Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý về da và khá phổ biến. Hiện tượng này có thể tự mất đi sau một thời gian dài và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan, phải thường xuyên theo dõi, phát hiện những bất thường để xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc tất tần tật những thông tin về tình trạng trên!

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không? Đây là vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm khi con nhỏ rơi vào tình trạng đó. Thực tế, nếu bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ không kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, nhiễm trùng,… thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Những nốt mẩn đỏ sẽ biến mất sau đó khoảng một vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh chính là lời cảnh báo sức khỏe của trẻ đang bị suy giảm, bố mẹ cần quan tâm và sớm nhận ra những bất thường của con (nếu có).  

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi

Trường hợp mẩn đỏ xuất hiện kèm sốt cao cũng như trẻ rơi vào tình trạng lơ mơ, li bì, bỏ bú,… các phụ huynh nên đưa con nhỏ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi lúc này, trẻ có thể đã mắc một số bệnh lý về da liễu hoặc bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Đồng thời, bố mẹ tuyệt đối không được cho con nhỏ uống thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Xem thêm

Nguyên nhân nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh 

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần có sự thay đổi bất ngờ hoặc bị tác động bởi bất kỳ tác nhân gây bệnh nào cũng dễ nổi mẩn đỏ. Bố mẹ cần theo dõi những biểu hiện của trẻ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Việc này giúp phụ huynh tìm được biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh:

Ban đỏ nhiễm độc 

Ban đỏ nhiễm độc là loại phát ban phổ biến ở trẻ sơ sinh, chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này. Thông thường, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh. 

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do ban nhiễm độc xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh
Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh do ban nhiễm độc xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau sinh

Biểu hiện của bệnh là cơ thể trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ, thậm chí có cả chấm vàng hoặc trắng ở giữa. Đây là bệnh lý lành tính, không cần điều trị và các vết mẩn đỏ do ban sẽ tự biến mất sau khoảng 2 tuần.  

Mụn trứng cá sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hay mụn sữa thường xuất hiện sau sinh khoảng 4 tuần, nguyên nhân do phơi nhiễm từ trong tử cung của mẹ vào giai đoạn cuối thai kỳ. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là các nốt mẩn đỏ, viêm sưng và có mủ giống mụn trứng cá ở người lớn. Những mụn sữa này thường xuất hiện chủ yếu ở mặt, trán,… của trẻ.

Đây là tình trạng bình thường ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài vài tuần hoặc cả tháng nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tự biến mất, không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da sau này của bé. 

Viêm da tiết bã

Theo thống kê, khoảng 95% trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi bị viêm da tiết bã nhờn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn gây ra nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh. Khi gặp tình trạng này, trẻ thường có biểu hiện như sốt phát ban hồng, da bong tróc thành vảy nhỏ màu vàng khiến trẻ nhỏ ngứa ngáy, khó chịu. 

Viêm da tiết bã nhờn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Viêm da tiết bã nhờn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Ban đầu, mẩn đỏ xuất hiện ở mặt, đầu, sau đó lan dần khắp cơ thể. Viêm da tiết bã nhờn có thể tự thuyên giảm và không để lại biến chứng nguy hiểm khi được chăm sóc đúng cách. 

Xem thêm

Hăm da

Trẻ sơ sinh thường xuyên đóng tã, bỉm khiến vùng da quanh bộ phận sinh dục bị hăm. Biểu hiện điển hình là nổi mẩn đỏ thẫm, sần sùi ở vùng da nhạy cảm. Nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, các nốt mẩn đỏ có thể chuyển thành vết loét, chảy nước, chảy máu khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ bú. 

Trẻ sơ sinh thường xuyên đóng bỉm khiến vùng da quanh bộ phận sinh dục bị hăm
Trẻ sơ sinh thường xuyên đóng bỉm khiến vùng da quanh bộ phận sinh dục bị hăm

Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến trẻ không thích ứng kịp, đặc biệt làn da trẻ rất yếu và nhạy cảm nên dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ. Tình trạng này có thể tự cải thiện hoặc biến mất sau một vài ngày mà không cần điều trị bằng thuốc. 

Tuy nhiên, những vết mẩn đỏ do dị ứng thời tiết có thể gây ngứa nên trẻ sẽ dùng tay gãi gây xước. Lúc này, vùng da bị sứt có thể bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Vì thế, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ. 

Chàm sữa

Bé sơ sinh nổi mẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc bệnh chàm sữa. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi với những biểu hiện đặc trưng như nổi mẩn đỏ ở mặt, 2 bên má, tay, chân. Sau đó, những mẩn này chuyển thành mụn nước màu đỏ, rỉ nước, có vảy, chạm vào sẽ thấy căng và khô ráp.

Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa
Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa

Nếu không may trẻ bị bệnh chàm sữa thì bố mẹ cần vệ sinh vùng da tổn thương cẩn thận, tránh nhiễm khuẩn hoặc bội khuẩn gây mất thẩm mỹ và khó khăn khi điều trị. Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể do di truyền, cơ địa trẻ dị ứng, thời tiết hanh khô hoặc trẻ tiếp xúc với hóa chất độc hại. 

Rôm sảy

Đây là một bệnh lý về da, không hiếm gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết nóng bức. Thời điểm này, da trẻ bị kích ứng, lỗ chân lông bị tắc, mồ hôi không thoát ra được dẫn đến tình trạng rôm sảy, nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Dù rôm sảy không nguy hiểm nhưng các phụ huynh cũng không nên chủ quan. Bố mẹ phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để rôm sảy biến mất. 

Thời tiết nóng, trẻ rất dễ bị rôm sảy, nổi đỏ khắp người
Thời tiết nóng, trẻ rất dễ bị rôm sảy, nổi đỏ khắp người

Xem thêm

Cách điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân mà phụ huynh lựa chọn phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phù hợp. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của con nhỏ về da, bố mẹ nên nhanh chóng tìm cách chữa trị kịp thời để giảm cảm giác khó chịu cho trẻ. Dưới đây là 3 cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ phổ biến, phụ huynh có thể tham khảo!

Mẹo dân gian

Với mức độ nổi mẩn đỏ nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để điều trị tại nhà cho trẻ. Đa số các nguyên liệu sử dụng đều từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả tốt. Một vài cách chữa thường được áp dụng như: 

  • Tắm bằng nước lá trầu không: Đem lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nấu sôi. Sau đó, pha với nước nguội đảm bảo đủ ấm và tắm cho trẻ.
  • Dùng lá khế: Đem lá khế rửa sạch rồi rang cho héo và giã nát. Sau đó, đắp trực tiếp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ khoảng 10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. 
  • Sử dụng nước tắm mướp đắng: Mướt đắng sau khi được làm sạch thái thành từng lát mỏng rồi cho vào nước đun sôi. Pha với nước lạnh đảm bảo đủ ấm để tắm cho trẻ hàng ngày, đến khi mẩn đỏ biến mất hoàn toàn thì dừng lại. 
Dùng mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Dùng mướp đắng nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Điều trị bằng thuốc Tây

Trong trường hợp nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh nặng, bố mẹ có thể sử dụng một số thuốc Tây y được bào chế dưới dạng bôi để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, phải tham khảo và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sẽ chuyên khoa để tránh dùng quá liều khiến da trẻ bị tổn thương nặng hơn. Một số loại thuốc được các chuyên gia khuyên dùng như:

  • Thuốc kháng Histamine nhóm H1.
  • Thuốc bôi ngoài da giảm cơn ngứa và cảm giác khó chịu. 
  • Kem dưỡng ẩm giúp da không bị khô ráp và làm dịu kích ứng. 
  • Thuốc kháng sinh chống sưng, nhiễm khuẩn và viêm da
Bé bị nổi mẩn đỏ nặng, bố mẹ có thể dùng thuốc Tây điều trị
Bé bị nổi mẩn đỏ nặng, bố mẹ có thể dùng thuốc Tây điều trị

Sử dụng các bài thuốc Đông y

Da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm nên khi lựa chọn phương pháp điều trị mẩn đỏ, bố mẹ nên ưu tiên đến sự an toàn và không khiến da tổn thương thêm. Vì thế, các bài thuốc Đông y như “vị cứu tinh”, vừa điều trị nổi mẩn đỏ ở trẻ hiệu quả vừa lành tính và không gây tác dụng phụ. 

Được biết, trong Đông y, nổi mẩn đỏ là bởi cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt cũng như ngoại tà xâm nhập làm tổn thương da dẫn đến nổi mề đay, có thể gây ngứa hoặc không. Các bài thuốc Đông y là sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên như bồ công anh, hạ khô thảo, diệp hạ châu,… giúp loại trừ căn nguyên gây bệnh và cải thiện tình trạng mẩn ngứa. 

Tuy nhiên, tác dụng của Đông y chậm hơn so với những biện pháp khác nên trong quá trình điều trị, phụ huynh phải kiên trì, không được bỏ dở liệu trình để đảm bảo hiệu quả. Đồng thời, nên tìm đến những cơ sở thăm khám và bốc thuốc uy tín, chất lượng, tránh “tiền mất, tật mang”. 

Các bài thuốc Đông y giúp loại trừ căn nguyên gây bệnh và cải thiện tình trạng mẩn ngứa
Các bài thuốc Đông y giúp loại trừ căn nguyên gây bệnh và cải thiện tình trạng mẩn ngứa

Xem thêm

Cách phòng tránh nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ mới sinh sức đề kháng rất yếu nên dễ dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Để phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh và tránh biến chứng nặng và kéo dài lâu hơn (nếu mắc bệnh), bố mẹ cần chú ý đến các yếu tố như môi trường, chất dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của bé. Cụ thể: 

  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh da cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Do da trẻ mới sinh còn mỏng, dễ bị kích ứng nên tuyệt đối không được dùng xà phòng hoặc sữa tắm quá nhiều. 
  • Đảm bảo trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng rồi mới cho ăn dặm, cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ nóng, cay, thực phẩm lên men,…. 
  • Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, virus gây bệnh. 
  • Thay quần áo thường xuyên và nên mặc đồ thấm hút mồ hôi cho trẻ, đặc biệt vào mùa hè. 
  • Tuyệt đối không để trẻ gãi hoặc cào lên vùng da mẩn đỏ, vô tình tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập. 

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể tự biến mất không cần điều trị. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan, phải thường xuyên quan tâm đến trẻ và để ý những thay đổi bất thường. Nếu tình trạng mẩn đỏ xuất hiện đi kèm sốt cao, chán ăn, trẻ rơi vào trạng thái lơ mơ thì phải đưa đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám để được hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn. 

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa có đáng lo ngại không?

Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Không Ngứa Có Đáng Lo Ngại Không?

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng không hiếm gặp, gây ra nhiều phiền...
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt có nguy hiểm không?

Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Sau Sốt Có Nguy Hiểm Không?

Sốt là một trong những bệnh trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải, nhất là những năm đầu đời. Tuy nhiên,...

Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Trong những năm đầu đời, làn da trẻ còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên trẻ sơ sinh...
Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa Do Đâu, Chữa Thế Nào?

Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa Do Đâu, Chữa Thế Nào?

Rất nhiều người gặp tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa và lo sợ ảnh hưởng đến...
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng Là Dấu Hiệu Của Những Căn Bệnh Nào?

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng Là Dấu Hiệu Của Những Căn Bệnh Nào?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là những dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của một vài bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top