy, bong tróc

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa quanh miệng là gì vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh. Tuy nhiên các chuyên gia đều cho rằng lý do khiến người bệnh mắc phải căn bệnh này chính là do tiếp xúc quá nhiều với steroid, mỡ khoáng petrolatum hoặc dầu parafin có trong mỹ phẩm hoặc thuốc. 

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như:

  • Do làn da bị nhiễm trùng.
  • Chảy nước miếng trong lúc ngủ.
  • Dùng kem đánh răng có chứa thành phần fluoride.
  • Sử dụng thuốc tránh thai.
  • Nội tiết tố thay đổi.
  • Do mang thai.
  • Dị ứng với một số thành phần có trong kem chống nắng.
  • Tiếp xúc nhiều với nhiệt, ánh sáng xanh, ánh nắng mặt trời.
  • Tác động của một số yếu tố vi sinh như: Nấm candida, vi khuẩn tảo xoắn fusiform,…

Bệnh viêm da cơ địa quanh miệng có gây nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa quanh miệng là căn bệnh da liễu không quá phổ biến nhưng nó cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhìn chung bệnh chỉ gây ra những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày do tỉ lệ tái phát bệnh tương đối cao.

Viêm da cơ địa quanh miệng gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ
Viêm da cơ địa quanh miệng gây ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ

Dưới đây là những rắc rối mà căn bệnh này mang lại cho bất kỳ người bệnh nào không may mắc phải:

  • Ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ: Những người bị viêm da cơ địa quanh miệng sẽ phải đối mặt với tình trạng trên da xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, mụn nước mọc li ti, da bị bong tróc và đóng vảy trắng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho bạn cảm thấy tự ti trong giao tiếp.
  • Có nguy cơ bị viêm nhiễm nghiêm trọng: Bệnh có thể gây ngứa ngáy và đau rát trên da. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời và kiêng khem cẩn thận, vùng da này có thể bị viêm nhiễm nghiêm trọng và dẫn đến trợt loét, mưng mủ.
  • Nguy hiểm cho trẻ nhỏ: Trẻ em dưới 6 tuổi nếu không may mắc phải căn bệnh này có thể dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lâu dần bệnh có thể gây viêm mũi dị ứng, sốt, hen suyễn,….

Bài đọc thêm: 10 Loại Sữa Tắm Cho Người Bị Viêm Da Cơ Địa An Toàn Nhất

Hướng dẫn điều trị bệnh viêm da cơ địa quanh miệng

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cách chẩn đoán tiền sử bệnh, xét nghiệm để xem có bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm không. Việc điều trị như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp chữa viêm da cơ địa quanh miệng bạn cần tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây y

Bác sĩ có thể kê toa cho bạn một số bài thuốc kháng sinh trong 6-12 tuần như sau:

  • Kem bôi kháng sinh: Metronidazole (gel Metro) và erythromycin.
  • Kem ức chế miễn dịch: Pimecrolimus hoặc kem tacrolimus.
  • Thuốc trị mụn: Adapalene hoặc axit azelaic.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Đoxycycline, tetracycline, minocycline hoặc isotretinoin. Nhóm thuốc này thường chỉ áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng.
  • Thuốc bôi ngoài da: Thuốc kháng viêm corticoid. Tuy nhiên thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên không được dùng trong thời gian dài. 
Điều trị viêm da cơ địa quanh mồm bằng thuốc Tây y
Điều trị viêm da cơ địa quanh mồm bằng thuốc Tây y

Sử dụng mẹo chữa bệnh từ nguyên liệu dân gian

Ngoài việc dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo điều trị dân gian như: Giấm táo, hạt bưởi, nha đam, sữa chua, bột yến mạch,… Những mẹo điều trị này đều có ưu điểm là an toàn, lành tính, tiết kiệm, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.

Giấm táo: Nguyên liệu này có công dụng giúp loại bỏ vi khuẩn, virus và nấm hiệu quả. Đồng thời nó còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng phát ban, mẩn đỏ trên da.

  • Người bệnh pha loãng giấm táo với nước khoáng theo tỷ lệ 1:1.
  • Dùng bông gòn sạch để thấm vào dung dịch, sau đó thoa đều lên vùng da quanh miệng.
  • Sau khoảng 20 phút bạn rửa lại với nước ấm là được.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Sữa chua: Sữa chua giàu lợi khuẩn nên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, nguyên liệu này khi thoa lên da còn giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khô nẻ, bong tróc, giúp thúc đẩy cảm giác sưng viêm, đau rát.

  • Bạn dùng sữa chua không đường thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
  • Sau khoảng 15 phút bạn rửa mặt lại với nước ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi bệnh viêm da cơ địa quanh miệng được cải thiện.
  • Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm với việc ăn sữa chua trực tiếp để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nha đam: Gel nha đam có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn và làm dịu kích ứng hiệu quả. Từ đó giúp ngừa tình trạng viêm nhiễm ở vùng da quanh miệng. Ngoài ra, nha đam còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cân bằng độ pH trên da, ngăn ngừa bệnh tái phát.

  • Nha đam gọt vỏ, tách lấy phần gel bên trong.
  • Đắp lên vùng da quanh miệng trong vòng 20 phút.
  • Rửa lại thật sạch với nước ấm.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Nha đam có tác dụng chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Nha đam có tác dụng chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng làm dịu da, giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, kích ứng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp giữ ẩm hiệu quả, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương một cách nhanh chóng.

  • Bạn trộn đều 1 thìa bột yến mạch với nước để tạo thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và để nguyên trong vòng 20 phút.
  • Khi hỗn hợp khô lại bạn rửa sạch với nước ấm.
  • Thực hiện mỗi tuần 1-2 lần cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Không nên bỏ lỡ: Viêm Da Cơ Địa Ở Môi Và Cách Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả

Sử dụng thuốc Đông y

Với những người bị viêm da cơ địa mãn tính, người bệnh có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa bệnh. Thuốc Đông y có ưu điểm đó là được bào chế từ các dược liệu tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây kích ứng, không ảnh hưởng đến ngũ tạng nếu sử dụng trong thời gian dài.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa quanh miệng, người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc 1: Tiêu phong tán

  • Công dụng: Trừ phong thấp, giúp thanh nhiệt, chống ngứa ngáy, mẩn đỏ, dị ứng, nổi mụn nước, rỉ dịch, phù nề, đau nhức.
  • Nguyên liệu: 4g quốc lão, 6g thuyền thoái, 8g hắc phong tử, 8g phòng phong, 8g tri loại, 8 gam thạch cao, 10g tần quy, 10g kinh giới, 10g khổ sâm, 12g thổ phục linh, 12g sài đất, 12g tích tuyết thảo, 12g sinh địa, 12g bồ công anh, 12g hương truật, 12g kim ngân hoa.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu và cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước. Đến khi nước thuốc cạn còn 2/3 thì tắt bếp. Dùng nước này để uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén, uống sau khi ăn.

Bài thuốc 2: Thanh dinh thang

  • Công dụng: Bài thuốc có tác dụng điều trị tình trạng viêm da cơ địa, dị ứng thức ăn, dị ứng lông động vật.
  • Nguyên liệu: 12g lá đỏ, 12g sài đất, 12g mạch đông, 12g đẳng sâm, 12g rau má, 12g ngâm hoa, 10g huyết sâm, 8g toái cốt tử, 8g hoàng liên.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước. Đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và đun đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng một thang thuốc, kiên trì uống cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Điều trị bệnh bằng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng
Điều trị bệnh bằng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng

Bài thuốc 3: Thanh nhiệt, giảm viêm

  • Công dụng: Người bệnh bị viêm da cơ địa do nóng trong thì cần áp dụng bài thuốc này để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc.
  • Nguyên liệu: Thảo dược quốc thảo, kim ngân, thương lang chủng, cúc nháp và diếp hoang.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu và sắc vùng với một lượng nước vừa đủ. Nước thuốc thu được uống 3 lần trong ngày, nên uống khi còn ấm và sau bữa ăn để thuốc phát huy công dụng.

Bài thuốc 4: Tán độc bổ huyết

  • Công dụng: Có tác dụng giảm huyết áp tĩnh mạch, kháng viêm, diệt khuẩn, giải nhiệt, giảm độc tố và làm mát gan.
  • Nguyên liệu: Trúc diệp, trúc căn, đan sâm, lan tiên, sài đất, lôi công thảo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả những nguyên liệu trên, đun cùng với lượng nước vừa đủ. Đến khi nước thuốc cạn còn 2/3 thì tắt bếp. Phần nước thuốc thu được uống 2-3 lần trong ngày, không để qua đêm.

Viêm da cơ địa quanh miệng ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống cho người bị viêm da cơ địa quanh miệng vô cùng khắt khe. Bởi nếu lựa chọn những thực phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn ngày càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người bệnh nên và không nên sử dụng:

Thực phẩm nên sử dụng:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi làn da bị tổn thương, giúp da mềm mại, mịn màng. Một số thực phẩm nên sử dụng đó là: Cà rốt, đu đủ, bí đỏ, cải bó xôi, súp lơ xanh, ngũ cốc hay yến mạch, cá hồi, cá ngừ, đậu phộng, đậu tương,.. 
  • Thực phẩm giàu axit béo: Omega 3, 6, 9 là những loại axit béo thiết yếu cho cơ thể, giúp chống viêm, giảm đau, phục hồi làn da bị viêm da cơ địa. Một số thực phẩm giàu axit béo người bệnh có thể sử dụng đó là: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá chép, súp lơ xanh, rau bina…
  • Thực phẩm chứa kẽm: Hoạt chất này có tác dụng sửa chữa các tế bào bị hư tổn, chống oxy hóa, tốt cho gan, điều trị mụn trứng cá, nổi mẩn ngứa và viêm da cơ địa. Một số thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt vừng, bơ, lựu, mâm xôi, rau chân vịt, đậu nành, đậu hà lan…
Thực phẩm giàu vitamin giúp bệnh viêm da nhanh được chữa khỏi
Thực phẩm giàu vitamin giúp bệnh viêm da nhanh được chữa khỏi

Thực phẩm nên hạn chế sử dụng: 

  • Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa: Sữa có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế người bệnh nên tránh sử dụng sữa và các sản phẩm như phomai, bơ,… để giúp bệnh nhanh cải thiện.
  • Các loại hạt, đậu: Những thực phẩm này có chứa một số protein gây dị ứng, khiến bệnh viêm da cơ địa kéo dài dai dẳng và khó điều trị. Vì thế người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đậu đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ trong thời gian chữa bệnh.
  • Trứng gà, trứng vịt: Trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với người có tiền sử bị ngứa ngáy, dị ứng. Vì thế bạn không nên sử dụng nguyên liệu này trong thời gian chữa bệnh viêm da cơ địa.
  • Hải sản và đồ tanh: Hải sản như tôm, cua, mực, ốc,… có thể làm tăng tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, nổi mẩn ở những người bị viêm da cơ địa. Vì thế người bệnh nên tránh sử dụng nhóm thực phẩm này.

Tìm hiểu ngay:  Top 6 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Tỏi Hiệu Quả Tại Nhà

Lưu ý khi chữa bệnh viêm da cơ địa quanh miệng

Để ngăn không cho bệnh viêm da cơ địa quanh miệng tiến triển nghiêm trọng và tái phát, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt của mình. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn đọc cần nắm rõ: 

  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, tẩy da chết trong thời gian điều trị bệnh viêm da cơ địa quanh miệng. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng nước ấm để rửa mặt và tránh chà xát mạnh tay lên vùng da bị bệnh. 
  • Không nên sử dụng những sản phẩm chứa nhiều steroid, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần ngưng sử dụng mỹ phẩm và các loại kem chống nắng. Bởi hàm lượng hóa chất trong các sản phẩm này (nhất là với những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc) có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên làm sạch những đồ dùng như khẩu trang, vỏ gối, mềm, ga giường, khăn mặt, khăn tắm…. để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và những tác nhân gây bệnh khác.
  • Hạn chế để vùng da bị bệnh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành hoặc che ô để đảm bảo an toàn cho da. 
  • Nên dùng các loại thuốc uống, thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tân dược về sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm da cơ địa quanh miệng. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn không nên tự ý điều trị mà cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng hơn.

Cập nhật - 2:23 Chiều , 17/06/2023

Chia sẻ

3 Mẹo Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tại Nhà

3 Mẹo Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tại Nhà

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính với các biểu hiện như da bị nổi mẩn...
Viêm Da Cơ Địa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý

Viêm Da Cơ Địa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý

Viêm da cơ địa sau sinh là tình trạng bị dị ứng ngoài da gây ngứa, bong tróc sau khi...
Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, tinh thần...
Viêm da cơ địa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể tiến triển thành...
Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một dạng viêm da tiến triển phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top