Viêm đường tiết niệu

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp, gây tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để, bệnh có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng thận, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe sinh sản. Do vậy, nắm bắt thông tin về bệnh và chủ động thăm khám khi có dấu hiệu cảnh báo là điều cần thiết.

Định nghĩa

Viêm đường tiết niệu tiếng Anh là Urinary Tract Infection (UTI) là tình trạng đường tiết niệu bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn hoặc tác nhân gây hại nào đó. Trên thực tế, tuy lành tính nhưng bệnh lại gây đau rát khi tiểu tiện, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu

Bệnh lý này có thể xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ lần lượt là 20% và 40%. Theo các bác sĩ, tỷ lệ nữ giới bị viêm đường tiết niệu cao hơn là do niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam giới, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Y học hiện chia viêm đường tiết niệu thành 2 loại:

  • Viêm đường tiết niệu cao: Gồm các viêm nhiễm ở thận, niệu quản.
  • Viêm đường tiết niệu thấp: Gồm các viêm nhiễm ở bàng quang, tuyến tiền liệt và niệu đạo.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu phổ biến nhất là do vi khuẩn E.coli cùng một số vi khuẩn khác như: Klebsiella, Enterobacter, Chlamydia, vi khuẩn lậu cầu,... Khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn này sẽ phát triển, làm tổn thương đường tiết niệu, gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Dưới đây là các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu phổ biến:

  • Do nhiễm khuẩn E.Coli: 90% bệnh nhân viêm đường tiết niệu có liên quan đến khuẩn E.Coli. Đây là loại vi khuẩn có ở đường ruột, sau khi theo phân ra ngoài chúng lại đi ngược vào đường tiết niệu thông qua hoạt động tình dục hoặc việc đặt các dụng cụ dẫn lưu, đưa ống nội soi qua niệu đạo.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu

  • Do quan hệ tình dục: Khi “giao ban” quá trình cọ xát của “cậu nhỏ” vào bên trong “cô bé” có thể mang theo vi khuẩn. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào âm đạo rồi di chuyển lên bàng quang rồi gây ra viêm nhiễm.
  • Nhịn tiểu quá nhiều: Nước tiểu luôn tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định. Vì vậy, nếu nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến nồng độ vi khuẩn tăng lên, tấn công bàng quang và gây nên viêm nhiễm.
  • Lau vùng kín sai cách: Sau khi đi vệ sinh, nữ giới thường có thói quen lau từ sau ra trước. Hành động tưởng chừng như vô hại này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín rồi gây ra các viêm nhiễm.
  • Do quá trình mãn kinh: Bước vào thời kỳ mãn kinh, hệ nội tiết của nữ giới bị suy giảm. Đồng thời, lớp niêm mạc âm đạo, bàng quang mỏng dần làm cho khả năng chống lại vi khuẩn yếu dần đi làm gia tăng các viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Triệu chứng

Các triệu chứng điển hình nhất của viêm đường tiết niệu là tiểu buốt, nước tiểu đục bất thường, đau âm ỉ vùng thắt lưng,... Do những khác biệt về cấu tạo cơ quan sinh dục mà các biểu hiện cụ thể ở nam giới sẽ khác biệt so với nữ giới.

Biểu hiện của viêm đường tiết niệu nam giới

Ở nam giới, viêm đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Tiểu rắt: Bệnh có thể khiến nam giới đi tiểu đến 10 lần/ngày, mỗi lần tiểu tiện lượng nước tiểu ra rất ít.
  • Tiểu buốt: Dọc niệu đạo xuất hiện cảm giác đau buốt như bị kim đâm. Khi tiểu tiện, niệu đạo đau buốt khiến nam giới vô cùng khó chịu.
  • Tiểu ra máu: Tình trạng viêm nhiễm có thể khiến cho nước tiểu của nam giới xuất hiện các sợi máu màu đỏ, đôi khi chuyển sang màu đục hoặc màu hồng.
  • Dương vật tiết dịch bất thường: Lượng nhỏ dịch sẽ xuất hiện bất thường ở đầu dương vật.
  • Đau khi quan hệ: Đường niệu đạo của nam giới đóng vai trò chính trong việc phóng tinh nên khi xuất tinh, quý ông sẽ cảm thấy đau, thậm chí trong tinh dịch còn lẫn máu.
  • Xuất hiện các cơn đau âm ỉ: Vùng hông, lưng của nam bị đau âm ỉ, cơn đau thường kéo dài trong vài ngày. Kèm theo đó, đấng mày râu còn buồn nôn, sốt cao, luôn có cảm giác mệt mỏi.

Viêm đường tiết niệu gây đau âm ỉ
Viêm đường tiết niệu gây đau âm ỉ

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Các biểu hiện bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ tương tự như ở nam giới. Bệnh có thể gây ra chứng rối loạn tiểu tiện với các triệu chứng rõ ràng như:

  • Tiểu rắt: Chị em thường xuyên buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu tiết ra lại rất ít, sau khi đi cảm giác buồn tiểu vẫn còn và gần như không hết.
  • Tiểu nóng: Cảm giác đau buốt, nóng rát ở âm đạo mỗi lần tiểu tiện. Đồng thời, nước tiểu của người bệnh sẽ có màu đục và khai nồng.
  • Các dấu hiệu toàn thân: Đau mạn sườn, buồn nôn, đau lưng, sốt nhẹ. Đây là những dấu hiệu khi viêm nhiễm đã lan đến thận và bể thận.

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Có lây không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận - Tiết niệu, viêm đường tiết niệu là bệnh lành tính, chủ yếu khiến bệnh nhân mệt mỏi mỗi lần tiểu tiện. Ngoài ra, các cơn đau âm ỉ có thể khiến người bệnh khó tập trung vào công việc và tham gia các hoạt động sống một cách thoải mái.

Viêm -đường tiết niệu có nguy hiểm không
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không

Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài không điều trị, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Tổn thương hệ thống tiết niệu: Tình trạng viêm nhiễm mãn tính khi không được điều trị kịp thời có thể khiến nước tiểu lẫn máu, thậm chí là có mủ và mùi hôi. Lúc này, phần niêm mạc của đường tiết niệu đã bị tổn thương nghiêm trọng
  • Nhiễm trùng thận: Khi viêm nhiễm không được loại bỏ triệt để, các vi khuẩn có thể di chuyển lên trên và gây tổn thương cho thận. Nghiêm trọng hơn cả là tình trạng nhiễm trùng thận, suy thận.
  • Nhiễm trùng máu: Nếu tình trạng viêm tái phát đi tái phát lại nhiều lần có thể “mở đường” cho vi khuẩn đi vào máu, làm nhiễm trùng toàn thân. Lúc này, người bệnh có thể có các biểu hiện sau: Hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, sốt cao.
  • Đe dọa sảy thai: Phụ nữ đang mang thai nếu không may bị viêm đường tiết niệu sẽ cản trở quá trình phát triển của bào thai, gây nhiễm trùng nước ối, thậm chí là đe dọa sinh non.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Đường tiết niệu bị viêm có thể khiến ống dẫn trứng tắc, hạn chế khả năng gặp trứng của tinh trùng nên khó thụ thai. Lâu dần, gây ra tình trạng vô sinh ở nữ.
  • Hẹp niệu đạo: Tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần có thể làm cho nam giới đi lại khó khăn, đau đớn mỗi lần tiểu tiện do ống niệu đạo bị thu hẹp.
  • Suy giảm chức năng tình dục: Nếu đường tiết niệu bị viêm, nữ giới có thể bị đau bụng dưới, âm đạo đau mỏi. Còn ở nam giới, bệnh lý này có thể gây rối loạn cương dương, gây đau khi xuất tinh. Khi đó, người bệnh sợ giao hợp, không có ham muốn, làm chất lượng tình dục giảm đáng kể.

Bên cạnh các biến chứng, viêm đường tiết niệu có lây không cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực tế, bản chất của bệnh lý này là không lây nhiễm khi tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, khi quan hệ tình dục, vi khuẩn của người bệnh có thể lây sang bạn tình, gây ra một số vấn đề về phụ khoa/nam khoa. Do vậy, khi “giao ban” cần sử dụng bao cao su, tốt nhất là kiêng quan hệ tình dục trong quá trình trị bệnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác mức độ viêm nhiễm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước tiểu. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm nhiều lần, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để phát hiện bất thường của nước tiểu. Bao gồm:

  • Siêu âm, chụp CT: Cho kết quả hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ có kết luận chính xác về tình trạng viêm nhiễm.
  • Nội soi bàng quang: Biện pháp này thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị viêm nhiễm tái phát. Để thực hiện, một ống dài mềm, đầu gắn đèn và camera được đưa vào niệu đạo rồi luồn lên bàng quang để quan sát.

Lưu ý: Khi lấy nước tiểu để xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần lấy nước tiểu ở giữa dòng. Trong một vài trường hợp, công nghệ nuôi cấy vi khuẩn của nước tiểu sẽ được áp dụng để xác định nồng độ vi khuẩn cũng như loại kháng sinh phù hợp với người bệnh.

Biện pháp điều trị

Nguyên tắc trong điều trị viêm đường tiết niệu nam và nữ là loại bỏ vi khuẩn, triệt tiêu tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời, hạn chế các nguy cơ làm gia tăng viêm nhiễm. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh từ dân gian, Tây y và Đông y người bệnh có thể tham khảo.

Các biện pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Với những nguyên liệu tự nhiên, các biện pháp dân gian được đánh giá là lành tính, mang lại hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bệnh nhân:

Tỏi sống

Tỏi là loại củ gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Không chỉ giúp kích thích vị giác, tỏi còn được xem là vị thuốc giúp tiêu viêm, diệt vi khuẩn hiệu quả. Việc sử dụng tỏi chữa viêm đường tiết niệu tại nhà được dân gian đánh giá cao.

Tỏi sống
Tỏi sống

Trong tỏi có chứa nhiều allicin - kháng sinh chống viêm, cùng với đó là các vitamin A, B, C, khoáng chất,... Vì vậy, tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm của tỏi luôn được đánh giá cao.

Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày ăn 3-4 tép tỏi sống, duy trì trong vài ngày sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Trước khi ăn, nên thái tỏi thành những lát mỏng và để ngoài không khí khoảng 15 phút cho các hoạt chất có trong tỏi kết hợp với oxy. Quá trình này sẽ tạo ra các hoạt chất chống viêm, chống ung thư hiệu quả.

Nha đam (lô hội)

Là loại cây có tác dụng sát khuẩn, chống viêm hiệu quả. Các chất có trong nha đam giúp ức chế hoạt động sản xuất các axit của cơ thể, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm đáng kể.

Cách sử dụng:

  • Xay nhuyễn lá nha đam, lọc lấy phần bã để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 2 ly để đem lại hiệu quả mong muốn.
  • Lưu ý chỉ nên sử dụng lớp cùi bên trong của nha đam, không dùng phần vỏ vì nó có chứa nhiều độc tố.

Lá trà xanh

Lá trà xanh được nhiều người nhắc đến với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Việc sử dụng lá trà xanh hỗ trợ điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn được đánh giá cao.

Cách sử dụng:

  • Đem lá trà xanh đi rửa sạch, sau đó đun sôi để lấy nước uống hằng ngày. Có thể kết hợp sử dụng nước lá chè tươi để rửa niệu đạo nhằm tăng cường hiệu quả trị viêm.
  • Những người thiếu máu, phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp… không nên uống quá 2 tách trà mỗi ngày.

Các biện pháp Tây y

Trong điều trị bệnh lý do viêm nhiễm này, bác sĩ luôn chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn. Đây cũng là cách giúp ngăn chặn các nguy cơ tái phát bệnh.

Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh theo phác đồ sau:

  • Uống thuốc kháng sinh trong vòng 5-7 ngày. Những bệnh nhân bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần có thể phải dùng thuốc trong thời gian dài hơn (10-14 ngày).
  • Ở các bệnh nhân bị viêm nhiễm do quan hệ sẽ phải dùng thuốc điều trị bệnh về tình dục. Đồng thời kiêng quan hệ, bạn tình cũng phải kết hợp điều trị để đem lại hiệu quả cao nhất.
  • Trường hợp người bệnh có những diễn biến nặng sẽ được yêu cầu nhập viện để theo dõi. Bên cạnh dùng thuốc theo đường uống, bệnh sẽ có thể phải tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch.

Bên cạnh các loại kháng sinh có tác dụng điều trị, bác sĩ cũng sẽ kê thêm kháng sinh dự phòng nhằm ngăn chặn bệnh tái phát. Đối với nữ giới bị tái phát viêm nhiễm 2 lần/tháng sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng liều thấp trong thời gian dài. Thuốc có thể được sử dụng liên tục hoặc tạm nghỉ một vài tháng sau đó sử dụng tiếp để giảm tần suất tái phát của bệnh.

Lưu ý: Khi viêm nhiễm đã tái phát và ở mức độ trầm trọng hơn, người bệnh không được dùng thuốc của đợt điều trị trước. Tuyệt đối không tự mua thuốc vì có thể gây nhờn thuốc, cản trở quá trình điều trị dứt điểm.

Các bài thuốc Đông y

Hiện nay, các bài thuốc Đông y dần trở thành lựa chọn của nhiều người do độ an toàn, có thể sắc nấu tại nhà. Cơ chế của các bài thuốc này là tiêu viêm, kháng khuẩn, trả lại trạng thái bình thường cho bề mặt đường tiết niệu.

Các bài thuốc Đông Y chữa viêm đường tiết niệu
Các bài thuốc Đông Y chữa viêm đường tiết niệu

Các bài thuốc bệnh nhân cho bệnh nhân tham khảo:

Bài thuốc số 1

Đây là bài thuốc trị viêm nhiễm do sỏi ở đường tiết niệu. Với các dược liệu tự nhiên, dược tính được kiểm soát, độ an toàn cao bài thuốc này giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Thành phần dược liệu: Ngọc mễ, kim tiền thảo mỗi vị 60gr; Lá trà 10gr (nếu loại tươi thì tăng lên 20gr).
  • Cách làm: Cho các dược liệu vào ấm, đổ ngập nước và đun trong khoảng 10-15 phút. Phần nước thu được dùng hết trong ngày, kiên trì uống trong 1 tuần để có được kết quả tích cực.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc với sự kết hợp của hải kim sa, cỏ seo gà giúp tiêu viêm, giải độc, nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng do viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Thành phần dược liệu: Dây mướp đắp, hải kim sa mỗi vị 15gr; Cỏ seo gà 30gr; Chè 5gr.
  • Cách làm: Cho cỏ seo gà, hải kim sa, dây mướp đắng vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Để lửa vừa phải và đun khoảng 15-20 phút thì cho tiếp chè vào, đun thêm 2 phút là có thể tắt bếp. Chắt phần nước thu được ra bát, để nguội và uống trong ngày.

Bài thuốc số 3

Khi đường tiết niệu bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ đi tiểu buốt, tiểu rắt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Điều này gây không ít phiền muộn, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Với các dược liệu quen thuộc trong điều trị bệnh về tiết niệu, bài thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng do viêm nhiễm gây ra. Đồng thời, loại bỏ yếu tố gây viêm nhiễm đem lại sự khỏe mạnh vốn có cho niệu đạo.

Cách thực hiện:

  • Thành phần dược liệu: Chuẩn bị rễ cỏ tranh, rễ cây đậu biếc, tỳ giải, đan sâm, sa nhân, đỗ trọng.
  • Cách làm: Cho các nguyên liệu vào sắc cùng 1,2 lít nước, đun đến khi còn 300ml. Chắt phần nước thu được ra bát và uống hết trong ngày. Cần sử dụng đều đặn để đạt được hiệu quả như ý muốn.

Tham khảo: Giải pháp điều trị viêm đường tiết niệu của Quân Dân 102

Liệu trình bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu của Quân Dân 102 đang được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao nhờ ứng dụng phương pháp Đông Y có biện chứng vừa an toàn, vừa hiệu quả. Theo đó người bệnh sẽ được tư vấn, thăm khám và điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp thăm khám bằng các kỹ thuật của Y học hiện đại.

Cụ thể:

Người bệnh được thăm khám bằng phương pháp tứ chẩn: Văn - Vọng - Vấn - Thiết kết hợp chẩn đoán bệnh bằng các thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm, chụp X-Quang, xét nghiệm sinh hóa,...Nhờ đó mà các bác sĩ sẽ phân tích đánh giá tình trạng của bệnh, làm cơ sở để xây dựng phác đồ liệu trình điều trị phù hợp.

Liệu trình bài thuốc điều trị viêm đường tiết niệu của Quân Dân 102 được phát triển với 3 bài thuốc nhỏ gồm:

Bài thuốc Tiêu Thạch Hoàn:

  • Vị thuốc: Hạt chuối, chi tử, thạch vĩ, chỉ xác, ô dược, ngưu tất, hồng hoa, râu mèo, sa tiền tử,…
  • Công dụng: hành khí, hoạt huyết lợi tiểu, bài thạch, tiêu viêm giảm đau buốt khi đi tiểu tiện.

Bài thuốc Bổ Thận Hoàn:

  • Vị thuốc: Sinh địa, Hoài Sơn, Liên nhục, Kỷ tử, Phá cố chỉ, Quy bản, Thỏ ty tử
  • Công dụng: Bồi bổ thận, khí hóa bàng quang, cải thiện chức năng hoạt động bình thường của thận.

Bài thuốc Giải Độc Hoàn:

  • Vị thuốc: Hoàng liên, Hoàng bá, Bán biên liên, Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Khổ sâm.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau, phục hồi chức năng hoạt động của thận.

Ngoài ra, liệu trình bài thuốc còn được hỗ trợ bào chế dưới dạng cao, viên tiện dụng phù hợp cho mọi đối tượng người bệnh, tiết kiệm thời gian, không phải lo việc đun sắc lỉnh kỉnh. Để được tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu của Quân dân 102 bằng phương pháp Đông Y có biện chứng, bạn liên hệ qua:

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA 102 TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN TỔ HỢP Y TẾ CỔ TRUYỀN BIỆN CHỨNG QUÂN DÂN 102

  • Địa chỉ: Số 7, ngách 8/11, tổ 6, đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Điện thoại: 02439982886
  • Lịch làm việc: Từ 7h30 đến 21h00 trong ngày (tất cả các ngày trong tuần)

Đường tiết niệu bị viêm nên ăn gì, kiêng gì?

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn giúp đẩy lùi bệnh tật nhanh chóng. Do vậy, viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì rất quan trọng. Các bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nên tăng cường các thực phẩm có lợi, đồng thời hạn chế những món ăn, đồ uống có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Nhóm các thực phẩm nên tăng cường

Các loại thực phẩm mà người mắc bệnh về đường tiết niệu nên bổ sung gồm:

  • Thực phẩm giàu Probiotic: Probiotic là chủng men vi sinh có tác dụng bảo vệ niệu đạo, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn vào bàng quang và một số cơ quan khác thuộc hệ tiết niệu. Probiotic có nhiều trong các loại sữa chua và đồ ăn lên men.
  • Vitamin C: Đây là nhóm vitamin có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn E.Coli, ngăn chặn nguy cơ tái phát viêm nhiễm.
  • Các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ: Củng cố hệ thống miễn dịch, cung cấp nước cho cơ thể để tăng cường đào thải độc tốc theo đường tiểu.

Trái cây rau xanh giàu chất xơ
Trái cây rau xanh giàu chất xơ

Nhóm các thực phẩm cần hạn chế

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng nên hạn chế các loại đồ ăn như:

  • Đồ ăn cay nóng: Vì đây là yếu tố kích thích bàng quang, làm tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo: Các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt chứa chất ngọt nhân tạo có thể làm gia tăng viêm nhiễm.
  • Cà phê: Chứa nhiều cafein - chất kích thích bàng quang, đây là nguyên nhân khiến đường tiết niệu bị viêm nặng hơn. Nếu có thói quen uống cà phê, bạn nên thay thế bằng các loại trà, thảo mộc để cơ thể được thanh lọc.

Cách phòng ngừa

Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ điều trị nhưng lại có thể tái phát nhiều lần. Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Đảm bảo uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày: Nếu không uống được nhiều nước lọc có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây để vừa bổ sung chất dinh dưỡng, vừa hỗ trợ hệ bài tiết đào thải độc tố, vi khuẩn ra ngoài.

Uống đủ nước
Uống đủ nước

  • Luôn vệ sinh vùng kín đúng cách: Khi vệ sinh “cô bé”, nữ giới nên tuân thủ nguyên tắc từ trước ra sau để ngăn không cho vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên niệu đạo. Đồng thời, không thụt rửa vùng kín, hạn chế tắm bồn.
  • Không nhịn tiểu: Ngay khi buồn tiểu, mỗi người cần đi tiểu ngay nhằm “giải phóng” bàng quang, ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong nước tiểu.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Luôn sử dụng bao cao su chất lượng, không dùng những loại chứa chất diệt tinh trùng. Trước và sau khi giao hợp luôn vệ sinh bộ phận sinh dục.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần để kiểm soát nguy cơ gây bệnh. Ngay khi có những triệu chứng bất thường của bệnh, nên chủ động thăm khám tại cơ sở chuyên khoa.

CLICK ĐỌC NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.