Viêm da

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Trẻ em, người lớn đều là đối tượng của bác bệnh lý viêm da. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt, trầm cảm,… Chứng viêm da có những loại nào, nhận biết ra sao và điều trị như thế nào cho đúng.

Định nghĩa

Viêm da là tên gọi chung cho các bệnh lý ngoài da có triệu chứng kích ứng, ửng đỏ, ngứa rát, nổi ban đỏ, một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện mụn mủ, mụn nước trên da.

Các bệnh lý ngoài da này rất dễ khởi phát và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, do nhiều nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh gây nên. Phần lớn bệnh viêm xảy ra là do dị ứng với một số chất, thành phần hoặc sự tích đọng tĩnh mạch dưới da.

Có nhiều loại bệnh viêm da khác nhau
Có nhiều loại bệnh viêm da khác nhau

Bệnh không quá nguy hiểm, thường không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên chứng viêm da có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chất lượng cuộc sống suy giảm và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh được chia thành khá nhiều loại khác nhau, điển hình là:

  • Viêm da cơ địa: Xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử người thân mắc các bệnh liên quan đến yếu tố dị ứng. Bệnh thường tiến triển theo từng đợt, thường hình thành từ lúc nhỏ và là một căn bệnh mãn tính.
  • Viêm da dị ứng: Là bệnh lý được coi là phổ biến hàng đầu, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ nhỏ đến người lớn. Bệnh có thể bắt đầu ở dạng cấp tính và tiến triển thành mãn tính. Bệnh khởi phát khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân từ ngoài môi trường như lông thú vật, thực phẩm bẩn,…
  • Viêm da tiếp xúc: Là hiện tượng nổi ban, ngứa ngáy khi tiếp xúc với một số yếu tố gây dị ứng, các dấu hiệu của bệnh khá tương tự với tình trạng viêm da cơ địa.
  • Viêm da tiết bã: Là một bệnh mãn tính, thường xảy ra ở các vùng da tiết nhiều dầu nhờn, mồ hôi như cánh mũi, lưng, ngực, da đầu,…
  • Viêm da đồng tiền: thường được gọi là chàm đồng tiền là sự tổn thương trên da gây vết loét thành hình bầu dục, hình tròn. Thường các vết chàm này sẽ rất ngứa ngáy và không có dấu hiệu dừng lại khiến người bệnh rất khó chịu.
  • Viêm da thần kinh: Là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa dữ dội theo từng đợt. Bệnh thường có biểu hiện là những vết viêm dạng mảng liken cứng, cộm.
  • Viêm da ứ máu: Bệnh xảy ra do sự suy yếu của tĩnh mạch khiến lưu thông máu kém, áp lực mao mạch tăng khiến dịch bị rò rỉ gây tổn thương cho da.

Có thể thấy, bệnh có rất nhiều loại, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Các triệu chứng của bệnh lại tương tự nhau và rất khó phân biệt. Điều này dễ dẫn đến những nhầm lẫn trong chẩn đoán. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để bắt đúng bệnh và chữa đúng cách.

Nguyên nhân

Thực tế, mỗi loại sẽ do một nhóm tác nhân gây nên. Tuy nhiên, nói chung đây là các nguyên nhân gây viêm da phổ biến nhất:

Da bị khô

Làn da khô ráp rất dễ bị bong tróc và tổn thương đồng thời làm mất đi khả năng kháng khuẩn của các tế bào da. So với một làn da đủ ẩm, da khô sẽ dễ bị các loại mụn mủ, mụn trứng cá cũng như các bệnh lý liên quan về da hơn. Hơn nữa, một khi có bệnh, làn da khô rất khó để làm lành vết thương, lại càng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.

Ngoài ra, da khô thường sẽ rất dễ kích ứng nhạy cảm. Bất kì thành phần hóa chất nào tiếp xúc gần cũng có thể gây dị ứng, gây viêm và nhiễm trùng tế bào dưới da khiến chức năng da bị suy giảm.

Da khô dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da
Da khô dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da

Điều kiện môi trường không sạch sẽ

Bụi bẩn tồn tại trong không khí có thể có kích thước siêu nhỏ, có thể len lỏi vào sâu trong lớp da biểu bì khiến khả năng kháng viêm của da bị suy giảm gây nên các kích ứng và bệnh lý về da như mụn, nám, viêm da.

Bên cạnh chất lượng không khí, chất lượng nước sinh hoạt cũng là một vấn đề môi trường đáng báo động. Ai cũng phải dùng nước sinh hoạt hàng ngày, nếu nước không đảm bảo, làn da của bạn lại quá nhạy cảm có thể gây ra rất nhiều bệnh lý ngoài da nguy hiểm.

Dị ứng thực phẩm

Có rất nhiều người bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định. Đây là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với một số thành phần trong loại thực phẩm đó.

Thực phẩm khi được dung nạp, phản ứng với kháng thể khiến tế bào bạch cầu bị phá vỡ, khiến một số chất tràn ra ngoài và gây bệnh lý viêm da dị ứng. Một số loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng như: sữa bò, trứng, hải sản, lạc, các loại hạt,…

Dị ứng hóa mỹ phẩm

Hầu hết mọi người đều sử dụng một số loại hóa mỹ phẩm hàng ngày như xà phòng, sữa tắm, dầu gội,… Đặc biệt các chị em phụ nữ sử dụng mỹ phẩm nước hoa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến việc dị ứng với hóa mỹ phẩm, dễ thấy nhất là do da nhạy cảm, sản phẩm kém chất lượng, sử dụng không đúng cách, làm sạch da sơ sài,.. Thông thường dị ứng hóa mỹ phẩm sẽ xuất hiện ngay lập tức khi dùng sản phẩm trên da. Dị ứng nặng có thể khiến da bị tổn thương, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý viêm da.

Dị ứng kim loại

Kim loại có tỉ lệ gây dị ứng cao nhất là niken, bệnh nhân bị dị ứng kim loại cũng xảy ra tương tự như các loại dị ứng khác. Ban đầu vùng da tiếp xúc với kim loại sẽ có dấu hiệu ửng đỏ, nổi ban và ngứa ngáy.

Khi bị ngứa bệnh nhân sẽ có gãi và khiến da bị tổn thương. Lúc này các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vùng da hở và gây nên nhiều bệnh lý khác.

Di truyền

Rất nhiều bệnh lý về da là do di truyền. Những người có người thân có tiền sử mắc các bệnh lý dị ứng da sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Tỉ lệ di truyền bệnh ở mỗi trường hợp là khác nhau, liên quan đến việc bố hoặc mẹ hoặc cả hai.

Đối với một số bệnh như viêm da cơ địa còn có tính di truyền chéo. Tức là dù bố mẹ không mắc bệnh mà có người thân mắc bệnh thì con sinh ra vẫn có nguy cơ mắc.

Lạm dụng kem bôi ngoài da Corticosteroid

Là một loại thuốc sử dụng nhằm làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, ngứa, dị ứng da. Thuốc sử dụng theo kê đơn của bác sĩ trong nhiều trường hợp. Là thuốc trị viêm da nhưng nếu quá lạm dụng vào nó, thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.

Lạm dụng bôi kem corticoid rất dễ dẫn đến viêm da
Lạm dụng bôi kem corticoid rất dễ dẫn đến viêm da

Một số tác dụng phụ khi quá lạm dụng kem bôi ngoài da Corticosteroid đó là da bị mài mòn, sạm da, dễ sinh bầm tím, rạn da, vỡ mạch máu dưới da, nhiễm trùng da,…

Rối loạn nội tiết

Những rối loạn nội tiết bên trong cơ thể thường sẽ không chỉ gây nên tình trạng mụn trứng cá, mụn viêm mà còn là tác nhân gây bệnh. Một số trường hợp viêm da thể nhẹ chỉ có triệu chứng ngứa ngáy.

Tuy nhiên nếu trong khi làn da đang nhạy cảm, hệ miễn dịch suy yếu khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công thì viêm da nội tiết có thể gây ửng đỏ, phát ban, lở loét,…

Ngoài những nguyên nhân điển hình như trên thì việc cơ thể thường xuyên căng stress cũng có thể là một yếu tố nguy cơ khiến bệnh khởi phát, tái phát.

Đối tượng bệnh lý

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh viêm da. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh viêm da như:
  • Gia đình có người mắc bệnh viêm da
  • Người có tiền sử bị dị ứng
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi
  • Người bị suy giảm sức đề kháng
  • Người bị hen suyễn
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da như thường xuyên rửa và làm khô tay sẽ làm mất lớp dầu bảo vệ da và thay đổi độ cân bằng pH. Do đó, nhiều nhân viên y tế thường dễ bị viêm da.

Triệu chứng

Trước hết, để có nhận định chính xác nhất về bệnh và kịp thời thăm khám. Bạn đọc có thể để ý đến một vài triệu chứng thường thấy của các chứng viêm da điển hình nhất sau đây:

Triệu chứng viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có rất nhiều biểu hiện khác nhau, thay đổi theo độ tuổi và giai đoạn phát bệnh, nhưng đây là những triệu chứng thường gặp nhất:

  • Da có dấu hiệu khô, nứt nẻ
  • Da sần sùi, nhạy cảm hơn so với bình thường
  • Sưng ở một số vị trí ngoài da, kèm theo mủ
  • Da có cảm giác dày lên, bong vảy
  • Ngứa ngáy liên tục, nhất là ban đêm
  • Các vị trí thường gặp: mặt, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, mắt cá,…

Hình ảnh viêm da cơ địa
Hình ảnh viêm da cơ địa

Dấu hiệu viêm da tiếp xúc

Đối với bệnh lý này, ở mỗi vị trí trên cơ thể sẽ có những biểu hiện khác nhau, người bệnh cần để ý kỹ để không bị nhầm lẫn:

  • Vùng da đầu: Da đầu tróc vảy, sinh ra gàu, bụi li ti kèm theo ngứa ngáy.
  • Vùng da mặt: Ngứa kèm theo nổi mẩn đỏ ở vùng tiết nhiều bã nhờn như trán, vùng chữ T. Nguy hiểm hơn có thể sinh mụn mủ.
  • Vùng da gần mắt: Sưng mắt, phù nề ở hai mí mắt, viêm kết mạc mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực.
  • Vùng da gần miệng: Bong tróc da môi, nứt nẻ, chảy máu kèm theo ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ xung quanh viền môi.
  • Vùng dái tai: Da khô căng, bong tróc, có thể kèm theo dịch tiết ở mụn nước.
  • Vùng bàn tay, bàn chân: Tróc da, nổi nhiều mụn nước li ti có dịch.

Triệu chứng viêm da dị ứng

Bệnh lý này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn với những triệu chứng cụ thể như:

  • Da có biểu hiện khô cứng
  • Ngứa ngáy diễn ra một cách dữ dội, liên tục đặc biệt là về đêm
  • Các vùng da bị ngứa có màu đỏ, nâu, xám
  • Nhiều vết sưng, sần, có thể kèm theo dịch tiết
  • Bề mặt da dày hơn, nứt nẻ, bong vảy
  • Da nhạy cảm hơn so với bình thường
  • Thường xảy ra ở các vùng da bàn tay, bàn chân, đầu gối, da dầu, ngực, mí mắt, cổ tay,…

Triệu chứng viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã thường đi kèm với nhiều chứng bệnh khác với các triệu chứng như:

  • Xuất hiện vảy trên da kèm theo chứng bong tróc
  • Da dễ bị tổn thương
  • Vảy da dày và nhiều cả một mảng da
  • Da có dấu hiệu nhờn và tiết nhiều dầu hơn
  • Ngứa trên da kèm theo ửng đỏ, chảy máu khi gãi
  • Rụng tóc

Hình ảnh viêm da tiết bã
Hình ảnh viêm da tiết bã

Chuẩn đoán bệnh học

Thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán viêm da thông qua các triệu chứng quan sát được trên da và một số xét nghiệm:

  • Kiểm tra dị ứng trên da
  • Tiến hành kỹ thuật sinh thiết da
  • Soi tươi KOH để chẩn đoán nấm trên da
  • Kiểm tra Patch test

Bệnh có điều trị được không

Những triệu chứng viêm da thường khiến người bệnh cảm thấy ái ngại tiếp xúc với người khác vì sợ lây nhiễm. Vậy, thực tế viêm da có thể lây từ người sang người không?

Theo nhận định của nhiều thầy thuốc, bác sĩ, bệnh viêm da thường không có tính chất lây nhiễm giữa người với người, ngoại trừ việc di truyền.

Bệnh viêm da có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm da có chữa khỏi được không?

Tuy vậy, những triệu chứng viêm da này lại có thể lan từ vùng da này sang vùng da khác trên toàn bộ cơ thể. Việc tiếp xúc dịch tiết giữa các vùng da khiến nhiều vị trí trên cơ thể cùng lúc bị viêm. Điều này có thể kéo dài thời gian điều trị và khiến người bệnh stress trầm trọng.

Viêm da có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, nhất là với viêm da mặt. Người bệnh thường cảm thấy tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Lâu dài tình trạng này có thể gây tự kỷ, trầm cảm.

Tương tự nhiều bệnh lý khác, viêm da cũng tiến triển quá nhiều giai đoạn từ cấp độ nhẹ đến nặng. Thời điểm là một yếu tố quyết định trong hiệu quả chữa các bệnh liên quan đến viêm da.

VIÊM DA HOÀN TOÀN CÓ THỂ CHỮA KHỎI. Thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng thậm chí là lâu tùy vào nguyên nhân phát bệnh và cơ địa mỗi người.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

Giải pháp điều trị

Sau khi tiến hành xét nghiệm xác định nguyên nhân, các bác sĩ sẽ chỉ định phương án chữa trị phù hợp nhất với từng ca bệnh. Một số phương pháp điều trị viêm da điển hình được áp dụng:

Mẹo dân gian chữa viêm da hiệu quả

Dân gian phát hiện ra nhiều loại cây thuốc có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, Những loại cây thuốc này vừa dễ kiếm, dễ dùng lại an toàn và chi phí rẻ. Có thể áp dụng hàng ngày mà không sợ phản ứng phụ.

  • Lá chè xanh: Hoạt chất chống oxy hóa ECG, EGCG có trong là chè giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, làm dịu da hiệu quả. Những trường hợp ngứa ngáy do dị ứng, viêm da, kích ứng da đều có thể sử dụng nước đun lá chè tươi để rửa vết thương.
  • Lá trầu không: Superoxide effutase và catalase trong lá trầu không chính là 2 thành phần có công dụng thúc đẩy collagen sinh ra, làm lành các vết thương trên da và giúp da khỏe mạnh hơn. Đun sôi lá trầu với một chút muối hạt tồi dùng tắm để làm sạch da tự nhiên, rửa kỹ hơn ở vùng da bị ngứa, viêm để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
  • Tỏi: Rất nhiều hoạt chất kháng viêm được tìm thấy trong loại gia vị phổ biến này. Tỏi không chỉ giúp ngừa viêm da mà còn có thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật rất hiệu quả. Có rất nhiều cách sử dụng củ tỏi, có thể ăn sống, thêm vào các món ăn hoặc ngâm với mật ong, rượu đều dùng lâu dài.

Chữa viêm da bằng tỏi
Chữa viêm da bằng tỏi

  • Nha đam: Là thần dược làm đẹp của nhiều chị em, gel nha đam đặc biệt có công hiệu làm dịu da, phục hồi những tổn thương do viêm da, dị ứng da,… Sử dụng gel nha đam tươi để thoa lên vùng da tổn thương. Lưu ý gọt bỏ sạch lớp vỏ xanh bên ngoài để tránh làm ngứa da.
  • Lá khế: Loại lá cây đặc biệt được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa nhờ nhiều thành phẩm kháng khuẩn. Lá khế đem vò nát rồi đun với nước trắng cùng một chút muối biển rồi dùng tắm hằng ngày. Nên giữ lại phần bã để chà lên vùng da bị viêm.
  • Lá bàng: Sử dụng lá bàng đun nước rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm sẽ nhanh chóng có tác dụng giảm ngứa, tái tạo mô tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết viêm.

Mặc dù an toàn tuy nhiên các mẹo dân gian chữa viêm da này chỉ phù hợp với bệnh ở giai đoạn khởi phát, chưa lan ra nhiều vị trí, tình trạng sưng đỏ, ngứa đang trong tầm kiểm soát.

Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm da

Viêm da chủ yếu sẽ khởi phát ngay tại thời điểm tiếp xúc với thành phần gây dị ứng và theo từng đợt (đối với viêm da cơ địa). Trong thời điểm viêm da diễn ra, hầu hết các bệnh nhân đều cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

Không thể tránh khỏi việc gãi, vì thế rất dễ gây ra tổn thương nặng trên da. Để hạn chế vấn đề này, các sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giúp giảm ngứa, làm khô vết thương hở để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Một vài nhóm thuốc điển hình thường dùng như:

  • Thuốc làm dịu bề mặt da, kháng khuẩn trên bề mặt: Chlorhexidine, Hexamidine,… Giúp tạo nên lớp màng bảo vệ da, hạn chế nhiễm khuẩn và phục hồi những vết thương hở nhỏ trên da.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Triamcinolone, Hydrocortisone, Fluocinolone, Betamethasone, Fluocinolon acetonid, Betamethasone valerate,… giúp chống dị ứng và cải thiện tình trạng ngứa trên da. Tuy là thuốc chống viêm da nhưng các loại thuốc bôi chứa corticoid lại có thể gây phản ứng phụ khiến da bị kích ứng nếu lạm dụng quá mức.
  • Thuốc uống corticoid: Là một trong những nhóm thuốc chữa viêm da cơ địa phổ biến, các loại thuốc thường gặp là Dexamethason, Prednisolon, Methylprednisolon,…
  • Thuốc kháng sinh: Zinc Acetate, Isotretinoin, Benzoyl Peroxide,… với công dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm sưng đỏ và ngăn ngừa tổn thương mô tế bào da.

Chữa viêm da bằng Đông y

Chữa viêm da bằng Đông y

Theo Y học cổ truyền, viêm da là do gan thận kém khiến cho cơ thể không thải được độc tố tích tụ từ bên trong, và cả tà độc từ ngoài xâm phạm vào làn da. Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y vừa chú trọng đào thải độc tố, cải thiện chứng ngoài da lẫn bồi bổ phủ tạng, cải thiện miễn dịch sẽ đem lại hiệu quả điều trị viêm da bền vững.

Đông y chữa viêm da đảm bảo an toàn, lành tính
Đông y chữa viêm da đảm bảo an toàn, lành tính

Hiện nay, thị trường đông y có nhiều bài thuốc làm từ thảo dược mất chất có thể gây hại với sức khỏe người bệnh. Hãy thăm khám và điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên môn và giàu kinh nghiệm.

THAM KHẢO: Giải pháp điều trị viêm da của Quân dân 102

Nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế, tận dụng ưu điểm, lợi thế của mỗi nền y học Đông y và Tây y, Quân dân 102 đã nghiên cứu và ứng dụng Đông Y có biện chứng vào thăm khám, chữa trị viêm da. Đây là phương pháp kết hợp Đông – Tây Y hoàn hảo.

Theo đó, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng bằng cả Đông và Tây y. Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên phương pháp Tứ chẩn của Đông y để phát hiện các vấn đề về sức khỏe tổng thể, kinh mạch, âm dương. Đồng thời cũng ứng dụng các thiết bị hiện đại như máy soi da, máy xét nghiệm,… để chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Từ đó bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng viêm nhiễm trên da, nguyên nhân gây bệnh, cùng các bệnh lý nền (nếu có).

Quân dân 102 kết hợp các trang thiết bị hiện đại trong thăm khám
Quân dân 102 kết hợp các trang thiết bị hiện đại trong thăm khám

Quá trình điều trị viêm da tại Phòng khám Đa khoa 102 (Trực thuộc Tổ hợp Y tế cổ truyền có biện chứng Quân Dân 102) cũng kết hợp phương thuốc của YHHĐ và YHCT. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Tuy nhiên, loại thuốc chính trong điều trị vẫn là thuốc đông y nhằm đảm bảo cả tính an toàn và hiệu quả cho người bệnh.

Liệu trình điều trị viêm da của Quân dân 102 là sự kết hợp của ba bài thuốc: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm rửa. Mỗi loại thuốc có thành phần và công dụng riêng biệt, xử lý các vấn đề khác nhau ở người bệnh viêm da. Trong đó:

Bài thuốc uống

  • Thành phần: Kim ngân, Liên kiều, Thương nhĩ tử, Astiso, Nhân trần, Sa sâm, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Mạch môn...
  • Công dụng: Thuốc bổ gan thận giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể hoàn toàn, làm giảm các phản ứng viêm từ trong ra ngoài (bao gồm bong tróc, ngứa da, nổi mụn nhọt, mụn nước,...); Bổ khí dưỡng huyết tăng sinh tế bào da mới, làm nhuận da nuôi dưỡng làn da hồng hào, khỏe mạnh; Nâng cao hệ miễn dịch, ổn định cơ địa cho người bệnh, ngăn ngừa các phản ứng quá mẫn và rối loạn tấn công ngược vào tế bào khỏe mạnh gây tái viêm da.

Bài thuốc bôi

  • Thành phần: Kinh giới, Hoàng bá nam, Hoàng liên, Mật ong, Kim ngân hoa, Trầu không, Ô rô,...
  • Công dụng: Giúp tiêu trừ tà độc tích tụ dưới da, tiêu viêm giảm đỏ rát, trừ ngứa ngáy; Chống nhiễm trùng da, ngăn ngừa viêm da lan rộng, phòng biến chứng bội nhiễm da; Cấp ẩm, làm lành da, nuôi dưỡng và tăng cường hàng rào bảo vệ da

Bài thuốc ngâm rửa

  • Thành phần: Kim ngân hoa, Diếp cá, Kinh giới, Tía tô, Lá dâu, Trầu không, Bạc hà...
  • Công dụng: Loại bỏ các tế bào da chết, khô ráp, sần sùi; Sát khuẩn, làm sạch da, chống bội nhiễm da, ngừa biến chứng viêm lan rộng; Hỗ trợ thuốc bôi dễ dàng được hấp thụ, hiệu quả bảo vệ và nuôi dưỡng da được tối ưu.

Liệu trình điều trị viêm da của Quân dân 102 có sự kết hợp của rất nhiều dược liệu quý
Liệu trình điều trị viêm da của Quân dân 102 có sự kết hợp của rất nhiều dược liệu quý

Tùy theo tình trạng bệnh lý, các bài thuốc được phối hợp phù hợp, tạo nên hiệu quả điều trị đồng thời. Liệu trình điều trị viêm da của Quân dân 102 có sự điều chỉnh gia giảm tùy thuộc theo từng tình trạng bệnh lý, cơ địa của mỗi người. Nếu bạn đọc gặp vấn đề về viêm lda, hãy chủ động thăm khám và liên hệ đặt lịch khám theo thông tin sau:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Phòng tránh bệnh học

Có thể thấy, viêm da hoàn toàn có thể chủ động trong phòng ngừa. Một số biện pháp có thể áp dụng để ngăn chặn viêm da tái phát và lan rộng như sau:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Những vi khuẩn từ môi trường rất dễ bám lên da và thừa cơ xâm nhập sâu vào biểu bì khi có cơ hội. Vệ sinh cá nhân hàng ngày kỹ càng là cách loại bỏ nhanh các loại vi khuẩn này. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường rất hiếu động nên việc chú ý vệ sinh mỗi ngày là cực kỳ quan trọng.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm lạ: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng là thịt bò, đậu phộng, hải sản, đậu nành,… Với những người có cơ địa dễ bị dị ứng không nên ăn nhiều các món ăn lạ, có thể thử một ít trước khi có ý định ăn. Nếu phát hiện dị ứng nên chủ động không ăn về sau.

Cần hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng
Cần hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng

  • Chú ý với các hóa mỹ phẩm thường dùng: Với những người bị dị ứng với hóa mỹ phẩm sẽ thường có triệu chứng ngay sau khi tiếp xúc. Do vậy nên loại bỏ sớm những hóa mỹ phẩm gây dị ứng. Khi lựa chọn sản phẩm trên da nếu có những thành phần hương liệu mạnh nên hết sức cẩn thận.
  • Không dùng thuốc bôi ngoài da khi chưa có chỉ định: Phần lớn thuốc bôi có thể gây kích ứng nếu lạm dụng. Người bệnh không nắm được điều này sẽ không hiểu được vì sao bôi thuốc mà bệnh không hề thuyên giảm, lại có triệu chứng nặng hơn. Vì thế, cần đặc biệt lưu ý điều này.
  • Giữ độ thông thoáng, độ ẩm cho da: Nên dưỡng ẩm hàng ngày, hạn chế để mỹ phẩm quá lâu trên da, sử dụng các loại quần áo chất liệu cotton thoáng khí,…
  • Giữ tinh thần thoải mái: Điều này sẽ hạn chế nguy cơ bệnh nặng hơn và tái phát trở lại sau điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.