Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? 5 loại thuốc tốt nhất hiện nay

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là tâm lý dễ hiểu, bởi trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dược phẩm với bao bì, thành phần cũng như công dụng rất đa dạng. Để giúp người bệnh có được lựa chọn phù hợp nhất, chúng tôi xin tổng hợp thông tin đầy đủ qua bài viết dưới đây.

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh chính là vi khuẩn. Tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ ảnh hưởng của triệu chứng mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân. Dưới đây là danh sách 5 loại dược phẩm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong việc điều trị vấn đề viêm nhiễm tiết niệu:

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là loại thuốc có tác dụng khử trùng dạng yếu, thường được dùng để tiêu diệt vi khuẩn tồn tại trong đường tiết niệu, loại bỏ các dấu hiệu viêm đường tiết niệu.

Trong một số trường hợp, Mictasol Bleu được kê kèm với thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Nếu đang băn khoăn không biết viêm đường tiết niệu uống thuốc gì thì Mictasol Bleu là gợi ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? - Mictasol Bleu
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? – Mictasol Bleu

Thành phần: Thành phần chính của thuốc là hoạt chất methylene blue, một dạng chất khử oxy hóa có màu xanh làm.

Công dụng: Tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong đường tiết niệu.

Cách dùng: Mictasol Bleu có cách sử dụng như sau:

  • Thuốc được dùng qua đường uống, một liều thuốc phải uống với khoảng 240ml nước.
  • Thời gian uống thuốc thường là sau bữa ăn, mỗi ngày ba lần dùng, liều lượng mỗi lần phụ thuộc vào bác sĩ điều trị.
  • Không tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng mà không có chỉ định từ bác sĩ.

Chỉ định/chống chỉ định: Khi sử dụng thuốc Mictasol Bleu, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Mictasol Bleu được sử dụng với những người bị viêm đường tiết niệu và những người mắc chứng Methemoglobin huyết.
  • Không sử dụng trong trường hợp có các bệnh lý nền khác như thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase, bệnh thận và bệnh gan. Mictasol Bleu cũng không thích hợp với người đang dùng thuốc chống trầm cảm.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Tác dụng phụ: Mictasol Bleu có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Hiếm gặp: Lú lẫn, yếu sức, da xanh xao hoặc vàng vọt, nước tiểu đậm màu, sốt, nhịp tim nhanh và ngất xỉu.
  • Thường gặp: Đau cơ bắp, nước tiểu có màu xanh nhạt, chóng mặt, nhức đầu, ăn không ngon, đồ nhiều mồ hôi, nóng trong người và buồn nôn.

Giá bán: Trên thị trường hiện nay, Mictasol Bleu đang được bán với giá khoảng 50.000 VNĐ/5 vỉ x 10 viên/vỉ.

Nhóm thuốc trị viêm đường tiết niệu Quinolones

Quinolones là dạng dược phẩm kháng sinh có khả năng tiêu diệt cũng như ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Quinolones ảnh hưởng đến chức năng của hai loại enzyme được sản xuất bởi vi khuẩn là DNA gyrase và topoisomerase IV, nhờ đó mà hoạt động sống của vi khuẩn dần hao mòn.

Quinolones là nhóm thuốc được rất nhiều bác sĩ sử dụng trong phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu nữ và trả lời cho câu hỏi của các bệnh nhân đang thắc mắc: “Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?”. Chúng tập hợp một số loại thuốc kháng sinh tiêu biểu như cinoxacin, delafloxacin, ofloxacin,…

Nhóm thuốc kháng sinh Quinolones được sử dụng rộng rãi trọng điều trị viêm tiết niệu
Nhóm thuốc kháng sinh Quinolones được sử dụng rộng rãi trọng điều trị viêm tiết niệu

Công dụng: Quinolones thường được sử dụng với các bệnh lý nhiễm trùng dạng nặng liên quan đến vi khuẩn như viêm tiết niệu, viêm phổi,…

Cách dùng: Người bệnh dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu Quinolones cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thuốc được sử dụng trực tiếp thông qua đường uống. Thời gian dùng thuốc là sau bữa ăn, tuyệt đối không uống khi bụng rỗng. 
  • Liều lượng phụ thuộc vào đơn kê của bác sĩ, thông thường liều tối đa trong một ngày là 1000mg.

Chỉ định/chống chỉ định: Nhóm thuốc kháng sinh Quinolones được chỉ định/chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Thuốc dùng trong trường hợp nhiễm trùng nặng do vi khuẩn.
  • Không sử dụng thuốc nếu đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Không phù hợp với người bệnh nhiễm trùng xoang, viêm phế quản mức độ nhẹ hoặc những người có tiền sử bệnh gan và thận.

Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng Quinolones, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:

  • Hiếm gặp: Mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhạy cảm với ánh sáng, yếu cơ, động kinh, tăng đường huyết và rối loạn nhịp tim.
  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, chức năng gan bất thường, phan ban và nôn mửa.

Giá bán: Giá bán của Quinolones phụ thuộc vào loại thuốc cụ thể cũng như thương hiệu của chúng. Người bệnh có thể tham khảo tại các cửa hàng thuốc và dược phẩm.

ĐỌC NGAY:

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? –  Ceftriaxone

Ceftriaxone thuộc nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin, được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Thuốc hoạt động với nguyên lý ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ceftriaxone thường được bán dưới tên thương hiệu là Rocephin với dạng bào chế lỏng. Theo các chuyên gia, Ceftriaxone là lựa chọn rất đáng lưu tâm nếu bệnh nhân đang băn khoăn viêm đường tiết niệu uống thuốc gì.

Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu Ceftriaxone
Thuốc điều trị viêm đường tiết niệu Ceftriaxone

Thành phần: Thành phần chính của thuốc Ceftriaxone là hoạt chất ceftriaxone natri, muối dinatri, seaquater hydrate và tá dược vừa đủ.

Cách dùng: Ceftriaxone được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bắp tay với liều lượng như sau:

  • Trẻ em: Dùng từ 50 đến 75mg/kg cân nặng. Tổng liều lượng trong một ngày không được vượt quá 2g.
  • Người lớn: Người lớn dùng với liều lượng từ 1g đến 2g mỗi ngày, có thể chia thành 1 hoặc 2 lần.

Chỉ định/Chống chỉ định: Khi sử dụng thuốc Ceftriaxone, người bệnh cần chú ý vấn đề sau:

  • Chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng, ví dụ như viêm đường hô hấp, viêm tiết niệu, viêm da cấp tính,…
  • Ceftriaxone không thích hợp với trẻ sơ sinh chưa đủ 28 ngày tuổi, phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.

Tác dụng phụ: Thuốc Ceftriaxone có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Hiếm gặp: Đau dạ dày dữ dội, đi ngoài ra máu, sốt, ớn lạnh, da xanh xao, nhức đầu, tức ngực, khó thở, tiểu ra máu, tiểu khó.
  • Thường gặp: Tiêu chảy, ngứa ngáy vùng kín, cảm giác căng cứng ở vùng tiêm thuốc, phát ban.

Giá bán: Do thuốc là dạng tiêm được sử dụng chủ yếu ở các bệnh viện và cơ sở y tế nên giá bán tùy thuộc vào địa chỉ người bệnh khám chữa.

Thuốc đặc trị viêm đường tiết niệu Nitrofurantoin

Nếu chưa biết viêm đường tiết niệu uống thuốc gì thì bệnh nhân không thể bỏ qua Nitrofurantoin. Đây là dạng thuốc kháng sinh mạnh, thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn, ví dụ viêm tiết niệu không biến chứng.

Thuốc hoạt động với nguyên lý chính là ngăn chặn quá trình tổng hợp DNA và protein ở vi khuẩn, khiến chúng mất nguồn dinh dưỡng và bị tiêu diệt. Nitrofurantoin cũng được biết đến là một trong những loại thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nam giới khá phổ biến.

Nitrofurantoin là thuốc chữa viêm đường tiết niệu được nhiều người lựa chọn
Nitrofurantoin là thuốc chữa viêm đường tiết niệu được nhiều người lựa chọn

Thành phần: Thành phần chính của Nitrofurantoin là hoạt chất nitrofurantoin (thường với liều lượng 50mg hoặc 100mg). Ngoài ra, thuốc còn có một số tá dược khác như lactose, tinh bột, ngô, magie stearat và natri glycolat. 

Công dụng: Nitrofurantoin thường được dùng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ, ví dụ như viêm bàng quang, thận, niệu đạo và niệu quản. 

Cách dùng: Cách sử dụng thuốc Nitrofurantoin như sau:

  • Dùng trực tiếp qua đường miệng với nước. Thuốc cũng có thể được dùng với sữa hoặc thức ăn lỏng.
  • Liều dùng với người lớn là 1 viên Nitrofurantoin 50mg hoặc 100mg cho một lần uống, sử dụng bốn lần/ngày. Thời gian dùng thuốc kéo dài ít nhất bảy này.
  • Trẻ em từ ba tháng tuổi trở lên dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.

Chống chỉ định: Thuốc Nitrofurantoin không thích hợp với những trường hợp:

  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Trẻ em dưới ba tháng tuổi.
  • Người đang bị tiểu đường, thiếu máu hoặc mắc các bệnh liên quan đến thận – phổi và người mẫn cảm với hoạt chất nitrofurantoin.

Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm đường tiết niệu nam Nitrofurantoin, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Hiếm gặp: Tiểu chảy ra nước hoặc có máu, ngực quặn thắt và khó thở, ho nhiều, sốt, ớn lạnh, tê ngứa tay chân, nôn mửa và chán ăn.
  • Thường gặp: Nhức đầu, chóng mặt, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy nhẹ, phụ nữ có thể bị ngứa ngáy ở âm đạo kèm với dịch tiết bất thường.

Giá bán: Giá bán của thuốc tùy thuộc vào đơn vị cung cấp sản phẩm. Người bệnh có thể liên hệ với nhà thuốc địa phương hoặc các shop dược phẩm online để biết thêm chi tiết.

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? – Fosfomycin

Trong số các loại thuốc xuất hiện trong danh sách “Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?”, Fosfomycin được đánh giá khá cao bởi các chuyên gia. Đây là một loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. 

Fosfomycin được áp dụng với nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng
Fosfomycin được áp dụng với nhiều bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng

Bên cạnh mục đích sử dụng chính là điều trị viêm tiết niệu – bàng quang, Fosfomycin cũng có thể dùng với một số bệnh lý viêm nhiễm khác như nhiễm trùng tái phát, viêm tiền liệt tuyến,…

Thành phần: Thành phần chính trong thuốc Fosfomycin là axit muối đơn chức fosfomycin tromethamine, kèm theo đó là một số phụ phẩm như saccharin và sucrose.

Cách sử dụng: Fosfomycin có cách sử dụng như sau:

  • Vì Fosfomycin là thuốc dạng bột nên phải được pha loãng với nước trước khi dùng. Lượng nước dùng pha thuốc khoảng ½ cốc, không được pha thuốc với nước nóng.
  • Liều dùng thường là một gói thuốc/lần, dùng một lần mỗi ngày.

Chỉ định/chống chỉ định: Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng Fosfomycin:

  • Thuốc Fosfomycin thường được chỉ định với những trường hợp: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang cấp tính không biến chứng, viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn, viêm tủy xương, viêm tiền liệt tuyến,..
  • Thận trọng nếu người bệnh có tiền sử mẫn cảm với thành phần thuốc. Phụ nữ đang trong thai kỳ cần tham khảo lời khuyên của chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Fosfomycin chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Fosfomycin, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng bất thường sau đây:

  • Hiếm gặp: Đi ngoài phân lỏng nhiều nước hoặc có máu, tình trạng viêm bàng quang (nóng rát khi tiểu tiện, đau tức bụng dưới).
  • Thường gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhẹ, yếu sức, đau lưng, ngứa vùng kín.

Giá bán: Trên thị trường hiện nay, 1 lọ Fosfomycin dung tích 300ml đang được bán với mức giá khoảng 110.000 VNĐ.

Lưu ý khi mua và sử dụng thuốc viêm đường tiết niệu

Để đảm bảo quá trình điều trị viêm đường tiết niệu an toàn và hiệu quả, người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Thăm khám trước khi mua thuốc: Với các tình trạng liên quan đến nhiễm trùng và cần sử dụng kháng sinh, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán và kê đơn. Bệnh nhân không nên tự ý tham khảo thông tin trên internet và mua thuốc uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Việc thăm khám trước cũng giúp người bệnh tránh được nguy cơ tương tác thuốc, nhất là đối với trẻ bị viêm đường tiết niệu.
  • Mua thuốc tại các địa chỉ uy tín: Người bệnh tốt nhất nên đến các nhà thuốc trực thuộc bệnh viện để mua dược phẩm thay vì đặt hàng online. Điều này giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng.
  • Dùng thuốc theo đúng đơn kê: Tác dụng của thuốc phát huy tốt nhất khi người bệnh dùng đúng liều, đúng giờ và đủ ngày điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người bệnh lỡ bỏ quên liều thì không nên bổ sung vào lần uống kế tiếp mà nên tiếp tục uống như bình thường.
  • Không sử dụng các loại thuốc thảo dược khác: Nhiều bệnh nhân thường tự ý áp dụng thêm các loại thuốc dân gian thảo dược tại nhà khác bên cạnh thuốc Tây y. Điều này có thể gây ra những tương tác thuốc có hại cho sức khỏe. Nếu muốn sử dụng các bài thuốc thảo mộc, tốt nhất là bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị trước.

Hy vọng với những thông tin hữu ích nêu trên, bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?”. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị Tây y, người bệnh cũng đừng quên xây dựng một lối sống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo quá trình hồi phục tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cập nhật - 2:41 Chiều , 09/06/2023

Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ do đâu? Phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ là bệnh lý thường gặp hiện nay. Theo ý kiến của các...
Tại sao viêm đường tiết niệu tiểu ra máu? Biện pháp xử lý hiệu quả

Tại sao viêm đường tiết niệu tiểu ra máu? Biện pháp xử lý hiệu quả

Viêm đường tiết niệu tiểu ra máu là triệu chứng nhiều bệnh nhân gặp phải. Nếu không thăm khám và...
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Ở Nữ: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

“Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc...
Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu [Cập nhật mới nhất]

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu [Cập nhật mới nhất]

Phác đồ điều trị viêm đường tiết niệu là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm khi mắc bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top