Viêm Da Cơ Địa Ở Môi Và Cách Điều Trị An Toàn, Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh viêm da cơ địa không chỉ xuất hiện ở tay – chân, chúng còn xuất hiện ở môi và nhiều vùng da khác. Viêm da cơ địa ở môi không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt mà còn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng và tiềm tàng nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân là gì, làm cách nào để can thiệp và xử lý viêm da cơ địa trên môi một cách hiệu quả, an toàn? Vấn đề mà bạn đọc thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Viêm da cơ địa ở môi là gì?

Viêm da cơ địa hay chàm thể tạng là bệnh da liễu mãn tính rất khó điều trị và dễ tái phát. Bệnh xuất hiện với các dấu hiệu đặc trưng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bong tróc, nổi mụn nước,… 

Viêm da cơ địa ở môi là tình trạng da liễu phổ biến
Viêm da cơ địa ở môi là tình trạng da liễu phổ biến

Viêm da cơ địa ở môi còn được gọi là chàm môi, để chỉ vùng da môi bị tổn thương và xuất hiện mụn nhỏ gây chảy dịch, đóng vảy tiết, môi bị bong tróc, khô ráp, châm chích và ngứa ngáy vô cùng khó chịu, nhất là khi bạn ăn uống. Do xuất hiện tại vị trí nhạy cảm nên việc điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn.

Xem thêm

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở môi

Viêm da cơ địa ở môi thường diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Tuy nhiên, việc nhận biết bệnh sớm có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm một cách tối đa. Theo đó, bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu nhận biết cơ bản sau:

  • Da khô cứng, đau rát: Môi khô, có cảm giác căng cứng, đau rát, rạn nứt giữa các rãnh môi gây chảy máu nên dễ nhầm lẫn với tình trạng khô môi do thời tiết hanh khô. 
  • Xuất hiện mụn nước li ti: Là dấu hiệu nhận biết chung khi bị viêm da cơ địa ở mọi vùng da trên cơ thể. Mụn nước xuất hiện sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, kèm theo đó là hiện tượng bong tróc, loét miệng khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Nếu không may làm vỡ mụn nước, da môi sẽ bị viêm nhiễm nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng qua khu vực xung quanh. 
  • Môi đóng vảy, bong tróc: Khi dịch tiết ra nhiều, cộng thêm mụn nước bị vỡ sẽ khiến môi xuất hiện lớp vảy tiết cứng, khô ráp và bong tróc. Khi thấy các miếng vảy này, bạn cần để chúng bong ra tự nhiên, việc cạy hoặc bóc lớp vảy có thể khiến môi bị chảy máu, đau đớn. 
  • Khó cử động ở vùng miệng: Khi môi bị viêm da cơ địa, việc mở miệng rộng sẽ sẽ nên khó khăn do da môi bị nứt nẻ, bong vảy và chảy máu. Hoạt động ăn uống cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, nhất là khi ăn đồ mặn, cay nóng. 
  • Ngứa ngáy: Đây là tình trạng không thể tránh khỏi khi bị viêm da cơ địa do sự tấn công của vi khuẩn và do vấn đề da khô. Nếu cố tình gãi, bệnh sẽ trở nên phức tạp, dễ để lại biến chứng nên cần hết sức lưu ý. 

Nguyên nhân gây viêm da ở môi

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở môi hay các bộ phận khác đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu, tình trạng viêm da cơ địa hình thành trên môi có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:

  • Di truyền: Trong trường hợp gia đình bạn có người bị mắc bệnh liên quan tới viêm da cơ địa thì khả năng con cái, cháu của bạn đều có khả năng bị nhiễm bệnh. 
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Một khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các yếu tố có hại khác thâm nhập vào da, gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Được biết, bệnh có khả năng bùng phát dữ dội và cao hơn ở những đối tượng bị HIV, tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, người bị cao huyết áp,… 
  • Hút thuốc lá: Người hay hút thuốc hoặc hút thuốc một cách thụ động đều có nguy cơ cao mắc bệnh lý da liễu này. 
Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa
Hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa
  • Tâm lý không ổn định: Căng thẳng, lo lắng kéo dài dễ khiến viêm da cơ địa trên môi tiến triển nặng, lan rộng và dai dẳng không khỏi. 
  • Do tác nhân gây kích ứng: Việc tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, kem đánh răng, nước súc miệng, son môi, thực phẩm đều có nguy cơ bùng phát bệnh lý. 

Viêm da cơ địa ở môi có lây không?

Từ những nguyên nhân trên, ta có thể khẳng định rằng bệnh viêm da cơ địa ở vùng môi thường do yếu tố di truyền hoặc có tác động từ ngoại cảnh. Vậy nên bệnh không lây nhiễm, ngay cả khi hôn môi hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm da cơ địa dị ứng có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn cần lưu ý. Bởi lúc này các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể lây nhiễm và khiến bạn mắc bệnh. Do đó, tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm da cơ địa hay các bệnh lý ngoài da khác. 

Xem thêm

Viêm da cơ địa trên môi có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy, viêm da cơ địa ở môi không phải là bệnh lý nguy hiểm. Khi mắc bệnh, các tổn thương trên da hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu điều trị đúng cách và kịp thời. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn khiến người mắc cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi nói chuyện, cười đùa hay ăn uống. 

Viêm da cơ địa không thuộc nhóm bệnh cấp cứu, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ có cảm giác khó chịu, gây cản trở tới các sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu có biến chứng xảy ra, đặc biệt là hiện tượng nhiễm trùng thì người bệnh sẽ bị đau đớn trong thời gian dài. Trường hợp không chữa trị thành công, vùng môi có thể bị hoại tử.

Chẩn đoán viêm da cơ địa ở môi

Bệnh viêm da cơ địa vùng môi thường được chẩn đoán dựa trên việc khám lâm sàng. Thông qua các câu hỏi về tiền sử mắc bệnh, gia đình và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ nặng nhẹ, đã xuất hiện biến chứng chưa,… để bác sĩ đưa ra chẩn đoán.

Chẩn đoán viêm da cơ địa ở môi thường dựa trên yếu tố lâm sàng
Chẩn đoán viêm da cơ địa ở môi thường dựa trên yếu tố lâm sàng

Cụ thể, bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng như mức độ da khô, viêm môi, da mặt bị đỏ – tái, vảy trắng,… Sau đó xác nhận xem bệnh nhân có tiền sử bị viêm da cơ địa, dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da mãn tính, hen suyễn không,… Bởi những căn bệnh này thường là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa. Nếu chưa thể xác định chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm rồi mới thông báo kết quả và hướng dẫn điều trị, kê đơn thuốc (nếu có).

Cách điều trị viêm da cơ địa ở môi

Hiện nay, mặc dù viêm da cơ địa vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp với nhau để làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dựa trên tình trạng bệnh cụ thể, đánh giá sơ bộ mức độ bệnh, cơ địa của mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các cách chữa trị như sau: 

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dân gian hay thuốc trị viêm da cơ địa ở môi. Các bạn cũng cần tự chăm sóc và góp phần làm giảm triệu chứng của bệnh theo các biện pháp sau:

  • Dưỡng ẩm cho môi: Các bệnh lý ngoài da thường khiến da trở nên khô rát, làm tăng nguy cơ ngứa ngáy và viêm da cơ địa trên môi cũng không ngoại lệ. Do đó, việc cấp ẩm cho môi là điều cần thiết. Theo đó, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm chuyên biệt dành cho người bị viêm da cơ địa và uống thật nhiều nước lọc, nước ép trái cây. Cách làm này sẽ giúp vùng môi trở nên mềm mại, bớt căng cứng khó chịu. 
  • Chườm lạnh giảm sưng môi: Trong một vài trường hợp, viêm da cơ địa sẽ khiến vùng da bị sưng rát. Bệnh nhân có thể dùng đá lạnh để làm giảm cảm giác khó chịu này. Theo đó, bạn dùng 1 viên đa slanhj cho ra bát sạch, lấy băng gạc y tế thấm vào nước đá cho lạnh rồi đắp lên vùng môi đang bị sưng. Nhiệt độ của nước đá có thể làm giảm tình trạng môi sưng đỏ.

Xem thêm

 

Mẹo dân gian chữa trị

Khi Y học hiện đại chưa phát triển, dân gian đã tận dụng các nguyên – dược liệu tự nhiên để trị bệnh ngoài da. Để nhanh chóng loại bỏ triệu chứng viêm da cơ địa ở môi, các bạn có thể tham khảo 3 mẹo chữa sau đây:

Mẹo chữa với lá ổi

Tương tự như lá trầu không, lá ổi cũng có khả năng sát khuẩn. Hơn nữa, chúng cũng khá an toàn, dễ tìm kiếm và có thể dùng được cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Thực hiện như sau:

Lá ổi giúp kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng
Lá ổi giúp kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm lan rộng
  • Các bạn chuẩn bị 100g lá ổi (khoảng 15 lá ổi non, tươi) rồi làm sạch với nước, để ráo.
  • Cho lá ổi vào cối, giã nát lá ổi thêm chút muối.
  • Sử dụng lá ổi thoa lên vùng môi bị viêm da cơ địa rồi chờ trong 20 phút.
  • Các dưỡng chất có trong lá sẽ làm giảm nhanh chóng các tiết dịch khi bị viêm da, đồng thời hạn chế tình trạng đóng vải và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 
  • Áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa quanh miệng này ngày 1 lần. 

Sử dụng gel nha đam tươi trị viêm da cơ địa trên môi

Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong các công thức làm đẹp nhưng lại ít được biết đến với vai trò là dược liệu chữa bệnh ngoài da. Nếu bạn đang không biết làm cách nào để sử dụng nha đam cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da ở môi thì có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Bẻ một nhánh nha đam tươi, bỏ phần vỏ, gai 2 bên và chỉ dùng dao lọc lấy phần thịt nha đam bên trong.
  • Cho thịt nha đam vào cối xay cho nhuyễn rồi thoa trực tiếp lên da mới.
  • Nha đam giúp kháng khuẩn nhẹ, giảm ngứa, cấp ẩm nhưng không khiến da bị hỏng hay teo lại. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn cần thử test trên da tay trước để tránh trường hợp bị kích ứng do môi là khu vực rất nhạy cảm. 
  • Áp dụng ngày 2 – 3 lần cho tới khi tình trạng viêm da cơ địa được kiểm soát tốt. 

Sử dụng dầu dừa

Đây là nguyên liệu cấp ẩm vô cùng hữu hiệu mà bạn không nên bỏ qua khi đang bị viêm da cơ địa. Ngoài khả năng cấp ẩm, dầu dừa còn cung cấp vitamin, dưỡng chất giúp kích thích khả năng tự phục hồi của các tế bào đang bị tổn thương. Từ đó làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu do khô da, viêm da gây ra. 

  • Ngay sau khi bạn sát trùng da với nước muối sinh lý, hãy dùng bông y tế thấm một lượng dầu dừa vừa đủ lên toàn bộ vùng môi. 
  • Để dầu dừa khô một cách tự nhiên, tránh chạm tay lên môi để hạn chế làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Áp dụng ngày 2 – 3 lần.
Dầu dừa giúp cấp ẩm, dưỡng môi mịn màng, kháng viêm hiệu quả
Dầu dừa giúp cấp ẩm, dưỡng môi mịn màng, kháng viêm hiệu quả

Dầu dừa có thể tìm mua trên thị trường, trên sàn thương mại điện tử hoặc tự làm tại nhà. Bạn nên chọn dầu dừa nguyên chất để thực hiện và tuyệt đối không sử dụng dầu dừa pha trộn hóa chất, chất bảo quản và hương liệu khác. 

Tây y chữa bệnh

Trong trường hợp viêm da cơ địa ở môi phát triển nghiêm trọng, các biện pháp khác không thể kiểm soát được bệnh thì bắt buộc cần dùng tới thuốc để điều trị. Sau khi thăm khám và có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một trong số những loại thuốc trị viêm da cơ địa như sau:

  • Kem bôi chứa Corticoid: Thuốc có tác dụng làm giảm viêm, làm đều màu môi, giảm đau, ngăn chặn nhanh cơn ngứa. Lưu ý chỉ thoa thuốc sau khi vùng da tổn thương đã được vệ sinh sạch sẽ, không lạm dùng thuốc quá đà vì như vậy có thể khiến vùng da môi bị giãn tĩnh mạch, teo da. 
  • Thuốc mỡ hoặc kháng sinh tại chỗ: Là nhóm thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị bị nhiễm khuẩn trên môi. Nhóm thuốc mỡ, kháng sinh tại chỗ sẽ đáp ứng tốt với cơ địa có mụn nước bị vỡ hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng môi nghiêm trọng. 
  • Thuốc bôi làm ức chế Calcineurin: Thường được chỉ định dùng thay thế khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị với Corticoid. 
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Các loại thuốc như Isotretinoin, Tetracycline, Doxycycline, Minocycline,… sẽ giúp làm giảm các tổn thương nghiêm trọng xuất hiện trên môi.  
  • Thuốc kháng Histamin: Thuốc sẽ làm giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy dữ dội gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. 

Việc dùng thuốc trị viêm da cơ địa ở môi cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và tần suất sử dụng. Bạn không được tùy ý tăng – giảm liều lượng theo ý muốn hay ngưng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Mặt khác, sau khi các dấu hiệu của bệnh đã được cải thiện, các bạn vẫn nên tới bệnh viện để tái khám, kiểm tra để tránh nhằm tránh để bệnh tái phát trở lại. 

Xem thêm

Biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa ở môi

Viêm da cơ địa ở môi hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể đều có chung đặc tính là dai dẳng và dễ tái phát. Hơn nữa, môi còn là vị trí dễ tiếp xúc với đồ ăn, thực phẩm hàng ngày nên dễ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh, tránh để bệnh tái phát trở lại hiệu quả? Theo đó, bạn cần:

  • Dưỡng ẩm cho môi mỗi ngày bằng các sản phẩm phù hợp, có thể tham khảo gợi ý từ bác sĩ. 
  • Không cào gãi hoặc chà xát lên môi, từ bỏ thói quen liếm môi vì chúng có thể khiến da khô hơn và làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Vệ sinh môi hàng ngày và đừng quên tẩy da chết cho môi 2 lần/tuần.
Nên tẩy da chết cho môi tuần 2 lần
Nên tẩy da chết cho môi tuần 2 lần
  • Không tô son nếu trên môi đang bị tổn thương, có vết nứt, lở loét.
  • Không hút thuốc hoặc tránh xa môi trường khói thuốc.
  • Theo khuyến cáo, bạn cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và giúp cải thiện độ ẩm cho da tốt hơn.
  • Chú ý tới chế độ ăn uống, tập trung vào những thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như rau củ quả tươi, trái cây,… Hạn chế tiêu thụ thực phẩm như hải sản, đậu phộng, trứng, lúa mì,… vì chúng được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng. 
  • Nghỉ ngơi đúng giờ giấc, ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và rèn luyện thể dục thường xuyên. 
  • Thăm khám da liễu ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường tại khu vực môi và quanh miệng. 

Viêm da cơ địa ở môi là bệnh lý da liễu phổ biến nhưng bạn không được chủ quan. Việc không xử lý bệnh kịp thời, đúng cách có thể khiến bạn gặp không ít phiền toái về sau. Vậy nên để tránh bệnh tái diễn hoặc trở nặng, lan rộng khắp cơ thể, thậm chí để lại sẹo xấu xí, bạn cần hạn chế nguy cơ gây bệnh và chăm sóc cơ thể một cách khoa học hơn. 

Cập nhật - 2:23 Chiều , 17/06/2023

Chia sẻ

Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

Viêm Da Cơ Địa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

Viêm da cơ địa bội nhiễm là một dạng viêm da tiến triển phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy...
3 Cách Trị Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Ổi Đơn Giản, Dễ Làm

3 Cách Trị Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Ổi Đơn Giản, Dễ Làm

Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi là biện pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau...
3 Mẹo Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tại Nhà

3 Mẹo Dùng Cây Sài Đất Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tại Nhà

Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính với các biểu hiện như da bị nổi mẩn...
Viêm Da Cơ Địa Đối Xứng Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị 

Viêm Da Cơ Địa Đối Xứng Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị 

Viêm da cơ địa đối xứng là bệnh ngoài da rất khó điều trị dứt điểm, bệnh dễ tái phát...
Cây Lược Vàng Chữa Viêm Da Cơ Địa Có Hiệu Quả Không? 

Cây Lược Vàng Chữa Viêm Da Cơ Địa Có Hiệu Quả Không? 

Sử dụng cây lược vàng chữa viêm da cơ địa là phương pháp dân gian từ lưu truyền từ đời...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top