Top 5+ nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là phương pháp phổ biến nhất để tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm tiết niệu. Trước hết, người bệnh nên tìm hiểu một số loại kháng sinh được kê đơn và nguyên tắc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả cao nhất trong bài viết dưới đây. 

Chữa viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc
Chữa viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc

Nguyên tắc dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu

Để việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu mang lại hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần nắm được những nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Xác định nguyên nhân: Không được sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu bừa bãi vì thuốc có tác động trực tiếp đến một số cơ quan chức năng khác như gan, thận. Người bệnh nên đi khám để xác định được nguy cơ viêm nhiễm tiết niệu do đâu. Mỗi bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn tiết niệu do nhiều loại vi khuẩn khác nhau và cần đặc trị bởi thuốc khác nhau. Sử dụng sai thuốc có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Xác định các yếu tố phụ thuộc: Loại thuốc kháng sinh dùng điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vi khuẩn, sự kháng thuốc của vi khuẩn, tình trạng viêm nhiễm, cơ địa, chi phí điều trị…
  • Nguyên tắc liều lượng: Khi dùng kháng sinh trị viêm đường tiết niệu cần chú ý đến liều lượng sử dụng thuốc. Nồng độ kháng sinh nạp vào cơ thể (nồng độ trong nước tiểu) phải đủ lớn để ức chế hoạt động của vi khuẩn. Tuy nhiên cũng không được uống với liều lượng quá cao khiến người bệnh bị sốc thuốc và có nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Nguyên tắc phù hợp: Trong một số trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng máu, có các triệu chứng sốt rét hơn 39 độ, bạch cầu tăng cao bất thường cần tiêm thuốc tĩnh mạch ngay, sử dụng thuốc uống không có tác dụng.
  • Nguyên tắc thời gian: Không nên sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu quá 15 ngày/ đợt. Sau 1 hoặc 2 ngày sử dụng thuốc thì cần kiểm tra nước tiểu xem vi khuẩn âm tính hay dương tính. Trường hợp dương tính cần đổi thuốc điều trị do vi khuẩn kháng thuốc nên không có hiệu quả.

Như vậy để sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thì người bệnh cần phải đi thăm khám để biết được nguyên nhân và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ. Tránh trường hợp vi khuẩn kháng thuốc không có tác dụng điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

5+ nhóm kháng sinh chữa viêm tiết niệu thông dụng

Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu được chia thành nhiều nhóm khác nhau theo thành phần và công dụng. Dưới đây là một số loại thường được bác sĩ kê đơn và khuyến cáo sử dụng:

1. Nhóm  kháng sinh đặc trị viêm đường tiết niệu Penicillin

Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để điều trị viêm đường tiết niệu ở cả nam giới và nữ giới. Thuộc nhóm thuốc beta lactam, thuốc Penicillin tác dụng lên cả vi khuẩn nhóm Gram (+) và Gram (-) mang lại hiệu quả điều trị tích cực. Trong nhóm kháng sinh Penicillin có chứa 3 loại thuốc:

  • Penicillin G: Thuốc được sử dụng cho các trường hợp bị viêm nhiễm do vi khuẩn dưới dạng uống hoặc tiêm, giúp loại bỏ hiệu quả triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Khi dùng thuốc có thể có một số tác dụng phụ như đau cơ, loạn nhịp tim, nước tiểu sẫm màu… Liều dùng 2 – 5 triệu đơn vị UI với thuốc tiêm và 4 – 5 triệu đơn vị UI với thuốc uống.
  • Amoxicillin: Mỗi ngày người bệnh nên sử dụng từ 2 – 6g, một số tác dụng phụ do Amoxicillin như chảy máu âm đạo, vàng da, rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Cloxacillin: Mỗi ngày uống 1 – 3g. Có thể gây kích ứng nhẹ khi không hợp cơ địa, đau thắt bụng, chảy máu…
Penicillin thuốc kháng sinh đặc trị viêm đường tiết niệu
Penicillin thuốc kháng sinh đặc trị viêm đường tiết niệu

Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Penicillin có thể dùng được cả cho trẻ em, phụ nữ có thai và người già. Tuy nhiên một số trường hợp vi khuẩn kháng thuốc, người bệnh có thể tham khảo thêm các nhóm khác.

2. Nhóm thuốc chữa nhiễm khuẩn tiết niệu Cephalosporin

Cephalosporin cũng là nhóm thuốc kháng sinh beta lactam tương đối phổ biến sau Penicillin. Các loại thuốc thuộc nhóm Cephalosporin ức chế và triệt tiêu vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu đặc biệt là penicillinase.

Cephalexin thuốc chữa bệnh tiết niệu thuộc nhóm Cephalosporin
Cephalexin thuốc chữa bệnh tiết niệu thuộc nhóm Cephalosporin

Các loại thuốc thuộc nhóm Cephalosporin gồm có:

  • Cephaloridine: Thuốc thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ I, bệnh nhân có thể sử dụng 2g mỗi ngày. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ. Không nên dùng thuốc cho những người bị suy thận.
  • Cephalexin: Thuốc chỉ được kê đơn dành cho người lớn với liều lượng 2g mỗi ngày. Khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, ngứa âm đạo, tiêu chảy…
  • Cephapirin: Loại thuốc này chỉ có tác dụng lên các vi khuẩn Gram (+) và dùng tiêm trực tiếp vào bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Liều dùng quy định mỗi ngày 2g, thuốc không được dùng cho phụ nữ có bầu, trẻ em dưới 30 tháng.

XEM THÊM:

3. Nhóm kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Aminoglycosid

Trường hợp dùng kháng sinh trị viêm đường tiết niệu bằng nhóm Penicillin hoặc Cephalosporin mà vi khuẩn kháng lại thuốc thì người bệnh có thể chuyển sang dùng  Aminoglycosid. Các loại thuốc thuộc nhóm này được dùng để điều trị đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn nặng, chủ yếu dùng tiêm bắp và tĩnh mạch trực tiếp.

Một số loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thuộc nhóm Aminoglycosid gồm có:

  • Amikacin: Thuốc được dùng với liều lượng quy định là 15mg/1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Khi dùng thuốc một số trường hợp sẽ bị khó đi tiểu, ù tai, bụng đau quặn.
  • Tobramycin: Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch với liều lượng từ 3 – 5mg/ ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng có thể dùng kết hợp bổ sung với Penicillin hoặc Cephalosporin. Không dùng Tobramycin cho phụ nữ mang bầu, người bị suy thận, thăng bằng kém.
  • Gentamycin: Thuốc dùng để tiêm trực tiếp vào bắp mỗi ngày 3mg, Gentamycin thường được dùng cùng với nhóm Penicillin hoặc Cephalosporin để tăng hiệu quả điều trị.

Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Aminoglycosid khuyến cáo chỉ dùng cho các trường hợp người chưa bị suy thận, không mắc bệnh thận. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo pháp đồ điều trị của bác sĩ, tránh để bị kháng thuốc.

4. Nhóm Lincosamid hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Lincosamid là nhóm kháng sinh dùng cho viêm đường tiết niệu giúp làm gia tăng hiệu quả kháng khuẩn. Thuốc thường được kê kèm với các nhóm kháng sinh hoạt động mạnh như Penicillin hoặc Cephalosporin.

Clindamycin dùng kết hợp cùng với các nhóm kháng sinh khách làm tăng hiệu quả điều trị
Clindamycin dùng kết hợp cùng với các nhóm kháng sinh khách làm tăng hiệu quả điều trị

Lincomycin và Clindamycin là 2 loại thuốc nằm trong nhóm này có thể sử dụng theo đường tiêm hoặc đường uống mỗi ngày 600 – 1200mg. Mặc dù đây là thuốc thường được dùng để chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới nhưng không nên sử dụng kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid cho phụ nữ có thai.

5. Nhóm thuốc kê đơn chữa viêm tiết niệu Quinolon

Một số loại kháng sinh thuộc cả 4 thế hệ của nhóm Quinolon đều có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) theo cơ chế ngăn vi khuẩn hấp thụ protein để phát triển.

Tuy mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng nhưng nhóm thuốc kháng sinh Quinolon có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như gây ra viêm gân, co giật nên ít xuất hiện trong các đơn thuốc viêm đường tiết niệu. Thuốc cũng chống chỉ định dùng cho phụ nữ có bầu, đang nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em dưới 16 tuổi.

6. Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Sulfamid

Nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu Sulfamid có thể tác động lên hầu hết các loại vi khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp bệnh nhân kháng thuốc và không mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi nên thuốc nhóm Sulfamid ít được sử dụng.

Một số đầu thuốc thuộc nhóm Sulfamid gồm có:

  • Sulfadiazin: Mỗi ngày sử dụng 0,5g.
  • Sulfamethoxazol: Mỗi ngày uống 1g kết hợp với Trimethoprim
  • Sulfonamid: Mỗi ngày sử dụng từ 2-4g.

Nhóm Sulfamid có thể gây độc cho gan, thận nên người bệnh cần hạn chế sử dụng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khuyến cáo khi kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu luôn là một biện pháp đơn giản và nhanh chóng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên thuốc kháng sinh cũng là “kẻ thù” của nhiều cơ quan chức năng khác nên người bệnh cần hết sức lưu ý.

Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh nên uống nhiều nước mỗi ngày
Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh nên uống nhiều nước mỗi ngày
  • Viêm đường tiết niệu có chữa khỏi được không còn phụ thuộc vào phác đồ điều trị, việc sử dụng thuốc. Chỉ nên sử dụng thuốc khi được kê đơn và đã xác định được nguyên nhân chính xác.
  • Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu đúng giờ, đúng liều lượng để thuốc không bị nhờn và gây ra kháng thuốc.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục điều độ, đảm bảo an toàn.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, không nên nhịn tiểu gây hại thận và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường nước tiểu.
  • Không sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng sinh với nhau khi không có chỉ dẫn cụ thể.
  • Trong thời gian điều trị kháng sinh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế các đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích.
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu có thể gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt… Khi đó cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn xử lý.
  • Với các trường hợp bệnh nhân bị suy thận, suy gan có thể chữa viêm đường tiết niệu không dùng kháng sinh để đảm bảo an toàn.

Thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không vì thế mà người bệnh lạm dụng và dùng thuốc bừa bãi. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bệnh nhân cũng cần tham khảo ý kiến của cán bộ y tế. Tốt nhất là nên thăm khám để xác định nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Cập nhật - 12:03 Chiều , 01/08/2023

Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh hết bệnh?

Viêm Đường Tiết Niệu Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Hết Bệnh?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh là một trong những vấn đề...
Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ là bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo ý kiến của các...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

“Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc...
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Ở Nữ: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

“Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top