Viêm Phế Quản: Đơn Giản Nhưng Không Thể Chủ Quan Phòng Ngừa

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm phế quản là bệnh ở đường hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thì rất dễ diễn tiến thành mãn tính kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm phế quản là gì, các nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao, hãy cũng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là gì? Phân loại bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới với các biểu hiện viêm lớp niêm mạc cây phế quản. Bệnh được chia ra làm 2 loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng bệnh lành tính, thường diễn ra trong thời gian ngắn, có thể kéo dài vài tuần và có thể tự khỏi mà không để lại di chứng.
  • Viêm phế quản mãn tính: viêm phế quản trở thành thể mạn tính khi người bệnh ho, khạc đờm ít nhất 3 tháng trong một năm và tình trạng này kéo dài trong vòng 2 năm liên tiếp.

Đây là bệnh phổ biến nên nắm được những kiến thức cơ bản sẽ giúp chúng ta chủ động trong các công tác phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh.

Viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp rất phổ biến 
Viêm phế quản là một bệnh lý hô hấp rất phổ biến

Viêm phế quản thường xảy ra ở đối tượng nào?

Đây là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người nghiện hút thuốc lá: nghiện hút thuốc là là yếu tố hàng đầu gây viêm phế quản người lớn.
  • Người hay tiếp xúc với nguồn không khí bị ô nhiễm, khói bụi hoặc người thường xuyên làm việc với các chất gây kích thích đường hô hấp như sợi bông, khói hoá học, bột, dệt may…
  • Người có sức đề kháng yếu, mắc bệnh mãn tính gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Do yếu tố tuổi tác: Trẻ nhỏ và người già cũng là những đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt người già có nguy cơ nhiễm trùng cao vì vậy dễ mắc bệnh hơn.

Ngoài ra bệnh còn hay gặp ở trẻ em do môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Khởi đầu bệnh trẻ bị viêm đường hô hấp trên do virus với các triệu chứng cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi… nếu trẻ không được điều trị sớm và dứt điểm dễ chuyển thành viêm phế quản.

Lắng nghe bí quyết thoát khỏi "kiếp F0" sau 4 ngày dương tính với Covid-19 của nam nhân viên văn phòng >>>CLICK XEM CHI TIẾT<<<

Nguyên nhân gây viêm phế quản điển hình

Tùy vào loại viêm phế quản bạn gặp phải là cấp hay mãn tính mà nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau chẳng hạn như:

Viêm phế quản cấp thường xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng tại đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang, viêm họng.
  • Nhiễm khuẩn (liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu…), nhiễm virus (virus gây cảm lạnh, virus cúm… )
  • Người sau khi mắc các bệnh: cúm, sởi, ho gà.
  • Người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các chất kích thích phổi và phế nang như khói thuốc lá, khói bụi từ các phương tiện giao thông…
  • Người sinh sống hoặc làm việc trong môi trường có không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bên cạnh những nguyên nhân tương tự viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính có thể là hệ lụy của:

  • Yếu tố di truyền như cơ địa dị ứng, bệnh di truyền rối loạn bài tiết nhày.
  • Người có tiền sử mắc bệnh hô hấp hoặc trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Do trào ngược dạ dày thực quản khiến cổ họng dễ bị kích ứng, tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.
  • Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, chất khí độc vô cơ và hữu cơ.
  • Viêm phế quản cấp tái phát liên tục nhưng không được điều trị hoặc người bệnh không đáp ứng thuốc.
Có nhiều nguyên nhân từ môi trường khiến viêm phế quản khởi phát
Có nhiều nguyên nhân từ môi trường khiến viêm phế quản khởi phát

Viêm phế quản có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh nhân ho viêm phế quản có đờm và chất dịch chứa nhiều virus trong đường hô hấp. Nó có thể lây lan một cách dễ dàng từ người này qua người khác nếu không có biện pháp phòng tránh nào, đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người bị hen suyễn.

Thông thường có hai con đường chính lây bệnh viêm phế quản:

  • Lây truyền trực tiếp: Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị đã mắc bệnh hoặc sống trong môi trường có dịch bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Virus thường lây truyền từ người sang người thông qua đường giọt bắn như ho, hắt hơi.
  • Lây truyền gián tiếp: Các vật dụng hàng ngày của người bệnh như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,…có khả năng bị lây nhiễm virus rất cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các virus có khả năng sống sót lên tới vài giờ trên các đồ dùng sinh hoạt hoặc các vật dụng như mặt bàn, laptop, đồ chơi hay quần áo. Nếu vô tình để miệng, mũi hay mắt chạm vào đồ vật có chứa virus của người bệnh thì rất có thể bạn sẽ bị lây nhiễm bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm phế quản

Bệnh nhân thường có các triệu chứng điển hình như:

Ở bệnh nhân viêm phế quản cấp: 

Khởi đầu người bệnh sẽ có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, ho khan, rát bỏng vùng họng. Sau đó viêm lan xuống đường hô hấp dưới, bệnh nhân có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, mệt mỏi, nhức đầu, kém ăn, có cảm giác rát bỏng sau xương ức, ho khan từng cơn,…

Ở bệnh nhân viêm phế quản mạn: 

  • Ho và khạc đờm: Người bệnh ho và khạc đờm nhiều vào buổi sáng, đờm nhầy, dính, trong có màu xanh, vàng, đục như mủ. Những đợt ho khạc đờm kéo dài khoảng 2 – 3 tuần và thường xảy ra vào màu đông, mùa xuân.
  • Khó thở: Trong giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn, bệnh nhân chưa có dấu hiệu khó thở. Tuy nhiên càng về sau mức độ khó thở càng tăng lên, chức năng hô hấp suy giảm trầm trọng.
  • Bệnh nhân có thể sốt 39 – 40 độ C hoặc không sốt, lâu dài có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp.
Ho có đờm là biểu hiện của hầu hết bệnh nhân viêm phế quản
Ho có đờm là biểu hiện của hầu hết bệnh nhân viêm phế quản

Phương án chẩn đoán bệnh nhân viêm phế quản

Chẩn đoán viêm phế quản thông qua xem xét mức độ phát triển các triệu chứng và khám sức khỏe cho người bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để thăm khám, từ đó có thể phát hiện ra các âm thanh bất thường khác ở trong phổi như tiếng ran rít, ran ngáy, ran ẩm ở phổi.

Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để chẩn đoán viêm phế quản bao gồm:

  • Chụp X-quang phổi: Đây là một xét nghiệm chẩn đoán cần thiết để loại trừ các nguyên nhân khác gây triệu chứng ở người bệnh, quan sát phim X – quang thấy rốn phổi đậm, có những đường sẫm chạy từ rốn phổi xuống tới cơ hoành.
  • Đo phế dung: Đo phế dung là một bài kiểm tra đánh giá chức năng phổi, bài kiểm tra này đo lượng không khí mà phổi có thể chứa được và kiểm tra tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Xét nghiệm này còn giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh hen suyễn hoặc một số vấn đề về hô hấp khác.
  • Xét nghiệm đờm: Lấy đờm bệnh nhân và xác định xem có sự xuất hiện của vi khuẩn hoặc có bị nhiễm vi rút trong đờm không.
  • Xét nghiệm công thức máu: Bệnh nhân trong đợt bội nhiễm có số lượng bạch cầu tăng cao, tăng tốc độ máu lắng.
  • Soi phế quản: Xét nghiệm nhằm soi vách phế quản, niêm mạc phế quản, có xung huyết hay viêm nhiễm lan tỏa hay cục bộ ở người bệnh không từ đó xác định tình trạng bệnh.

Điều trị viêm phế quản hiệu quả nhất

Hay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có kế hoạch điều trị bệnh, tránh bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, cuộc sống và kéo theo các hệ lụy khác.

Chữa bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên là những bài thuốc rất hay và dễ thực hiện, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp:

Sử dụng gừng

Gừng được biết đến như một trong những gia vị được sử dụng nhiều nhất trên thế giới tuy nhiên nó còn là một bài thuốc dùng để điều trị viêm phế quản vô cùng hiệu quả.

Trong gừng các hoạt chất có đặc tính chống nấm, chống viêm, kháng khuẩn và có khả năng chống oxy hóa cao. Có thể uống trà gừng, chưng gừng mật ong hay ăn gừng nướng để làm dịu cơn ho và các triệu chứng khác của viêm phế quản.

Trà gừng là một cách làm ấm cơ thể, tiêu đờm rất tốt
Trà gừng là một cách làm ấm cơ thể, tiêu đờm rất tốt

Uống mật ong

Mật ong từ lâu đã là là nguồn cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể bao gồm kali, natri, canxi, magie, các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6. Do đó, mật ong có tác dụng chống vi khuẩn và khử trùng rất tốt.

Người mắc viêm phế quản chỉ cần pha 1 quả chanh với 3 thìa mật ong bằng nước ấm để uống. Sự kết hợp giữa mật ong và chanh sẽ giúp bạn giảm ho tức thì và cũng giảm viêm ở cổ họng.

Dùng nghệ

Theo nghiên cứu, trong nghệ có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng, tăng hoạt động chống oxy hóa và tăng khả năng của hệ miễn dịch. Đối với bệnh lý này, nghệ có tác dụng long đờm, loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.

Đun sôi một thìa bột nghệ với 1 ly sữa để uống hằng ngày sẽ thấy tác dụng nhanh chóng.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp được nhiều người lựa chọn vì có tác dụng nhanh chóng và cắt cơn ho chỉ sau vài lần sử dụng. Đối với viêm phế quản, bệnh nhân thường được bác sĩ kê đơn thuốc có thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc kháng viêm,… cụ thể là:

  • Thuốc kháng sinh: Tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà có thể sử dụng thuốc kháng sinh để phòng tránh các nguy cơ xấu. Các loại thuốc thường được sử dụng là: Augmentin, Ceftriaxone, Benzylpenicillin…
  • Thuốc long đờm: Bệnh nhân sử dụng thuốc long đờm để tạo điều kiện phản xạ ho và tống chất đờm nhầy ra ngoài. Khi các chất tiết đặc, nhầy được đẩy ra ngoài thì sử dụng thuốc làm loãng chất tiết như Terpin Hydrat, Natri Benzoat. Nếu làm loãng đờm khiến thể tích tăng, bệnh nhân thở khó khăn hơn thì nên dùng những chất khử chứa lưu huỳnh như Carbocistein, Acetylcystein.

Có thể dùng kết hợp nhiều thuốc giảm ho với liều lượng phù hợp, không nên dùng liều quá cao nếu không sẽ mất đi phản xạ ho của bệnh nhân.

  • Thuốc ho: Chỉ định cho bệnh nhân ho quá nhiều khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm là corticoid ở dạng hít, xông hoặc uống. Bệnh ở cấp độ nặng có thể dùng đến thuốc dạng tiêm có tác dụng kháng viêm hiệu quả hơn.
  • Thuốc giãn phế quản: Đây là thuốc làm giảm sự tắc nghẽn đường dẫn khí từ đó bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng hơn. Các loại thuốc được sử dụng là thuốc chủ vận beta 2 có tác dụng ngắn (Terbutaline, Salbutamol, Fenoterol…) hoặc thuốc tác dụng dài (Salmeterol, Formoterol).
Đông y và Tây y hiện nay đều có những phương pháp điều trị riêng biệt
Đông y và Tây y hiện nay đều có những phương pháp điều trị riêng biệt

Điều trị bằng thuốc Đông y

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản là do sự mất cân bằng giữa yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài và cơ chế tự bảo vệ của cơ thể khiến lớp nhầy của ống phế quản bị rối loạn, tiết ra quá nhiều, gây hiện tượng tắc nghẽn và nhiễm trùng. Để điều trị viêm phế quản bằng các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính do hàn ẩm: Bạch thược, bán hạ chế, quế chi, ma hoàng, ngũ vị tử, bào khương, cam thảo, tế tân.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản cấp thể phong hàn: Phục linh, hạnh nhân, tiền hồ, tô diệp, cát cánh, quất bì, đường quất, bán hạ chế, cam thảo, sinh khương.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản thể phong nhiệt: Liên kiều, tang diệp, cúc hoa, tiền hồ, hạnh nhân, ngưu bàng tử, cát cánh, lô căn, cam thảo, bạch hà.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản thể khí táo: Hạnh nhân, Tang diệp, Sa sâm, Tiền hồ, Đậu xị, Cát cánh, Bồi mẫu, Cam thảo.

Phòng ngừa viêm phế quản như thế nào?

Chúng ta chỉ cần thay đổi một số thói quen trong lối sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh ở trẻ em và cả người lớn bao gồm:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh hít phải khói thuốc lá, thuốc lào,…Những người có thói quen hút thuốc nên chủ động tránh nơi công cộng để không gây hại cho người khác.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm, các khí độc. Nếu làm việc trong môi trường độc hại cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ.
  • Vệ sinh môi trường sống để hạn chế tối đa bụi bẩn và các tác nhân có hại lưu hành trong không khí.
  • Làm sạch không khí trong nhà, có thể sử dụng điều hòa không khí, máy làm ẩm.
  • Giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ nhiễm lạnh đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa.
  • Tiêm vacxin phòng ngừa cúm định kỳ.
  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng để giảm các yếu tố gây bệnh.
  • Điều trị kịp thời, dứt điểm khi bị viêm họng, viêm VA, viêm amidan,… để tránh các biến chứng xấu.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, uống đủ nước, ăn uống đủ chất từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm phế quản, các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, phòng bệnh. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh viêm phế quản để các bạn có thể bảo vệ sức khỏe thật tốt.

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM

Cập nhật - 12:35 Chiều , 30/05/2023

Chia sẻ

Bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang chi phí bao nhiêu? Bao lâu thì khỏi?

Thanh hầu bổ phế thang chữa viêm họng, viêm amidan, ho bao lâu thì khỏi?...

Thanh Hầu bổ phế thang là bài thuốc nam phục dựng từ tinh hoa 150 năm YHCT triều Nguyễn. Với...
Viêm họng hốc mủ: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị hiệu quả

Viêm Họng Hốc Mủ: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Biện Pháp Điều Trị

Viêm họng hốc mủ là dạng mãn tính, bệnh lý ở cấp độ nặng mà mọi lứa tuổi, mọi đối...
Viêm xoang có thể gây ho kèm các triệu chứng ngứa họng, đau rát và sổ mũi

Viêm Xoang Có Gây Ho Không? Những Lưu Ý Người Bệnh Cần Biết

Viêm xoang có gây ho không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù đây là bệnh...
Áp xe amidan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị

Áp Xe Amidan Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Cách Điều Trị

Áp xe amidan thường xảy ra khi viêm amidan hoặc viêm họng liên cầu biến chứng, gây ra nhiều ảnh...
10 thuốc trị viêm xoang tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng

10 Thuốc Trị Viêm Xoang Tốt Nhất Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc trị viêm xoang hiện nay trên thị trường có nhiều loại khác nhau, đa dạng về thành phần, công...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top