Nóng Gan Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Chức năng gan suy yếu sẽ gây ra hiện tượng nóng gan nổi mề đay, làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Thậm chí có thể gây suy giảm chức năng gan mãn tính, tăng nguy cơ bị xơ gan, viêm gan và ung thư gan. Để hiểu hơn về bệnh lý này cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa, các bạn có thể theo dõi thêm ở bài viết dưới đây. 

Nóng gan là gì? Biểu hiện của nóng gan

Gan là bộ phận nội tạng có kích thước lớn, chúng đảm đương hơn 500 chức năng khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là nhiệm vụ chuyển hóa chất và đào thải những độc tố ra ngoài cơ thể. 

Nóng gan là tình trạng chức năng gan bị ảnh hưởng dẫn tới không thực hiện tốt chức năng thanh lọc, đào thải. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính và có yếu tố mãn tính. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng như xơ gan, viêm gan, suy gan hoặc ung thư gan. 

nong gan noi me day
Nóng gan là tình trạng suy giảm chức năng gan

Người bị nóng gan sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Thay đổi sắc tố da. 
  • Quanh mắt có quầng thâm, dễ bị mỏi mắt. 
  • Hơi thở có mùi. 
  • Móng tay, màu mắt chuyển vàng. 
  • Chướng bụng. 
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. 

Xem thêm: Nổi Mẩn Đỏ Là Gì, Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Để Điều Trị?

Triệu chứng nóng gan nổi mề đay

Nóng gan gây ra những tổn thương và các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Khi nhiệt độ trong cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa hình thành và tiến triển nặng hơn. Người bị nóng gan nổi mề đay sẽ có những triệu chứng điển hình như: 

  • Hình thành sẩn ngứa, các nốt li ti lan trên diện rộng: Dấu hiệu điển hình nhất của người bị nóng gan nổi mề đay là xuất hiện các nốt li ti như da gà. Ban đầu chỉ xuất hiện vài nốt nhưng sau đó chúng sẽ nhanh chóng lan ra một mảng da lớn. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, nếu càng gãi, những nốt đỏ li ti này sẽ không ngừng nổi lên. Bên cạnh đó, chúng còn bị ảnh hưởng bởi môi trường, hóa chất, đồ ăn, thời tiết,… 
  • Mẩn đỏ nổi mảng rộng: Lúc này, da sẽ xuất hiện nốt mẩn đỏ như côn trùng cắn, nhẹ chỉ có vài vết và có thể ngứa nhẹ, trong vài giờ có thể lặn đi. Song trong trường hợp nặng, các mẩn đỏ sẽ lan rộng da vùng da lân cận và gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí còn bị trầy xước, tổn thương da, hình thành sẹo do cào gãi nhiều.  
  • Nổi mề đay sẩn cục: Đây là tình trạng da nổi cục, sần phù dày, có về màu đỏ, hồng nhạt xung quanh với kích thước khác nhau. Nổi mề đay có thể lan rộng ra vùng da tay, chân, đùi, bụng với cảm giác ngứa râm ran, âm ỉ hoặc dữ dội. Cảm giác ngứa ngáy sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn chà xát, cào gãi lên da. 

Nguyên nhân gây nóng gan nổi mề đay

Nóng trong người nổi mề đay hình thành do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên tựu chung lại gồm có những nguyên do sau: 

  • Công việc áp lực: Áp lực, căng thẳng cộng thêm chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý sẽ dẫn tới rối loạn chức năng gan. Thế nên, để gan luôn khỏe mạnh, các bạn cần thiết lập cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái. 
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Là một trong những nguyên nhân điển hình làm tăng nguy cơ bị nóng gan, nổi mề đay. Cụ thể, vấn đề này thường xảy ra với những người hay ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn, có nhiều gia vị, dầu mỡ,… 
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu bia chính là “thủ phạm” hàng đầu gây nên các vấn đề về gan như nhiễm mỡ, gan nhiễm độc, xơ gan,… Thêm vào đó, các chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến tình trạng trên trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát. Vì thế, để hạn chế tình trạng mề đay do nóng gan và các bệnh lý khác, mọi người hạn chế sử dụng chất kích thích. 
nong gan noi me day
Rượu bia chính là nguyên nhân gây nóng gan nổi mề đay
  • Môi trường làm việc độc hại: Môi trường làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh hoặc thậm chí là độc hại dễ làm phát sinh các bệnh lý, trong đó có bệnh về gan. Bởi những yếu tố ô nhiễm từ môi trường khiến gan phải làm việc “cật lực” để phân giải chúng. Nếu tình trạng trên kéo dài, gan sẽ bị tổn thương, dần yếu đi và gây ra hiện tượng nóng gan nổi mề đay, tăng nguy cơ tiến triển thành viêm gan, xơ gan,… 
  • Lao động, tập luyện quá sức: Thói quen thức khuya, ngủ nướng đều gây ảnh hưởng xấu tới chức năng gan và làm tăng nguy cơ bị nóng gan. Bởi từ 11h đêm tới 1h sáng là thời điểm gan thanh lọc cơ thể nên bạn cần đi ngủ để quá trình này diễn ra suôn sẻ. Còn 5 – 7h sáng là thời điểm cơ thể bài tiết độc tố ra ngoài. Ngoài ra, những người thường xuyên phải lao động, tập luyện quá sức cũng gây ảnh hưởng xấu tới gan. Những thói quen nguy hiểm này sẽ làm nặng thêm các bệnh về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ,… 
  • Chức năng gan kém: Nếu kém hoạt động kém, gan bị suy yếu sẽ khiến chúng không đảm đương trọn vẹn nhiệm vụ giải độc, đào thải độc tố từ thức ăn, đồ uống ra bên ngoài cơ thể. Theo thời gian, khi những độc tố này được tích tụ trong cơ thể sẽ dễ gây mụn nhọt, mề đay và các bệnh lý nguy hiểm khác. 
  • Di truyền: Một số vấn đề mang yếu tố di truyền chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới gan. Chẳng hạn như sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AT), xảy ra khi gan không thể tạo ra đủ protein alpha-1 antitrypsin ngăn chặn sự phân hủy enzyme khắp cơ thể. Từ đó khiến bạn mắc bệnh gan hoặc phổi. Bên cạnh đó, bệnh Wilson hay hiện tượng dư thừa sắt quá mức cần thiết trong các cơ quan nội tạng cũng khiến gan gặp vấn đề. 

Nóng gan nổi mề đay có nguy hiểm không?

Hiện tượng nóng gan nổi mề đay nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không nguy hiểm và có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu chậm trễ trong việc điều trị hoặc chữa trị không dứt điểm có thể làm suy giảm chức năng gan, dẫn tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân có nguy cơ bị suy giảm chức năng gan mãn tính, khiến gan khó phục hồi chức năng ban đầu. 
  • Dễ bị xơ gan, viêm gan, ung thư gan làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống, thậm chí là tử vong. 

Chính vì thế, để hạn chế những tác động tiêu cực nêu trên, mọi người nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra ngay khi có những triệu chứng bất thường. 

nong gan noi me day
Bạn nên tới bệnh viện để thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường về gan

Xem ngay: Nổi Mề Đay Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Cách chữa nóng gan nổi mề đay hiệu quả

Những trường hợp bị nóng gan nổi mề đay sẽ được tiến hành điều trị bằng cách hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố, thanh nhiệt và phục hồi chức năng gan. Các phương pháp thường được áp dụng để cải thiện bệnh lý này hiệu quả gồm có: 

Điều trị bằng mẹo dân gian

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng nóng gan dẫn tới nổi mề đay khắp người, dân gian thường áp dụng các mẹo chữa như sau: 

Chườm lạnh

Chườm lạnh dù không thể khắc phục căn nguyên gây nổi mề đay. Tuy nhiên, việc này mang tới cảm giác dễ chịu, giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da một cách hiệu quả, an toàn. Theo đó, bạn cần:

  • Chuẩn bị 1 túi chườm hoặc 1 chiếc khăn sạch để bỏ đá vào trong. 
  • Chườm đá lên vùng da đang bị nổi mề đay, lăn qua lăn lại trong 10 phút. 
  • Lặp lại 2 – 3 lần trong ngày, tuy nhiên không nên để đá trên da quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh. 

Uống nước chè xanh

Chè xanh thường được dùng làm thức uống giải khát nhưng ít ai biết được chúng còn có tác dụng chống viêm, thanh lọc cơ thể và làm mát gan. Nếu chăm chỉ uống nước trà xanh mỗi ngày, ngoài chức năng gan được cải thiện, thứ nước này còn giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. 

  • Chọn lấy những lá chè xanh còn non và tươi, không bị dập nát. 
  • Rửa sạch lá chè, để ráo nước rồi cho vào nước đun sôi trong vài phút. 
  • Sau khi nước sôi, bạn chia thành nhiều lần để uống hết trong ngày. 

Lưu ý, không uống nhiều nước chè xanh trước khi ăn hoặc uống khi bụng còn đói. Hạn chế uống nước chè vào chiều muộn hoặc tối để tránh bị mất ngủ. 

Uống nước rau má

Từ lâu, rau má đã được biết đến với công dụng thanh lọc, giải độc, lợi tiểu và làm mát gan. Tuy có vị hơi đắng, nhưng rau má có tính mát, không độc nên thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da như ngứa da, bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, nóng gan,… Để dùng nước rau má mang lại hiệu quả tốt, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau má tươi, rửa sạch, để ráo nước để mang giã nát hoặc xay nhỏ. 
  • Lọc lấy phần nước cốt rau má rồi uống trực tiếp nhiều lần trong ngày. 
  • Trong trường hợp quá khó uống, mọi người có thể cho thêm ít đường phèn hoặc cho thêm vài cục đá. Song tránh uống nước rau má nếu thấy hiện tượng đi tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm. 
nong gan noi me day
Uống nước rau má giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da rất tốt

Uống trà atiso

Tương tự như các dược liệu trên, atiso cũng có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc. Hơn nữa, việc áp dụng mẹo chữa này cũng khá đơn giản và bạn có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn sau đây:

  • Dùng 1 nắm atiso khô, rửa sạch, để ráo nước. 
  • Bỏ hoa vào nước, đun với lửa nhỏ trong 2 – 3 phút. 
  • Chắt lấy nước, để nguội bớt rồi uống nhiều lần trong ngày.
  • Uống nhiều lần trong khoảng 1 thời gian sẽ thấy các triệu chứng ngoài da như nổi mề đay dần thuyên giảm. Bạn có thể cho thêm đường phèn vào để tăng vị đậm đà cho trà. 

Dùng thuốc Tây trị nóng gan nổi mề đay

Trong trường hợp người bệnh bị nổi mề đay do suy giảm chức năng gan, các bạn sĩ có thể chỉ định bạn dùng những loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc kháng histamin H1, H2 trị nổi mề đay như Cetirizine, Doxepin, Loratadine, Fexofenadine hay một số thuốc bôi ngoài da khác. 
  • Hewel, Mega Liver,… là những thực phẩm chức năng giúp bổ gan, giải độc, tăng cường chức năng gan. 
  • Liverite Liver Aid, Silibinin hay Silymarin,… giúp bổ gan, tăng cường khả năng giải độc. 
  • Methionine, Flumeciol,… được chỉ định để bảo vệ nhu mô gan, giúp gan khỏe hơn. 

Lưu ý, các loại thuốc chữa nổi mề đay do nóng gan này cần dùng theo đơn kê của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng các loại thuốc nêu trên, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như kích ứng da, buồn ngủ hoặc bị lệ thuộc vào thuốc nên cần hết sức thận trọng. 

Đọc thêm: Bị Phong Ngứa Kiêng Ăn Gì, Cần Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Chế độ ăn uống ở người bị nóng gan nổi mề đay

Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị cũng như góp phần hạn chế để bệnh nóng gan nổi mề đay diễn ra. Theo đó, những thực phẩm mà người bị nóng gan, nổi mề đay nên bổ sung và cần kiêng gồm có: 

Nóng gan nổi mề đay nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, khi bị gan nóng nổi mề đay, các bạn nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm sau đây:

  • Các loại vitamin – khoáng chất: Khoáng chất và vitamin thường được tìm thấy trong các loại hoa quả như táo, dâu tây, cam, bưởi,… Đây là những thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị nóng gan dẫn tới nổi mề đay. Theo đó, bạn nên bổ sung vitamin và khoáng chất với hàm lượng 200g/ngày là hợp lý để phòng tránh bệnh lý trên. 
  • Thực phẩm giàu protein: Để bổ sung protein cho cơ thể, mọi người có thể ăn nhiều thịt, cá, ngũ cốc, trứng, đậu phụ, sữa,… Tuy nhiên cần đảm bảo ăn không quá 1g protein/kg cơ thể cho 1 ngày để hạn chế tình trạng tăng cân. 
  • Nhóm chất xơ: Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhất phải kể đến là rau xanh. Theo khuyến cáo, mỗi ngày người trưởng thành cần bổ sung khoảng 200g rau xanh mỗi ngày. 
nong gan noi me day
Nóng gan nổi mề đay nên ăn nhiều rau xanh

Nóng gan nên kiêng gì?

Ngoài những nhóm thực phẩm cần bổ sung như đã kể phía trên, người bị nóng gan nổi mề đay cần kiêng dung nạp những loại đồ ăn, thức uống như:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, bởi khi tiêu thụ chúng, có tới 90% lượng cồn được đào thải qua gan. Vậy nên các tế bào gan phải hoạt động hết công suất để đào thải chúng, trong khi mỗi ngày gan chỉ có thể “giải quyết” được 1 lượng cồn nhất định. Nếu vượt quá sẽ gây tình trạng quá tải, làm tích tụ và gây tổn thương gan. 
  • Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, đồ ăn chiên rán nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì, thừa cân, gan nhiễm mỡ, nóng gan, dễ bị mề đay hơn. 
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, mè, nấm, thực phẩm lạ,… 
  • Đồ ăn đóng hộp, đồ uống đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho gan và làn da của người dùng. 

Biện pháp phòng tránh nóng gan nổi mề đay

Để hạn chế nguy cơ bị nóng gan nổi mề đay hoặc các vấn đề khác liên quan tới chức năng gan, bệnh lý ngoài da, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cần uống nhiều nước, có thể là nước lọc hoặc nước trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà khổ qua, trà đinh lăng, nước chanh,… để làm mát gan, ngừa mụn nhọt, mề đay. 
  • Ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, rau xanh, thực phẩm có chứa vitamin – khoáng chất, chất xơ. Đồng thời hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều gia vị hoặc ăn quá mặn. 
  • Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, đi ngủ sớm, đúng giờ để giúp tinh thần phấn chấn, nâng cao sức khỏe, giúp đảm bảo chức năng gan và tăng cường sức đề kháng. 
  • Thăm khám y tế nếu thấy làn da có những thay đổi hoặc triệu chứng bất thường. 

Bài viết trên đã giúp bạn biết nguyên nhân dẫn tới nóng gan nổi mề đay và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, hạn chế để bệnh tái phát nhiều lần, mọi người nên thăm khám sức khỏe định kỳ và chú ý hơn tới chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. 

Đọc thêm:

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM

Cập nhật - 4:34 Chiều , 08/09/2023

Chia sẻ

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết

[Chuyên Gia Giải Đáp] Nổi Mề Đay Sau Sinh Bao Lâu Thì Hết?

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Có cách nào điều trị bệnh an toàn hay không? Làm...

Bệnh Phong Ngứa Có Lây Không, Phải Điều Trị Thế Nào? 

Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính, gây ra do vi trùng phong. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng...
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt Khắp Người Là Do Đâu?

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt Khắp Người Là Do Đâu?

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là tình trạng da phản ứng khi bị tấn công bởi côn trùng...
Bỏ Túi 6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ An Toàn Tại Nhà

Bỏ Túi 6 Cách Chữa Mề Đay Bằng Lá Hẹ An Toàn Tại Nhà

Ngoài việc can thiệp các phương pháp y khoa, chữa mề đay bằng lá hẹ hiện là một trong những...
Bị Phong Ngứa Kiêng Ăn Gì, Cần Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Bị Phong Ngứa Kiêng Ăn Gì, Cần Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Bị phong ngứa kiêng ăn gì, nên ăn gì được rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi ngoài việc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top