Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng Là Dấu Hiệu Của Những Căn Bệnh Nào?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là những dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất của một vài bệnh lý ngoài da như chàm, mề đay, vảy nến hay nấm,… Phần lớn những căn bệnh này không truyền nhiễm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tìm hiểu về các căn bệnh này trong bài viết dưới.

Các căn bệnh khiến nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn là do các bệnh ngoài da như:

Bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh da liễu có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dưới 5 tuổi. Đây là căn bệnh không lây nhiễm, được chia thành 2 cấp độ:

  • Viêm da dị ứng cấp tính: Bệnh lý thường kéo dài từ vài ngày cho tới vài tháng, thường xảy ra do tiếp xúc với những dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết.
  • Viêm da dị ứng mãn tính: Bệnh lý có thể tái phát nhiều lần ở bất kỳ thời điểm nào, gây ra nhiều tổn thương cho da, điều trị cũng khó khăn và tốn kém hơn.
Viêm da dị ứng xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Viêm da dị ứng xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh sẽ gặp một số biểu hiện như:

  • Những mảng da bị sạm lại và chuyển sang màu nâu đỏ.
  • Da nổi mẩn hoặc mụn nước nhỏ, dễ bị kích ứng và chảy dịch.
  • Các mảng da bị khô ráp hoặc phồng rộp lên.

Nếu người bệnh không điều trị kịp thời, viêm da dị ứng có thể gây ra những biến chứng như nhiễm trùng da, hen suyễn hoặc viêm mũi, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và giấc ngủ.

Xem thêm

Bệnh viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh bắt đầu chỉ là một mảng da bị ngứa, nếu người bệnh gãi thì vết ngứa đó sẽ lan rộng hơn. Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện những vết nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, tay, cổ và thậm chí là hậu môn. Cơn ngứa gây ra bởi viêm da thần kinh rất dữ dội và có thể tái phát liên tục, có nhiều trường hợp đã ghi nhận là kéo dài suốt đời.

Nguyên nhân dẫn đến viêm da thần kinh hiện chưa được ghi nhận một cách rõ rệt, nhưng phổ biến nhất vẫn là do kích ứng da (ví dụ bị côn trùng cắn hoặc mặc quần áo bó sát,…). Những đối tượng có nguy cơ gặp phải viêm da thần kinh nhất bao gồm:

  • Phụ nữ từ 30 đến 50 tuổi, nam giới cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng so với nữ giới chỉ có tỷ lệ bằng 1:2.
  • Người thường xuyên bị rối loạn lo âu và căng thẳng.
  • Người có tiền sử hoặc gia đình có người mắc bệnh ngoài da.

Khi bị viêm da thần kinh, người bệnh sẽ bị ngứa ngáy khó dứt. Việc gãi liên tục sẽ khiến bị bội nhiễm do vi khuẩn, có thể để lại sẹo một cách vĩnh viễn và thay đổi màu da vùng tổn thương.

Vảy nến

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mạn tính, có thể xuất hiện và tự biến mất. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng phổ biến nhất vẫn là do di truyền, tác động từ yếu tố ngoại sinh như yếu tố môi trường, chấn thương, bỏng nắng,… Triệu chứng chung của bệnh vảy nến là trên da xuất hiện các mảng dài màu đỏ, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp vảy màu trắng bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà còn có thể thêm một số biểu hiện như là mụn mủ, sưng khớp ở ngón tay và ngón chân.

Vảy nến là một bệnh lý da liễu mạn tính, có thể xuất hiện và tự biến mất
Vảy nến là một bệnh lý da liễu mạn tính, có thể xuất hiện và tự biến mất

Các loại vảy nến xuất hiện ở lưng thường gặp bao gồm:

  • Vảy nến thể mảng: Tạo thành những mảng da viêm đỏ, bên ngoài là lớp vảy màu trắng, có thể lan rộng theo vết gãi.
  • Vảy nến thể giọt: Xuất hiện các đốm da nhỏ có màu hồng, tập trung ở lưng, cánh tay và chân. Tuy nhiên các đốm này không dày và trồi lên trên bề mặt da như vảy nến thể mảng.
  • Vảy nến thể da đỏ toàn thân: Vảy nến lan rộng khiến người bệnh nhìn như bị cháy nắng, vảy da này sẽ bong tróc theo từng mảng lớn. Bệnh nhân còn dễ gặp phải sốt và ốm nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nấm da

Nấm da là một loại bệnh nhiễm trùng rất hay bắt gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh là do các loài nấm phân bố rộng rãi trên thế giới, những sinh vật này sẽ xâm nhập vào da thông qua các vết thương hở, đặc biệt ở vùng da ẩm ướt và có nhiều mồ hôi như bẹn, bàn tay, bàn chân,…

Các loại nấm trên da thường gặp bao gồm:

  • Lang ben: Lang ben có 2 dạng là màu trắng hoặc màu đen, gây ngứa đặc biệt là khi ra nắng hoặc toát mồ hôi. Mức độ của lang ben phụ thuộc vào việc vệ sinh da, sức đề kháng cơ thể, độ pH và độ ẩm của da.
  • Hắc lào: Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào là gây ngứa ở vùng bệnh, sau đó xuất hiện các vệt đỏ, trên vệt có các mụn nước lấm tấm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viền nấm rất có xu hướng lan rộng thành nhiều hình vòng cung.

Suy giảm chức năng gan, thận

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng còn là dấu hiệu nhận biết tình trạng chức năng gan và thận của bạn đang gặp vấn đề, như bị viêm gan, cao men gan, xơ gan hay suy thận,… Khi gan và thận bị yếu, cơ thể sẽ không thể đào thải được toàn bộ độc tố, khiến phần độc tố còn sót lại phải đào thải qua lớp da.

Bên cạnh việc nổi mẩn ngứa đỏ ở lưng, bệnh nhân khi bị gặp vấn đề về gan và thận sẽ có thể gánh chịu một vài những ảnh hưởng như:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Vàng da.
  • Đau tức ngực.
  • Tăng huyết áp.
  • Mất ngủ.
  • Thường xuyên mót tiểu, nước tiểu màu vàng đậm.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là một trong số những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên thế giới. Các loại chính gây bệnh trên cơ thể con người có thể kể đến là giun đũa, giun tròn, giun móc. Những người bị nhiễm giun với số lượng ít thì thường chưa thành bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên ngược lại, nếu số lượng nhiều có thể gây xuất hiện những triệu chứng điển hình là nổi mẩn ngứa đỏ, đau bụng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể,… Các triệu chứng của nhiễm giun sán có thể xuất hiện một cách đồng thời. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất dễ gây nên tình trạng tắc ruột, bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun sán ở người, bao gồm:

  • Do ăn phải thực phẩm bẩn, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh ở các hàng quán lề đường.
  • Không giữ vệ sinh cơ thể, hay cắn móng tay, mút tay, không rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đi chân đất cũng rất dễ tạo điều kiện cho ấu trùng chui vào cơ thể qua các vết thương hở.

Xem thêm

Bệnh lý về tuyến giáp

Khi tuyến giáp hoạt động kém, hay còn gọi là cường giáp thì cũng gây những ảnh hưởng nhất định tới làn da ở một mức độ nhất định. Làn da có thể trở nên lạnh hơn, nhạt màu và khô hơn thông thường. Mà da khô lại là nguyên nhân chính hình thành nên bệnh viêm da. Vùng da bị ảnh hưởng này có thể xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, có thể chảy máu và sẽ mất một thời gian dài mới lành lặn lại.

Khi tuyến giáp hoạt động kém cũng có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng
Khi tuyến giáp hoạt động kém cũng có thể dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Bên cạnh biểu hiện nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, tay chân hay các bộ phận khác trên cơ thể, người bệnh khi rối loạn về tuyến giáp sẽ còn gánh chịu một số triệu chứng như:

  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Móng tay cứng sần.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Yếu sinh lý.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Hệ miễn dịch suy giảm.

Lichen phẳng

Lichen phẳng là căn bệnh gây nên tình trạng sưng và kích ứng ở các vị trí da như lưng, niêm mạc, móng tay, tóc,… Đặc trưng của căn bệnh này là những vết sần phẳng, có màu đỏ tím, ngứa nhẹ và tiến triển nhanh chóng trong vài tuần.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh Lichen phẳng là do hệ thống miễn dịch của người bệnh tự tấn công các tế bào da và tế bào niêm mạc của chính họ. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể chứng minh lý do xảy ra tình trạng miễn dịch bất thường này. Nhưng cũng chính do đó nên căn bệnh này không lây truyền.

Một số yếu tố có thể thúc đẩy sự xuất hiện Lichen phẳng:

  • Người có tiền sử viêm gan C.
  • Phản ứng với vacxin cúm.
  • Phản ứng với hóa chất, thuốc nhuộm và kim loại.
  • Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc tim mạch, thuốc viêm khớp hoặc tăng huyết áp.

Mề đay

Nổi mề đay là tình trạng trên da xuất hiện những nốt mẩn bất thường. Ban đầu chúng chỉ tập trung trên một vùng da nhỏ, tuy nhiên càng để lâu thì càng có nguy cơ lan rộng ra trên toàn cơ thể nếu không được điều trị sớm. Theo thống kê, có đến 20% dân số gặp phải tình trạng nổi mề đay và tái phát nhiều lần trong suốt cuộc đời.

Mề đay là bệnh lý ngoài da phổ biến với 20% dân số gặp phải trong đời
Mề đay là bệnh lý ngoài da phổ biến với 20% dân số gặp phải trong đời

Dấu hiệu nổi mề đay rất dễ nhận biết, đầu tiên trên da sẽ nổi hàng loạt các vết phát ban màu đỏ hoặc màu trắng với nhiều thích thước lớn nhỏ khác nhau, nhìn qua vết mề đay rất tương đồng với vết muỗi đốt. Tại các khu vực xuất hiện mề đay, người bệnh sẽ cảm giác vô cùng ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm.

Những đối tượng dễ bị nổi mề đay nhất bao gồm:

  • Trẻ em: Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các dị nguyên gây bệnh bên ngoài.
  • Phụ nữ đang mang thai: Do cơ thể chị em bị thay đổi nhiều về nội tiết tố nên rất dễ bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây mẩn ngứa.
  • Phụ nữ sau sinh: Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ bị kiệt sức và không thể phục hồi ngay được nên rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường, từ thực phẩm hoặc thời tiết.

Bệnh ghẻ

Ghẻ là một căn bệnh ngoài da hình thành bởi một loại ký sinh trùng có tên “Sarcoptes scabiei”. Đây là một loại bệnh có tính chất lây lan và gây nên những tổn thương cho da. Những loại ghẻ thường bắt gặp nhất bao gồm:

  • Ghẻ thông thường: Bệnh gây ngứa ở nhiều bộ phận trên cơ thể nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Ghẻ nhiễm khuẩn: Thường khu trú và gây ngứa ở nhiều vùng da trên cơ thể, phổ biến nhất là tại nách hoặc khu vực bộ phận sinh dục.
  • Ghẻ vảy: Tổn thương thành các lớp vảy dày có màu xám và người bệnh sẽ bị suy giảm miễn dịch.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ghẻ gồm:

  • Khu vực sinh sống đông đúc, chật hẹp, không đáp ứng được đủ điều kiện về vệ sinh.
  • Người có tiền sử bị các bệnh gây suy giảm sức đề kháng như đã từng phẫu thuật ghép tạng, người bị nhiễm HIV hoặc người già,…
  • Người sinh hoạt chung với bệnh nhân mắc bệnh ghẻ.

Xem thêm

Nổi mẩn đỏ ngứa trên người có nguy hiểm không?

Phần lớn các vết nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng sẽ xuất hiện vào mùa hè nóng nực, chảy mồ hôi nhiều nhưng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Trong những trường hợp bệnh nhẹ, các vết nổi mẩn có thể hoàn toàn tự biến mất mà không cần phải có can thiệp của các phương pháp điều trị nào.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái

Trong trường hợp các vết mẩn ngứa lan rộng trên khắp cả lưng, ngực, bụng hay da mặt, thậm chí là ở trong miệng và có mủ bên trong thì bạn cũng không nên chủ quan, không được tự ý mua thuốc dùng. Đặc biệt nếu tình trạng mẩn đỏ diễn ra ở trẻ nhỏ thì lại càng nguy hiểm, bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển ổn định.

Cách điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng hiệu quả

Hiện nay ở rất nhiều cách để điều trị chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những cách dưới đây:

Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây có thể giúp người bệnh chấm dứt được triệu chứng ngứa ngáy khó chịu do mẩn đỏ gây ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc lại không thể giúp điều trị được một cách dứt điểm và nếu sử dụng lâu dài, người bệnh còn dễ bị nhờn thuốc và gặp tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn từ phía bác sĩ và chuyên gia để tránh ảnh hưởng tới cơ thể.

Sử dụng thuốc Tây sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh
Sử dụng thuốc Tây sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh

Một số loại thuốc Tây thường dùng để điều trị mẩn đỏ ngứa ở lưng:

  • Thuốc kháng Histamin như Loratadin, Cetirizin, Acrivastin,… dùng được trong các trường hợp hắt hơi, sổ mũi do tác động của thời tiết hay các dị nguyên.
  • Thuốc bôi ngoài da dùng trong các trường hợp mẩn ngứa do dị ứng, kích ứng bề mặt da, do côn trùng đốt,…
  • Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm như Dexamethason, Eumovate,… sử dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc kháng Histamin thông thường.

Dùng thuốc Đông y

Trong Đông y cũng có những bài thuốc phổ biến để chữa mẩn đỏ ngứa, với ưu điểm là hoàn toàn lành tính với mọi cơ địa, giúp cơ thể điều trị tận sâu căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc Đông y cũng có nhược điểm đó là phụ thuộc nhiều vào cơ địa người bệnh và phải dùng liên tục trong thời gian dài mới có hiệu quả. Các bài thuốc Đông y để chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bao gồm:

  • Bài thuốc với kinh giới, xà sàng tử, cam thảo, khổ sâm, phèn phi, đại hoàng, địa du mỗi loại 20g, sắc cùng nước sau đó ngâm vùng lưng bị mẩn đỏ vào nước thuốc khoảng 20 phút, thực hiện mỗi ngày 2 lần.
  • Bài thuốc với 80g ngải cứu, 25g phòng phong, 6g hung hoàng, 5g hoa tiêu, sắc thành nước để xông vùng bị mẩn ngứa trong khoảng 10 phút, sau khi nước nguội thì dùng tắm mỗi ngày.

Xem thêm

Cách chăm sóc, phòng tránh nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày là cách ngăn ngừa các bệnh lý ngoài da đơn giản và hiệu quả nhất. Song song với đó, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề như sau để phòng tránh cũng như chăm sóc cơ thể khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng:

Nên thoa kem dưỡng ẩm, tránh cho da bị khô ráp khiến vi khuẩn tấn công
Nên thoa kem dưỡng ẩm, tránh cho da bị khô ráp khiến vi khuẩn tấn công
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa mỗi ngày đặc biệt là những vùng da thường xuyên chảy mồ hôi hoặc tiếp xúc với bụi bẩn. Khi tắm hãy dùng nước mát, không nên dùng nước quá nóng tránh việc kích ứng da. Đồng thời có thể sử dụng một số loại xà phòng dịu nhẹ để làm sạch cơ thể và tránh kỳ cọ mạnh trong lúc tắm.
  • Thoa kem dưỡng ẩm vào buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân và buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt là vào những ngày khô hanh. Thói quen này sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa khô, xoa dịu kích ứng.
  • Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm chứa cồn hoặc hóa chất tạo mùi, đặc biệt là trong lúc vùng da đang có dấu hiệu của kích ứng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tự nhiên sẽ an toàn hơn.
  • Giữ vệ sinh không gian sống và làm việc, tạo độ ẩm trong những ngày khô hanh giúp làn da thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây, rau củ mát để tăng cường vitamin và khoáng chất cần thiết, đảm bảo cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da từ sâu bên trong. Đồng thời nên tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng và chất kích thích như rượu, cà phê, bia, tiêu, ớt, thức ăn nhanh,…. Các loại thực phẩm này có thể gây kích thích phản ứng viêm dưới da và khiến da trở nên ngứa ngáy nghiêm trọng.
  • Mặc trang phục với chất liệu mềm mại và thấm hút tốt để tránh ma sát với da gây kích ứng.
  • Hạn chế cào gãi khiến da bị trầy xước, bởi đó sẽ tạo cơ hội để các loại nấm và vi khuẩn trong móng tay xâm nhập gây nhiễm trùng da.

Trên đây Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã chia sẻ với độc giả các nguyên nhân gây nên nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cũng như cách điều trị và phòng ngừa từ sớm. Trong trường hợp xuất hiện những vấn đề ngoài da bất thường, hãy tới các cơ sở y tế để được điều trị một cách chính xác và dứt điểm.

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng - Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng – Cha Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là trường hợp không hiếm gặp. Mặc dù phần lớn những...

Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa: Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Trong những năm đầu đời, làn da trẻ còn non nớt và vô cùng nhạy cảm nên trẻ sơ sinh...
Vì Sao Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vì Sao Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là triệu chứng mà bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải...
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Có Đáng Lo Ngại? [Giải Pháp]

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Mặt Có Đáng Lo Ngại? [Giải Pháp]

Làn da của trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm, cộng thêm sức đề kháng chưa được phát triển ổn định...
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng và cách điều trị hiệu quả

Nguyên Nhân Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Xung Quanh Miệng Và Cách Điều Trị Hiệu...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên bệnh lý vẫn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top