Bệnh Phong Ngứa Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh phong ngứa (nổi mề đay) là bệnh lý ngoài da phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Do đó bạn cần chủ động trang bị đầy đủ những kiến thức liên quan đến tình trạng này để phát hiện, xử lý đúng cách, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh đang gặp các vấn đề khó chịu do bệnh mề đay gây ra không nên bỏ qua những thông tin hữu ích được đề cập sau đây.

Bệnh phong ngứa là gì?

Bệnh phong ngứa hay còn gọi là nổi mề đay là căn bệnh dị ứng khiến da nổi các mẩn đỏ có kích thước khác nhau kèm cảm giác ngứa ngáy. Căn bệnh này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ trước, sau khi sinh và trẻ nhỏ.

Căn cứ vào thời gian xảy ra bệnh, các bác sĩ chia phong ngứa thành 2 dạng:

  • Cấp tính: Tình trạng nổi mẩn ngứa ngáy kéo dài dưới 6 tuần, thường xảy ra đột ngột và nhanh chóng biến mất sau vài giờ đến vài ngày.
  • Mãn tính: Bệnh phong ngứa xảy ra trên 6 tuần, rất khó kiểm soát và thường tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khỏe cũng như các hoạt động thường ngày.
Bệnh phong ngứa mãn tính rất khó điều trị và gây nguy hiểm cho sức khỏe
Bệnh phong ngứa mãn tính rất khó điều trị và gây nguy hiểm cho sức khỏe

Triệu chứng của bệnh phong ngứa

Các triệu chứng của bệnh phong ngứa khá giống với một số bệnh lý da liễu khác. Người bệnh cần chú ý theo dõi, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường sau để thăm khám và can thiệp đúng cách:

  • Trên da hình thành nhiều nốt sần mọc riêng lẻ hoặc nổi thành mảng lớn gây ngứa ngáy. Thông thường, vùng da ở tay, đùi, ngực, lưng, cổ,… dễ bị phong ngứa nhất.
  • Vùng da nổi mẩn thường có màu hồng hoặc đỏ, xuất hiện mụn nước, có thể phân biệt rõ rệt với vùng da xung quanh bằng mắt thường.
  • Triệu chứng nổi mẩn, ngứa ngáy tăng lên khi gặp gió.
  • Da có thể bị khô, bong tróc thành các mảng vảy trắng.
  • Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị khó thở, tụt huyết áp, loạn nhịp tim,…

Nhiều trường hợp các triệu chứng có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh cũng không được chủ quan bởi nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, tình trạng phong ngứa chuyển sang giai đoạn mãn tính cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh

Các bác sĩ da liễu cho biết, bệnh phong ngứa xảy ra chủ yếu do cơ địa và thể trạng. Cụ thể, một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này như sau:

  • Di truyền: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bị bệnh phong ngứa thì các thế hệ sau có nguy cơ mắc cao hơn. Đặc biệt mẹ bầu cần lưu ý trong quá trình mang thai nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, bé sinh ra rất dễ gặp phải tình trạng này.
  • Nhiễm khuẩn: Thống kê cho thấy những người bị bệnh viêm gan, tai – mũi – họng, nội tạng,… thường dễ bị phong ngứa.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Những người có cơ địa nhạy cảm khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, hóa chất,… sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy.
  • Dị ứng thực phẩm: Hải sản, đồ cay nóng,… khi dung nạp vào cơ thể có nguy cơ bị dị ứng, nổi mề đay.
  • Dị ứng mỹ phẩm: Một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này là sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với đặc tính da hoặc mua phải sản phẩm kém chất lượng.
  • Thời tiết: Trong thời điểm giao mùa hoặc vào mùa đông, người bệnh rất dễ gặp phải các vấn đề về da liễu.
  • Dị ứng thuốc: Nguyên nhân có thể do người bệnh dị ứng với một số loại thuốc Tây y như thuốc xương khớp, huyết áp,…
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Gan và thận có vai trò quan trọng nhất trong việc đào thải độc tố nên khi gặp vấn đề sẽ khiến độc tố bị tích tụ và hình thành bệnh phong ngứa.
Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây bệnh phong ngứa
Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân gây bệnh phong ngứa

Việc nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trọng việc phòng tránh. Bên cạnh đó, dựa vào thông tin trên các bác sĩ cũng có thể đưa ra được liệu trình điều trị tốt nhất.

Phong ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Phong ngứa là bệnh da liễu nhưng không lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý và hoạt động.

Đa phần các trường hợp phong ngứa chỉ gây ra những tổn thương ngoài da, nhưng nếu chăm sóc không đúng cách sẽ để lại sẹo. Cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh mệt mỏi, khó ngủ, suy nhược đồng thời gây khó khăn trong sinh hoạt và công việc thường ngày.

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Cảm giác ngứa ngáy ngày càng khó chịu hơn, nếu gãi nhiều làm tổn thương da khiến vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Một số trường hợp, bệnh phong ngứa kèm theo triệu chứng sưng phù mao mạch khí quản và họng. Người bệnh cảm thấy khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí là sốc phản vệ.

Lời khuyên cho bệnh nhân phong ngứa là nên thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mẩn ngứa lâu không khỏi dù đã thực hiện chăm sóc da tại nhà.
  • Diện tích da bị phong ngứa ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Trên da có mụn mủ và các vết loét gây đau rát.
  • Xuất hiện hiện tượng chóng mặt, tụt huyết áp, khó thở.

Xem thêm

Trên da có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần khám bác sĩ ngay
Trên da có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần khám bác sĩ ngay

Việc phát hiện, thăm khám phong ngứa càng sớm thì việc điều trị càng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó điều này còn giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành test tẩy da, xét nghiệm Panel dị ứng, test huyết thanh và test thử thách thuốc để nắm được mức độ tổn thương và nguyên nhân gây phong ngứa. Từ đó, đối với mỗi bệnh nhân cụ thể sẽ được tư vấn phác đồ điều trị, chăm sóc riêng.

Bệnh phong ngứa và cách điều trị hiệu quả nhất

Để điều trị bệnh phong ngứa, người bệnh có thể áp dụng 3 phương pháp phổ biến gồm mẹo dân gian, thuốc Tây y hoặc Đông y. Người bệnh theo dõi thông tin chi tiết về 3 cách trên để có lựa chọn phù hợp nhất giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Thực hiện mẹo dân gian

Tương tự với một số bệnh da liễu khác, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giảm triệu chứng nổi mẩn khi bị phong ngứa. Đây đều là các thảo dược tự nhiên gần gũi, dễ tìm, mức độ an toàn cao. Mọi đối tượng có thể thực hiện điều trị bằng phương pháp này mà không lo xảy ra tác dụng phụ. Một số bài thuốc trị phong ngứa tại nhà có thể kể đến như:

  • Lá tía tô: Các hoạt chất trong lá tía tô có tác dụng giảm ngứa, giải độc, diệt khuẩn và làm lành vết thương. Người bệnh sử dụng 50g lá tía tô tươi, rửa sạch bằng cách ngâm nước muối loãng rồi đem xay hoặc giã nhuyễn. Cuối cùng lọc phần nước để uống, phần bã đem đắp trực tiếp lên da bị phong ngứa.
  • Lá trầu không: Đây là thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu bởi tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Người bệnh rửa sạch 10 lá trầu không tươi rồi đun cùng 1,5 lít nước, để nguội bớt thì dùng nước lá trầu không để tắm.
  • Lá khế: Cách điều trị phong ngứa bằng lá khế giúp giảm nhanh cơn ngứa, đồng thời thúc đẩy làm lành những tổn thương trên da. Sau khi rửa sạch 200g lá khế tươi bằng nước muối, người bệnh đem rang nóng, để nguội bớt và đắp trực tiếp lên da, cố định bằng gạc hoặc vải mềm trong 15 phút.

Các mẹo dân gian trên tận dụng các thảo dược tự nhiên có nồng độ dược tính thấp nên tác dụng không cao. Người bệnh chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh phong ngứa mức độ nhẹ để giảm cảm giác khó chịu. Để điều trị tận gốc, bạn vẫn nên thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ có chuyên môn.

Điều trị bệnh phong ngứa mề đay bằng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y trị mẩn ngứa là phương pháp cho hiệu quả nhanh chóng, lại cực kỳ tiện lợi nên được rất nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. Sau khi đã được thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ da liễu sẽ kê đơn phù hợp, chủ yếu là các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc kháng Histamin: Điển hình như Loratadine (Claritin), Astemizole (Hismanal), Cetirizine (zyrtec), Acrivastine (Semprex),…có công dụng ngăn chặn quá trình giải phóng chất gây dị ứng histamine.
  • Thuốc chứa corticoid: Phổ biến gồm Mometason, Fluticason, Budesoinide, Fluorometholon, Prenisolon, Flucina,…giúp giảm viêm, sưng tấy và ngứa ngáy.
  • Thuốc kháng sinh: Người bệnh chỉ được dùng khi bác sĩ cho phép, trong trường hợp da chảy dịch mủ, viêm nhiễm.
  • Thuốc chống mẫn cảm: Có thể kể đến như thuốc kháng Cytokine, Thromboxane A2, IgE,…giảm nồng độ kháng thể trong máu, kìm hãm sản sinh dị ứng.
  • Thuốc bổ trợ khác: Bao gồm vitamin C, thuốc bổ gan thận,…
Thuốc Tây y chữa bệnh phong ngứa có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngoài da
Thuốc Tây y chữa bệnh phong ngứa có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngoài da

Tuy hiệu quả điều trị rất cao nhưng tất cả các nhóm thuốc trên đều tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Những nhóm đối tượng “nhạy cảm” không phù hợp dùng thuốc Tây gồm bà bầu, trẻ em,… Người bệnh không tự ý mua điều trị tại nhà hoặc làm sai chỉ dẫn được ghi trong đơn thuốc.

Phương pháp Đông y

Theo nghiên cứu Đông y, phong ngứa xảy ra do hàn nhiệt xâm nhập, chức năng tạng phủ suy giảm. Để điều trị dứt điểm, bài thuốc không chỉ giải quyết các triệu chứng ngoài da mà còn tập trung bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt giải độc, tăng cường đề kháng. Một số bài thuốc Đông y chữa phong ngứa phổ biến nhất có thể kể đến gồm:

Bài thuốc 1

  • Công dụng: Bài thuốc giúp giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ và cảm giác ngứa ngáy, đồng thời tăng cường đề kháng và sức khỏe từ bên trong để ngăn chặn phong ngứa tái phát.
  • Nguyên liệu: Thục địa (12g), cỏ nhọ nồi và dây kim ngân (mỗi loại 10g)
  • Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc uống từ các nguyên liệu trên, uống hết ngay trong ngày.

Bài thuốc 2

  • Công dụng: Tương tự như bài thuốc 1, tình trạng mẩn ngứa do bệnh phong đỏ sẽ được giải quyết nhanh chóng.
  • Nguyên liệu: Vỏ núc nác, kim ngân hoa (mỗi loại 12g), lá đơn đỏ (6g).
  • Cách thực hiện: Người bệnh cũng sắc thuốc uống như bài thuốc 1, mỗi ngày 1 thang đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bệnh phong ngứa nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Đối với các bệnh da liễu nói chung và bệnh phong ngứa nói riêng thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến việc điều trị. Các bác sĩ cho biết, người bệnh nên kiêng các thực phẩm sau để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu:

  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, nhất là hải sản như cua, ghẹ, tôm,…
  • Thực phẩm giàu đạm điển hình như trứng, thịt đỏ,…
  • Gia vị cay nóng hoặc các món ăn nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng quá nhiều muối hoặc đường trong khi chế biến.
  • Đồ ăn đóng hộp hoặc thực phẩm lên men.
  • Rượu, bia, nước ngọt và những chất kích thích khác.

Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho da và sức khỏe gồm:

  • Uống đủ nước, có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ hoa quả hoặc rau củ.
  • Thực phẩm giàu Omega 3 phổ biến nhất là cá béo, hạt óc chó,…
  • Các loại thực phẩm nhiều vitamin C, E, A, D như cà rốt, chanh, đu đủ, súp lơ,…
  • Các thực phẩm giàu kháng sinh tự nhiên và chứa nhiều chất chống oxy hóa gồm tỏi, gừng, nghệ, trà xanh…
Hoa quả chứa vitamin A, C, E rất tốt cho người bị bệnh phong ngứa
Hoa quả chứa vitamin A, C, E rất tốt cho người bị bệnh phong ngứa

Địa chỉ khám phong ngứa uy tín, chất lượng

Tình trạng phong ngứa khắp người có thể chuyển biến xấu, phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không khám chữa kịp thời. Ngoài vấn đề điều trị như thế nào thì khám ở đâu tốt được người bệnh rất quan tâm. Để giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn hơn, dưới đây là thông tin về một số bệnh viện lớn uy tín tại Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Da liễu Trung ương: Đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm cùng trang thiết bị y tế tân tiến sẽ điều trị các vấn đề về da liễu hiệu quả nhất. Người bệnh có thể đến khám từ 6h00 – 16h30 (thứ 2 – thứ 6) hoặc 7h00 – 17h hai ngày cuối tuần tại số 15A Phương Mai, Hà Nội. SĐT: (04) 357 646 27.
  • Bệnh viện Bạch Mai: Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng của bệnh viện đã khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân gặp phải các vấn đề về da liễu. Thời gian khám từ 6h30 – 18h00 nhà A2, A4 tầng 2 của bệnh viện ở địa chỉ 78 Giải Phóng. SĐT: 844 3869 3731– 043 869 3731.
  • Bệnh viện Da liễu Tp.HCM: Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng thăm khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu tp. Hồ Chí Minh. Những người bệnh khu vực phía Nam có thể đến khám tại số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3.SĐT: (028) 393 081 31.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, không ngừng học hỏi kỹ thuật tiên tiến và đổi mới trang thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Địa chỉ bệnh viện tại số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, quận 5. SĐT: (028) 857 0757.

Chuyên gia gợi ý cách phòng tránh bệnh phong ngứa

Để thúc đẩy quá trình điều trị phong ngứa nhanh chóng hơn cũng như phòng ngừa tái phát, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện những điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể nói chung và vùng da bị mẩn ngứa nói riêng mỗi ngày.
  • Dù cảm thấy khó chịu nhưng người bệnh tuyệt đối không gãi hoặc chà xát khiến da bị tổn thương.
  • Nên tránh tiếp xúc với gió, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời bằng cách hạn chế ra ngoài hoặc che chắn kín.
  • Không tiếp xúc với dị nguyên hoặc sử dụng thực phẩm dễ gây kích ứng da.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da chính hãng, có tính chất dịu nhẹ.
  • Lựa chọn quần áo thoáng mát, có chất liệu không gây kích ứng da.
  • Nên dùng kem dưỡng ẩm, nhất là vào mùa đông để bảo vệ tốt làn da trước tác động của thời tiết.
  • Duy trì không gian sống sạch sẽ, thường xuyên dọn vệ sinh, lau giặt các vật dụng tiếp xúc với da.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Nên tập thể dục, yoga, chơi thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Những kiến thức chi tiết nhất về bệnh phong ngứa đã được đề cập trong bài viết này. Hy vọng qua đây, người bệnh có thể bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân bằng cách phòng ngừa, phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nội dung liên quan

Cập nhật - 1:21 Chiều , 22/12/2023

Chia sẻ

noi me day co duoc nam quat khong

Người Bệnh Bị Nổi Mề Đay Có Được Nằm Quạt Không?

Nổi mề đay là một vấn đề da liễu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người...
Trẻ Bị Nổi Mề Đay Tắm Lá Gì? Top 10 Loại Lá Tắm Tốt Cho Trẻ

Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá gì? 10 loại lá phù hợp nhất

Do một số lý do khác nhau, nhiều trẻ nhỏ bị mắc mề đay, gây ngứa ngáy và ảnh hưởng...
Thành phần dược liệu của bài thuốc Tiêu Ban Hoàn Bì Thang

Phác đồ chữa mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam tốt...

Phác đồ điều trị mề đay của Trung tâm da liễu đông y Việt Nam sử dụng hoàn toàn nam...

Trẻ Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Hết Và Cách Điều Trị Cụ Thể?

Trẻ nổi mề đay bao lâu thì hết được nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi con trẻ không may...
cach tri me day bang gung

7 Cách Trị Mề Đay Bằng Gừng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Cách trị mề đay bằng gừng tại nhà không phải biện pháp mới, những mẹo này đã được dân gian...

Bình luận (5)

  1. Nguyễn Đạt says: Trả lời

    Bệnh mề đay kiêng gì hả mấy bác

  2. Hoàng Hoài says: Trả lời

    Mẹ em vừa bị dạ dày, vừa bị mề đay, trước uống thuốc nam ở quê hay bị đau bụng nên bỏ, không biết uống thuốc Nhất Nam An bì thang có được không?

  3. Ân uống giảm cân says: Trả lời

    Em đọc thấy có tắm bằng lá khế có đỡ đúng không ạ, mọi người ai dùng phương pháp đó chưa? Cho em xin công thức với

  4. Cuộc sống vàng says: Trả lời

    Bị bệnh mề đay khổ thật sự, tối đến ngứa ngáy gãi hoài không hết, nhà em không ai bị cái bệnh này, từ hồi bị bệnh tự ti hơn hẳn, Có ai chữa ở đâu mà khỏi không giói thiệu em với em đang tính đi khám ở viện da liễu xem sao

  5. Thùy Linh hoàng says: Trả lời

    Em bị phong ngứa mấy năm nay, cứ uống thuốc tây xong đỡ , 1 thời gian sau lại bị lại. Từ hồi bị bệnh này em không dám ăn gì, toàn phải kiêng những món yêu thích. Chắc phải sống chung với nó cả đời thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top