Trẻ bị dị ứng thời tiết do đâu: Cách nhận biết và điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Trẻ bị dị ứng thời tiết thường xảy ra ở thời điểm giao mùa, khi có sự thay đổi về hình thái thời tiết. Hiện tượng này gây nổi mề đay, ho, đau họng, sổ mũi, ngứa ngáy. Bệnh lý có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sự phát triển chung của trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan tới nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách can thiệp điều trị bệnh lý này. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ

Trẻ em bị dị ứng thời tiết do đâu là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Thực tế đây là một loại phản ứng ở trẻ đối với các thay đổi của thời tiết, có thể gặp với các bé trong nhiều độ tuổi. Chuyên gia y tế cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ nhỏ bị dị ứng thời tiết.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu. Vì thế, khi bị các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ tác động, cơ thể thường không kịp thích nghi và sinh bệnh.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu hơn người trưởng thành

Do là nhóm đối tượng dễ dàng bị kích ứng nên khi bị dị ứng thời tiết, mức độ tổn thương với trẻ nhỏ thường nặng hơn so với người lớn. Chính vì thế, cha mẹ nên chú ý theo dõi các biểu hiện của con trẻ, phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng da mặt do thời tiết nổi mẩn ngứa và kèm theo nhiều biểu hiện khác. Các yếu tố tác động trực tiếp có thể là không khí, ánh sáng, độ ẩm, vi khuẩn, bụi, phấn hoa,… Cha mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết như sau:

  • Trên da có hiện tượng phát ban, nốt ban xuất hiện ở toàn thân hoặc chỉ một số bộ phận.
  • Biểu hiện châm chích và ngứa ngáy ở trên da khiến bé liên tục gãi.
  • Xuất hiện các vết mẩn đỏ và sần ở trên da, thậm chí có thể chuyển biến thành viêm nếu không được can thiệp sớm.
  • Trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi và có cảm giác đau.
  • Bé thường xuyên bị đau họng, ho kèm theo hắt hơi, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Bé bị đau bụng, đi ngoài, chán ăn, quấy khóc hoặc sốt.
  • Xuất hiện vùng da bị khô, có biểu hiện đóng vảy, bong tróc.
Trẻ bị dị ứng thời tiết thường xuất hiện ban đỏ
Trẻ bị dị ứng thời tiết thường xuất hiện ban đỏ

Da bé bị dị ứng thời tiết thực tế là tình trạng không hiếm gặp, vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ, cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc liên quan tới tình trạng trẻ dị ứng thời tiết

Tình trạng bé bị dị ứng có thể gây ra nhiều khó chịu, phiền toái cho trẻ. Vì thế, trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao, có nguy hiểm không, bao lâu thì khỏi là những thắc mắc phổ biến của các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp xung quanh hiện tượng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở trẻ em.

Tư vấn trẻ bị dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Bé bị viêm da dị ứng thời tiết có nguy hiểm hay không là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Thực tế đây là một bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. bệnh lý có thể gây ra tổn thương với một vài triệu chứng toàn thân tuy nhiên thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, với các trẻ có bệnh lý nền, dị ứng thời tiết có thể làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh nền, trong đó có thể kể tới viêm kết mạc, viêm da cơ địa,. viêm mũi dị ứng,… Ngoài ra, khi trẻ bị dị ứng thời tiết, tình trạng ngứa ngáy khiến bé khó chịu, quấy khóc thường xuyên, bỏ bú.

Biểu hiện viêm mũi dị ứng xuất hiện khi bé bị dị ứng thời tiết
Biểu hiện viêm mũi dị ứng xuất hiện khi bé bị dị ứng thời tiết

Nếu kéo dài, hiện tượng này sẽ khiến bé chậm tăng cân, làm nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Khi các triệu chứng của bệnh lý được kiểm soát một cách hoàn toàn thì nguy cơ tái phát sẽ được hạn chế. Bệnh lý này cũng sẽ khỏi dần khi hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện.

Giải đáp chi tiết vấn đề trẻ bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?

Theo các chuyên gia, tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ cùng với các triệu chứng kèm theo thường có xu hướng tự khỏi sau khi chúng khởi phát. Tuy vậy, trẻ em là đối tượng đặc biệt nên cần có các biện pháp riêng biệt để chăm sóc cũng như điều trị.

Với các bé bị bệnh kèm theo các biểu hiện nhẹ, tình trạng tổn thương ngoài da không quá nghiêm trọng, cha mẹ cần hạn chế việc để bé tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, quá nóng hoặc các tác nhân dị ứng khác. Sau đó một vài giờ đồng hồ thì biểu hiện của căn bệnh thường giảm đi đáng kể.

Với những em bé bị dị ứng thời tiết cùng với biểu hiện thể nặng, mãn tính, kéo dài, các biểu hiện có xu hướng lan rộng, nguy cơ viêm nhiễm, cha mẹ cần đưa tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu kéo dài, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe.

Những cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì là vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm hiện nay. Bác sĩ chuyên khoa khuyên, khi phát hiện dấu hiệu của tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ, cha mẹ không hoảng loạn, cần bình tĩnh theo dõi tình trạng, sau đó tìm cách xử lý. Hiện nay, thuốc Tây, thuốc Đông y và các mẹo dân gian được lựa chọn và đánh giá cao.

Sử dụng thuốc

Giải đáp cho thắc mắc làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, thường mẫn cảm với sự thay đổi. Do đó, khi bé bị dị ứng với thời tiết, cha mẹ nên đưa tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, khám và có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp.

Sau khi thăm khám lâm sàng, căn cứ vào kết quả thu được, tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc và biện pháp can thiệp phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là tổng hợp một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc kháng histamin H1: Bác sĩ chuyên khoa lý giải, khi gặp tác nhân gây dị ứng, cơ thể của bé thường kích thích giải phóng histamin. Tiếp sau đó histamin sẽ ngấm vào máu, sinh ra mẩn ngứa và phát ban. Do đó, khi trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc nằm trong nhóm kháng histamin H1 để can thiệp và làm giảm nhanh triệu chứng bệnh lý. Các loại thuốc tiêu biểu của nhóm là Loratadin, Clorpheniramin melead, Promethazin hydroclorid,…
  • Epinephrine: Thuốc này được bào chế dạng tiêm, hít, tác dụng là giảm nhanh các cơn ho hen suyễn ở trẻ đang bị dị ứng mỹ phẩm, thời tiết. Một số trường hợp bệnh nặng, sốc phản vệ cũng có thể sử dụng Epinephrine.
  • Thuốc bôi có chứa Corticoid: Tác dụng chính của thuốc này là chống viêm, ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, đồng thời chống dị ứng và làm lành nhanh những tổn thương ở trên da.
Thuốc bôi có chứa Corticoid thường được bác sĩ chỉ định
Thuốc bôi có chứa Corticoid thường được bác sĩ chỉ định
  • Thuốc mỡ bôi ngoài da: Bác sĩ có thể chỉ định bé sử dụng một vài loại thuốc mỡ nhẹ để bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Kem dưỡng ẩm: Khi bé bị dị ứng thời tiết dẫn tới tình trạng da khô, bong tróc thì cha mẹ nên sử dụng một số loại kem bôi dưỡng ẩm thành phần dịu nhẹ để thoa lên da trẻ. Các sản phẩm được đánh giá cao gồm Cetaphil, A-derma, Vaseline, Eucerin hoặc Cerave.

Lưu ý: Những loại thuốc kể trên đây thường giúp giảm nhanh chóng những triệu chứng do dị ứng thời tiết gây ra ở trẻ, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cha mẹ chỉ nên cho bé dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bài thuốc Đông y

Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì nhanh khỏi và ít tác dụng phụ là vấn đề khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Hiện nay, thuốc Đông y được nhiều cha mẹ tin tưởng nhờ trị bệnh từ căn nguyên, đảm bảo sự an toàn cũng như ít gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa tình trạng trẻ bị nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết dưới đây.

Bài thuốc 1

  • Dược liệu của bài thuốc này bao gồm ngưu bàng (10g), kiên kiều (10g), sinh địa (10g), bèo cái (10g), ngân hoa (10g), lá đơn (10g), đại thanh diệp (10g), kinh giới (6g), cam thảo (6g), thuyền thoái (6g), phòng phong (6g).
  • Toàn bộ những vị thuốc nói trên sau khi rửa sạch, đem sắc với khoảng 1 lít nước.
  • Nước thuốc thu được sau đó nên chia thành nhiều phần và dùng để uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Các bé bị viêm mũi dị ứng thời tiết có thể sử dụng bài thuốc Đông y sau đây. Cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ, thầy thuốc trước khi áp dụng để phát huy cao nhất hiệu quả.

  • Dược liệu chính của bài thuốc này bao gồm xuyên khung (16g), hoài sơn (16g), đẳng sâm (16g), ké (16g), bạch thược (12g), bạch chỉ (12g), bạch truật (12g), bán hạ (8g), khương hoạt (8g), quế chi (8g), tế tân (6g), táo (6g), ma hoàng (6g), phòng phong (6g), tang bì (10g).
  • Toàn bộ các thảo dược nói trên đem đi rửa sạch rồi đun chung với khoảng 1 lít nước.
  • Sau khi thu được nước thuốc thì chia đều thành 3 phần uống vào các buổi sáng, trưa và tối.
Thuốc Đông y có ưu điểm về tính an toàn
Thuốc Đông y có ưu điểm về tính an toàn

Bài thuốc 3

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Ngay cả các bài thuốc Đông y thì cũng cần phải tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Bài thuốc số 3 sau đây là một sự gợi ý để các bậc cha mẹ có con bị dị ứng thời tiết tham khảo.

  • Nguyên liệu chính của bài thuốc bao gồm kỳ tử (10g), bạch chỉ (10g), hạnh nhân (10g), tân di (10g), hoàng cầm (10g), bạch giới (10g), xuyên khung (10g), long nhãn (10g), ngân hoa (12g), ké (12g), phòng phong (15g), táo (15g), cát cánh (8g), cỏ ngọt (4g).
  • Dược liệu sau khi được rửa thật sạch, đem sắc chung với khoảng 1,5 lít nước.
  • Sau khi thu được nước thuốc thì chia thành nhiều phần để sử dụng trong ngày. Bài thuốc có thể sử dụng với các bé bị dị ứng thời tiết kèm theo hiện tượng chảy nước mũi.

Khi áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết, cha mẹ cần tham khảo tư vấn của bác sĩ, tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Hiệu quả của bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé, tác dụng thường chậm hơn so với thuốc Tây nhưng hạn chế được các tác dụng phụ.

Cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian cũng được cha mẹ sử dụng để trị tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ. Phương pháp thường sử dụng nguyên liệu quen thuộc, sẵn có, dễ dàng thực hiện, đảm bảo an toàn. Dưới đây là tổng hợp một vài cách mà cha mẹ có thể áp dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng khi trẻ bị dị ứng thời tiết:

  • Mẹo dùng khoai tây: Trong thành phần của loại củ này có chứa chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Nhờ vậy, sử dụng khoai tây sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng nổi mẩn, mề đay do dị ứng thời tiết gây ra. Cha mẹ chỉ cần chuẩn bị khoai tây đã rửa sạch, đem thái lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Lá lốt: Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperidin, giúp giảm nhanh tình trạng phát ban, ngứa ngáy khi trẻ bị dị ứng thời tiết. Mẹ cần chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch, đun với khoảng 300ml nước sôi, sau đó sử dụng khăn bông thấm nước lá lốt để thoa đều lên trên vùng da bị tổn thương. Sau 30 phút thì rửa lại một lần nữa với nước sạch, thực hiện ngày 2 lần.
Trong dầu dừa có hàm lượng vitamin E dồi dào
Trong dầu dừa có hàm lượng vitamin E dồi dào
  • Dùng dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa vitamin E và các axit tự nhiên, nhờ vậy giúp tăng khả năng chống khuẩn và chống viêm. Mẹ chỉ cần thoa đều dầu dừa lên vùng da đang bị mẩn đỏ của bé, sau đó 20 phút rửa lại với nước sạch.
  • Sử dụng lá khế: Lá khế giúp thanh nhiệt và giải độc, giảm mề đay, phát ban, dị ứng và làm lành các tổn thương ở trên da. Mẹ cần sử dụng một nắm lá khế, rửa sạch, đun chung với khoảng nửa lít nước. Sau khi nước lá khế nguội bớt thì tắm cho bé để làm lành vùng da đang bị tổn thương.
  • Dùng lá chè xanh: Thành phần của lá chè được chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Bố mẹ chỉ cần sử dụng lá chè xanh đã rửa sạch, đun sôi với nước, sau khi nước ấm thì dùng để tắm cho trẻ giúp tình trạng ngứa ngáy và phát ban thuyên giảm.
  • Chanh và mật ong: Hỗn hợp chanh kết hợp với mật ong sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khi trẻ bị dị ứng thời tiết, giảm viêm, kháng khuẩn, làm lành tổn thương. Mẹ cần hòa 1 thìa nước cốt chanh với 1 thìa mật ong vào chung 1 cốc nước ấm, sau đó cho bé uống.

Bên cạnh những biện pháp nói trên, cha mẹ có thể cho bé sử dụng nước gừng mật ong, nước ép hoa quả hoặc nước chanh tươi để làm giảm triệu chứng dị ứng do thời tiết.

Xem thêm

Biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết

Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì cũng là một trong những vấn đề cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Ngoài các biện pháp can thiệp điều trị kể trên, cha mẹ cần chú ý tới việc chăm sóc phòng ngừa bệnh sau.

  • Cha mẹ không tự ý mua và sử dụng thuốc để điều trị, việc lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cha mẹ dùng nước mát để tắm cho bé bị dị ứng do thời tiết quá nóng
Cha mẹ dùng nước mát để tắm cho bé bị dị ứng do thời tiết quá nóng
  • Khi trẻ bị dị ứng thời tiết do quá nóng bức, cha mẹ nên sử dụng các loại nước mát để tắm cho bé.
  • Còn nếu bé bị dị ứng thời tiết kèm nổi mề đay do lạnh, mẹ nên sử dụng nước ấm để tắm cho bé mỗi ngày 2 lần. Đây là cách để làm dịu da và giữ ấm.
  • Sau khi tắm cho bé xong, cha mẹ nên lau khô người và bôi kem dưỡng ẩm lên da bé.
  • Thường xuyên sử dụng các loại nước muối sinh lý để súc miệng, rửa mũi cho trẻ. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ một số dị nguyên cư trú trong cơ thể, đồng thời làm sạch niêm mạc của đường hô hấp.
  • Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ nên mặc cho bé quần áo có vải mềm, thấm hút mồ hôi tốt, hạn chế cho trẻ chơi với chó mèo hoặc thú nhồi bông vì lông của chúng có thể làm gia tăng kích ứng.
  • Cho trẻ uống bổ sung nước ép trái cây, trà gừng, trà thảo mộc.
  • Bổ sung vào thực đơn của bé các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.
  • Ngoài ra, cha mẹ chú ý nên kiêng sử dụng nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò hoặc gia vị cay nóng.
  • Khi tình trạng dị ứng không có sự thuyên giảm, mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.
  • Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, quét dọn nhà cửa thường xuyên, hạn chế vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
  • Cha mẹ không nên cho trẻ vui chơi ở những nơi có nhiều khói bụi, phấn hoa hoặc ô nhiễm, hạn chế việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, đồng thời hướng dẫn các bé tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng không hiếm gặp, dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe nhưng sẽ để lại nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới cuộc sống của bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết để cha mẹ có cách xử lý phù hợp, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Đọc thêm tại đây

Cập nhật - 10:39 Sáng , 12/09/2023

Chia sẻ

Người bệnh bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm viêm mũi dị ứng khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là gì? Triệu chứng bệnh, điều trị, phòng ngừa

Dị ứng thời tiết, còn được gọi là dị ứng khí hậu hoặc dị ứng do điều kiện thời tiết,...
Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Lạnh: Bật Mí 4 Phương Pháp Tốt Nhất

Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Lạnh: Bật Mí 4 Phương Pháp Tốt Nhất

Dị ứng thời tiết lạnh không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng lại gây ra cảm giác khó...
Bị Dị Ứng Mỹ Phẩm Nên Kiêng Ăn Gì - Top 10 Thực Phẩm Cần Tránh

Bị Dị Ứng Mỹ Phẩm Nên Kiêng Ăn Gì – Top 10 Thực Phẩm Cần...

Khi bị dị ứng mỹ phẩm nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi và hạn chế ảnh hưởng tới việc...
Dị Ứng mỹ phẩm: Những Điều Bạn Cần Biết Và Cách Xử Lý

Tìm hiểu về dị ứng mỹ phẩm, biểu hiện và cách điều trị

Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng tương đối phổ biến, thường gặp ở nữ giới, nhất là chị em...
Hướng Dẫn Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Nước Muối Cực Đơn Giản Tại Nhà

Hướng Dẫn Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Nước Muối Cực Đơn Giản Tại...

Cách trị dị ứng da mặt bằng nước muối hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, một số dị...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top