Viêm Da Cơ Địa Ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu, Triệu Chứng, Cách Trị

Cập nhật: 28/03/2024

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến ở các bé dưới 6 tháng tuổi. Tình trạng này khiến vùng da tổn thương bị viêm đỏ, đau rát và ngứa ngáy dai dẳng. Thường khi bé được 24 tháng tuổi thì sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể chuyển sang mãn tính khiến trẻ mệt mỏi, bứt rứt và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Viêm da cơ địa là dạng viêm da mãn tính với triệu chứng điển hình da sưng đỏ, phù nề, đau rát, bong tróc và ngứa ngáy. Viêm da cơ địa trẻ sơ sinh khởi phát chủ yếu ở trẻ 2 tuần tuổi, đặc biệt là các bé bụ bẫm. Giai đoạn này, bệnh không chỉ gây tổn thương cho da mà còn kèm theo một số bệnh lý khác như viêm tai giữa, ỉa chảy.

benh-viem-da-co-dia-o-tre-so-sinh
bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Thông thường, những tổn thương do viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh là chủ yếu. Tuy nhiên, những trường hợp nặng thì triệu chứng có thể lan xuống vùng cổ, thân mình và tay. Thậm chí trẻ có thể bị viêm da toàn thân.Tình trạng viêm da gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.

Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến 50% trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm hoàn toàn khi đến tuổi trưởng thành. Nhưng trẻ cũng có thể mắc bệnh dai dẳng và tiến triển trong suốt cuộc đời. Với các trường hợp mãn tính, bệnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như viêm kết mạc, hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu y học cho biết, nguyên nhân có thể do di truyền, tác động từ môi trường và hệ miễn dịch suy giảm.

Theo ghi nhận, có đến 80% trường hợp trẻ 3 tháng bị viêm da cơ địa đến từ yếu tố di truyền. Nếu người thân cận huyết mắc các bệnh lý về da liễu, viêm mũi dị ứng, hen suyễn thì tỷ lệ trẻ mắc viêm da mãn tính cao hơn. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa còn có thể đến từ những yếu tố sau:

  • Sức đề kháng kém: Ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Các bệnh lý về da liễu và hô hấp là nhóm bệnh thường gặp nhất.
  • Thời tiết: Không khí lạnh, hanh khô, nhiệt độ thấp là điều kiện lý tưởng để viêm da cơ địa bùng phát.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Trẻ không được bú sữa mẹ hoặc trẻ độ tuổi ăn dặm có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ.
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ tiếp xúc với dị nguyên, bị nhiễm trùng, da nhạy cảm, sử dụng sữa tắm có độ pH cao. Cha mẹ cho bé mặc trang phục có chất liệu len, dạ. Có những trường hợp trẻ viêm da cơ địa do tác dụng phụ khi tiêm vaccine.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa thường có làn da khô ráp, nứt nẻ và có thể bong tróc vảy. Các triệu chứng thường xuất hiện ở những khu vực dễ bị ma sát, trầy xước như mặt, khuỷu tay, đầu gối. Các dấu hiệu cũng có thể xuất hiện ở những bộ phận trên cơ thể bé có độ ẩm cao, không thông thoáng như khu vực mặc tã.

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

  • Ở khu vực quanh miệng, má, trán, cổ, thân mình hoặc bệnh xuất hiện các tổn thương có hình móng ngựa.
  • Bề mặt vùng da tổn thương nổi nhiều mụn nước li ti. Chúng mọc tập trung và có xu hướng rỉ dịch.
  • Mụn nước chảy dịch khiến da phù nề, sưng đau và ngứa ngáy.
  • Xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát với biểu hiện da nổi mụn và đóng vảy tiết màu vàng.
  • Sau một thời gian, vùng da tổn thương chuyển sang khô ráp, bong tróc vảy, sần sùi và đỏ hơn những vùng da lân cận

Trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh lành tính và không ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu trẻ được điều trị kịp thời thì cũng không có những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng nếu như trẻ được phát hiện trễ và điều trị không đúng cách:

  • Nhiễm trùng: Da bị nứt nẻ khiến vi khuẩn tấn công làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến bé bị viêm da cơ địa bội nhiễm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác: Một số biến chứng khác bao gồm hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Theo thống kế có đến 75% trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có liên quan đến bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Trẻ không được điều trị kịp thời sẽ gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
  • Viêm da cơ địa bội nhiễm: Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh còn kém nên nguy cơ bội nhiễm rất cao. Trường hợp trẻ bị bội nhiễm da, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.
  • Hoại tử da: Đây là biến chứng nặng nề, thường xảy ra khi phụ huynh tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc biện pháp điều trị cho con.

Ngoài ra, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể để lại sẹo, vết nám mất thẩm mỹ, khiến trẻ trở nên khép kín và sống tự ti. Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng rất nhạy cảm và dễ gặp biến chứng, do vậy, để đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro và biến chứng cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám và điều trị đúng phương pháp.

viem-da-co-dia-tre-so-sinh-nguy-hiem-khong
trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa nguy hiểm không

Chẩn đoán viêm da cơ địa trẻ sơ sinh

Việc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh sẽ khó khăn hơn so với người lớn. Bởi đối tượng này có cơ địa nhạy cảm, nếu không đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến biến chứng. Trước khi bước vào điều trị, bé cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh phù hợp và hiệu quả, đảm bảo an toàn.

Các phương pháp chẩn đoán viêm da cơ địa trẻ sơ sinh thường gặp như:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ tiến hành quan sát thực thể kết hợp với thông tin liên quan đến bệnh tình của bé, tiền sử bệnh lý gia đình. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ.
  • Xét nghiệm: Tiến hành xét nghiệm tế bào da. Xét nghiệm này nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là điều cần thiết. Vừa để giúp bé loại bỏ triệu chứng khó chịu, ngăn chặn các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh rất dễ gặp phải các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nên việc điều trị cần phải đảm bảo an toàn. Cha mẹ nên cho con gặp bác sĩ để thăm khám và được đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa

Từ xa xưa, dân gian đã tìm ra nhiều cách chữa viêm da cơ địa từ những thảo dược tự nhiên. Chúng có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Đến nay, nhiều cách chữa bằng bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh viêm da cơ địa dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả, được nhiều người sử dụng cho trẻ:

  • Lá chè xanh: Thảo dược này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống viêm, giảm ngứa. Cần chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Đun sôi nước trong thời gian 10 phút rồi đổ nước ra chậu, hòa thêm nước lạnh. Dùng nước này tắm cho bé hoặc ngâm vùng da bị viêm, thực hiện 3 – 4 lần/tuần.
  • Lá trầu không: Cần chuẩn bị một nắm lá trầu không và muối biển. Rửa sạch lá trầu, cho vào nồi đun cùng 3 – 4 lít nước và 2 thìa muối biển. Đun sôi lá trầu, đem nước này pha cùng nước lạnh cho đủ ấm rồi tắm cho bé. Sử dụng bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng vào vùng da viêm. Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng tối, sau đó không cần tắm lại với nước.
  • Nha đam: Gel nha đam sẽ giúp làm ẩm, dịu da, ngăn ngừa da khô, nứt nẻ, chảy máu và ngứa ngáy. Chuẩn bị nha đam tươi, rửa sạch, sau đó loại bỏ phần vỏ ngoài và nhựa. Lọc lấy phần gel trong suốt, dùng thoa đều lên vùng tổn thương.

Dùng thuốc Tây

Trường hợp những tổn thương do viêm da cơ địa lan rộng, tiến triển dai dẳng và gây ngứa dữ dội. Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Hồ nước: Đây là thuốc sát trùng, bảo vệ và làm dịu da. Thuốc này được bào chế ở dạng hỗn dịch, dùng bôi ngoài da. Thành phần chính của thuốc là Glycerin, bột talc và kẽm oxit. Hồ nước hầu như không được hấp thu vào trong tuần hoàn máu. Do vậy, tương đối an toàn và có thể dụng để trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.
  • Thuốc bôi chứa Ceramides: Hay còn được gọi là lipit, là lớp chất béo nằm trên bề mặt da. Ceramides có chức năng giữ nước và bảo vệ da khỏi các yếu tố kích thích. Bác sĩ cho bé sử dụng thuốc bôi có chứa Ceramides để giúp duy trì độ ẩm và giảm nhẹ tổn thương.
  • Thuốc bôi chứa Panthenol: Thực chất Panthenol là chất dẫn xuất của vitamin B5. Đây là thành phần được dùng trong nhiều chế phẩm chăm sóc và điều trị các vấn đề về da liễu. Thuốc bôi này có tác dụng giảm ngứa ngáy, viêm đỏ, duy trì độ ẩm. Đồng thời, thuốc bôi chứa Panthenol giúp tăng tốc độ chữa lành các tế bào biểu bì.

Đông y trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Với cơ thể nhạy cảm, cha mẹ có thể chọn cách cho con sử dụng thuốc Đông y để điều trị viêm da cơ địa. Được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên nên sẽ an toàn hơn cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số bài thuốc nổi tiếng, được đánh giá hiệu quả cao:

  • Bài thuốc Tán độc bổ huyết: Dược liệu gồm có lan tiên, trúc diệp, trúc căn, sài đất, đan sâm, lôi công thảo. Mang tất cả dược liệu đi làm sạch, sau đó cho vào ấm sắc cùng lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cạn còn ⅔ thì tắt bếp, lọc lấy nước chia làm 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc An bì thang: Với 4 chế phẩm gồm thuốc dạng uống, bôi ngoài da, ngâm rửa và xịt. Bài thuốc sở hữu dược liệu mang tính đặc trị, thuốc quý như tang bạch bì, mò trắng, ô liên rô, hồng hoa, liên kiều,… Không chỉ đem lại hiệu quả điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh mà còn bồi bổ chức năng tạng phủ, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
  • Bài thuốc Viêm da quân dân 102: Phương pháp chữa viêm da cơ địa tại Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 lấy Đông Y làm gốc. Bài thuốc có cơ chế tác động toàn diện, cùng sự kết hợp độc đáo giữa 3 dạng bào chế, giúp phát huy tối đa hiệu quả. Liệu trình điều trị viêm da Quân dân có sự kết hợp đột phá “4 trong 1” mà hiếm có phương pháp nào đạt được. Thành phần bài thuốc gồm các dược liệu: Sài đất, hạ khô thảo, hoàng cầm, tang bạch bì, hoàng liên,… liều lượng mỗi vị thuốc gia giảm tùy theo tình trạng bệnh cũng như thể trạng, độ tuổi của trẻ.
  • Bài thuốc Tiêu độc thang: Thành phần dược liệu gồm ké đầu ngựa, cam thảo dây, kim ngân dây, diếp trời, húng trám. Dược liệu đem làm sạch, rồi cho vào sắc cùng lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cạn còn ⅔ thì tắt bếp, chia nước thuốc uống làm 3 lần/ngày.
  • Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang: Bài thuốc với một số thảo dược như trầu không, kim ngân hoa, đơn đỏ, ích nhĩ tử, mò trắng, thiên mã hổ, mật ong,… Bài thuốc là sự tổng hợp của 3 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi. Thanh bì dưỡng can thang được nhiều chuyên gia và bậc phụ huynh đánh giá cao.

Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa?

Bé bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì là câu hỏi rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ. Nên chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng. Bên cạnh đó, cách chăm sóc cho bé cũng hết sức lưu ý để giúp giảm tổn thương và cải thiện ngứa ngáy.

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé từ 2 – 3 lần/ngày, nên chọn loại kem dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm cho bé 1 lần/ngày. Cho bé mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để hạn chế đổ nhiều mồ hôi.
  • Vệ sinh không gian sống của trẻ, loại bỏ các dị nguyên có trong không khí như bụi, khói thuốc, nấm mốc,… Sử dụng máy lọc không khí và nên trồng nhiều cây xanh.
  • Nên cho trẻ bú mẹ trong thời gian sớm nhất, sữa mẹ chứa kháng thể giúp bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch cho bé.
  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ đầy đủ chất, đảm bảo an toàn thực phẩm. Mẹ nên bổ sung trong thực đơn các thực phẩm tốt như nhóm thực phẩm giàu omega – 3 (cá hồi, cá trích, cá thu,…); rau xanh và hoa quả tươi; thực phẩm chứa men vi sinh có lợi (sữa chua, nước uống sữa chua).
  • Mẹ bỉm cần tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng (hải sản, các loại đậu,…), các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), đồ chiên rán, món ăn nhiều gia vị, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh.
  • Với bé uống sữa ngoài, ba mẹ cần tìm hiểu rõ thành phần của sữa, hàm lượng dinh dưỡng để đảm bảo sữa đó phù hợp với trẻ.
nen-la-gi-khi-tre-bị-viem-da
nên làm gì khi trẻ bị viêm da cơ địa

Biện pháp phòng ngừa viêm da trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có những trường hợp tái phát lại, kéo dài dai dẳng suốt đời. Do vậy, bên cạnh việc điều trị thì bố mẹ cũng cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh. Cha mẹ có thể thực hiện một số cách phòng tránh sau:

  • Vệ sinh môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, duy trì độ ẩm đạt chuẩn.
  • Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, nên tắm mỗi ngày bằng các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với động vật như chó, mèo,… Tránh để bé tiếp xúc với các dị nguyên, hóa chất, khu vực cây cối rậm rạp, nhiều côn trùng.
  • Chọn quần áo cho bé được làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Tránh mặc đồ bó sát cho bé, dùng các loại vải gây kích ứng.
  • Với trẻ sơ sinh nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ, do vậy mẹ cần đảm bảo ăn uống đầy đủ chất. Bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất, omega-3 để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm giúp bảo vệ da cho trẻ, thoa kem dưỡng hàng ngày, đều toàn thân.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh nên khám ở đâu?

Hiện này, bệnh lý viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh trở nên rất phổ biến. Để điều trị một cách an toàn, hiệu quả thì cần tìm được địa chỉ thăm khám uy tín. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số địa chỉ khám da liễu dưới đây:

  • Bệnh viện 108: Khoa da liễu dị ứng tại bệnh viện là một trong những địa chỉ uy tín nhất. Bệnh viện ứng dụng những tiến bộ khoa học góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị viêm da cơ địa và nhiều bệnh da liễu. Địa chỉ bệnh viện tại số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại: 024 6278 4147.
  • Trung tâm Thuốc dân tộc: Trung tâm nghiên cứu và bào chế ra bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa viêm da cơ địa hiệu quả. Đơn vị sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, giúp hàng ngàn người bệnh khỏi bệnh một cách an toàn và hạn chế tái phát. Địa chỉ trung tâm tại B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội – Điện thoại 0983 059 582, Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP. HCM – Điện thoại 0932 064 179.
  • Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế: Phòng khám Da liễu tiếp nhận chẩn đoán và điều trị các bệnh lý da liễu. Phòng khám đã và đang áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, ít xâm lấn và đem lại hiệu quả cao trong điều trị. Cha mẹ có thể liên hệ theo địa chỉ Tầng 3, Tòa nhà 51 Nguyễn Huệ, TP.Huế – Điện thoại 0234 396 9509.
  • Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: Khoa khám bệnh của bệnh viện nhận bệnh nhân điều trị các chuyên khoa trong đó có Da liễu. Bệnh viện chủ yếu sử dụng những chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên vì thế rất ít độc tính. Đồng thời cải tiến quy trình, áp dụng các kỹ thuật điều trị mới đảm bảo hiệu quả, an toàn. Địa chỉ bệnh viện tại số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – Điện thoại 0243 8263 616.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là vấn đề da liễu không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Mặc dù vậy, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách có thể tiến triển nặng và gây biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, khi thấy con trẻ có biểu hiện bất thường, bố mẹ nên chủ động đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC