Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu Ở Nữ: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày của người bệnh. Không những vậy, tình trạng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới được hiểu đơn giản là tình trạng nhiễm trùng hệ thống tiết niệu. Vấn đề này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào thuộc hệ tiết niệu, ví dụ như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, nhiễm trùng bàng quang là dạng phổ biến nhất, từ khu vực này vi khuẩn có thể lây lan lên thận hoặc tấn công xuống niệu quản dễ dàng.

Theo các nghiên cứu khoa học, khả năng nữ giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể cao gấp 30 lần so với nam giới. Ngoài ra, bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến 4 trên 10 phụ nữ, mỗi người có thể mắc ít nhất một lần trong suốt vòng đời của họ. 

Viêm đường tiết niệu là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu là tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ

Nguyên nhân khiến bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ chiếm tỷ lệ cao như vậy là vì niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) của họ ngắn hơn so với đàn ông. Không những vậy, lỗ niệu đạo của phụ nữ cũng rất gần với âm đạo và hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu dễ dàng hơn.

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở nữ

Nguyên nhân bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường là do vi khuẩn, ví dụ như Escherichia coli. Một số trường hợp khác là do nhiễm nấm men nhưng tỷ lệ thường hiếm hơn so với vi khuẩn. Khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào cơ thể, chúng thường bám trên thành mạch của niệu đạo, bàng quang hoặc niệu quản rồi bắt đầu sinh sôi và gây ra tình trạng viêm sưng khó chịu.

Bên cạnh nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới nêu trên, bệnh lý này còn có thể là hệ quả của một trong những vấn đề sau đây:

  • Hoạt động tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn có thể khiến bệnh nhân bị lây nhiễm một số bệnh tình dục từ đối phương. Những vi khuẩn này sau đó có thể di chuyển đến lỗ niệu đạo, xâm nhập vào hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai có chất diệt tinh trùng: Một số loại bao cao có chứa chất diệt tinh trùng ở bên ngoài màng ngăn. Loại chất hóa học này có khả năng làm mất cân bằng môi trường trong vùng kín bằng cách tiêu diệt các lợi khuẩn bảo vệ cho hệ tiết niệu. Điều này có thể là nguy cơ dẫn đến việc bị viêm đường tiết niệu ở nữ.
  • Đang trong thời gian thai kỳ: Mang thai cũng có thể là nguyên nhân bị viêm tiết niệu ở phụ nữ. Khi hormone nội tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến môi trường bên trong đường tiết niệu, khiến viêm nhiễm dễ xảy ra hơn. Một số trường hợp thai nhi phát triển quá lớn còn có thể chèn ép lên bàng quang, khiến quá trình đào thải kém hiệu quả, nước tiểu bị tồn đọng sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu.
  • Thời kỳ hậu mãn kinh: Sau khi chấm dứt thời kỳ kinh nguyệt, một số lượng lớn hormone nội tiết tố estrogen bị mất đi khiến các mô âm đạo trở nên mỏng và khô hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và tấn công hệ thống tiết niệu.
  • Các tình trạng y tế khác: Có một số tình trạng y tế có khả năng dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ, ví dụ như đái tháo đường, sỏi thận, sỏi bàng quang, đặt ống thông tiểu, viêm nhiễm sau phẫu thuật,..

Dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Các dấu hiệu bị viêm đường tiết niệu ở nữ thường có thể bao gồm: 

  • Tình trạng đau rát và nhói buốt rất khó chịu khi đi tiểu tiện.
  • Thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu nhưng lượng chất lỏng thải ra không nhiều.
  • Cảm giác đau âm ỉ kèm theo căng cứng ở vùng bụng nằm dưới lỗ rốn.
  • Nước tiểu có mùi hôi nồng khó chịu hơn bình thường. 
  • Nước tiểu có màu sẫm đục hoặc có lẫn máu tươi. Nếu gặp dấu hiệu của viêm đường tiết niệu ở nữ này, bệnh nhân cần báo ngay với bác sĩ.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, run rẩy hoặc mất sức ở hai chi dưới.
  • Sốt cao – đây có thể là dấu hiệu của vấn đề viêm nhiễm bể thận.
Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn đi tiểu
Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn đi tiểu

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có nguy hiểm không? Gây vô sinh không?

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến triệu chứng hoặc nguyên nhân, có không ít bệnh nhân cũng thắc mắc liệu viêm tiết niệu có thể gây ra những biến chứng gì hay viêm đường tiết niệu ở nữ có gây vô sinh không.

Theo các bác sĩ, nếu tình trạng nhiễm trùng này không được giải quyết sớm, nó có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của hệ tiết niệu và sức khỏe. Viêm đường tiết niệu mãn tính ở nữ giới có thể gây ra một số biến chứng xấu sau đây:

  • Nhiễm trùng thận: Nhiễm trùng thận khiến thận không thể đào thải chất lọc và loại bỏ độc tố trong máu, khiến sức khỏe người bệnh chịu hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí có một số trường hợp thận bị phá hủy hoàn toàn và mất chức năng, người bệnh buộc phải tìm đến sự trợ giúp của thận nhân tạo.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn từ thành mạch của các bộ phận thuộc đường tiết niệu có thể tấn công vào đường máu, dẫn đến nhiễm trùng máu. Biến chứng này có tỷ lệ hiếm gặp hơn nhưng ảnh hưởng nó gây ra lại rất nặng nề, đặc biệt là có thể khiến người bệnh tử vong. 

Đối với vấn đề viêm tiết niệu gây vô sinh, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ báo cáo y học nào đề cập đến. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị viêm nhiễm trong quá trình mang thai do ảnh hưởng của hormone thì cần đặc biệt thận trọng. Lý do là vì tình trạng này rất dễ gây ra nhiễm trùng thận cũng như một số vấn đề liên quan đến thai kỳ như sinh non, trẻ sơ sinh bị thiếu cân và tiền sản giật.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Các hình thức chẩn đoán phổ biến nhất

Chẩn đoán bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ thường bắt đầu với việc kiểm tra tình trạng thể chất và các dấu hiệu bất thường mà người bệnh gặp phải. Sau đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm chuyên sâu. Mẫu bệnh phẩm phải là nước tiểu giữa dòng, kết quả xét nghiệm giúp chuyên gia xác định chính xác loại vi khuẩn hoặc nấm men gây ra viêm nhiễm.

Nếu người bệnh đã có tiền sử bị nhiễm trùng đường tiết niệu trước đó, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kiểm tra để loại trừ các khả năng bệnh lý khác. Chúng gồm có:

  • Chụp tia X bàng quang: Phương pháp này sử dụng một loại tai X đặc biệt có thể giúp các chuyên gia nhận định rõ ràng và chính xác tình trạng hiện tại của bàng quang, bao gồm cả vấn đề viêm sưng hay có sỏi.
  • Soi bàng quang: Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi dài và mảnh để đưa qua lỗ niệu đạo tiến vào bên trong bàng quang. Đầu ống có gắn máy nội soi giúp họ xem xét cụ thể vấn đề mà hệ thống tiết niệu đang gặp phải.
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có thể được chẩn đoán bằng soi bàng quang
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có thể được chẩn đoán bằng soi bàng quang

Điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị. Dưới đây là những biện pháp chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ phổ biến nhất hiện nay:

Cách điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà

Các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hầu hết có tác dụng bổ trợ trong quá trình điều trị, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

Bài thuốc từ quả việt quất

Nhiều nghiên cứu chỉ ra quả việt quất có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh viêm nhiễm tiết niệu. Các hoạt chất chống oxy hóa trong loại quả này giúp hạn chế vi khuẩn bám trên thành bàng quang và cải thiện tình trạng đi tiểu đau rát.

Thành phần: Việt quất tươi, nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Việt quất sơ chế sạch thì cho vào máy xay sinh tố, thêm nước và nghiền nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp qua rây để thu lấy nước cốt, người bệnh nên dùng uống trong ngày.

Bài thuốc từ giấm táo

Giấm táo có chứa nhiều axit lactic giúp đảm bảo cân bằng môi trường hệ tiết niệu đồng thời có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ từ giấm táo thích hợp dùng với cả phụ nữ trong thai kỳ.

Giấm táo có khả năng ức chế vi khuẩn
Giấm táo có khả năng ức chế vi khuẩn

Thành phần: 2 thìa cà phê giấm táo, 1 cốc nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Cho 2 thìa giấm táo vào nước, khuấy đều.
  • Người bệnh uống trực tiếp nước giấm táo, mỗi ngày một cốc.

Biện pháp Tây y

Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ theo Tây y phần lớn là áp dụng các loại thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn cũng như cải thiện những triệu chứng khó chịu mà bệnh nhân gặp phải. Một số thuốc Tây y được dùng nhiều nhất trong phác đồ điều trị viêm tiết niệu là:

  • Thuốc kháng sinh: Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn đều phải sử dụng kháng sinh. Loại thuốc này có thể giúp ức chế quá trình tổng hợp protein ở vi khuẩn, khiến hoạt động sống của chúng bị rối loạn rồi dẫn đến tự hủy. Ví dụ: Trimethoprim, nitrofurantoin, ciprofloxacin, cephalexin,..
  • Thuốc giảm đau: Đối với một số trường hợp bệnh nhân gặp phải triệu chứng đau tức bụng dưới kéo dài, bác sĩ thường khuyến khích sử dụng một số thuốc giảm đau liều nhẹ như acetaminophen và ibuprofen. Tuy nhiên, thời gian dùng những loại thuốc này tối đa là 10 ngày, vì nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Liệu pháp estrogen âm đạo: Với những bệnh nhân bị viêm tiết niệu do vấn đề hormone nội tiết tố, một số thuốc estrogen âm đạo có thể là giải pháp hữu hiệu. Chúng thường giúp cải thiện tình trạng khô ráp và ngứa ngáy vùng kín cũng như cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Ví dụ: Imvexxy, vagifem cream,…

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng Đông y

Đông y thường được áp dụng với những người bệnh ở mức độ nhẹ, nhiễm trùng chưa ảnh hưởng quá nhiều đến các khu vực bên trong đường tiết niệu. Một số bài thuốc Đông y nữ giới nên tham khảo:

Bài thuốc số 1

Bài thuốc dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu – bàng quang, với các triệu chứng đặc trưng như bụng dưới đau tức, sốt, đi tiểu lẫn máu.

Bài thuốc Đông y hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh viêm tiết niệu
Bài thuốc Đông y hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh viêm tiết niệu

Thành phần: Bạch linh, bán hạ, đăng tâm, hoàng bá, chi tử, bồ công anh, sa tiền, trư linh, sinh địa,.. 

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc cùng với nước lọc cho đến khi sôi bùng lên thì tắt bếp.
  • Chắt thuốc vào bát, đợi nguội rồi dùng uống trong ngày.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc số 2 thích hợp dùng với người mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ đang gặp tình trạng tiểu đục, tiểu nhiều lần kèm theo đó là nước tiểu có mùi hôi nồng. Công dụng chính của bài thuốc là thanh trừ nhiệt độc, lợi tiểu và bổ khí huyết.

Thành phần: Bạch linh, tỳ giả, cam thảo, ích trí nhân và ô dược.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc bỏ vào nồi đun cùng nước lọc trong khoảng 15 phút.
  • Thuốc nên dùng khi còn ấm, sau mỗi bữa ăn trong ngày.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc số 3 được sử dụng với bệnh nhân viêm nhiễm tập trung ở bể thận, với các dấu hiệu như cơ thể suy nhược, đi tiểu ít nước, bụng trướng.

Thành phần: Phụ tử, thổ phục, mã đề, bạch truật, nhục quế, trư linh, trạch tả, xa tiền tử, tỳ giải,..

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc sắc trong khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước cốt cho người bệnh dùng, sử dụng mỗi ngày một thang thuốc.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đối với chế độ chăm sóc tại nhà, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm thu nạp vào trong cơ thể hàng ngày. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên xây dựng một thực đơn dinh dưỡng như sau:

  • Các loại thực phẩm cần bổ sung: Thực phẩm tốt cho người bệnh là những loại giàu chất chống oxy hóa và có tính axit nhẹ, có khả năng cân bằng độ pH cho nước tiểu. Chúng gồm có rau xanh đậm, việt quất, các loại trái cây có múi, chocolate, sữa chua không đường,… Người bệnh cũng nên bổ sung thêm một số loại thức uống như trà xanh, cà phê và trà đen.
  • Các loại thực phẩm nên tránh: Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán, hamburger, các loại đồ uống có cồn như rượu bia hoặc đồ uống nhiều đường như soda và nước ngọt.
Việt quất là một trong những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu
Việt quất là một trong những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Để phòng tránh viêm đường tiết niệu, chị em phụ nữ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu, hạn chế nhịn đi tiểu quá lâu (3 hoặc 4 giờ) vì nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Cố gắng đi tiểu trước và sau khi quan hệ để hạn chế vi khuẩn tấn công lỗ niệu đạo và âm đạo.
  • Dùng giấy vệ sinh lau từ đằng trước ra đằng sau. Điều này giúp chị em hạn chế được vấn đề vi khuẩn từ hậu môn tấn công lỗ niệu đạo.
  • Uống đủ nước, các chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên uống đủ 2 lít nước hàng ngày.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín và hậu môn mỗi ngày bằng các loại xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Không sử dụng các biện pháp thụt rửa sau vì chúng rất dễ gây viêm nhiễm.
  • Lựa chọn các loại đồ lót có chất liệu thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt. Chị em cũng nên thay đồ ngay sau khi tập thể thao để hạn chế mồ hôi tích tụ ở vùng kín.

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ có thể là mối nguy cơ tiềm ẩn cho rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy, chị em phụ nữ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường thì cần ngay lập tức đi thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất, tránh biến chứng của bệnh.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cập nhật - 12:43 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là như thế nào? Các chỉ số quan trọng

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là như thế nào? Các chỉ số quan trọng

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu là bước quan trọng khi thăm khám và điều trị bệnh lý này. Sau...
Chuyên gia giải đáp: Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?

Chuyên gia giải đáp: Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?

“Viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi?” là câu hỏi của nhiều người bệnh thắc mắc khi mắc bệnh...
Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng

Bật mí 11 mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bà mẹ. Bởi...
Top 5+ nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Top 5+ nhóm thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất

Dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là phương pháp phổ biến nhất để tiêu diệt vi khuẩn, kháng...
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt và sự phát triển...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top