Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Không Ngứa Có Đáng Lo Ngại Không?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng không hiếm gặp, gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống hàng ngày của thai phụ. Vậy nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trên là gì? Có gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi hay không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về hiện tượng này!

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa khiến mẹ bầu vô cùng lo lắng vì không rõ nguyên nhân. Theo các chuyên gia, tình trạng này xảy ra có thể từ tác động môi trường bên ngoài hoặc từ trong cơ thể. Một số nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này phải kể đến như: 

  • Nội tiết tố thay đổi: Khi mang thai, cơ thể thai phụ sẽ có những thay đổi, đặc biệt là nội tiết tố estrogen. Điều này khiến da mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, gây ra hiện tượng vùng da ở bụng bị nổi mẩn đỏ. 
  • Ăn uống không hợp lý: Đang mang thai, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc những món ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò,… cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa. 
  • Da bụng bị kéo căng: Từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, thai nhi phát triển nhanh hơn khiến bụng mẹ lớn nhanh hơn, da bị kéo căng. Thời điểm này, các mô liên kết ở bụng sẽ bị tổn thương, gây ra viêm da dưới, bụng xuất hiện nốt mẩn đỏ. 
  • Thời tiết thay đổi: Khi mang thai, da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn nên khi thời tiết đột ngột thay đổi sẽ dễ bị dị ứng và xuất hiện đỏ trên cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. 
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng gặp tình trạng này thì thai phụ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Ngoài ra, nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như viêm da dị ứng, chàm, viêm da cơ địa,….

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ở bụng không ngứa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị nổi mẩn ở bụng không ngứa

Xem thêm

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa nguy hiểm không? 

Hiện tượng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa khá phổ biến trong quá trình mang thai nên các chị em cũng không nên lo lắng quá, ảnh hưởng đến tâm lý thai nhi. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ứ mật trong gan,…. Ngoài ra, tình trạng này còn gây ra một vài tác động tiêu cực khác cho cả mẹ và bé như: 

  • Với mẹ bầu: Ảnh hưởng tâm lý, cảm giác bất an kéo dài sẽ dẫn đến phù mạch, sinh non, sưng mắt, thậm chí sinh non. 
  • Với thai nhi: Gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ. 

Chính vì vậy, mẹ bầu nên lắng nghe cơ thể nhiều hơn trong suốt thai kỳ để phát hiện những thay đổi của bản thân. Nếu thấy xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng sau, mẹ bầu phải nhanh chóng đi thăm khám: 

  • Mẩn đỏ lan nhanh sang các vùng da khác trên cơ thể. 
  • Cơ thể xuất hiện thêm các triệu chứng như khó thở, sốt, vàng da, đau nhức người,…. 
  • Tình trạng mẩn đỏ không ngứa kéo dài liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. 
Mức độ nổi mẩn đỏ nặng, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ
Mức độ nổi mẩn đỏ nặng, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ

Xem thêm

Biện pháp điều trị khi bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa

Sau khi xác định nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa, mẹ bầu nên tìm cách khắc phục nhanh chóng để chấm dứt bệnh càng sớm càng tốt. Tùy theo mức độ và tác nhân gây bệnh mà mẹ bầu lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài cách khắc phục tình trạng trên an toàn, hiệu quả các chị em có thể tham khảo!

Thoa kem dưỡng ẩm

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở bụng có thể do da khô hoặc thiếu độ ẩm. Với nguyên nhân này, chị em có thể khắc phục tình trạng trên nhanh chóng bằng cách dùng kem dưỡng ấm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên để lấy lại làn da mềm mại. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hỏi tư vấn của bác sĩ da liệu để lựa chọn sản phẩm an toàn, phù hợp với loại da.

Thoa kem dưỡng giúp da mềm mại hơn, tránh nổi mẩn đỏ
Thoa kem dưỡng giúp da mềm mại hơn, tránh nổi mẩn đỏ

Chữa bằng mẹo tại nhà 

Nếu mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng một số biện pháp chữa tại nhà sau đây:

  • Dùng tinh dầu hoa cúc: Với đặc tính làm dịu da, tinh dầu hoa cúc được lựa chọn để điều trị nổi mẩn đỏ ở da. Mẹ bầu có thể thoa gel hoa cúc 2% vào vùng bụng bị nổi mẩn đỏ để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, nếu dị ứng với hoa cúc hoặc các sản phẩm liên quan đến hoa cúc thì mẹ bầu không nên sử dụng.  
  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch được nhiều chị em sử dụng để dưỡng da. Nếu mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa thì hòa bột yến mạch với nước ấm để tắm và vệ sinh da hàng ngày. Ngoài ra có thể kết hợp cùng sữa chua đắp lên vùng da bị nổi mẩn. 
  • Dùng tinh dầu bạc hà: Loại tinh dầu này được nhiều bà bầu sử dụng khi xuất hiện mẩn đỏ không ngứa ở bụng vì hiệu quả mang lại khá cao. Không những thế, tinh dầu bạc hà còn có công dụng làm tê da, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương da.
  • Tắm bằng nước ấm: Thay vì tắm nước lạnh, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn, giảm mẩn đỏ và giúp mẹ bầu thư thái hơn. Tuy nhiên, không nên tắm nước quá nóng ảnh hưởng đến nhiệt độ bào thai.  

Dùng thuốc Tây

Mẹ bầu có thể sử dụng vài loại thuốc tây y điều trị mẩn đỏ theo hướng dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu có thể sử dụng vài loại thuốc tây y điều trị mẩn đỏ theo hướng dẫn của bác sĩ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mang thai chị em phụ nữ cần hạn chế tối đa sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc có thể sử dụng để chữa nổi mẩn đỏ ở bụng gồm:

  • Thuốc kháng Histamin: Các loại thuốc trong nhóm kháng Histamin gồm có Loratadin, Certirizine, Fexofenadine,…. Với ưu điểm không gây buồn ngủ, sản xuất theo công nghệ mới, ức chế Histamin gây dị ứng, những loại thuốc trên được nhiều thai phụ ưu tiên sử dụng.
  • Thuốc mỡ hoặc kem Steroid: Loại thuốc này giúp kháng viêm và cải thiện nổi mẩn đỏ nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một vài tác dụng phụ như da mỏng, chức năng da suy giảm,… nên mẹ bầu phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng. 
  • Thuốc uống Steroid: Mẹ bầu chỉ sử dụng thuốc này trong tình trạng cần thiết và phải theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh uống quá liều. 

Sử dụng bài thuốc Đông y

Bên cạnh dùng thuốc Tây y và mẹo dân gian tại nhà, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa có thể áp dụng các bài thuốc Đông y. Những bài thuốc này được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, thường điều trị từ bên trong để nâng cao đề kháng. Một số bài thuốc Đông y mẹ bầu có thể tham khảo gồm:

  • Bài thuốc số 1: Kết hợp các vị thuốc gồm bạch chỉ 8g, quế chi 8g, y dĩ 16g, kinh giới 16g, lá đơn 16g, ké đầu ngựa 16g, tô tử 12g, đan sâm 12g và phòng phong 12g. 
  • Bài thuốc số 2: Kết hợp các thảo dược gồm tang diệp 20g, cỏ mần trầu 20g, ngân hoa 20g, bạch thược 12g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, cam thảo 12g, xương bồ 16g, ké đầu ngựa 16g, tang ký sinh 16g. 

Xem thêm

Lưu ý khi điều trị cho bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa

Khi điều trị cho bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở vùng bụng không ngứa, bạn đọc cần lưu ý một vài vấn đề sau để tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn. 

  • Nếu mức độ mẩn đỏ nặng thì mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được bác sĩ lên phác đồ điều trị hiệu quả nhất. 
  • Không tự ý mua thuốc khi không rõ liều dùng và tác dụng phụ. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây và hạn chế những loại thực phẩm dễ kích ứng. 
  • Kết hợp uống nhiều nước với chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo độ ẩm cho làn da mẹ bầu, không gây khô ráp, khó chịu. 
  • Tìm mua thuốc điều trị có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại những cơ sở uy tín. 
Uống nhiều nước kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo độ ẩm của da
Uống nhiều nước kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo độ ẩm của da

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ở bụng không ngứa là tình trạng không hiếm gặp nhưng các chị em cần nắm được kiến thức cơ bản để chủ động phòng tránh và điều trị khi không may gặp phải. Nếu triệu chứng trên kéo dài lâu, không thuyên giảm, mẹ bầu không được chủ quan, phải liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp điều trị tối ưu.  

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Có Đáng Lo Ngại? [Giải Pháp]

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Có Đáng Lo Ngại? [Giải Pháp]

Làn da của trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm, cộng thêm sức đề kháng chưa được phát triển ổn định...

Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Trong những năm đầu đời, làn da trẻ còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên trẻ sơ sinh...
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ Và Cách Điều Trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là bệnh lý về da khá phổ biến và sẽ tự...
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng - Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng – Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là trường hợp không hiếm gặp. Mặc dù phần lớn những...
Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top