Viêm Đường Tiết Niệu Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Hết Bệnh?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi theo các chuyên gia, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Đông, Tây y trong điều trị, chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với quá trình hồi phục của các bệnh nhân.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Top thực phẩm nên bổ sung

Hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu đều được giải quyết bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn thuốc từ bác sĩ, người bệnh cũng đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ trong quá trình hồi phục. 

Vậy, viêm đường tiết niệu nên ăn uống gì? Dưới đây là danh sách một số loại thực phẩm nên có mặt trong thực đơn hàng ngày của người bệnh.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? – Sữa chua

Sữa chua là một trong số những thực phẩm chữa bệnh viêm đường tiết niệu được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Khi bị viêm nhiễm và phải sử dụng thuốc kháng sinh, một số những loại vi khuẩn có lợi trong cơ thể người bệnh có thể bị ảnh hưởng. Việc bổ sung sữa chua giàu probiotics được xem là giải pháp giúp cân bằng hệ vi khuẩn cũng như giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm tiết niệu.

Sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể
Sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong cơ thể

Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua sữa chua tại các cửa hàng tạp hóa. Tuy nhiên, thay vì loại sữa chua có đường và hương liệu hoa quả, bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên sử dụng loại sữa chua không đường, ví dụ như sữa chua Hy Lạp.

Củ tỏi bổ sung nhiều dưỡng chất

Đối với những người đang thắc mắc không biết liệu viêm đường tiết niệu nên ăn gì, tỏi được xem là lựa chọn không thể bỏ qua. Trong tỏi có chứa rất nhiều hợp chất kháng khuẩn, ví dụ như allicin, có khả năng ức chế sự phát triển của các hại khuẩn, bao gồm cả loại gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu.

Người bệnh có thể bổ sung tỏi như một loại gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày hoặc sử dụng tỏi để pha trà. Cách thực hiện rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần đập dập vài tép tỏi, cho vào cốc cùng hương khô, thêm nước ấm và thưởng thức là  được.

XEM THÊM:

Viêm đường tiết niệu uống gì? – Nước ép nam việt quất

Nước ép việt quất là một loại thức uống được khá nhiều bệnh nhân viêm tiết niệu sử dụng. Mặc dù nó không có khả năng điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nhưng lại có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Theo các nhà khoa học, nam việt quất chứa một số hoạt chất chống viêm, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu ở người bệnh cũng như ngăn vi khuẩn bám vào thành bàng quang.

Nước ép nam việt quất tốt cho người bị viêm nhiễm tiết niệu
Nước ép nam việt quất tốt cho người bị viêm nhiễm tiết niệu

Vì vậy, nếu bệnh nhân còn đang thắc mắc viêm đường tiết niệu nên ăn gì, nước ép nam việt quất là một lựa chọn rất đáng có mặt trong thực đơn. Một lưu ý nhỏ là người bệnh nên tự mua nam việt quất tươi về ép nước để sử dụng, bởi vì loại đóng hộp sẵn trong siêu thị thường có đường hóa học không tốt cho sức khỏe.

Cá hồi tốt cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Nếu người bệnh đang tìm một nguồn cung cấp protein tốt cho sức khỏe, cá hồi là thực phẩm không thể bỏ qua. Đây cũng là lựa chọn của nhiều chuyên gia khi được hỏi viêm đường tiết nam nên ăn gì.

Loại cá nước lạnh này có chứa rất nhiều axit béo omega-3 có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Không những vậy, tiêu thụ cá hồi thường xuyên còn giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục sức khỏe tốt hơn. Đối với những trường hợp mẫn cảm với hải sản, dầu cá tổng hợp có thể là một sự thay thế tối ưu.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? – Bổ sung thường xuyên súp lơ xanh

Thực phẩm tiếp theo góp mặt trong danh sách “Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?” là súp lơ xanh. Loại rau này có chứa nhiều vitamin C, giúp nồng độ axit trong nước tiểu gia tăng, từ đó cản trở sự phát triển của vi khuẩn viêm nhiễm bám trên thành đường tiểu. Không những vậy, vitamin C còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Viêm đường tiết niệu ăn gì? - Súp lơ xanh
Viêm đường tiết niệu ăn gì? – Súp lơ xanh

Trong một nghiên cứu được thực hiện ở phụ nữ trong thai kỳ, những tình nguyện viên thường xuyên ăn súp lơ xanh có nguy cơ mắc viêm tiết niệu thấp hơn. Vì vậy, nếu có bệnh nhân nào thắc mắc viêm đường tiết niệu khi mang thai nên ăn gì thì súp lơ xanh chính là đáp án.

Người bị viêm đường tiết niệu ở nữ có thể chế biến súp lơ xanh tùy theo sở thích của bản thân. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng các cách chế biến ít dầu mỡ như luộc hay hấp để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

Viêm tiết niệu nên ăn gì? – Quả đu đủ

Quả đu đủ cũng giống như súp lơ xanh, là nguồn cung cấp dồi dào các hoạt chất vitamin C, giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch cũng như tăng tính axit trong nước tiểu để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Loại quả nhiệt đới này cũng giàu hoạt chất carotenoid như lycopene và beta-carotene, có khả năng oxy hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng viêm nhiễm đường tiểu.

Quả đu đủ còn là một lựa chọn tuyệt vời cho vấn đề “Trẻ bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì?”. Bởi nó không chỉ giàu dưỡng chất mà còn thơm ngon, dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Người bệnh có thể ăn tươi đu đủ hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác như nước cốt dừa, dứa, lá bạc hà,.. để tạo thành món sinh tố giải nhiệt.

Người bệnh viêm tiết niệu nên dùng bột quế

Thực phẩm cuối cùng xuất hiện trong danh sách “Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?” là bột quế. Bột quế là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn, thế nhưng ít ai biết rằng nó còn sở hữu nhiều dược tính tuyệt vời. 

Bột quế là dược liệu hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu hiệu quả
Bột quế là dược liệu hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu hiệu quả

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, quế có đặc tính kháng khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, nó có thể giúp giảm viêm sưng và ức chế sự phát triển của một số hại khuẩn, đặc biệt là khuẩn E.coli gây bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Không những vậy, sử dụng thường xuyên bột quế có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu.

Viêm đường tiết niệu kiêng ăn gì?

Bên cạnh chủ đề “Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì?”, có không ít bệnh nhân cũng băn khoăn không biết bị viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn gì. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh sử dụng:

Các thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo

Hầu hết các chất làm ngọt nhân tạo đều không tốt với sức khỏe con người, đặc biệt là những trường hợp đang bị viêm tiết niệu. Theo các bác sĩ, những chất hóa học này có thể khiến tình trạng nhiễm trùng thêm tồi tệ hơn cũng như gia tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, nhất là với các bệnh nhân bị viêm bàng quang cấp tính, đối tượng là trẻ em bị viêm đường tiết niệu.

Chính vì vậy, người bệnh nên tránh xa những loại thực phẩm có chứa chất làm ngọt nhân tạo ví dụ như bánh ngọt, nước uống có gas, nước ép trái cây đóng hộp,…

Người bị viêm đường tiết niệu không nên ăn gì? – Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn chứa nhiều gia vị cay nóng cũng không được khuyến khích ở những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Bởi vì hầu hết các loại gia vị cay nóng đều có chứa một số hoạt chất có khả năng gây kích thích bàng quang, khiến tình trạng đi tiểu nhiều lần của người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Đồ ăn cay nóng không thích hợp với bệnh nhân viêm tiết niệu
Đồ ăn cay nóng không thích hợp với bệnh nhân viêm tiết niệu

Các loại trái cây có múi

Thực phẩm cuối cùng trong danh sách “Bị viêm đường tiết niệu không nên ăn gì?” chính là các loại trái cây có múi. Những loại trái cây như chanh vàng, cam, quýt, bưởi,… sở hữu hàm lượng vitamin C dồi dào nhưng lại có chứa hàm lượng axit quá cao. 

Việc sử dụng những loại trái cây này có thể gây kích thích bàng quang, khiến chức năng của nó bị suy giảm đáng kể. Tuy vậy, người bệnh có thể tiêu thụ trái cây có múi sau khi đã hoàn toàn hồi phục vì chúng sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Bên cạnh một số lời khuyên liên quan đến chế độ dinh dưỡng và vấn đề viêm đường tiết niệu nên ăn gì, các chuyên gia cũng khuyến nghị người bệnh thực hiện các điều sau đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày vì nước có thể giúp quá trình đào thải vi khuẩn ra ngoài hệ tiết niệu nhanh hơn. Người trưởng thành và trẻ em đều cần tiêu thụ tối thiểu 2 lít nước hàng ngày.
  • Lựa chọn các loại đồ lót có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi tốt hơn, tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ ở vùng kín và gây viêm nhiễm.
  • Quan hệ tình dục cần đảm bảo biện pháp an toàn. Nguyên nhân là bởi vì các loại vi khuẩn sinh dục rất dễ tấn công vào hệ tiết niệu của cơ thể.
  • Theo dõi tình trạng nước tiểu thải ra hàng ngày. Nếu nhận thấy có lẫn máu trong nước tiểu thì cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Hy vọng với những thông tin tổng hợp từ bài viết, bạn đọc đã phần nào giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến chủ đề “Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?”. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, an toàn và tăng cường rèn luyện thể chất hàng ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cập nhật - 12:43 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?

“Viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?” là câu hỏi của nhiều bệnh nhân đặt ra khi mắc...
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách...

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là bệnh lý thường gặp ở sản phụ. Dù không quá nguy hiểm...
[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

[Chuyên gia giải đáp] Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?

“Viêm đường tiết niệu có nên uống nhiều nước không?” là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi mắc...
Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam: 8 cách làm hiệu quả bất ngờ

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam: 8 cách làm hiệu quả bất ngờ

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc Nam được rất nhiều bệnh nhân áp dụng trong những năm gần đây....
[Giải đáp từ chuyên gia] Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

[Giải đáp từ chuyên gia] Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

“Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không và có ảnh hưởng gì không?” là thắc mắc của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top