Nhận Biết Dị Ứng Cơ Địa, Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Cập nhật: 28/03/2024

Bệnh dị ứng cơ địa thường gặp ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng (phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ sơ sinh). Đây là bệnh có diễn tiến dai dẳng, nếu chủ quan không có biện pháp chữa kịp thời tình trạng này có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, tái lại nhiều lần gây khó khăn trong điều trị.

Bị dị ứng cơ địa là gì? 

Dị ứng cơ địa là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một số tác nhân ở bên ngoài môi trường. Chẳng hạn, kháng thể immunoglobulin E (IgE) bên trong cơ thể gặp các tác nhân gây hại sẽ kích thích sản xuất histamine, gây ra các phản ứng viêm, sưng, mẩn đỏ, rất ngứa…

di-ung-co-dia-1 (1)
Dị ứng cơ địa xảy ra phổ biến ở Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ngứa dị ứng cơ địa xảy ra ở khoảng 20% dân số Việt Nam. Điều đáng nói, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng ở mọi độ tuổi. Trong đó, trẻ bị dị ứng cơ địa xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, người sống ở thành thị có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người sống ở nông thôn.

Căn bệnh này sẽ tiến triển theo 3 giai đoạn: Cấp tính, bán cấp tính, mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, dị ứng cơ địa sẽ có những biểu hiện khác nhau như dị ứng da mặt, tay, chân. Điều nguy hiểm là các dấu hiệu dị ứng cơ địa có thể không xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, mà chúng có thể xuất hiện sau một thời gian ngắn, tùy độ mẫn cảm của cơ thể.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, rất khó để xác định nguyên nhân gây ra chứng bệnh này bởi liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa, yếu tố di truyền. Đó cũng là lý do bệnh khó chữa khỏi triệt để, dễ tái phát triền miên. Dưới đây là một số nguyên nhân được chuyên gia nhận định có thể là lý do dẫn đến dị ứng cơ địa.

  • Yếu tố di truyền: Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh. Trường hợp cả bố và mẹ đều bị bệnh thì có tới 60% trẻ em sinh ra cũng mắc bệnh này. Trong khi, nếu cha mẹ không bị bệnh thì số trẻ em bị dị ứng cơ địa chỉ chiếm 15%.
  • Dị ứng cơ địa do thuốc: Có nhiều loại thuốc Tây y (thuốc kháng sinh, paracetamol, thuốc nội tiết…) gây ra tác dụng phụ kích hoạt triệu chứng dị ứng với những biểu hiện khác nhau. Cho nên, bạn cần hết sức lưu ý trong dùng thuốc để không “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.
  • Dị ứng thời tiết: Dị ứng cơ địa cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân dị ứng thời tiết (trường hợp này cũng có thể gọi là dị ứng thời tiết). Hiện tượng này thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột. Dị ứng thời tiết có hai loại đó là dị ứng thời tiết nóng (xảy ra vào mùa hè, khi đó nắng nóng khiến cơ thể toát mồ hôi, da luôn bị ẩm ướt dẫn đến viêm nhiễm) và dị ứng thời tiết lạnh (xảy ra vào mùa đông, khi nhiệt độ thấp, không khí hanh khô). 
  • Dị ứng thực phẩm: Đây là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với một số thành phần thực phẩm (thường là các protein). Biểu hiện ban đầu là phát ban, mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Dị ứng cơ địa cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân dị ứng mỹ phẩm (trong mỹ phẩm có chứa hương thơm tổng hợp, chất bảo quản, phụ gia, chiết xuất hương thảo họ cúc…). Đây là tình trạng không hiếm, nhất là ở nữ giới, những người có thói quen làm đẹp nhiều hơn nam giới.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, dị ứng cơ địa cũng có thể do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc với vật liệu gây kích ứng da, hạt bụi, nấm mốc, mủ nhựa, nọc côn trùng. Đặc biệt, căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể gây ra dị ứng.

Triệu chứng bệnh là gì? Có lây không?

Dị ứng cơ địa là bệnh ngoài da, có những biểu hiện rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên, chúng cũng dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh da liễu khác. Dưới đây là triệu chứng cụ thể của bệnh này.

  • Trên vùng da bệnh sẽ nổi nhiều nốt mẩn đỏ với những hình dạng khác nhau, khi sờ tay vào sẽ có cảm giác thô ráp, sần sùi.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu, nhất là vào ban đêm.
  • Các nốt mẩn đỏ sẽ tụ thành từng đám khiến da ở vùng đó bị dày cộm lên gây phù nề.
  • Một số người bị dị ứng cơ địa gặp tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ… khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.

Một điều may mắn là, dị ứng cơ địa không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Cho nên, người bệnh có thể yên tâm chung sống với người xung quanh mà không lo phải cách ly.

Bị dị ứng cơ địa có nguy hiểm không?  

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh dị ứng cơ địa không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, cũng không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là bệnh khó điều trị, dễ tái phát. 

Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người bệnh. Lâu dần họ sẽ mất ngủ, stress, mệt mỏi, không tập trung. Từ đó, không chỉ sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng mà chất lượng cuộc sống cũng giảm sút.

Đặc biệt, trong những trường hợp dị ứng cơ địa ở trẻ em, trẻ sơ sinh – những đối tượng chưa nhận thức được về tình trạng. Bệnh có thể gây tổn thương đến da, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Chung quy, dị ứng cơ địa không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng tạo ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu để kéo dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng như: Viêm màng phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, suy hô hấp… Tất cả những biến chứng này nếu không được phát hiện, điều trị sớm có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Bệnh có chữa được không? Cách chữa bệnh hiệu quả

Bị dị ứng cơ địa phải làm sao luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm. Theo đó, khi gặp các triệu chứng, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, điều trị dị ứng cơ địa thường được áp dụng bằng một số cách sau:

Cách chữa bệnh bằng Tây y

Cách chữa bệnh dị ứng cơ địa được lựa chọn phổ biến nhất, cũng là phương pháp được các bác sĩ khuyên áp dụng là sử dụng thuốc. Các loại thuốc kháng Histamin,  chống viêm, giảm ngứa, thuốc chống mẫn cảm, thuốc chống xung huyết, thuốc nhóm corticoid… sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên những yếu tố, tác nhân gây dị ứng. Trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc bôi chống ngứa, hạn chế tình trạng viêm nhiễm bên ngoài da.

di-ung-co-dia-5
Uống thuốc chữa dị ứng cơ địa cho hiệu quả nhanh

Dùng thuốc điều trị dị ứng cơ địa mang tới hiệu quả giảm ngứa, giảm viêm nhanh nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng…. khiến việc chữa bệnh không đạt hiệu quả như mong muốn. Vì thế, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để sớm loại bỏ được những triệu chứng khó chịu do dị ứng cơ địa gây ra.

Chữa dị ứng cơ địa tại nhà 

Ngoài dùng thuốc Tây y, sử dụng các mẹo dân gian cũng là cách chữa trị được nhiều người áp dụng. Chữa dị ứng cơ địa bằng thuốc Nam đang là xu hướng vì nó đơn giản, dễ thực hiện. Một số bài thuốc phổ biến như:

  • Chữa bệnh bằng lá khế: Bạn hãy lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch, rồi cho lên nồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 5 – 10 phút cùng một chút muối sạch. Dùng nước lá khế để tắm, ngâm rửa vùng da bị dị ứng.
  • Chữa dị ứng cơ địa bằng lá kinh giới: Để giảm ngứa ngáy, người bệnh chỉ cần lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn rồi bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vùng da bị dị ứng. Song song với đó, bạn hãy kết hợp với uống trà kinh giới (bằng cách nấu lá kinh giới với nước) hàng ngày để có hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
  • Cách chữa bệnh bằng lá trà xanh: Muốn loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, bạn chỉ cần sử dụng 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch, đun sôi với nước cùng chút muối và dùng nước này để tắm hàng ngày. Các tinh chất trong lá chè có công dụng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả.

Thuốc nam chữa dị ứng cơ địa là mẹo dân gian thuần túy, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, biện pháp này chưa thực sự phát huy được hiệu quả, nhất là với trường hợp bệnh ở mức độ nặng.

Chữa dị ứng cơ địa bằng Đông y 

Theo Y học cổ truyền, dị ứng cơ địa do chứng phong nhiệt, thấp nhiệt, tà khí xâm nhập từ bên ngoài, kết hợp các yếu tố bên trong khiến âm dương bị mất cân bằng. Vì thế, để điều trị bệnh cần loại bỏ nguyên nhân bên trong, làm lành tổn thương bên ngoài.

Nhờ nắm được nguyên tắc đó, các chuyên gia của bệnh viện Quân Dân 102 đã dày công nghiên cứu và cho ra đời giải pháp từ thảo dược cho hiệu quả toàn diện, lâu dài. Với sự kết hợp của bài thuốc uống, bài thuốc bôi, bài thuốc ngâm rửa, phương pháp từ thảo dược của Bệnh viện Quân Dân 102 được người bệnh đánh giá cao.

  • Bài thuốc bốc thang: Sử dụng theo hai giai đoạn với công dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, thanh lọc cơ thể (giai đoạn 1), ổn bổ tạng phủ, phục hồi thương tổn (giai đoạn 2). Việc sử dụng theo đường uống sẽ giúp đào sâu từ căn nguyên gốc rễ của bệnh, mang tới hiệu quả lâu dài.
  • Kem bôi ngoài da: Với các thành phần ô liên rô, tinh chất nghệ, trầu không, bí đao, diệp hạ châu… kem bôi ngoài da của Bệnh viện Quân Dân 102 mang tới công dụng tiêu viêm, liền sẹo, giảm ngứa, chữa lành thương tổn trên da một cách hiệu quả.
  • Thuốc ngâm: Bài thuốc này giúp hỗ trợ tối đa trong việc làm mềm da, giảm ngứa, tái tạo phục hồi da. Với thành phần thảo dược tự nhiên (ô liên rô, dâu tằm, khổ sâm, đơn đỏ, kim ngân hoa,…) bài thuốc mang tới sự an toàn, không gây bất kỳ phản ứng bất thường nào cho da.

Thời gian điều trị bằng Đông y sẽ kéo dài từ 1 đến 3 tháng tùy từng tình trạng bệnh. Người bệnh cần kiên trì thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để có thể nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng của bệnh.

Những điều cần lưu ý để bệnh không tái phát?

Dị ứng cơ địa liên quan mật thiết tới yếu tố cơ địa và sự suy giảm của hệ miễn dịch. Vì thế, ngoài việc dùng thuốc, tận dụng các loại thảo dược thì người bệnh cũng nên chú ý tới việc kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà. Theo đó, để việc chữa trị đạt hiệu quả cao bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần cách ly triệt để với các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, mủ thực vật, coban, niken, nọc độc côn trùng,…
  • Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng đều nên thận trọng. Hãy trao đổi với bác sĩ về những lợi ích, rủi ro có thể gặp phải trước khi dùng thuốc, nhất là với những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C,… để thúc đẩy tốc độ phục hồi da.
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho người bệnh như: Rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt khô, các loại cá giàu omega 3, sữa chua, nghệ, hành tỏi, thực phẩm giàu anthocyanin…
  • Ngoài ra, khi bị bệnh cần hạn chế uống sữa, trái cây giàu acid, trứng, hải sản…
  • Dị ứng cơ địa cũng có thể xuất phát từ tâm lý căng thẳng quá mức. Cho nên, cần luôn giữ tâm lý thoải mái, hạn chế mệt mỏi, stress kéo dài. Hãy kết hợp thực hiện các biện pháp thư giãn (massage, tắm nước ấm, nghe nhạc,…) với các cách chữa bệnh để đạt hiệu quả cao.
  • Chú ý đến những thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da, đồ trang điểm, xịt dưỡng tóc,… Không nên lựa chọn các loại mỹ phẩm có chứa những thành phần dễ gây dị ứng.
  • Bổ sung nước uống hàng ngày (khoảng 2 lít mỗi ngày) để da được cấp ẩm, hạn chế tình trạng khô, nứt nẻ, ngứa ngáy. 
  • Chú ý tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Dị ứng cơ địa là chứng bệnh về da phổ biến, thường xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tùy thuộc vào từng cơ địa cũng như mức độ bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng dẫn điều trị đúng cách.

Bài viết liên quan

EMC Đã kết nối EMC