Đau Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

Cập nhật: 28/03/2024

Một bệnh lý đặc biệt phổ biến hiện nay, khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, chán ăn, ăn không ngon miệng – bệnh đau dạ dày. Không phải là một bệnh lý lạ, tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được những thông tin chính xác về triệu chứng và nguyên nhân gây đau dạ dày.

Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là bệnh lý phổ biến hầu như ai cũng đã từng nghe qua. Đây là một vấn đề của hệ tiêu hóa, chủ yếu là do tình trạng tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày gây nên. Dân số Việt Nam mắc bệnh đau dạ dày tương đối lớn, ước tính có khoảng 7% dân số mắc căn bệnh này.

dau-da-day-la-benh-ly
Tìm hiểu về bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày được chia làm 4 cấp độ:

  • Đau dạ dày nói chung
  • Viêm dạ dày mạn tính
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Ung thư dạ dày

Đau dạ dày có thể tiến triển lên các cấp độ nguy hiểm hơn và có nguy cơ ung thư vô cùng nguy hiểm. Chưa kể, có đến gần 70% dân số nước ta được cho là có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung. Do vậy đây là một căn bệnh không thể chủ quan.

Thông thường những triệu chứng bệnh đau dạ dày ban đầu là tình trạng khó chịu như đầy hơi, ợ chua,… Sau đó, những cơn đau âm ỉ kéo dài sẽ dần xuất hiện ở vùng xung quanh rốn. Đau nặng có thể lan rộng ra, di chuyển xuống vùng bụng bên phải.

Nguyên nhân đau dạ dày

Để nhận định được phương hướng phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất, các bác sĩ sẽ cần căn cứ vào các nguyên nhân chính gây bệnh. Những nguyên nhân này được xác định bao gồm:

Nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (HP)

Vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở hầu hết các trường hợp bệnh. Vi khuẩn này lây lan rất dễ thông qua đường tiêu hóa, có thể lây qua đường miệng do chúng có mặt trong nước bọt người bệnh. Vi khuẩn này một khi xâm nhập được vào dạ dày sẽ phá hủy triệt để các lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, gây viêm loét thành niêm mạc.

Có thể sử dụng kháng sinh để ngăn cản và loại bỏ vi khuẩn HP. Tuy nhiên, với tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi như hiện nay, các vi khuẩn HP kháng kháng sinh ngày càng tăng lên. Điều này gây ra những cản trở rất lớn đối với việc điều trị bệnh lý đau dạ dày.

Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Hơn hết, mọi hoạt động của dạ dày đều liên quan đến chế độ ăn uống. Do vậy đây cũng là yếu tố chiếm phần lớn nguyên nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Thói quen thiếu khoa học này đến từ việc: Ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, thường xuyên bỏ bữa, ăn khuya; ăn quá no hoặc để bụng quá đói rồi mới ăn; ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chua; ăn uống không tập trung, gián đoạn do xem phim, chơi game; ăn các loại thực phẩm không sạch sẽ, chứa chất bảo quản, thực phẩm quá hạn;…

Tâm lý căng thẳng, stress

Nhiều người không nghĩ đây là một nguyên nhân gây nên bệnh lý đau dạ dày. Tuy nhiên, thực tế đây lại là lý do khiến nhiều người mắc bệnh đau dạ dày không lường trước được. Khi cơ thể ở trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, các axit trong dạ dày sẽ càng tiết ra nhiều hơn, điều này khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng ít nhiều. Nếu tình trạng xảy ra kéo dài, viêm loét là điều không thể tránh khỏi.

Sinh hoạt không lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt như thức khuya, bỏ bữa, sử dụng chất kích thích,… đều có thể khiến dạ dày bị ảnh hưởng rất lớn.

Ảnh hưởng của một số loại thuốc Tây y

Rất nhiều loại thuốc Tây y hiện nay được xác định là có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và viêm loét dạ dày. Bởi lẽ trong các loại thuốc này có chứa những hoạt chất không tốt cho niêm mạc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị bệnh là không thể tránh khỏi. Chính vì thế, hiện tại các loại thuốc Đông y khá được ưa chuộng vì không khiến cơn đau ở niêm mạc dạ dày bùng phát.

Ngoài ra, bệnh đau dạ dày cũng có thể là hậu quả của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, sỏi mật, xạ trị ung thư,…

Đối tượng bệnh lý

Theo các chuyên gia y tế, ai cũng có thể bị mắc bệnh đau dạ dày nhưng đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn gồm:

  • Những người thường uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá và uống cà phê khi đói
  • Thường ăn những thức ăn cay nóng, quá chua, thức ăn bị nhiễm độc
  • Những người hay dùng thuốc giảm đau kháng viêm
  • Những người hay cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bị stress…

Triệu chứng đau dạ dày

Đau dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều chứng bệnh rối loạn tiêu hóa khác. Bởi lẽ bệnh có nhiều giai đoạn, mỗi cấp độ bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất nhận định có thể bạn đã mắc chứng đau dạ dày.

Đau ở vùng thượng vị

Thượng vị là vùng bụng nằm ngay ở phía trên rốn, dưới xương ức sườn. Đây là vị trí của nhiều cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Do vậy những cơn đau ở đây ban đầu rất khó để xác định nguyên nhân chính xác.

Đối với đau vùng thượng vị do đau dạ dày có biểu hiện đau âm ỉ, thỉnh thoảng cơn đau lạ trở nên dữ dội, kèm theo nóng ran vùng bụng. Cơn đau xuất hiện bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi ăn no.

Nóng rát vùng thượng vị

Bên cạnh những cơn đau dai dẳng, vùng thượng vị của bệnh nhân dạ dày còn thường xuyên có dấu hiệu nóng rát, cồn cào. Đây là một triệu chứng đau dạ dày nhẹ, rất dễ thấy của cơ thể, vì vậy nếu nghi ngờ bản thân bị đau dạ dày, bạn đọc có thể để ý kỹ hơn đến điều này.

Ợ chua, ợ hơi

Chứng ợ hơi, ợ chua xảy ra do thức ăn không tiêu hóa hết và bị lên men trong dạ dày. Đây là một trong những biểu hiện đau dạ dày dễ dàng nhận biết nhất. Ợ hơi, ợ chua còn xảy ra khi hiện tượng dịch dạ dày tăng nhanh, khiến môi trường pH bị thay đổi, mất cân bằng.

Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa

Đau dạ dày khiến cơ thể người bệnh phải đối mặt với rất nhiều vấn đề oái ăm. Điển hình là triệu chứng nôn và buồn nôn xảy ra ngay cả khi quá đói hoặc quá no. Một khi áp lực của thức ăn tác động lên dạ dày đều có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và thường xuyên cảm giác nôn nao khó chịu, buồn nôn.

Đầy hơi, chướng bụng

Triệu chứng đầy hơi, khó tiêu chướng bụng xuất hiện ở ngay những giai đoạn đầu tiên của bệnh. Mức độ ban đầu thường là chướng bụng, sau đó kèm theo ợ hơi liên tục. Tuy nhiên, đầy hơi chướng bụng cũng là triệu chứng của nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác nên người bệnh cũng cần quan sát theo dõi nhiều hơn.

Chán ăn, cơ thể suy nhược

Không chỉ đối với bệnh dạ dày mà với hầu hết các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa đều khiến người bệnh giảm cảm giác thèm ăn. Các vấn đề của dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến thức ăn tồn đọng, ảnh hưởng đến quá trình dung nạp tiếp theo.

Ăn uống không ổn định khiến cân nặng sụt đi nhanh chóng. Người bệnh cũng dễ bị suy nhược, mệt mỏi kéo dài.

Rối loạn tiêu hóa

Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hóa, khi dạ dày gặp vấn đề, toàn bộ hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Những biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa điển hình là bí đại tiện, tiêu chảy, táo bón,… Rối loạn tiêu hóa và chứng chán ăn thường song song với nhau, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, mất sức trầm trọng.

Đại tiện phân đen hoặc đại tiện ra máu

Đây là biểu hiện của đau dạ dày đa số bệnh nhân đều gặp phải hiện tượng này. Những biểu hiện này cho thấy bệnh đã chuyển sang cấp độ nặng hơn. Những trường hợp đại tiên phân lỏng hoặc nôn ra máu có thể là những dấu hiệu bệnh đau dạ dày nguy hiểm hơn vì lúc này dạ dày có thể đã bị xuất huyết.

Hầu hết bệnh nhân ban đầu đều khá chủ quan vì những triệu chứng không mấy nghiêm trọng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến bệnh lý trở nên nặng và khó điều trị hơn.

Biến chứng

Thực tế, đau dạ dày không quá nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, những cơn đau ở bụng khiến suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh đáng kể. Điển hình là những biến chứng sau đây:

  • Viêm loét tá tràng: Một khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các vi khuẩn sẽ ngày càng có cơ hội lan ra và tấn công các bộ phận xung quanh. Tá tràng sẽ là mục tiêu đầu tiên của các vi khuẩn này.
  • Hẹp môn vị: Đây là một biến chứng khá nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày. Khi mắc chứng hẹp môn vị, người bệnh sẽ dễ cảm thấy đau khi nằm, dễ buồn nôn ói mửa,…
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày cũng gây ra những triệu chứng buồn nôn liên tục, ợ hơi, chướng bụng,…
  • Thủng dạ dày: Các vết loét nếu không được cải thiện và tiếp tục tổn thương và ăn sâu khiến biến chứng trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.
  • Xuất huyết dạ dày: Khi bệnh ngày càng trở nặng, viêm loét gây ra hiện tượng chảy máu đi kèm. Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh vì nếu không cấp cứu kịp thời sẽ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư dạ dày: Mặc dù nguy cơ tiến triển thành ung thư chưa đến 10%, tuy nhiên tuyệt nhiên người bệnh không thể chủ quan với bệnh lý này. Ung thư dạ dày nguy hiểm như tất cả các loại ung thư khác, có thể rút ngắn tuổi thọ con người, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

Chẩn đoán bệnh học

Khi phát hiện cơ thể mắc một vài triệu chứng trên đây, tốt nhất người bệnh nên chủ động tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm. Trong trường hợp xác định bệnh sớm có thể rút ngắn thời gian điều trị. Trường hợp không mắc đau dạ dày cũng có thể biết được lý do vì sao cơ thể không được khỏe. Quy trình chẩn đoán đau dạ dày sẽ diễn ra như sau:

Khám triệu chứng lâm sàng: Với mục đích nắm bắt các triệu chứng và mức độ ban đầu của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ra một vài câu hỏi:

  • Cơn đau bắt đầu từ lúc nào, mô tả cụ thể cơn đau ra sao
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt gần đây có thay đổi không
  • Có đang sử dụng các loại thuốc Tây y trị bệnh không

Tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu: Đây là cách chính xác nhất để đo lường nồng độ các vi khuẩn có trong dịch dạ dày. Một số xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

  • Nội soi dạ dày để quan sát các vị trị viêm loét, tổn thương
  • Xét nghiệm phân để phát hiện các vi khuẩn lạ
  • Xét nghiệm máu để xác định có phải do vi khuẩn HP gây nên hay không
  • Chụp X – quang để xác định phạm vi tổn thương
  • Kiểm tra hơi thở cũng là một cách để xác định vi khuẩn HP trong cơ thể.

Sau khi kết thúc chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thông báo kết quả cho bệnh nhân và trao đổi về phương án điều trị cụ thể.

Giải pháp điều trị đau dạ dày phổ biến

Bệnh dạ dày có khá nhiều phương pháp điều trị đau dạ dày khác nhau, phù hợp với từng cấp độ bệnh và cơ địa cũng như mong muốn của bệnh nhân. Sau đây là một vài phương pháp chính.

Thuốc Tây y

Đây là phương pháp phổ biến nhất mà y học hiện đại vẫn đang sử dụng cho các bệnh nhân đau dạ dày. Thuốc Tây y có hiệu quả đối với các tình trạng bệnh từ cấp độ nhẹ đến nặng nhờ những hoạt chất có khả năng loại bỏ, ức chế sự phát triển xâm lấn của các vi khuẩn gây hại.

Ưu điểm: Thuốc có công hiệu nhanh, giảm đau tức thời, nhanh chóng giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Việc sử dụng thuốc rất tiện lợi, có thể mang theo mọi lúc mọi nơi.

Nhược điểm: Thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ nhất định như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, mất vị giác, nhức đầu, viêm họng,…

Một số loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc đau dạ dày chữ P
  • Thuốc đau dạ dày chữ Y
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Tetracycline, Clarithromycin, Metronidazole,…
  • Thuốc kháng Acid: Maalox, Phosphalugel, Varogel, Gastropulgite,…
  • Thuốc kháng Histamin H2: Ranitidin, Cimetidin, Famotidin,…
  • Thuốc ức chế bơm Proton: Nexium, Pantoprazol, Omeprazol,….

Các loại thuốc Tây y cần sử dụng với liều chính xác, nên người bệnh không nên tự mua và sử dụng khi không có đơn thuốc kèm theo.

thuoc-tay-chua-dau-da-day
Thuốc tây y điều trị bệnh đau dạ dày

Bài thuốc chữa theo kinh nghiệm dân gian

Vì là một bệnh lý phổ biến thường gặp nên từ xa xưa đã tồn tại rất nhiều công thức chữa bệnh sử dụng các nguyên liệu dễ tìm trong vườn nhà.

Ưu điểm: Các bài thuốc dân gian lành tính, ai cũng có thể sử dụng. Đặc biệt không tốn nhiều chi phí.

Nhược điểm: Chưa được nghiên cứu chứng nhận về hiệu quả nên các bài thuốc này chỉ được truyền miệng sử dụng. Hơn nữa, những bài thuốc này chỉ phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ và phải sử dụng lâu dài để có hiệu quả nhất định.

Một số bài thuốc đơn giản, dễ áp dụng:

  • Lá đu đủ: Với thành phần papain dồi dào, lá đu đủ có thể kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn, hạn chế tình trạng tồn đọng, từ đó cải thiện các triệu chứng đầy hơi, ợ chua. Lá đu đủ có thể cắt thành từng khúc nhỏ, đem sắc với nước lọc để uống thay nước mỗi ngày.
  • Mật ong và bột nghệ: Trong mật ong có các thành phần chống oxy hóa rất tốt, rất có ích trong việc làm lành các vết thương. Còn nghệ vốn được biết đến là một loại dược liệu tốt cho dạ dày nhờ tinh chất curcumin thần thánh. Mật ong hòa với tinh bột nghệ nguyên chất và một cốc nước ấm mỗi buổi sáng có thể cải thiện chứng đau dạ dày rất hiệu quả.
  • Cây nhọ nồi: Là một loại cây rất quen thuộc ở vùng quê Việt Nam, cây nhọ nồi vốn có tính mát, giúp thanh nhiệt, cầm máu, trung hòa acid dạ dày. Nhọ nồi khi sử dụng chỉ cần giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt để uống 2 lần/ ngày.
  • Nước dừa non: Các enzyme kháng khuẩn có trong nước dừa sẽ giúp đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Dừa non có thể đục 1 lỗ trước rồi đem đun sôi trong khoảng 40 phút. Nước dừa dùng uống trước khi ăn 30 phút, mỗi ngày 3 lần.

Mỗi một bài thuốc sẽ có hiệu quả khác nhau trên từng cơ địa khác nhau. Người bệnh không nên quá phụ thuộc và áp đặt khi sử dụng.

Thuốc Đông y chữa đau dạ dày

Tất nhiên không thể kể đến phương pháp điều trị đau dạ dày bằng Đông y bởi đây là phương pháp rất được tin tưởng hiện nay. Bệnh đau dạ dày trong Đông y còn được gọi là chứng Quản vị thống với 4 thể bệnh bao gồm: Vị hư hàn, Uất khí, Huyết ứ, Uất hỏa.

Ưu điểm: Được bài chế từ nhiều dược liệu quý hiếm, công thức gia giảm theo từng ca bệnh nên mang lại hiệu quả điều trị rất tốt; lại an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ.

Nhược điểm: Tất nhiên sẽ không thể mang lại hiệu quả nhanh như thuốc Tây y, việc sắc thuốc uống cũng cầu kỳ hơn rất nhiều.

Điểm qua các bài thuốc Đông y hiệu quả sau đây:

Bài thuốc số 1: Giúp loại bỏ các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn. Thuốc chủ đích giúp bổ tỳ vị, ôn trung kiện tỳ.

  • Chuẩn bị dược liệu: Đại giả thạch, Sơn tra, Ngọa lăng tử, Tô tử, Qua lâu nhân, Cam thảo, Phục linh, Táo đỏ, Đẳng sâm, Bạch truật, Xuyên phát, Sinh khương, Chỉ xác, Đại hoàng, Nhục quế.
  • Thực hiện: Đem sắc các dược liệu với nước trắng, mỗi ngày 1 thang sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.

Bài thuốc số 2: Giúp cải thiện các cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng thượng vị. Thuốc chủ đích sơ can tán nhiệt.

  • Chuẩn bị dược liệu: Hải đế bá, Mạch môn, Trúc nhự, A giao, Mẫu lê, Sa sâm, Miết giáp, Phật phủ, Quy bản, Cam thảo, Sinh địa, Bạch thược.
  • Thực hiện: Đem sắc các dược liệu với nước trắng, mỗi ngày 1 thang sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng.

Bài thuốc số 3: Điều trị hầu hết mọi triệu chứng do đau dạ dày gây nên như đau, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, lạnh bụng,…

  • Chuẩn bị dược liệu: Đinh hương, Bạch truật, Can khương, Quan quế, Ngô thù du, Nhân sâm, Sa nhân, Trần bì, Cam thảo.
  • Thực hiện: Sắc thuốc trong vòng khoảng 45 phút đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thuốc thành 3 phần uống hết trong ngày.

Phòng tránh bệnh đau dạ dày

Bệnh lý đau dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa sớm, nếu người bệnh chủ động thực hiện những biện pháp như sau:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng cách không bỏ bữa sáng, ăn đúng giờ; ăn vừa đủ no, không ăn quá nhiều, không để bụng quá đói; không uống nước trong hoặc ngay sau khi ăn; nhai kỹ thức ăn, lựa chọn thức ăn đã được chế biến chín,…
  • Giảm cân một cách khoa học bằng các bài tập và chế độ ăn giảm tinh bột dầu mỡ. Tuyệt đối không nên nhịn ăn.
  • Thận trọng trong việc dùng thuốc Tây y, không lạm dụng, không dùng quá liều, dùng đúng thời điểm được bác sĩ chỉ định
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Nói không với các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
  • Hạn chế suy nghĩ tiêu cực khiến thần kinh bị căng thẳng. Tập luyện và sử dụng các bài thiền, các cách giảm áp lực công việc và cuộc sống. Giữ cho trạng thái luôn vui vẻ, thoải mái.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC