Áp dụng ngay 17 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Dị ứng thời tiết có thể gây ra các triệu chứng khó chịu nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, … nhưng bạn có thể thử một số biện pháp tại nhà để giảm bớt triệu chứng. Tuy nhiên, lưu ý rằng việc thử các biện pháp tại nhà chỉ nên được thực hiện nếu triệu chứng không quá nghiêm trọng và bạn đã được xác định không có tình trạng y tế đặc biệt. Đem đến hiệu quả cao, lại lành tính, an toàn cho mọi đối tượng sử dụng. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý 17 mẹo đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được.

Top 17 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà tốt nhất

Dị ứng thời tiết có thể gây ra các tổn thương trên da, đi cùng với đó là những vấn đề liên quan đến hệ hô hấp và cơ quan tiêu hóa. Thông thường các triệu chứng sẽ khởi phát đột ngột, nhanh chóng thuyên giảm và biến mất sau vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số trường hợp những biểu hiện này lại kéo dài và tiến triển dai dẳng trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng.

Với tình trạng dị ứng thời tiết này, các bạn chỉ cần áp dụng phương pháp điều trị ngay tại nhà bằng mẹo dân gian có thể làm dịu và cải thiện nhanh chóng các tổn thương trên da. Cùng tham khảo 17 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà được áp dụng phổ biến hiện nay.

1. Sử dụng lá kinh giới

Đây là nguyên liệu được dùng phổ biến trong ẩm thực, ăn kèm với các món ăn để tăng hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng lá kinh giới cũng đang được nhiều người áp dụng phổ biến hiện nay.

Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, hơi đắng và mang tính ôn, đem đến công dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây kích ứng vô cùng hiệu quả. Đồng thời nghiên cứu của y học hiện đại cho biết, trong thảo dược chứa các thành phần hoạt chất dược tính cao, mang đến tác dụng tốt với tình trạng dị ứng thời tiết, điển hình như Menthol racemic, D-menthol, D-limonene,…

Đây là nguyên liệu được dùng phổ biến trong ẩm thực
Đây là nguyên liệu được dùng phổ biến trong ẩm thực

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới đem rửa sạch bụi bẩn, để ráo nước.
  • Tiếp theo cho nguyên liệu vào cối giã nát, rồi lọc lấy nước cốt.
  • Chuẩn bị 1 chậu nước ấm, cho nước cốt thảo dược vào khuấy đều lên.
  • Dùng nước này để tắm và ngâm mình trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó tắm lại với nước sạch là được, áp dụng hàng ngày, liên tục trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Mẹo từ cây nha đam

Nha đam là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong làm đẹp và chế biến các món ăn. Trong nguyên liệu này chứa một hàm lượng lớn vitamin, nước và khoáng chất dồi dào rất tốt cho sức khỏe làn da. Do đó từ xưa đã được dùng phổ biến trong các mẹo chăm sóc và nuôi dưỡng làn da.

Đông y cho biết nha đam có vị đắng, tính hàn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hỗ trợ làm mát, thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng. Vì vậy, nguyên liệu được dùng để giảm ngứa ngáy và hạn chế các tổn thương trên da do dị ứng thời tiết.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1 – Dùng gel nha đam: Các bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, đem gọt vỏ rồi rửa sạch mủ bên trong. Lấy thìa cạo lấy phần gel trong của cây để xoa lên vùng da cần điều trị (sau khi đã vệ sinh da). Giữ nguyên gel nha đam trên da khoảng 15 phút, rồi bạn dùng nước rửa sạch lại.
  • Cách 2 – Kết hợp nha đam và dầu oliu: Cần chuẩn bị 2 thìa cà phê nha đam, cùng 1 thìa cà phê dầu ô liu, đem trộn đều chúng lại với nhau. Sau khi làm sạch và lau khô vùng da bị tổn thương, bạn thoa hỗn hợp này lên. Chờ khoảng 15 phút thì dùng nước ấm rửa sạch lại. Phương pháp chữa dị ứng thời tiết tại nhà này phù hợp áp dụng cho người bị dị ứng thể lạnh, da thô ráp, bong tróc.

3. Chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá chè xanh

Dùng lá chè xanh tắm hoặc pha trà cũng là những cách chữa dị ứng da mặt do thời tiết tại nhà an toàn, dễ thực hiện. Từ xưa, dược liệu này đã được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc và tăng cường sức đề kháng cho làn da nói riêng, cơ thể nói chung.

Đến nay, các nghiên cứu cũng cho thấy lá trà xanh có chứa các thành phần đa dạng, phong phú. Đặc biệt là các chất oxy hóa như Epigalocatechin-galat, Epicatechingalat, Epicatechin,… mang đến công dụng làm dịu da, giảm ngứa và đẩy nhanh tốc độ làm lành các tổn thương trên da.

Chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá chè xanh
Chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá chè xanh

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1 – Tắm lá chè xanh giảm ngứa: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, đem rửa sạch hết bụi bẩn và ngâm nước muối pha loãng 10 – 15 phút. Vớt ra đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút, sau đó hòa cùng nước lạnh và thêm muối vào để tắm.
  • Cách 2 – Uống nước trà xanh: Bạn chỉ cần dùng khoảng 3 lá chè xanh tươi (loại lá non) được rửa sạch, rồi cho vào ấm giữ nhiệt hãm cùng với 300ml nước sôi. Để trong khoảng 15 phút thì bạn chắt ra uống khi còn ấm. Để tăng gia vị, các bạn có thể thêm vào 1 ít nước cốt chanh hoặc mật ong.

4. Gừng tươi giảm ngứa do dị ứng thời tiết

Gừng tươi chắc chắn không còn là nguyên liệu xa lạ trong căn bếp, giúp các món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn. Đồng thời, đây cũng là thảo dược được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa và ngoài da.

Cả y học hiện đại và y học cổ truyền đều đánh giá cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của nguyên liệu này. Đặc biệt với thành phần Gingerol mang đến công dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường độ tái tạo cho tế bào da mới và ngăn ngừa oxy hóa. Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng giúp tiêu diệt các vi khuẩn, giảm ngứa và mẩn đỏ trên da. Do đó, người bị dị ứng thời tiết có thể dùng nguyên liệu này để cải thiện triệu chứng ngay tại nhà.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 3 – 4 củ gừng tươi, gừng càng già càng chứa nhiều hoạt chất tốt.
  • Đem rửa sạch đất cát, bụi bẩn, sau đó đập dập.
  • Cho gừng vào nồi nước lớn đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Dùng nước gừng pha với nước sạch, giữ cho nước có độ ấm vừa đủ và dùng để tắm hàng ngày.
  • Áp dụng cách này liên tục 4 – 5 ngày, tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng thời tiết sẽ không còn làm phiền bạn.

Xem thêm

5. Dùng muối trắng

Ngoài là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của mỗi người, muối còn được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Y học cổ truyền sử dụng nguyên liệu này khá phổ biến trong việc giảm sưng viêm, sát trùng, tiêu độc.

Với những người bị dị ứng mỹ phẩm, thời tiết và các vấn đề khác về da liễu tuyệt đối không nên bỏ qua cách chữa trị tại nhà với nguyên liệu này. Ngày nay đã có rất nhiều người lựa chọn muối để điều trị tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt và toàn thân, sau đó có những phản hồi tích cực.

Muối còn được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh
Muối còn được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh

Hướng dẫn thực hiện:

Cách 1 – Tắm nước muối

Đây là phương pháp đơn giản, được áp dụng phổ biến nhất. Tắm nước muối có thể giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của dị ứng thời tiết, giảm ngứa trên da và ngăn tình trạng mẩn đỏ lan khắp cơ thể. Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị 3 – 4 thìa muối trắng, đem hòa cùng nước ấm.
  • Tiếp theo pha nước này với nước sạch để tắm.
  • Sau khi tắm nước muối xong, người bệnh cần tắm lại một lần nữa với nước sạch.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện hiệu quả.

Cách 2 – Dùng muối và mướp đắng

Bên cạnh cách tắm nước muối, để tăng hiệu quả loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trên da, sát trùng và giảm ngứa hiệu quả, các bạn có thể kết hợp nguyên liệu này cùng mướp đắng. Đây là thảo dược được dùng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh về da liễu, sử dụng cùng muối có thể giúp tình trạng dị ứng thời tiết nhanh chóng được đẩy lùi. Cách làm như sau:

  • Các bạn chuẩn bị 1 quả mướp đắng, cùng 2 thìa muối biển.
  • Mướp đắng sau khi đã rửa sạch, bỏ hạt thì mang đi xay nhuyễn.
  • Trộn mướp đắng cùng với muối, có thể thêm vào chút nước, tạo thành dạng sệt.
  • Đắp hỗn hợp này lên da, sau khi thư giãn được 15 – 20 phút thì đem rửa sạch hoặc tắm lại.
  • Để đạt được hiệu quả trị dị ứng thời tiết như mong muốn, các bạn nên áp dụng cách này đều đặn hàng ngày.

6. Mẹo từ cây lá lốt

Theo nghiên cứu trong cây lá lốt chứa hai hoạt chất nổi bật là Piperidin và Piperin mang đến công dụng giảm ngứa ngáy, sưng tấy, ửng đỏ, bong tróc da,… do các bệnh lý về da liễu, dị ứng thời tiết gây da. Đồng thời với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, nguyên liệu này ngày càng được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị một 1 nắm lá lốt, nên dùng loại tươi, lá bánh tẻ, không bị sâu bệnh, cùng với 1 – 2 thìa muối biển.
  • Đem lá lốt đi rửa sạch cùng với nước muối pha loãng, để ráo nước.
  • Tiếp theo cho vào nồi đun cùng muối, sôi trong 10 – 15 phút thì tắt bếp.
  • Lấy phần nước thu được hòa cùng với nước mát để tắm, tốt hơn khi dùng nước hơi âm ấm.
  • Còn phần bã lá lốt, người bệnh dùng để chà nhẹ lên những phần da nổi mẩn, tận dụng hết tinh dầu có trong nguyên liệu.
  • Trong quá trình tắm với nước lá lốt, các bạn không nên dùng sữa tắm, tránh làm giảm dược tính của nguyên liệu.

7. Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh chóng bằng lá khế

Lá khế là thảo dược quen thuộc trong vườn nhà, nghiên cứu cho thấy nguyên liệu có nhiều dược tính tốt với sức khỏe con người. Trong đó đặc biệt phải kể đến công dụng tán nhiệt độc, kháng viêm, sát khuẩn, nhờ đó giúp khắc phục hiệu quả các triệu chứng của tình trạng dị ứng thời tiết.

Thực tế, nhiều người dùng lá khế nấu nước tắm đã phản hồi lại các loại độc tố tích tụ trên da được đánh bay hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ làm sạch và giảm ảnh hưởng của các yếu tố dị nguyên trong môi trường cho da. Ngoài ra còn giảm ngứa ngáy và các tổn thương trên da được làm lành rõ rệt, từ đó người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh chóng bằng lá khế
Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh chóng bằng lá khế

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi, đem rửa sạch bụi bẩn, rồi ngâm nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
  • Để cho ráo nước, rồi cho vào nồi đun cùng 2 lít nước. Lưu ý để lửa nhỏ, sau khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước lá khế ra một chậu lớn, thêm nước sạch vào, khi còn hơi ấm thì dùng để tắm.
  • Người bệnh có thể tận dụng bã thảo dược chà xát nhẹ lên các tổn thương trên da do dị ứng thời tiết để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

8. Bài thuốc từ lá bạc hà

Lá bạc hà là nguyên liệu quen thuộc được thêm vào các món ăn và thức uống nhờ hương vị thơm ngon. Theo nghiên cứu, trong thảo dược này chứa một lượng tinh dầu rất lớn với mùi thơm đặc trưng. Vì vậy mang tới tác dụng khử mùi, sát trùng nhẹ và làm mát da. Đồng thời mang đến công dụng giảm ho, trị hôi miệng, long đờm và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa tốt hơn.

Bên cạnh đó, lá bạc hà còn mang đến tác dụng điều trị các bệnh lý về da, điển hình là tình trạng dị ứng thời tiết. Các bạn có thể áp dụng cách nấu nước tắm hoặc chà xát trực tiếp thảo dược lên da để làm dịu vùng da nổi mẩn, ngứa ngáy,… Ngoài ra, các cách này còn giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm kích hoạt lên vùng da đang bị tổn thương.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, lá bạc hà mang đặc tính hạ thân nhiệt nên mẹo chữa này chỉ phù hợp với những người bị dị ứng thời tiết nóng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1 – Nấu nước tắm từ lá bạc hà: Các bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi, đem rửa sạch, để ráo nước rồi vò nhẹ. Cho nguyên liệu vào nồi đun cùng với 2 lít nước trong 10 phút. Sau đó đổ ra chậu lớn, thêm một chút muối vào khuấy đều, rồi pha với nước lạnh để tắm. Đồng thời, bạn có thể tận dụng phần xác thảo dược chà xát nhẹ lên tổn thương trên da.
  • Cách 2 – Mặt nạ bạc hà: Đây là mẹo chữa phù hợp để làm giảm bớt tổn thương cho vùng da mặt. Người bệnh cần chuẩn bị vài lá bạc hà tươi, đem rửa sạch, để cho ráo nước. Tiếp theo đem giã nát nguyên liệu rồi bôi trực tiếp lên vùng da đang gặp tổn thương do dị ứng thời tiết. Giữ nguyên như vậy trong 3 – 5 phút, rồi rửa sạch với nước sạch.

9. Lá đơn đỏ trị dị ứng thời tiết

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, lá đơn đỏ có vị đắng, tính mát, mang đến công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm. Do đó từ xưa nguyên liệu đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu. Điển hình là tình trạng dị ứng thời tiết đáp ứng khá tốt với thảo dược này.

Cùng với đó, các nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong lá đơn đỏ chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm như Tanin, Saponin, Flavonoid,… Đồng thời chúng còn giúp làm dịu da, giảm ngứa, cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào da bị tổn thương.

Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, lá đơn đỏ có vị đắng, tính mát, mang đến công dụng thanh nhiệt
Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, lá đơn đỏ có vị đắng, tính mát, mang đến công dụng thanh nhiệt

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ ở dạng tươi, đem rửa sạch, rồi ngâm nước muối pha loãng trong 5 – 10 phút.
  • Sau đó rửa lại 2 – 3 lần với nước sạch, rồi để cho ráo nước.
  • Tiếp tục đun sôi 3 lít nước, sau đó cho thảo dược vào, chờ sôi thêm 15 phút (trên lửa nhỏ) thì tắt bếp.
  • Đổ nước thảo dược ra chậu, rồi pha thêm nước sạch vào.
  • Dùng nước này tắm, lưu ý nên tắm khi còn hơi ấm để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Trong quá trình này, bạn kỳ cọ nhẹ nhàng, tránh làm các da tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Sau đó nên tắm lại với nước sạch để loại bỏ bã thảo dược dính trên da.

10. Mẹo chữa dị ứng từ lá tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cay và tính ấm, mang đến tác dụng tán phong hàn, đồng thời giảm ngứa và giải độc cho cơ thể. Do đó, từ xưa, nhiều người đã biết dùng thảo dược này chữa các bệnh về da như mẩn ngứa, nổi mề đay, viêm da cơ địa.

Trong thảo dược chứa một số hoạt chất tốt, đem đến tác dụng giảm ngứa ngáy và chống viêm rất tốt. Bởi vậy ngoài hỗ trợ giảm các triệu chứng cơ năng, lá tía tô còn tạo điều kiện cho các tổn thương trên da chóng lành, hạn chế để lại sẹo.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút.
  • Sau đó vớt ra, để cho ráo, rồi cho vào cối giã nát cùng 1 nhúm muối.
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị tổn thương, sau đó đắp hỗn hợp thuốc lên, chờ khoảng 15 phút thì rửa lại với nước ấm.
  • Trong trường hợp tổn thương da lan rộng nhiều vùng trên cơ thể, bạn có nấu nước lá tía tô để tắm.

11. Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng củ khoai tây

Không chỉ là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, các thành phần của khoai tây còn tốt cho làn da. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong loại củ này chứa vitamin B6, C và kali có khả năng làm mờ thâm sẹo và giúp da đều màu hơn.

Bên cạnh đó, phần nhựa của khoai tây có tác dụng tương tự một loại kháng sinh tự nhiên, nhờ đó đáp ứng tốt các triệu chứng dị ứng thời tiết. Sử dụng đúng cách loại củ này sẽ giúp giảm ngứa ngáy, sưng đỏ và cải thiện tình trạng phát bát, mề đay trên da.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong loại củ này chứa vitamin B6, C và kali
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong loại củ này chứa vitamin B6, C và kali

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị 1 củ khoai tây tươi, đem rửa sạch, sau đó gọt vỏ và cắt thành các lát mỏng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ảnh hưởng bởi dị ứng thời tiết, rồi đắp khoai tây trực tiếp lên da.
  • Chờ khoảng 15 phút, thì bỏ ra và dùng nước ấm rửa lại cho sạch.

Xem thêm

12. Sử dụng trà hoa cúc

Đối với những trường hợp bị dị ứng thời tiết gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa có thể uống trà hoa cúc. Đây là giải pháp hữu hiệu không chỉ được khoa học chứng minh mà thực tế rất nhiều khách hàng đã phản hồi tốt.

Cụ thể trà hoa cúc có khả năng cầm tiêu chảy và khắc phục tình trạng đau bụng. Đồng thời sử dụng loại trà thảo mộc này còn giúp an thần và chăm sóc cho giấc ngủ, cũng như cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do tình trạng dị ứng thời tiết gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc dạng khô.
  • Cho vào ấm giữ nhiệt và dùng nước nóng tráng qua một lần.
  • Tiếp theo đổ vào 200ml, hãm trong khoảng 20 phút thì lấy ra sử dụng.
  • Nên uống khi trà còn ấm, thưởng thức từ từ để nhận được kết quả tốt nhất.

13. Dùng củ cà rốt

Là một nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng chữa dị ứng thời tiết của loại củ này. Theo nghiên cứu, các loại vitamin và khoáng chất trong nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Hơn nữa, chúng có thể tăng cường hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Sử dụng cà rốt điều trị dị ứng thời tiết đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng nóng trên da nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, thành phần beta- caroten có trong loại củ này còn giúp chống oxy hóa và cải thiện tình trạng da xỉn màu, thâm nám.

Theo nghiên cứu, các loại vitamin và khoáng chất trong nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm
Theo nghiên cứu, các loại vitamin và khoáng chất trong nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn và chống viêm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 1 củ cà rốt tươi, đem rửa sạch rồi nạo bỏ vỏ.
  • Cho cà rốt vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã.
  • Dùng bông y tế thấm nước cốt cà rốt thoa lên vùng da bị tổn thương do dị ứng thời tiết.
  • Giữ nguyên nước cốt cà rốt trên da trong khoảng 20 phút, sau đó mới rửa lại bằng nước sạch.

14. Lá trầu không

Theo Đông y, trầu không là thảo dược có tính kháng viêm và sát khuẩn cao, vì vậy thường được dùng để nấu nước tắm, trị các bệnh ngoài da. Tắm nước lá trầu sẽ giúp giảm ngứa, tiêu sần đỏ và phát ban hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị 2 nắm lá trầu không, đem rửa sạch, rồi ngâm nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút.
  • Sau khi rửa lại một lần nữa với nước sạch và để ráo nước, đem trầu không cắt nhỏ và vò nát cho đến khi thấy mùi thơm từ dược liệu tiết ra.
  • Tiếp theo, đun sôi khoảng 2 lít nước sạch, sau đó cho lá trầu không vào, tắt bếp và ngâm trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Đổ nước lá trầu không ra thau, hòa thêm 500ml  – 1 lít nước mát, dùng để tắm.
  • Bạn áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi thấy các triệu chứng dị ứng thời tiết được loại bỏ hoàn toàn.

15. Cây chó đẻ chữa dị ứng thời tiết

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có khả năng kháng viêm, hỗ trợ giải độc gan hiệu quả. Bên cạnh đó, loại cây này cũng mang lại tác dụng tốt với các bệnh về da, trong đó có dị ứng thời tiết. Bạn có thể tận dụng nguyên liệu để đẩy lùi các triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có khả năng kháng viêm, hỗ trợ giải độc gan hiệu quả
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có khả năng kháng viêm, hỗ trợ giải độc gan hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị một ít thân và lá cây chó đẻ, đem rửa sạch hết bụi bẩn, để cho ráo nước.
  • Đem nguyên liệu đi xay nhuyễn, sau đó giã nát.
  • Lấy phần lá vừa giã được đắp lên vùng da đang bị dị ứng thời tiết, khoảng 15 phút sau thì rửa lại.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, kiên trì đều đặn trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

16. Cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà bằng lá ổi

Theo nghiên cứu trong lá ổi chứa hàm lượng lớn tinh dầu, tanin, polyphenol,… Chúng đều có khả năng ức chế phản ứng viêm và cải thiện cơn ngứa ngáy một cách tức thì, mang đến sự dễ chịu cho người bệnh.

Bên cạnh đó, hoạt chất berbagia trong lá ổi còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Vì vậy, ngoài tăng sức đề kháng và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại, nguyên liệu này còn thúc đẩy quá trình sửa chữa các tế bào da bị tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu là 1 nắm lá ổi, lưu ý chọn loại bánh tẻ, không quá già hoặc quá non.
  • Ngâm lá ổi trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại vài lần cho sạch.
  • Vò nhẹ lá ổi trước khi cho vào nồi, thêm khoảng 3 lít nước, rồi đun sôi trong 15 phút.
  • Đổ nước lá ổi ra chậu lớn và pha thêm nước lạnh.
  • Dùng nước này để tắm, còn bã lá ổi người bệnh có thể tận dụng chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.

17. Dùng mật ong

Dùng mật ong trị dị ứng thời tiết tại nhà khá đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể làm được, song lại mang đến hiệu quả điều trị khá cao. Theo nghiên cứu, trong mật ong có hàm lượng acid amin và vitamin dồi dào, nhờ đó có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm ngứa ngáy và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt.

Dùng mật ong trị dị ứng thời tiết tại nhà khá đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể làm được
Dùng mật ong trị dị ứng thời tiết tại nhà khá đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể làm được

Hướng dẫn thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị 2 – 3 thìa mật ong (tốt nhất là mật ong rừng).
  • Sau khi làm sạch vùng da bị mẩn ngứa, bạn dùng bông thấm dung dịch lên da.
  • Giữ nguyên trong khoảng 15 phút, chờ các tinh chất thẩm thấu vào sâu bên trong, rồi rửa lại với nước ấm.
  • Lưu ý không nên lưu lại mật ong quá lâu, vì đây là nguyên liệu có tính nóng, hoàn toàn có thể làm tổn thương da.

Lưu ý cần nhớ khi chữa dị ứng thời tiết tại nhà

Cách điều trị dị ứng thời tiết bằng nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà được nhiều người áp dụng. Bởi các mẹo này không chỉ mang đến tác dụng tốt mà còn rất an toàn, lành tính cho người dùng. Tuy nhiên, để phòng tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra và cải thiện triệu chứng nhanh chóng hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nhìn chung, các mẹo chữa dị ứng thời tiết phía trên chỉ phù hợp áp dụng cho bệnh ở thể nhẹ, chưa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ngay khi thấy tình trạng này nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị phù hợp.
  • Tuân thủ theo đúng liều lượng, cách dùng để đảm bảo an toàn và đẩy nhanh hiệu quả của phương pháp.
  • Do đây là các nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả thường chậm hơn, cần kiên trì áp dụng, tránh bỏ dở giữa chừng.
  • Người bệnh cần hạn chế gãi mạnh gây tổn thương da, để lại sẹo sau khi phục hồi.
  • Luôn giữ vệ sinh thân thể, điều này hỗ trợ hạ thân nhiệt, loại bỏ mồ hôi và dị nguyên ứ đọng. Nếu bị dị ứng thời tiết lạnh nên tắm nước ấm để giảm ngứa ngáy và không gây tổn thương cho da. Còn bị dị ứng thời tiết nóng nên chọn tắm nước mát để giảm viêm và làm dịu da.
  • Sau một thời gian áp dụng các phương pháp chữa trị trên những không thấy tình trạng cải thiện, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý phù hợp.
  • Trong quá trình điều trị nên kiêng ăn các loại hải sản, đồ tanh, rượu bia, chất kích thích, cùng cafe,… Đồng thời tích cực bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu dưỡng chất như trái cây, rau củ tươi, cá hồi, sữa chua,… để tăng cường sức khỏe và làm giảm độ nhạy cảm của hệ miễn dịch.
  • Thường xuyên uống nước (ít nhất 2 – 2.3 lít nước/ngày) cũng là cách giữ ẩm tự nhiên cho da và cân bằng thân nhiệt của cơ thể.
  • Vào những ngày nóng ẩm, các bạn không nên mặc quần áo bó sát, ưu tiên các trang phục rộng rãi, sử dụng chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Khi trời lạnh, bạn cần giữ ấm cho cơ thể và hạn chế tình trạng thoát hơi nước trên da bằng các loại quần áo dày.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 17 cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà an toàn, lành tính và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên bạn cần kiên trì áp dụng và kết hợp với một lối sống lành mạnh, khoa học để phục hồi những tổn thương trên da, cũng như hạn chế tình trạng này tái phát.

Đọc thêm tại đây

Cập nhật - 2:48 Chiều , 12/08/2023

Chia sẻ

Dị Ứng mỹ phẩm: Những Điều Bạn Cần Biết Và Cách Xử Lý

Tìm hiểu về dị ứng mỹ phẩm, biểu hiện và cách điều trị

Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng tương đối phổ biến, thường gặp ở nữ giới, nhất là chị em...
[Xem Ngay] Top 8 Cách Chữa Dị Ứng Mỹ Phẩm Trên Mặt

Top 8 cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt tốt cho da

Tình trạng dị ứng mỹ phẩm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể khiến da bị...
Người bệnh bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy kèm viêm mũi dị ứng khi bị dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là gì? Triệu chứng bệnh, điều trị, phòng ngừa

Dị ứng thời tiết, còn được gọi là dị ứng khí hậu hoặc dị ứng do điều kiện thời tiết,...
Dị Ứng Cơ Địa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả

Nhận biết dị ứng cơ địa, nguyên nhân và hướng điều trị bệnh

Bệnh dị ứng cơ địa thường gặp ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng (phụ nữ mang...
Dị Ứng Thời Tiết Có Được Tắm Không Và Cần Lưu Ý Điều Gì?

Dị Ứng Thời Tiết Có Được Tắm Không Và Cần Lưu Ý Điều Gì?

Dị ứng thời tiết có được tắm không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi xoay quanh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top