Nổi mề đay

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nổi mề đay là một trong những rối loạn da liễu thường gặp nhất hiện nay. Tình trạng này biểu hiện qua các vết nổi đỏ ngứa rát, gây khó chịu ở nơi nào đó trên cơ thể như chân, tay, mặt, cổ, bụng, lưng... Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những kiến thức và thông tin liên quan tới mề đay do dị ứng.

Định nghĩa

Nổi mề đay (mày đay) là tình trạng da của người bệnh nổi những nốt mề đay, mẩn ngứa xảy ra ở một phần của cơ thể và có xu hướng lan rộng ra các khu vực khác. Đây không phải là một căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu trong cả ngày dài, thậm chí cả khi đi ngủ.

Đây là hiện tượng phù cấp tính hoặc mãn tính liên quan tới phản ứng miễn dịch của cơ thể khi tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. Các nốt mề đay xuất hiện trên cơ thể có thể có kích cỡ từ vài milimet đến vài centimet và có thể tồn tại từ 30 phút cho đến 36 giờ.

Mề đay là tình trạng da liễu phổ biến
Mề đay là tình trạng da liễu phổ biến

Có nhiều loại nổi mề đay khác nhau nhưng nhìn chung mề đay được hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và giải phóng các chất trung gian hoạt động như histamine dưới bề mặt da, các tác nhân gây dị ứng này có thể do côn trùng đốt, bụi phấn hoa, dược phẩm, hay các loại thực phẩm… Cụ thể có các loại mề đay như sau:

Nổi mề đay cấp tính

Nổi mề đay cấp tính là tình trạng mề đay xuất hiện và được cải thiện nhanh chóng trong khoảng 6 tuần. Các nguyên nhân phổ biến thường gặp bao gồm các loại thực phẩm, thuốc, vết côn trùng cắn, nhiễm trùng hoặc do một số bệnh lý khác trong cơ thể.

Các loại thực phẩm như các loại hạt (lạc, mè, óc chó…), chocolate, cà chua, sữa, các loại hải sản, quả mọng, các loại thực phẩm tươi không được nấu tính hoặc các thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia đều có khả năng dẫn đến tình trạng bị ngứa nổi mề đay cấp tính.

Ngoài ra các loại thuốc sau có thể gây mề đay phù mạch như Aspirin, các thuốc chống viêm không Steroid, thuốc điều trị huyết áp cao, một số loại thuốc giảm đau…

Nổi mề đay mạn tính

Khi tình trạng bệnh mề đay kéo dài hơn 6 tuần sẽ được coi là nổi mề đay mạn tính. Nguyên nhân của tình trạng này thường khó xác định hơn nhiều so với nổi mề đay cấp tính thông thường.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay mạn tính này đều không xác định được nguyên nhân cụ thể, hay khoa học còn gọi đây là nổi mề đay mạn tính vô căn. Trong một số ít trường hợp, mề đay có thể liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, viêm gan, các bệnh nhiễm trùng như ung thư…

Nổi mề đay vật lý

Mề đay vật lý xuất hiện khi các các tác nhân vật lý tác động trực tiếp đến bề mặt da. Các nguyên nhân chính có thể kể đến: nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp, đổ nhiều mồ hôi khi tập luyện thể thao, khi phơi nắng hay có áp lực lên da…

Mề đay vật lý thường chỉ xuất hiện ở vùng da bị kích thích và hiếm khi lan sang các vùng da xung quanh. Trong hầu các trường hợp, nốt mề đay sẽ có xu hướng giảm bớt trong vòng 1 giờ.

Nổi mề đay da vẽ nổi

Nổi mề đay da vẽ nổi (hay còn gọi dắt là da vẽ nổi) là triệu chứng vật lý tiêu biểu nhất. Cụ thể, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện ngứa mề đay khi da bị ma sát, vuốt ve, gãi, cọ xát hay chịu tác động của vật nhọn (cành cây, đầu máy bi, bút chì…).

Mề đay da vẽ nổi là một dạng mề đay thường gặp
Mề đay da vẽ nổi là một dạng mề đay thường gặp

Nguyên nhân

Nổi mề đay tuy là bệnh phổ biến trong xã hội nhưng việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh lại rất phức tạp bởi bệnh có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra.

Có những trường hợp bệnh nhân  mề đay do nhiều nguyên nhân cùng một lúc, gây khó khăn cho việc xác định căn nguyên bệnh và tìm phương án điều trị. Dưới đây là một vài những nguyên nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như:

  • Do yếu tố di truyền: Theo các số liệu khoa học cho thấy, có 50 – 60% các trường hợp nổi mề đay là do yếu tố di truyền. Nếu cả hai bố và mẹ bị bệnh mề đay thì con sinh ra sẽ tăng 50% nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ có tiền sử nổi mề đay thì con sẽ có tỉ lệ mắc bệnh là 25%.
  • Dị ứng thức ăn nổi mề đay: Những người có cơ địa mẫn cảm với một số loại thực phẩm như hải sản, phô mai, socola, sữa, lạc… cũng có thể bị nổi mề đay khi ăn hoặc tiếp xúc với những thực phẩm đó.
  • Do phản ứng phụ của thuốc: một vài loại thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn gây tình trạng mề đay ở người bệnh như những thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc cyclin, thuốc vacxin, thuốc chống viêm không steroid, macrolid, chloramphenicol…
  • Do các dị nguyên trong không khí: lông động vật, bụi phấn hoa, sợi len, nấm mốc, khói bụi ô nhiễm… đều có thể trở thành tác nhân gây bệnh.

Lông động vật có thể là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay
Lông động vật có thể là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay

  • Do một vài bệnh lý liên quan: nổi mề đay có thể xuất hiện ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự nhiễm, cryoglobulinemia…
  • Các nguyên khác ít gặp: ở trường hợp này, bệnh sẽ được xếp vào dạng bệnh mề đay vô căn hoặc tự phát.

Hiện tượng nổi mề đay có thể do tác động bên ngoài hoặc bên trong cơ thể nhưng hầu hết đều có một cơ chế chung. Sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ phản ứng và sản sinh ra chất độc khiến các nốt mề đay nổi lên.

Trong trường hợp hệ miễn dịch đang suy yếu, tình trạng nổi mề đay của người bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn so với bình thường.

Đối tượng bệnh lý

Dưới đây là một số đối tượng dễ bị mắc mề đay:

  • Trẻ em thường bị mề đay cấp tính hơn mạn tính do phản ứng dị ứng với thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, côn trùng cắn. Các yếu tố thể chất, chênh lệch áp suất, thời tiết lạnh là nguyên nhân phổ biến. Trẻ em bị mề đay mạn tính thường phù mạch.
  • Phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố, căng thẳng. Đây lại là những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ nổi mề đay. Ngoài ra, mẹ bầu cũng dễ bị mề đay do cảm lạnh, cảm cúm, gan hoạt động quá mức, men gan bị mất cân bằng tạm thời khiến chất thải tích tụ trong máu.
  • Phụ nữ sau sinh: Quá trình vượt cạn và chăm sóc trẻ sơ sinh khiến người mẹ dễ rơi vào suy kiệt sức khỏe. Lúc này, các yêu tố từ môi trường dễ xâm nhập gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có mề đay. Các nguyên nhân khác gây nổi mề đay sau sinh gồm: thiếu ngủ, lo lắng thái quá, chế độ ăn uống thay đổi…

Triệu chứng

Nổi mề đay có những triệu chứng rất dễ phát hiện, bao gồm:

  • Da nổi mẩn đỏ phát ban: Dấu hiệu đặc trưng rất dễ nhận biết của mề đay, lúc này trên da người bệnh nổi lên hàng loạt nốt ban có màu đỏ hoặc trắng.
  • Nốt mề đay có màu trắng hoặc đỏ: Các nốt mề có thể xuất hiện với nhiều kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Nhìn sơ qua thì có thể tưởng tượng mề đay giống như vết muỗi đốt, dài như vết lằn da hoặc chằng chịt như màng nhện.
  • Cảm giác ngứa ngáy: Đây cũng là một dấu hiệu đặc trưng nhất của nổi mề đay. Tại các vùng da xuất hiện mày đay, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy điên cuồng. Cơn ngứa đặc biệt khó chịu vào ban đêm tại các vị trí ngứa phổ biến như vùng cổ, tay, chân, bụng hay lưng.

Nổi mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy
Nổi mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy

  • Hiện tượng da vẽ nổi: Mề đay da vẽ nổi là triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Da vẽ nổi là trên da người bệnh sẽ nổi hằn lên và đặc biệt dễ bị viêm khi gãi, vuốt ve hoặc cọ xát.
  • Nổi mụn nước: Người bệnh có thể phát hiện các mụn nước li ti tại vùng da mề đay. Khi mụn nước vỡ ra sẽ chảy dịch, gây lây lan tới những vùng da xung quanh.
  • Hiện tượng nhiễm trùng: Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy tình trạng bệnh đã ở mức báo động. Khi người bệnh gãi nhiều, vùng da nổi mề đay ngứa bị tổn thương, trầy xước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm thậm chí hoại tử vùng da đó.
  • Khó thở: Khó thở, sốc phản vệ xuất hiện khi vùng khí quản, thanh quản của người bệnh bị thu hẹp, điều này sẽ đe dọa trực tiếp tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Biến chứng

Mề đay khi ở giai đoạn đầu (giai đoạn cấp tính) có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người bệnh đi khám bác sĩ khi tình trạng bệnh đã trở nên vô cùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính dẫn tới những trường hợp này là do người bệnh quá chủ quan, nghĩ đơn giản mề đay là bệnh ngoài da, sau thời gian là khỏi để rồi bệnh tiến triển trở thành mãn tính và kéo theo những biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy nhược cơ thể: Các triệu chứng khó chịu của mề đay ảnh hưởng đến người bệnh hàng ngày khiến họ “mất ăn, mất ngủ”, năng suất làm việc, học tập giảm sút trầm trọng kéo theo tình trạng suy nhược cơ thể do ăn uống không đủ chất, tâm trạng lo lắng.
  • Nhiễm trùng da: Người bệnh gãi ngứa liên tục khiến da bị trầy xước tại vùng bị mề đay, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ đó dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng, lở loét.
  • Phù mao mạch: Đây là tình trạng sưng phù tại mí mắt, môi, trong miệng khi cơ thể phản ứng mãnh liệt với nổi mề đay.

Mề đay có thể biến chứng gây phù mao mạch
Mề đay có thể biến chứng gây phù mao mạch

  • Các bệnh về tuyến giáp: Các bệnh tuyến giáp đa phần xuất hiện ở đối tượng trẻ nhỏ, khi trẻ bị mề đay mãn tính thường dễ gặp phải bệnh tuyến giáp tự miễn và suy tuyến giáp.
  • Sốc phản vệ: Đây là một triệu chứng nghiêm trọng của nổi mề đay, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Khi cơ thể xảy sốc phản vệ, người bệnh sẽ gặp phải một loạt các biểu hiện nguy hiểm như: hẹp khí quản, giảm huyết áp, tụt đường huyết…

Nổi mề đay có thể gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm vì vậy ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh cần được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên môn, không nên chủ quan khiến bệnh lý phát triển thêm.

Hiện nay, nổi mề đay được xem là bệnh ngoài da KHÔNG LÂY NHIỄM. Theo nhiều nghiên cứu, chưa hề có bất kì tài liệu nào nhắc tới sự lây nhiễm của nổi mề đay, đồng thời cũng chưa hề ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm nổi mề đay do lây nhiễm. Do đó, bạn đọc hoàn toàn có thể yên tâm về việc tiếp xúc, chăm sóc những người nổi mề đay.

Chẩn đoán bệnh học

Chẩn đoán mề đay chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua một số biểu hiện lâm sàng nhìn thấy và hỏi về tiền sử bệnh cũng như tiếp xúc với các chất lạ gần đây hay không.

Bác sĩ cũng xem xét khả năng dị ứng liên quan đến các bệnh lý khác như chàm, viêm mạch dị ứng, hen phế quản…

Người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng trước khi làm các xét nghiệm
Người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng trước khi làm các xét nghiệm

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các bước chẩn đoán cận lâm sàng sẽ cho kết quả chính xác hơn:

  • Xét nghiệm máu xác định bạch cầu: Bạch cầu đa múi ưa axit (EOS) giá trị bình thường 0 – 7%, nếu giá trị này tăng cho thấy nhiễm ký sinh trùng, dị ứng.
  • Xét nghiệm bạch cầu đa múi ưa kiềm (BASO) giá trị bình thường 0 – 1,5%, khi giá trị này tăng, một số trường hợp có thể bị dị ứng, mắc bệnh bạch cầu hoặc suy giáp.
  • Xét nghiệm test vẩy da với dị nguyên nghi ngờ (phấn hoa, lông cho mèo, mạt bụi nhà…)

Bệnh có điều trị được không

Trả lời thắc mắc “Nổi mề đay tự khỏi không”, các bác sĩ cho biết, mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, cơ địa khác nhau, nguyên nhân gây bệnh khác nhau và đây chính là những yếu tố quyết định thời gian phát bệnh và thời gian phục hồi bệnh. Thông thường, với những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, ăn uống khoa học, đầy đủ chất, uống nhiều nước, đồng thời thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe,… thì người bệnh có thể không cần uống thuốc, trong khoảng vài ngày, tình trạng mề đay sẽ thuyên giảm.

Mề đay có tự khỏi không?
Mề đay có tự khỏi không?

Tuy nhiên, nếu trường hợp nổi mề đay là do bệnh nhân bị dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông động vật hoặc một số loại hóa chất tẩy rửa,… thì bệnh sẽ rất dễ chuyển thành mạn tính và cần phải điều trị.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều trường hợp chủ quan với tình trạng nổi mề đay trên cơ thể. Họ thường nhầm lẫn bệnh nổi mề đay với những bệnh ngoài da khác, điều trị sai cách hoặc không điều trị dẫn đến bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu không hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và không kiêng cữ cẩn thận thì bệnh sẽ rất dễ tái phát và gây nhiều khó khăn khi điều trị.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang gặp các triệu chứng bệnh MỀ ĐAY MẨN NGỨA

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Giải pháp điều trị

Nhiều trường hợp nổi mề đay chỉ kéo dài trong vài chục phút, vài giờ hay vài ngày. Tuy nhiên, có đến 70 - 90% người bệnh gặp phải tình trạng tái phát mề đay thường xuyên và có xu hướng trở thành bệnh mạn tính.

Do vậy, việc điều trị mề đay sẽ hạn chế được tình trạng tái phát bệnh cùng như phòng các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng:

Sử dụng các loại thuốc Tây y

Mề đay xuất hiện khi cơ thể sản sinh quá nhiều chất trung gian hoạt động là Histamin. Để ngăn chặn tình trạng này, Tây y sẽ sử dụng các loại thuốc kháng Histamin để điều trị các triệu chứng.

Thuốc Tây y sẽ có thế mạnh là ngăn chặn các triệu chứng khó chịu của bệnh vô cùng nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị nổi mề đay:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin H1: Fexofenadine, Chlopheniramin, Desloratadine, Loratadine…
  • Nhóm thuốc Glucocorticoid: Prednisone, Methylprednisolone, Prednisone, Dexamethasone, Betamethasone…
  • Thuốc bôi ngoài da chứa Corticoid: Eumovate, Fluocinolon …

Thuốc tây trị nổi mề đay cần có chỉ định từ bác sĩ
Thuốc tây trị nổi mề đay cần có chỉ định từ bác sĩ

Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây y để chữa nổi mề đay, khả năng bệnh tái phát rất cao và cơ thể sẽ phụ thuộc vào thuốc dẫn tới nhờn thuốc. Chưa kể tới việc bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc Tây y nếu mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, gan thận của người bệnh cũng phải tăng cường hoạt động nhằm đào thải các chất có trong thuốc, lâu dần sẽ dẫn tới suy yếu chức năng gan, thận.

Các bài thuốc Đông y trị chứng mề đay

Nếu thuốc Tây ychủ yếu kiểm soát lượng chất trung gian hoạt động histamin để làm giảm triệu chứng mề đay hoặc dùng thuốc kháng viêm, giảm ngứa thì Đông y chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Theo quan niệm Đông y, mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ được gọi là “Tẩm ma chấn” hay “Phong chấn khối” xảy ra khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Ngoài các tác nhân bên ngoài thì sự suy yếu của tạng phủ, sức đề kháng của người bệnh là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát.

Do vậy, để điều trị mề đay hiệu quả, Đông y kết hợp điều trị từ gốc rễ bên trong với những phép trị liệu tiêu độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tăng cường chức năng gan, ổn định cơ địa. Đồng thời, điều trị triệu chứng bên ngoài phối hợp với phép trị tiêu ban, khu phong, tán hàn, phục hồi và tái tạo da.

Mặc dù điều trị bằng Đông y thời gian trị bệnh có thể lâu hơn nhưng với cơ chế điều trị chặt chẽ, ngăn tái phát hiệu quả, các liệu pháp này vẫn được người bệnh tin dùng.

Kinh nghiệm dân gian chữa mề đay dị ứng

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều biện pháp chữa nổi mề đay, những biện pháp này đều rất dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm. Từ lâu ông bà ta đã sử dụng những biện pháp này làm giảm triệu chứng nổi mề đay:

  • Điều trị mề đay bằng muối: Pha muối với nước để rửa vùng nổi mề đay, sau đó rửa lại với nước.
  • Chữa mề đay bằng sử dụng lá tía tô: Lấy lá tía tô vò nát rồi lọc lấy nước cốt lá để uống, bôi nước lá tía tô đó lên vùng da nổi mề đay hoặc nấu nước lá tía tô để tắm hằng ngày.

Tắm nước lá tía tô giúp làm dịu các tổn thường do mề đay
Tắm nước lá tía tô giúp làm dịu các tổn thường do mề đay

  • Chữa mề đay bằng lá khế sao nóng: Lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch bằng nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Cho lá khế lên chảo nóng, sao cho lá khế vàng và quắt lại. Đổ phần lá khế vừa sao ra khăn sạch, để nguội đến nhiệt độ thích hợp và chườm nóng lên vị trí nổi mẩn. Khi lá khế nguội thì sao lại cho nóng rồi lại đắp đi đắp lại nhiều lần.
  • Rửa da bằng nước lá hẹ và muối: Cho lá hẹ, muối vào nồi nước, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp. Chờ một lúc cho nước nguội bớt rồi dùng nước này để vệ sinh vùng da bị mề đay cùng với đó chà xát phần bã lên da một cách thật nhẹ nhàng. Sau đó rửa sạch với vùng da đó bằng nước ấm.

Nhìn chung có thể thấy các mẹo này đều rất dễ thực hiện, nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng chỉ hiệu quả khi mề đay ở dạng nhẹ. Tùy theo cơ địa của từng người bệnh, có thể xuất hiện phản ứng tiêu cực với các loại lá dùng để chữa nổi mề đay, khi đó không chỉ không chữa được bệnh mà tình trạng ngứa ngáy còn có thể gia tăng

THAM KHẢO: Giải pháp chữa mề đay, mẩn ngứa từ Quân dân 102

Để điều trị mề đay, mẩn ngứa cho hiệu quả toàn diện, không tái phát, đội ngũ chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa 102 (Trực thuộc Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102) đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng phương pháp điều trị hoàn toàn mới mang tên Đông y có biện chứng. Đây là giải pháp điều trị có sự kết hợp của cả 2 nền y học Đông y và Tây y trong cả thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Cụ thể, trong thăm khám và chẩn đoán, ngoài phương pháp TỨ CHẨN (Vọng - Văn - Vấn - Thiết) của y học cổ truyền, các bác sĩ tại Quân dân 102 ứng dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ xét nghiệm máu, xét nghiệm chỉ số gan, thận, soi da, phân tích chỉ số da,... Từ đó bác sĩ sẽ xác định được chính xác tình trạng bệnh, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và đưa ra giải pháp can thiệp tốt nhất.

Quân dân 102 kết cả Đông và Tây y trong thăm khám viêm da dị ứng
Quân dân 102 kết cả Đông và Tây y trong thăm khám mề đay mẩn ngứa

Trong điều trị mề đay mẩn ngứa, Quân dân 102 dùng bài thuốc Đông y làm phương pháp điều trị chính. Bài thuốc Đông y chữa mề đay mẩn ngứa của Quân dân 102 có sự kết tinh nhiều thiên dược quý tốt cho sức khỏe của gan, thận, da và cân bằng chuyển hóa, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong đó có thể kể đến một số vị thuốc nổi bật như: Nhân sâm, Ngũ vị tử, Đan sâm, Hoàng bá, Kim ngân hoa,... Từ đó hoàn thiện nên 4 bài thuốc nhỏ, có tác dụng đa dạng như:

  • Bài thuốc tiêu ban: Phục hồi công năng của tạng phủ, cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên, qua đó làm tăng khả năng "đề kháng" với các dị nguyên gây mề đay mẩn ngứa, hạn chế nguy cơ hình thành dị ứng.
  • Bài thuốc giải độc hoàn: Tăng cường khử độc của gan, thải độc của thận, hỗ trợ quá trình lọc máu giúp đào thải độc tố nhanh chóng ra khỏi cơ thể, làm giảm ngứa và sần phù da
  • Bài thuốc bình can: Tăng cường chức năng gan, “nuôi” máu đến tế bào gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu, loại bỏ những chất độc hại, giảm bớt nguy cơ ứ đọng và tích tụ chất có hại cho cơ thể
  • Kem bôi ngoài da: Tiêu sưng viêm, phù nề da, giảm ngứa nhanh chóng, nuôi dưỡng và tái tạo làn da khỏe mạnh, chống sẹo thâm.

Bài thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa của Quân dân 102 có sự gia giảm, điều chỉnh linh hoạt
Bài thuốc điều trị mề đay mẩn ngứa của Quân dân 102 có sự gia giảm, điều chỉnh linh hoạt

Để tìm hiểu chi tiết về phương pháp Đông y có biện chứng trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa và tiện cho việc thăm khám, bệnh nhân có thể đặt lịch khám trước tại đơn vị theo thông tin dưới đây:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Lưu ý khi điều trị

Mề đay là một căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và bệnh có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và cuộc sống bình thường của người bệnh.

Có nhiều biện pháp làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý:

  • Tránh xa các tác nhân có thể gây kích ứng da như hạt bụi mịn, bụi phấn hoa…
  • Hạn chế gãi, gây trầy xước, tổn thương vùng da bị mề đay.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, làm từ các chất liệu thiên nhiên không gây kích ứng như cotton hoặc lụa.
  • Bổ sung dưỡng chất cho da bằng các kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Người bệnh mề đay cần dưỡng ẩm da thường xuyên
Người bệnh mề đay cần dưỡng ẩm da thường xuyên

  • Với những trường hợp mề đay do thức ăn, cần tránh sử dụng những loại thức ăn đó.
  • Sử dụng kem chống nắng đồng thời có biện pháp bảo vệ da cẩn thận khi da phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Thường xuyên bổ sung các vitamin A, D, E, K và các khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay.
  • Phải có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh những tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ, sưng môi, sưng mí mắt, chóng mặt, ngất xỉu…

Nổi mề đay không phải bệnh quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nắm được những thông tin cơ bản nhất để tránh những tác động ngoài ý muốn và giúp bệnh tiến triển trong thời gian ngắn nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *