Dị Ứng Da Mặt Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Bệnh Thế Nào?

Cập nhật: 28/03/2024

Dị ứng da mặt là tình trạng vùng mặt xuất hiện các nốt mẩn đỏ khó chịu do sự tác động của một yếu tố nào đó. Tuy có thể gây dị ứng với nhiều cấp độ khác nhau nhưng hiện tượng này luôn để lại cho da mặt những tổn thương nhất định. Do vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng tránh tình trạng da liễu này là rất cần thiết.

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là cụm từ dùng để chỉ hiện tượng da mặt bị mẩn đỏ, sẩn phù, nổi mề đay do tiếp xúc với các dị nguyên (từ cả bên ngoài và bên trong). Các chuyên gia da liễu cho biết, tình trạng dị ứng da mặt mẩn đỏ ngứa có thể xuất hiện với nhiều dạng tổn thương khác nhau, mức độ, phạm vi chịu ảnh hưởng vì thế mà cũng rất khác biệt.

di-ung-da-mat-la-gi
Tìm hiểu về tình trạng dị ứng da mặt

Đa số các trường hợp gặp phải tình trạng da liễu này tổn thương thường chỉ xuất hiện ở vùng má, cằm, trán, mũi,… Riêng những đối tượng có làn da nhạy cảm, vết thương có thể lan sang cả vùng đầu, tai, và cổ.

Nhiều báo cáo y tế đã chỉ ra rằng, mức độ dị ứng da mặt đến đâu còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, nguyên nhân gây dị ứng và một số yếu tố khách quan khác. Vì vậy, để điều trị tận gốc, tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại cơ sở chuyên khoa, không tự ý chữa trị tại nhà khi chưa rõ nguồn gây bệnh.

Nguyên nhân gây dị ứng da mặt

Các chuyên gia da liễu cho biết, nguyên nhân dị ứng da mặt tương đối đa dạng, liên quan đến cả yếu tố bên ngoài và bên trong. Trong đó, các căn nguyên gây bệnh phổ biến nhất là:

  • Bị dị ứng mỹ phẩm: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng dị ứng trên da. Khi người bệnh sử dụng loại mỹ phẩm chứa thành phần gây dị ứng, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng rất dễ gây ra tình trạng dị ứng. Thậm chí, mụn có thể nổi nhiều và lỗ chân lông bị bít tắc khi bị dị ứng mỹ phẩm.
  • Vệ sinh da mặt không sạch sẽ: Thói quen xấu này dễ khiến bụi bẩn tích tụ dưới da, tạo điều kiện cho bã nhờn, tế bào chết tích tụ lại. Khi lớp màng tự nhiên của da mất đi dễ gây ra tình trạng dị ứng da mặt mẩn đỏ.
  • Không khí ô nhiễm: Môi trường nhiều khói bụi dễ khiến làn da thương tổn, nhanh lão hóa, có thể bị dị ứng ngay khi tiếp xúc với những dị nguyên nhỏ.
  • Dị ứng thời tiết: Khi thời tiết đột ngột nóng hoặc lạnh, làn da của những người dễ nhạy cảm có thể bị nổi mẩn, mề đay sần phù,… Kèm theo đó là triệu chứng ho, sổ mũi, ngứa rát họng.
  • Dị ứng thực phẩm: Chủ yếu là các loại thức ăn chứa protein, chúng dễ khiến hệ miễn dịch “hiểu lầm” và phát đi các tín hiệu sai lệch trong giải phóng histamin.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, dị ứng da mặt còn có thể do những rối loạn nội tiết, làn da quá nhạy cảm,…

Các dấu hiệu dị ứng da mặt

Các dấu hiệu dị ứng da mặt có thể xuất hiện ngay trong vài phút hoặc 1-2 giờ khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên. Những biểu hiện cơ bản cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng này bao gồm:

  • Bề mặt da mẩn đỏ, chạm vào thấy nóng rát và luôn cảm thấy ngứa ngáy.
  • Da xuất hiện nhiều nốt mụn màu đỏ, thường khu trú quanh má, trán và cằm.
  • Cảm giác sần ngứa, nổi cộm xuất hiện ở một hoặc một số khu vực trên da.
  • Làn da bị châm chích khó chịu. Thậm chí một số trường hợp còn bị sưng đau nhẹ trên bề mặt da.
  • Một số bệnh nhân còn bị dị ứng kèm theo các triệu chứng như da khô, sần sùi, có hiện tượng bong tróc.

Đây là những triệu chứng cơ bản của dị ứng da mặt. Nếu đang gặp một hoặc một số biểu hiện như trên, người bệnh cần liên hệ với những người có kiến thức chuyên môn để nhanh chóng đẩy lùi tổn thương, trả lại vẻ tự nhiên cho làn da.

Bị dị ứng da mặt có nguy hiểm không? Tự khỏi được không?

Tuy dị ứng da mặt là tình trạng phổ biến nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Bởi nếu các triệu chứng của bệnh không được khắc phục sớm sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương da mặt nặng nề, các vết thương của bệnh bị bội nhiễm dẫn đến phù nề, đau nhức dữ dội.
  • Da mặt xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ, dễ gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti và ngại giao tiếp xã hội.
  • Phá hủy cấu trúc da và làm gia tăng nguy cơ ung thư da. Lúc này, khả năng chống đỡ những tác động xấu từ môi trường của làn da là rất kém.

Với những bệnh nhân bị dị ứng nhẹ các nốt sần đỏ của bệnh có thể tự hết sau khoảng 2-3 ngày. Tuy nhiên, ở những trường hợp bệnh nặng còn có thể gây viêm, để lại những tổn thương trầm trọng, khi đó người bệnh phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Thậm chí, nếu điều trị sai cách bệnh còn có thể kéo dài tới vài tháng, quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc.

Mặt khác, dị ứng da mặt bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh, không phải bệnh nhân nào cũng giống nhau.

Dị ứng da mặt phải làm sao? Biện pháp điều trị

Việc lựa chọn phương pháp điều trị dị ứng da mặt nào phù hợp còn tùy thuộc vào mức độ dị ứng cũng như nguyên nhân gây dị ứng.

Đối với những trường hợp chỉ bị dị ứng nhẹ, biện pháp điều trị sẽ chủ yếu tập trung vào việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Còn đối với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện những liệu trình phức tạp hơn để nhanh chóng khôi phục làn da đang tổn thương.

Trị dị ứng da mặt với mẹo dân gian

Đối với các trường hợp bị dị ứng da mặt thể nhẹ, các bài thuốc dân gian được xem là giải pháp hữu hiệu. Điểm đặc biệt là các mẹo dân gian luôn sử dụng những công thức đơn giản, nguyên liệu tự nhiên, giá rẻ ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.

  • Lá lô hội: Đây được xem là “thần dược” đối với làn da khi vừa giúp dưỡng ẩm, làm dịu cảm giác kích ứng trên da. Người bệnh có thể tách lấy gel nha đam rồi thoa trực tiếp lên các vùng da tổn thương, nên kết hợp massage nhẹ nhàng để nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng bệnh.
  • Quả mướp đắng: Từ lâu dân gian đã sử dụng loại quả này để cải thiện nhiều vấn đề về da liễu, trong đó có dị ứng. Người bệnh có thể dùng mướp đắng xay nhuyễn đã để trong tủ lạnh 30 phút bôi đều lên da mặt, chờ đến khi đá tan hết thì rửa sạch. Kiên trì thực hiện tình trạng mẩn đỏ của làn da sẽ nhanh chóng được loại bỏ chỉ sau 2-3 ngày.
  • Lòng trắng trứng gà: Chỉ cần trộn 1 lòng trắng trứng gà với 1 thìa nhỏ bột trà xanh, sau đó trộn đều và đắp lên mặt. Với công thức này, làn da sẽ dần hồi phục, đồng thời cải thiện đáng kể độ trắng sáng.

Chữa dị ứng da mặt với thuốc Tây

Các loại thuốc Tây y được chỉ định trong trường hợp dị ứng kéo dài 3 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc dưới đây:

  • Các loại kem bôi chứa Corticoid: Đây là loại thuốc bôi ngoài chỉ được dùng cho trường hợp dị ứng nắng. Tác dụng chính của thuốc là tiêu viêm, chống dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại tổn tại nguy cơ bào mòn da, nên không được khuyến khích sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này thường được dùng kết hợp với thuốc bôi ngăn chặn dị ứng. Cơ chế chung của loại thuốc này là nhanh chóng loại bỏ các histamin, từ đó giảm triệu chứng của bệnh.
  • Nhóm thuốc ức chế Calcineurin: Cơ chế hoạt động của những loại thuốc này là tác động vào tế bào Lympho T, từ đó ức chế hoạt động giải phóng kháng nguyên của cơ thể. Nhờ vậy mà tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy trên da mặt cũng được cải thiện đáng kể.
  • Thuốc mỡ: Được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng kèm trứng cá. Tác dụng chính của loại thuốc này là giảm viêm, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn P.acnes.

Tuy nhiên, những loại thuốc trên chỉ là gợi ý. Người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa học người có kiến thức chuyên môn để được tư vấn, tránh gây hại cho sức khỏe và làm bệnh nặng hơn.

Điều trị bệnh hiệu quả với các bài thuốc Đông y

Các biện pháp chữa dị ứng da mặt của Đông y được đánh giá là an toàn, hiệu quả, vừa giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, vừa giúp ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Cũng chính vì vậy mà cho đến nay, ngày càng có nhiều người lựa chọn liệu pháp chữa bệnh bằng Đông y thay vì những phương pháp thông dụng.

Nếu không may bị dị ứng da mặt, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc quý từ y học cổ truyền như dưới đây:

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 12g mỗi vị khổ sâm, tri mẫu, thạch cao cùng 8g mỗi vị phòng phong, sinh địa, thuyền thoái, mộc thông. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10g pha cùng nước ấm và uống hết. Nên dùng mỗi ngày 2 lần như vậy, chia thành 2 bữa sáng và tối để bài thuốc phát huy tối đa hiệu quả.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 14g mỗi loại hoàng bá, sinh địa, bạch tiễn bì; 10g mỗi loại xa tiền tử, bạc hà, thương truật cùng 6g ngưu bàng tử. Sau đó đem hết các nguyên liệu sắc cùng 1l nước, lấy 300ml. Phần nước thuốc thu được chắt hết ra bát và dùng trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang như vậy, sau vài ngày tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
  • Bài thuốc số 3: Dùng 14g mỗi vị mộc thông, cam thảo, trạch tả cùng 10g mỗi vị thuyền thoái, hoàng cầm. Mỗi ngày người bệnh dùng 1 thang như vậy sắc cùng 350ml nước, lấy 200ml. Lượng nước thuốc đã sắc chia thành 3 phần uống vào các bữa sáng, trưa, tối. Kiên trì sử dụng bài thuốc sẽ cho hiệu quả trị dị ứng da mặt tích cực.

Với những bài thuốc của y học cổ truyền, người bệnh cần kiên trì sử dụng, tránh bỏ dở giữa chừng. Vì điều này không những gây lãng phí thời gian điều trị mà còn có thể khiến bệnh thêm trầm trọng, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

[pr_middle_post]

Bị dị ứng da mặt nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, với tình trạng dị ứng da mặt cũng không là ngoại lệ. Bởi vậy, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm phù hợp, đồng thời loại bỏ những món ăn có hại ra khỏi thực đơn.

Bị dị ứng da mặt nên ăn gì?

Những bệnh nhân bị dị ứng da mặt nên tăng cường bổ các thực phẩm giúp cấp nước, làm dịu tình trạng kích ứng. Và đặc biệt là không chứa những chất kích thích quá trình sản sinh histamin của cơ thể. Cụ thể như dưới đây:

  • Các loại rau xanh: Bệnh nhân nên bổ sung các loại vitamin từ rau củ để kích thích cơ thể sản sinh tế bào da mới. Khi làn da khỏe mạnh thì tình trạng dị ứng cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, nhóm thực phẩm này cũng đem lại nhiều lợi ích đối với làn da của người bị dị ứng. Bệnh nhân có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thông qua những thực phẩm như: Gạo lứt, yến mạch, hạt kê,…
  • Sữa chua: Đây không chỉ là thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả. Nhờ vậy mà tình trạng sẩn phù, nổi mẩn đỏ do dị ứng trên da mặt nhanh chóng được loại bỏ. Bệnh nhân có thể ăn sữa chua không đường hoặc dùng thực phẩm này đắp trực tiếp lên da mặt.
di-ung-da-mat-an-gi-kieng-gi
Rau xanh rất tốt cho các bệnh nhân

Bệnh nhân bị dị ứng da mặt nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng cần “xóa sổ” các món ăn có thể gây kích ứng trên da. Cụ thể như sau:

  • Sữa bò, hải sản: Hai thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch phát đi những tín hiệu sai lệch, tăng cường sản sinh histamin làm người bệnh càng thêm ngứa ngáy.
  • Thực phẩm nhiều đường: Những loại bánh kẹo có nhiều đường có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu, từ đó khiến mức độ dị ứng gia tăng. Đặc biệt nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ thì cần phải tránh xa.

Biện pháp phòng tránh dị ứng da mặt hiệu quả

Dị ứng da mặt là tình trạng không ai mong muốn. Do vậy, việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh khởi phát là vô cùng cần thiết. Để không bị tình trạng da liễu này “làm phiền” mỗi người nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Khi da bị ngứa ngáy, tuyệt đối không gãi, chà xát mạnh.
  • Không sử dụng các loại mỹ phẩm trôi nổi, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng vì chúng có thể gây dị ứng, thậm chí khiến da mặt bị nhiễm trùng.
  • Nếu có tiền sử bị dị ứng thời tiết, tuyệt đối không ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò, trứng,… cùng nhiều món ăn cay nóng khác để ngăn không cho bệnh bùng phát.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là khi phải di chuyển trong môi trường ô nhiễm nhiều độc hại.
  • Thường xuyên vệ sinh chăn gối để loại bỏ các nguy cơ gây dị ứng da mặt.
  • Sinh hoạt điều độ, hạn chế sức khuya để bảo vệ sức khỏe và không làm suy giảm sức đề kháng của làn da.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH trung bình, tránh dùng những sản phẩm có chứa thành phần không an toàn.

Dị ứng da mặt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong mọi thời điểm. Do vậy, để không gặp phải tình trạng này, mỗi người nên chủ động thay đổi lối sống sinh hoạt. Đồng thời, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường cần thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để kịp thời được chữa trị, tránh để bệnh diễn biến nặng.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC