Viêm họng

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm họng là một trong những bệnh lý phổ biến, dễ mắc phải nhất ở mọi lứa tuổi do là một cơ quan hô hấp thường xuyên tiếp xúc với nhiều tác nhân bên ngoài. Cũng bởi vậy rất nhiều người chủ quan với các triệu chứng của bệnh. Vậy, liệu đây có phải là một bệnh lý đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ.

Định nghĩa

Theo Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương – chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh hô hấp: Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng đường hô hấp trên, làm cho người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, đặc biệt khó chịu khi nuốt, ăn uống. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ khỏi sau một tuần mà không để lại các biến chứng hay tổn thương về sau.

Tuy nhiên, đây vẫn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như cúm, sốt hay bệnh nhiễm khuẩn do tăng bạch cầu đơn nhân (mononucleosis).

Phân loại viêm họng theo cấp độ bệnh

Theo cấp độ, thời gian phát bệnh và triệu chứng biểu hiện, bệnh được chia làm 2 loại: Viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.

Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, nhất là khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh hoặc sang đông. Viêm họng cấp tính có thể do nhiễm trùng hoặc không, tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp là do virus, vi khuẩn gây ra.

Bệnh có các triệu chứng như đau họng, cổ họng khô rát, người bệnh thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau nhức cơ toàn thân, chán ăn, phát ban, buồn nôn…

Viêm họng cấp tính đi kèm triệu chứng ho
Viêm họng cấp tính đi kèm triệu chứng ho

Với những trường hợp nguyên nhân do virus thì các triệu chứng sẽ giảm dần và bệnh tự khỏi sau 3 – 5 ngày. Còn với những trường hợp nhiễm bệnh do vi khuẩn thì cần có sự điều trị của kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh.

Viêm họng mãn tính

Khác với giai đoạn cấp tính, viêm họng mãn tính đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm đường niêm mạc hầu họng dai dẳng, thường kéo dài khoảng 1 tuần hoặc hơn. Đây có thể là hệ quả của các đợt cấp tính tái phát nhiều lần và sử dụng thuốc không có hiệu quả.

Khi bệnh chuyển thành thể mãn tính, các triệu chứng của bệnh có thể nặng nề hơn, ngoài những dấu hiệu tại vùng cổ họng như ngứa họng, khô họng, cay họng, ho có đờm… thì còn kéo theo những dấu hiệu toàn thân khác. Điển hình nhất là người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sốt,...

Viêm họng mạn tính khiến cơ thể đau nhức mệt mỏi
Viêm họng mạn tính khiến cơ thể đau nhức mệt mỏi

Phân loại viêm họng theo nguyên nhân, triệu chứng

Như đã biết, bệnh lý này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, mỗi nguyên nhân gây bệnh có thể sẽ kèm theo những triệu chứng riêng. Để người bệnh dễ dàng phần biệt hơn, sau đây là một số thể bệnh thường gặp.

Viêm họng dị ứng

Đây là tình trạng niêm mạc họng bị kích thích bởi những tác nhân có thể gây dị ứng như đồ ăn, thức uống, phấn hoa, khói thuốc lá, nấm mốc, thuốc, lông động vật… khiến người bệnh xuất hiện những triệu chứng như ho, ngứa họng, khó thở; chảy nước mũi đi kèm nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mắt,...

Các triệu chứng của viêm họng dị ứng có thể kết thúc khi người bệnh không tiếp tục tiếp xúc với các dị nguyên, tuy nhiên việc xác định chính xác các yếu tố dị nguyên cũng là việc vô cùng khó khăn.

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là một trong số những thể bệnh thường gặp mà bạn đọc cần lưu ý. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục, dẫn đến các mô lympho ở thành sau họng phình to lên, khi quan sát thấy thành họng có những chấm, hạt kích thước to nhỏ khác nhau.

Viêm họng hạt nhiều kích thước khác nhau
Viêm họng hạt nhiều kích thước khác nhau

Thể bệnh này cần được điều trị sớm và đúng cách, nếu không rất dễ phát sinh các biến chứng tại chỗ hoặc các bộ phận liên quan tùy thuộc mức độ nặng nghe của bệnh.

Viêm họng do virus

Viêm họng do virus chiếm đến 70 - 80% tổng số các trường hợp mắc bệnh. Bệnh thường do các virus phổ biến như virus cúm (Influenza Virus), virus Adeno, virus HSV (Herpes Simplex Virus), virus Parainfluenza,… gây nên.

Các triệu chứng bệnh do virus thường thuyên giảm trong khoảng 3 – 5 ngày, tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những phát sinh không mong muốn.

Viêm họng trào ngược

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây ợ nóng, khó chịu mà còn gây ra viêm họng. Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản rất dễ nhầm với các viêm họng thông thường tuy nhiên còn đi kèm với những triệu chứng như cồn cào ruột gan, nóng rát ở ngực sau xương ức, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua,…

Viêm họng trào ngược
Viêm họng trào ngược

Để tránh viêm họng trào ngược, người bệnh cần tránh những yếu tố làm gia tăng tình trạng trào ngược như đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước có ga, rượu, bia, café,…

Viêm họng giả mạc

So với các thể bệnh kể trên thì viêm họng giả mạc có phần hiếm gặp hơn. Nguyên nhân chính gây tình trạng bệnh này là do cơ thể bị trực khuẩn Klebs – Loeffler tấn công. Lúc này, vùng niêm mạc họng của bệnh nhân sẽ xuất hiện màng giả mạc màu trắng xám, dày, bám rất chắc và khó bong tróc.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên trẻ em 2 – 7 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Các chuyên gia cho biết, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ phát sinh các biến chứng viêm tai, viêm xoang, thấp tim, viêm thanh quản,…

Nguyên Nhân

Bệnh do nhiều yếu tố cộng hưởng gây nên, thường là do virus (chiếm 70 - 80%) hay vi khuẩn phổ biến là Streptococcus Pneumoniae (Phế cầu khuẩn), Haemophilus Influenzae, Staphylococcus Aureus (Tụ cầu vàng) và nguy hiểm nhất là Streptococcus nhóm A (Liên cầu tan huyết nhóm A)…

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây viêm họng còn có thể do các yếu tố bên ngoài khác như:

  • Các chất kích thích gây dị ứng: phấn hoa, gia vị, khói bụi ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng,… làm cháy lớp lót niêm mạc họng khiến bệnh bùng phát.
  • Bệnh nhân căng cơ cổ họng do căng thẳng, hét lớn, nói chuyện trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi.
  • Thời tiết thay đột ngột khiến cơ thể không thích khi kịp, bệnh dễ bùng phát vào những khoảng giao mùa.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đặc trưng bởi cảm giác nóng rát ở ngực do acid dạ dày tràn vào thực quản.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch suy yếu dễ mắc viêm họng mãn tính và tái phát nhiều lần.
  • Có các khối u tồn tại ở cổ họng, lưỡi, thanh quản gây viêm họng đi kèm các triệu chứng khàn giọng, khó nuốt, thở dốc, có cục u ở cổ và máu trong nước bọt.

Thay đổi thời tiết khiến bệnh dễ bùng phát
Thay đổi thời tiết khiến bệnh dễ bùng phát

Triệu chứng viêm họng

Khi mắc bệnh, ngoài việc đau rát vùng hầu họng bệnh nhân còn có những biểu hiện như sau:

  • Soi họng thấy vùng niêm mạc vùng họng sưng đỏ, xung huyết, vách họng có nhiều mụn nhỏ, giãn mạch khiến mạch máu nổi rõ, có chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt họng.
  • Vi khuẩn tấn công khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng, các tuyến ở họng sưng đau gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn, nước bọt…
  • Dịch tiết ra ban đầu trong và ít, bệnh càng kéo dài thì dịch tiết càng nhiều, đặc và sẫm màu. Người bệnh có thể bị khan tiếng, mất tiếng, để loại bỏ dịch tiết ra khỏi cổ họng thường cố gắng ho khạc, hắng giọng.
  • Họng bị vi khuẩn tấn công nên lúc này trở nên mẫn cảm và bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn, đi kèm với đó có thể sốt nhẹ, đau đầu, ù tai, nhức tai…

Viêm họng có thể xuất hiện riêng biệt nhưng cũng có thể đi kèm các bệnh khác như viêm amidan, cúm, sởi, ho gà… do vậy người bệnh cần có sự tham khám và tư vấn của bác sĩ để có phương án điều trị bệnh hợp lý.

Bệnh viêm họng nguy hiểm như thế nào?

Khi bị viêm đau họng kéo dài mà không được chữa trị đúng cách, người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như sau:

Biến chứng tại họng

Viêm đau họng sẽ trở thành yếu tố hình thành áp xe, viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, áp-xe thành sau họng, biến chứng rất dễ gặp ở trẻ em 1 – 2 tuổi.

Biến chứng tại các cơ quan lân cận

Viêm họng có thể dẫn đến viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, thường gặp đặc biệt ở trẻ em, nhiều khi không được phát hiện và điều trị sớm nên dẫn đến viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Chẳng những thế những cơ quan tại đường hô hấp dưới cũng không tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...

Biến chứng viêm tai giữa

Viêm họng có thể đến viêm tai do vi khuẩn đi qua đường thông từ họng đến lỗ vòi nhĩ và tai giữa, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa vì hệ miễn dịch yếu, sụn vòi nhĩ mềm,...

Biến chứng viêm tai giữa
Biến chứng viêm tai giữa

Viêm tai giữa thường xuất hiện sau họng bị tổn thương do viêm, trẻ lúc này hay quấy khóc, bỏ bú, sốt, nghiêng đầu và quờ tay vào tai. Lúc này bố mẹ cần đưa bé đi khám để có phương án điều trị kịp thời và đúng cách, tránh những biến chứng nặng như sốt cao, hốc hác do nhiễm độc, đau tai, nghe không rõ, tai chảy mủ hay thậm chí có thể tử vong.

Biến chứng viêm phổi

Khi bệnh còn ở thể nhẹ, nếu không giữ gìn kỹ, người bệnh dễ bị nhiễm lạnh, vi khuẩn từ đường hô hấp trên sẽ nhanh chóng tiến sâu vào phế quản, phổi. Khi phổi và phế quản bị viêm đồng nghĩa với các phế nang chữa khí sẽ chứa cả mủ, chất nhầy... gây thiếu oxy, bệnh nhân khó thở, nguy cơ tử vong cao.

Biến chứng ở tim, thận và khớp

Trong số những nhóm vi khuẩn gây viêm đau họng có Streptococcus typ A (liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A) khi xâm nhập họng nếu không được điều trị triệt để sẽ gây thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận.

Giải pháp điều trị

Đây là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, do vậy khi viêm họng người bệnh cần có những phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Ngày nay thuốc Tây y được người bệnh tin tưởng sử dụng trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm nói chung và viêm đau họng nói riêng do có nhiều ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi, chi phí hợp lý, mang lại hiệu quả nhất định.

Với các trường hợp viêm đau họng thường được bác sĩ tư vấn sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, long đờm, các thuốc vitamin và khoáng chất khác để giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nhóm kháng sinh Beta – lactam

  • Penicillin: Đây là kháng sinh thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, điều trị virus, kháng nấm, chống nhiễm khuẩn phổ biến thường được chỉ định cho các trường hợp mắc bệnh do liên cầu khuẩn hoặc do các loại vi khuẩn khác.
  • Amoxicillin: Là loại thuốc kháng sinh điều trị thường được sử dụng. Tương tự như Penicillin, Amoxicillin thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm nội mạc, viêm màng não, sốt thương hàn, nhiễm khuẩn sản khoa…
  • Cephalexin và Ceftriaxone: Với công dụng tương tự như Amoxicillin và Penicillin, Cephalexin và Ceftriaxone cũng là một loại kháng sinh trị viêm họng thường được các bác sĩ kê cho bệnh nhân.

Thuốc kháng sinh trị viêm họng
Thuốc kháng sinh trị viêm họng

Nhóm kháng sinh Macrolid

  • Clarithromycin: Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn như viêm xoang, viêm đau họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm khuẩn bội nhiễm…
  • Erythromycin: Erythromycin cũng là một loại kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, được dùng để chữa trị mụn trứng cá, các dạng mủ viêm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, mô mềm, da, nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục.

Điều trị bằng thuốc Đông y

Trong Đông Y, viêm họng thuộc chứng “hầu tý” tức là yết hầu sưng và đau. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là khi người bệnh cảm thấy ngứa họng, ho, sốt hoặc tiết nhiều chất đờm. Nguyên nhân gây ra viêm họng là do sự tấn công của các yếu tố ngoại tà như thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thường,..Hoặc do các nguyên nhân bên trong cơ thể như ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Các bài thuốc đông y trị viêm họng thường sử dụng các thành phần thảo dược như: cát cánh, hoàng cầm, tang bạch bì, thiên hoa phấn, huyền sâm, cam thảo, huyết đằng, kinh giới, phục linh,…Tùy theo từng bài thuốc mà liều lượng, công thức phối vị sẽ được các bác sĩ điều chỉnh sao cho phù hợp.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh có thể phối hợp với một số mẹo chữa viêm họng tại nhà nhằm cải thiện các triệu chứng đau họng, ho khan, ho có đờm, khó chịu khi nhai nuốt giúp giảm nhanh triệu chứng, kiểm soát tiến triển của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị.

  • Súc miệng với nước muối ấm: Khi bị viêm đau họng, người bệnh nên súc miệng với nước muối ấm để ức chế vi khuẩn, virus có hại, làm dịu niêm mạc họng, loãng đờm, giảm ho, cải thiện tình trạng đau rát khó chịu ở họng. Người bệnh thực hiện bằng cách hòa nửa thìa cà phê muối với 250ml nước ấm, khuấy đều và súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Uống trà mật ong và chanh: Đây là mẹo phổ biến và dễ dàng áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, có chất chống oxy hóa và acid amin giúp nâng cao hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn gây hại. Kết hợp mật ong với chanh có chứa hàm lượng vitamin C và khoáng chất dồi dào giúp loãng đờm, giảm cơn ho nhanh chóng.
  • Sử dụng gừng: Gừng có tính ấm, vị cay, nồng chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống oxy hóa, kháng virus, chống viêm do vậy có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng của bệnh, tiêu đờm, ức chế vi khuẩn, trị bệnh viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng.

Trà gừng rất tốt cho viêm họng
Trà gừng rất tốt cho viêm họng

Điều trị bằng phẫu thuật

Khi viêm họng, đặc biệt là viêm họng hạt trở thành bệnh mãn tính, viêm nhiễm nặng nề, kéo dài, xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì sẽ cần có sự can thiệp của phẫu thuật cùng với đó điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt nhằm giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.

Phương pháp đốt điện

Đốt điện chữa viêm họng hạt là một trong những thủ thuật tương đối đơn giản với thời gian thực hiện nhanh chóng. Bệnh nhân sẽ được tạm thời loại bỏ những hạt gây bệnh bằng phương pháp đốt điện dùng máy Laser.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với những hạt có kích thước lớn, còn với những hạt nhỏ không chỉ không hiệu quả mà còn bị kích thích và phát triển nhanh chóng hơn.

Quá trình đốt điện còn làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc họng, tạo lên các vết sẹo không thể khắc phục và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh.

Phương pháp dùng công nghệ Plasma có nhiệt độ thấp

Đây là phương pháp chữa bệnh có công nghệ từ Mỹ được ứng dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mũi và họng với nhiều ưu điểm:

  • Nhanh chóng, dễ định vị khu vực chứa tế bào mô bệnh.
  • Ít gây đau
  • Hầu như không để lại sẹo
  • Có hiệu quả cầm máu tương đối cao
  • Thời gian điều trị ngắn từ 10 – 20 phút
  • Người bệnh nhanh chóng hồi phục,…

Trường hợp nguy hiểm sẽ được chỉ định phẫu thuật
Trường hợp nguy hiểm sẽ được chỉ định phẫu thuật

Bệnh viêm họng nên ăn gì? Kiêng gì?

Khi mắc bệnh viêm đau họng nên ăn gì và kiêng gì loại thực phẩm nào là vấn đề được nhiều người quan tâm,

Viêm họng nên ăn gì?

  • Mật ong: Mật ong từ lâu đã là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác được sử dụng khi cơ thể gặp các vấn đề viêm nhiễm do virus cảm cúm, vi khuẩn, sát trùng vết thương, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Sữa chua: Đây là một loại thực phẩm giàu protein, carbohydrate, các chất béo có lợi có sức khỏe, không chỉ vậy, sữa chua còn chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ thống miễn dịch, giúp đào thải các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể.
  • Củ cải trắng: Người bệnh nên ăn củ cải trắng để làm giảm triệu chứng của bệnh do trong củ cải trắng chứa nhiều chất xơ, vitamin, các khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Trứng gà: Đây là thực phẩm mà từ lâu đã được ông bà ra tin dùng cho người ốm vì trong trứng gà chứa nguồn khoáng chất dồi dào như kẽm, sắt, các vitamin D, vitamin B12 chống lại sự nhiễm trùng của bệnh.

Viêm họng nên kiêng ăn gì?

  • Đồ ăn cay nóng: Các đồ ăn cay nóng chứa gia vị như tiêu, ớt,... có thể khiến bệnh thêm trầm trọng vì chúng gây kích ứng cổ họng đang sưng rát và làm cơn ho thêm dữ dội.
  • Đồ ăn lạnh: Việc thường xuyên dùng đồ ăn lạnh trong sẽ làm suy giảm sức đề kháng ở vùng niêm mạc họng bị tổn thương, từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Đồ ăn có kết cấu thô và cứng: Những loại thực phẩm như bánh mì nướng giòn, khoai tây snack,..có thể khiến cổ họng người bệnh đau rát mỗi khi nuốt. Vì vậy, các đồ ăn mềm, lỏng là lựa chọn tối ưu nhất cho người bệnh.

Bị viêm họng không uống nước đá lạnh
Bị viêm họng không uống nước đá lạnh

THAM KHẢO: Giải pháp điều trị viêm họng bằng liệu trình bài thuốc của Quân Dân 102

Quân dân 102 là đơn vị tiên phong điều trị viêm họng bằng phương pháp Đông Y có biện chứng mang lại kết quả an toàn, khoa học và bền vững nhất hiện nay. Đơn vị hiện đang ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp đồng thời Đông - Tây y nhằm điều trị viêm họng hiệu quả cao.

Cụ thể:

  • Trong quá trình thăm khám và chẩn đoán: Các bác sĩ của Quân dân 102 sẽ thực hiện phương pháp tứ chẩn (Văn - Vọng - Vấn - Thiết) kết hợp với các biện pháp chẩn đoán từ y học hiện đại như xét nghiệm máu, nội soi họng, xét nghiệm dịch họng... Từ đó, các bác sĩ có chẩn đoán vừa tổng thể vừa trực quan về tình trạng họng của người bệnh.  

Quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh tại Quân Dân 102
Quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh tại Quân Dân 102

  • Trong điều trị: Người bệnh sẽ được kê đơn điều trị bằng bài thuốc thảo dược với sự kết hợp của 32 vị nam dược đặc trị viêm họng.

Thảo dược trị viêm họng của Quân Dân 102
Thảo dược trị viêm họng của Quân Dân 102

Các thảo dược có trong bài thuốc gồm: Đẳng sâm, trần bì, sinh khương, phật thủ, kim ngân hoa, bạch cương tàm, tang ký sinh,… Bài thuốc giúp cải thiện các triệu chứng sưng đau, ho rát, khàn tiếng, nâng cao sức khỏe tổng thể và kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh tại Quân Dân 102, bạn có thể liên hệ qua:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Cách phòng ngừa viêm họng

Để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, bạn có thể phòng ngừa viêm họng bằng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt các virus, vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong nhà, đồng thời giúp không gian nhà bạn trở nên sạch sẽ, thoáng mát hơn.
  • Tránh dùng điều hòa ở nhiệt độ quá thấp, nhiệt độ lý tưởng của điều hòa chỉ nên ở 24 – 27 độ C, cùng với đó bạn nên mở cửa phòng khi không sử dụng điều hòa nữa để không khí được lưu thông.
  • Thường xuyên súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối để phòng ngừa viêm họng.
  • Che chắn kĩ lưỡng khi ra đường, đeo khẩu trang để hạn chế bụi bẩn, ô nhiễm xâm nhập vào đường hô hấp.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng, không dùng chung chén, đĩa, khăn mặt… với người bệnh.

Bài viết đề cập đến những vấn đề xung quanh bệnh viêm họng, hi vọng bạn đọc đã có thêm thông tin và kiến thức đúng đắn về bệnh viêm họng cũng như biết cách phòng tránh hiệu quả để luôn có một cơ thể thật khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.