Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

Cập nhật: 18/03/2024

Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh lý dạ dày ở Việt Nam ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là trào ngược dạ dày. Đây là một chứng bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng có thể có những biến chứng khó lường nhiều người không biết đến.

Định nghĩa trào ngược dạ dày là gì?

“Trào ngược dạ dày là gì” hay “Trào ngược dạ dày thực quản là gì” luôn là thắc mắc của những bệnh nhân đang nghi ngờ cơ thể mắc bệnh liên quan đến dạ dày. Đây là một bệnh lý xảy ra khi axit trong dạ dày tiết ra quá nhiều, dư thừa và trảo lên thực quản.

Thực quản là một ống tiêu hóa chuyển tiếp giữa đường miệng và dạ dày. Đây chính là nguyên nhân chính của các chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua,… Ở người bình thường thi thoảng vẫn sẽ xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày sau khi ăn quá no và sẽ không kèm theo các triệu chứng khác. Khi trào ngược diễn ra thường xuyên hơn, tức đã chuyển biến thành bệnh.

 

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa rất thường gặp
Trào ngược dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa rất thường gặp

Nguyên nhân trào ngược dạ dày

Giữa dạ dày và thực quản là một cơ quan cơ vòng, đây là “van” chốt để các chất bên trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Ở những người có dấu hiệu trào ngược dạ dày tức là cơ vòng thực quản không được đóng kín.

Một vài nguyên nhân tác động đến việc các chất trong dạ dày tràn qua cơ vòng như:

  • Tăng tiết axit dạ dày: Đây có thể coi là nguyên nhân chính gây nên bệnh. Axit dạ dày tăng một cách không kiểm soát khiến cơ vòng thực quản mở ra, lúc này axit sẽ trào lên gây ra cảm giác đau, nóng rất khó chịu. Thông thường, axit dạ dày tăng có thể là do stress, mất ngủ, ăn đồ ăn dầu mỡ, sử dụng chất kích thích,…
  • Dạ dày co bóp tiêu hóa kém: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn của mình, lượng thức ăn sẽ không thể lưu thông xuống ruột một cách dễ dàng. Điều này khiến thức ăn ứ đọng, gây áp lực căng tức lên dạ dày. Khi dạ dày quá căng tức sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng, càng dễ xuất hiện chứng trào ngược.
  • Rối loạn cơ vòng thực quản: Như đã đề cập ở trên cơ vòng thực quản chính là “van” đóng giữa dạ dày và thực quản. Khi cơ vòng bị giãn, đóng nhưng không kín nên chỉ một áp lực nhẹ từ dạ dày đã có thể khiến “van” bị mở. Việc rối loạn cơ vòng cũng do người bệnh thường xuyên sử dụng các chất kích thích, ăn đồ ăn dầu mỡ hoặc do những rối loạn thần kinh khác.
  • Dạ dày yếu: Tương tự như bất kỳ một cơ quan nào khác, dạ dày cũng có thể bị suy yếu do những thói quen xấu, tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, các bệnh lý liên quan đến dạ dày,…
  • Ăn uống không lành mạnh: Những thói quen ăn uống xấu về lâu về dài sẽ khiến dạ dày thực quản suy yếu, cơ vòng thực quản đóng mở thất thường gây nên chứng trào ngược. Những thói quen xấu này có thể là bỏ bữa, để bụng quá đói, ăn quá no, thường xuyên ăn khuya, ăn các loại đồ ăn chua, đồ ăn chiên rán,…
  • Trào ngược do những bệnh lý bẩm sinh: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn rất dễ giải thích, tuy nhiên trẻ em cũng bị chứng bệnh này là do đâu? Khả năng cao là do một vài yếu tố bẩm sinh như cơ vòng thực quản yếu, bệnh lý sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, chấn thương,…
  • Thừa cân, béo phì: Ở những người cân nặng vượt quá mức khuyến cáo, áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản cũng sẽ cao hơn khiến các chất trong dạ dày dễ trào ngược hơn.

Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh, đến từ chế độ sinh hoạt và cả các bệnh lý liên quan của người bệnh. Thông thường, chúng ta sẽ mắc bệnh khi đồng thời có nhiều thói quen xấu, do vậy để xác định được nguyên nhân chính gặp khá nhiều khó khăn.

Đối tượng bệnh lý

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn và không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có vài nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:

  • Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược
  • Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs
Dùng thuốc tây dài ngày dễ dẫn đến trào ngược dạ dày
Dùng thuốc tây dài ngày dễ dẫn đến trào ngược dạ dày
  • Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày
  • Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì
  • Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.

Triệu chứng

Dấu hiệu thường gặp của các bệnh nhân mắc chứng trào ngược axit dạ dày thực quản bao gồm:

Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi

Đây là những biểu hiện dễ thấy và điển hình nhất của chứng bệnh này. Tất cả bệnh nhân đều xuất hiện một hoặc tất cả các chứng ợ từ dạ dày lên thực quản.

Ợ nóng sẽ kèm theo cảm giác nóng rát trong vùng thượng vị, vùng ngực và cổ. Ợ hơi thường xuất hiện khi đang đói và ợ chua sẽ có kèm theo vị chua trong miệng. Người bệnh thường bị ợ lúc vừa ăn no, sau khi uống nước hoặc lúc nằm đi ngủ.

Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa

Triệu chứng này sẽ thường đi kèm sau chứng ợ. Lúc ăn no, nếu bị ợ, nguy cơ nôn mửa sẽ rất cao. Đặc biệt, triệu chứng buồn nôn sẽ cảm thấy rõ rệt hơn nếu người bệnh nằm xuống ngay sau khi ăn, khi đi xe, ốm nghén, uống thuốc,…

Cảm giác buồn nôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chán ăn, mất vị giác, lâu dài sẽ khiến cơ thể suy nhược.

Đau tức ở vùng ngực

Đây là một biểu hiện mà nhiều bệnh nhân sẽ thường nhầm lẫn với các chứng bệnh khác vì nghĩ rằng vùng ngực không liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, khi axit dạ dày trào ngược vào thực quả, các đầu mút dây thần kinh trên niêm mạc thực quản bị đè lên, gây ra cảm giác tức ngực.

Cảm giác nghẹn ở cổ, khó nuốt

Hiện tượng axit dạ dày liên tục trào lên thực quản sẽ gây ra những kích thích nhất định. Những người có tần suất trào ngược dạ dày 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ có thể bị phù thực quản, khiến đường thực quản bị thu hẹp. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc khi ăn uống hay nuốt nước bọt đều cảm thấy khó khăn, vướng víu.

Thường xuyên bị ho, giọng khàn

Đây cũng là một biểu hiện trào ngược dạ dày thường gặp khi các cơ quan vùng họng bị tổn thương do tiếp xúc thường xuyên với axit dịch vị. Không chỉ thực quản mà cả dây thanh quản cũng sẽ bị phù nề, viêm khiến giọng khàn đi rõ rệt. Hiện tượng này xảy ra lâu ngày sẽ khiến dịch viêm tràn xuống thanh phế quản gây ho liên tục.

Liên tục tiết nhiều nước bọt

Tất nhiên cơ chế khoang miệng của chúng ta sẽ luôn tiết nước bọt. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân có hiện tượng trào ngược dạ dày lượng nước bọt tiết ra sẽ nhiều hơn đáng kể.

Hiện tượng này xảy ra là do cơ thể vận động cơ chế tiết nước bọt để trung hòa lại axit dư thừa trào lên. Tuy cân bằng được nồng độ axit nhưng việc tiết nước bọt nhiều sẽ khiến người bệnh liên tục phải nuốt, điều này có thể khiến tình trạng ợ hơi, ợ chua diễn ra trầm trọng hơn.

Đắng trong miệng và cuống họng

Khi axit dạ dày liên tục trào ngược khiến van môn vị cũng liên tục đóng mở. Điều này khiến dịch mật dễ bị tràn ra từ tá tràng vào dạ dày. Dịch mật theo axit trào ngược lên thực quản, khoang miệng gây ra vị đắng trong cuống họng, nước bọt đắng. Thông thường, các bệnh nhân thường gặp phải hiện tượng này khi vừa ngủ dậy.

Các biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh bị cản trở nhiều trong sinh hoạt hàng ngày.

Biến chứng

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản hiện đang ngày càng phổ biến tuy nhiên vẫn có rất nhiều bệnh nhân còn rất chủ quan. Bệnh nếu liên tục kéo dài sẽ khiến thực quản, thanh quản, hầu, họng đều phải chịu những tổn thương ngày càng nghiêm trọng.

Vậy, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nguy hiểm như thế nào:

  • Gây viêm đường hô hấp: Chỉ một lượng nhỏ axit trong dạ dày tràn vào đường hô hấp đều có thể gây viêm. Viêm đường hô hấp có thể kèm theo những triệu chứng như viêm xoang, viêm phế quản, hen suyễn,…
  • Dấu hiệu hẹp thực quản: Khi niêm mạc thực quản bị phù nề do tác động của axit dạ dày sẽ khiến người bệnh liên tục có cảm giác đau tức ngực, buồn nôn, khó nuốt,… Phù nề có thể kèm theo viêm loét niêm mạc gây hẹp thực quản, co rút thực quản. Viêm loét thực quản còn có thể sinh ra nhiễm trùng và làm mòn mô thực quản.
  • Barrett thực quản: Đây là một chứng bệnh rất thường gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày. Barrett thực quản có thể kích thích niêm mạc thực quản, ảnh hưởng đến các tế bào của thực quản, nguy cơ gây ung thư biểu mô.
  • Ung thư thực quản: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Ung thư dễ xảy ra với những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên và sẽ nhanh chóng khiến người bệnh suy yếu.

Có thể thấy, trào ngược dạ dày cũng có những nguy cơ biến chứng khó lường trước, nguy hiểm và khó điều trị. Tuyệt đối không nên chủ quan coi thường bệnh mà hãy chủ động tích cực trong chẩn đoán và điều trị sớm.

Chẩn đoán bệnh học

Đối với bệnh nhân khám chẩn đoán trào ngược dạ dày sẽ được các bác sĩ khám thực thể lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Nội soi dạ dày: Phương pháp này sử dụng ống nội soi và camera đưa trực tiếp vào cổ họng để kiểm tra mức độ tổn thương của thực quản và dạ dày. Quá trình nội soi, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm phát hiện biến chứng.
  • Chụp thực quản với Barit: Thường được sử dụng để xác định vị trí hẹp ống thực quản.
  • Đo pH thực quản: Đây là một trong các tiêu chuẩn để xác minh dòng trào ngược dạ dày do axit gây nên. Thường được sử dụng trong trường hợp có những dấu hiệu như đau tức ngực, ho, hen suyễn và đang nghi ngờ mắc bệnh trí trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đo áp lực thực quản: Mục đích chính là xác định áp lực của cơ vòng thực quản khi thực hiện động tác nuốt.
  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa: Người bệnh sẽ được chỉ định uống một loại dung dịch giúp các bác sĩ nhìn rõ các bộ phận của hệ tiêu hóa dưới phim chụp.

Chẩn đoán sớm là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu có một vài triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên nhanh chóng đi khám tại các cơ sở ý tế. Người bệnh sẽ cần thực hiện nhiều xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, để có chẩn đoán chính xác nhất, hãy lựa chọn một cơ sở y tế có uy tín, có trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng yêu cầu chẩn đoán. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn, bệnh viện trung ương.

Bệnh có điều trị được không

Vậy, liệu rằng trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không? Câu trả lời là CÓ THỂ CHỮA KHỎI. Tuy nhiên bệnh lại rất dễ tái phát nếu người bệnh tiếp tục lặp lại những thói quen xấu. Do đó, nếu muốn đẩy lùi bệnh và phòng ngừa tái phát thì người bệnh nhất định phải tuân thủ theo những hướng dẫn chỉ định của bác sĩ điều trị.

Giải pháp điều trị

Có rất nhiều phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiện nay đang được áp dụng. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào mong muốn của người bệnh và mức độ được chẩn đoán.

Chữa trào ngược dạ dày bằng Tây y

Tây y là phương pháp phổ biến hàng đầu hiện nay nhờ hiệu quả nhanh chóng, dễ dàng sử dụng và dễ dàng căn chỉnh liều lượng theo chỉ định bác định.

Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định kê đơn trong các phác đồ điều trị:

  • Nhóm thuốc tạo màng ngăn dạ dày – thực quản: Có tác dụng ngăn cản các chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Alginate, Dimeticol, thuốc bảo vệ niêm mạc,…
  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tăng độ co bóp, giảm độ giãn của dạ dày. Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Metoclopramid, Sulpirid, Metopimazin,…
  • Thuốc tăng trương lực cơ vòng thực quản: Làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; tăng kích thích hệ tiêu hóa làm việc. Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Metoclopramide, Antacid, Cisapride,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có công dụng ngăn tiết axit dịch vị, giảm axit dư thừa. Một số loại thuốc thuộc nhóm này: Omeprazole, Esomeprazole, Rabeprazole,…

Ưu điểm của thuốc Tây là mang lại hiệu quả nhanh và tức thời, tuy vậy người bệnh lại rất e ngại với những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Các tác dụng phụ xảy ra cũng sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, trong những trường hợp cảm thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể vượt quá mức kiểm soát, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý.

Tây y vẫn có phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng ngoại khoa phẫu thuật đặt van dạ dày ở phần thực quản thấp. Tuy vậy, phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng vì gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng và không thực sự cần thiết.

Điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc

Nhiều bệnh nhân ở giai đoạn bệnh hệ không muốn sử dụng thuốc có thể tham khảo các mẹo dân gian trị trào ngược thực quản như sau:

  • Tinh bột nghệ: Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 cốc tinh bột nghệ pha với mật ong và nước ấm uống ngay trước bữa ăn. Tinh chất cucurmin trong tinh bột nghệ kết hợp với các chất chống oxy hóa trong mật ong nhanh chóng giúp làm liền các tổn thương trong dạ dày.
  • Lá mơ lông: Giúp cải thiện chứng đầy hơi, chướng bụng, đau vùng thượng vị,… Người bệnh có thể sử dụng nước ép lá mơ lông hoặc dùng lá mơ lông chế biến thành các món ăn để vừa thưởng thức, vừa điều trị bệnh.
  • Gừng tươi: Gừng chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp các vết thương trong niêm mạc dạ dày nhanh lành hơn. Ngâm sẵn 1 lọ gừng thái lát với mật ong trong vòng 1 tuần, mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lát để thấy hiệu quả rõ rệt.

Các mẹo dân gian trị trào ngược dạ dày suy cho cùng là những mẹo được truyền miệng từ người này qua người khác, chưa có bất kỳ kiểm chứng khoa học nào về hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà các mẹo vặt này lại được người bệnh tin dùng như vậy.

Phương pháp này nên được dùng ngay từ thời điểm có những biểu hiện bệnh đầu tiên, vừa giảm thiểu vừa phòng ngừa tốt nhất.

Sử dụng thuốc Đông y

Đông y gọi bệnh lý trào ngược dạ dày là chứng khí nghịch. Để điều trị được bệnh cần giáng khí, kiện tỳ. Các bài thuốc Đông y có hiệu quả cao hơn các mẹo dân gian và không gây tác dụng phụ như thuốc Tây y. Tham khảo một số bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Bạch thược, hoa mã đề, rau má, cam thảo đất, trần bì, đương quy, chi tử, đương quy, bạch truật, hoài sơn.
  • Bài thuốc số 2: Gừng tươi, bạch truật, hoàng kỳ, mật gấu, vỏ quýt, tía tô, chỉ xác, đậu ván trắng, cửu tiết xương bồ, sâm đại hành, lá lốt, đương quy.
  • Bài thuốc số 3:  Nhân sâm, di đường, thục tiêu, can khương.

Các bài thuốc đem sắc mỗi ngày 1 tháng dùng hết trong ngày. Với những trường hợp đặc biệt nên trao đổi với bác sĩ để được gia giảm dược liệu. Sử dụng thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày cũng tương tự như các bệnh lý khác, người bệnh phải hết sức kiên trì thực hiện.

Việc sắc thuốc, uống thuốc hàng ngày có thể khiến người bệnh chán nản khi chưa nhìn thấy hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, sau 1 – 2 liệu trình, triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện, sức khỏe tổng thể cũng trở nên tốt hơn rất nhiều.

Phòng tránh bệnh học

Là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa nên phòng ngừa trào ngược dạ dày càng sớm càng cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một vài biện pháp có thể được áp dụng tại nhà như:

  • Chú ý trong chế độ ăn uống, ăn đủ chất, đúng món, đúng giờ. Tuyệt đối tránh xa đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn chua, nước ngọt có gas,… Người bệnh cần lên cho mình một thực đơn cụ thể, chi tiết từng bữa ăn. Nếu cần, có thể nhờ sự chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng
  • Ăn từ tốn, nhai kỹ thức ăn, ăn đồ ăn đã được nấu chín, tránh bỏ bữa, tránh ăn khuya. Chế độ ăn uống cũng quan trọng không kém thực đơn dinh dưỡng. Ăn uống đúng cách để làm giảm những áp lực, tác động mạnh đến hệ tiêu hóa, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
Ăn chậm nhai kỹ để hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru
Ăn chậm nhai kỹ để hoạt động hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru
  • Không vận động mạnh sau khi ăn, không nằm sau khi ăn. Điều này có thể khiến dạ dày bị áp lực mạnh, thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ bắt đầu tác động vào các thành niêm mạc, gây đau bụng dữ dội.
  • Tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng. Stress có thể khiến axit dạ dày tiết ra không kiểm soát, điều này không hề tốt cho các bệnh lý dạ dày. Đó là lý do nhiều người bị đau bụng khí suy nghĩ quá độ.
  • Tránh thức khuya nhiều ngày liên tục, cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý khác liên quan đến dạ dày. Khi phát hiện bệnh, nên chủ động điều trị dứt điểm thay vì dây dưa kéo dài. Điều này sẽ khiến những tổn thương ngày càng nặng nề hơn, khiến bệnh về sau khó chữa hơn.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức khuyến cáo.
  • Tránh xa chất kích thích. Các chất kích thích không hề tốt cho cơ thể và dạ dày, chúng có thể gây nên những cơn đau dữ dội, quằn quại, khiến các tổn thương không thể bình phục.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC