Nguyên Nhân Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Xung Quanh Miệng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên bệnh lý vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bệnh mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu kéo dài sẽ làm đến sức khỏe của trẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc tất tần tật thông tin về hiện tượng trên, các bố mẹ có thể tham khảo để có biện pháp xử lý kịp thời!

Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm. Bố mẹ cần chú ý quan sát các triệu chứng của bệnh để xác định đúng nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng: 

Nấm miệng 

Nấm miệng thường xuất hiện ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc mới biết đi, gây ra các mảng trắng dày, hình tròn bên trong lưỡi, má hoặc môi của trẻ. Nếu cố gắng làm sạch lớp trắng đó thì các nốt mẩn đỏ bị nứt, thậm chí chảy máu. 

Nấm miệng gây ra các mảng trắng dày, hình tròn bên trong lưỡi, má hoặc môi của trẻ
Nấm miệng gây ra các mảng trắng dày, hình tròn bên trong lưỡi, má hoặc môi của trẻ

Mặc dù nấm miệng không làm trẻ ngứa ngáy, đau rát, khó chịu nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ lan vào trong các bộ phận khác như lưỡi, cổ họng, thực quản,… dẫn đến tiêu chảy, viêm phổi.  

Xem thêm

Dị ứng 

Sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu nên dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Khi gặp phản ứng với một số yếu tố như thuốc, lông động vật, chất tẩy rửa, thức ăn,… cơ thể trẻ sẽ bị dị ứng. Biểu hiện rõ nhất của dị ứng chính là xung quanh miệng của trẻ xuất hiện nhiều mẩn đỏ. 

Nước bọt thừa trào ra ngoài

Da của trẻ nhỏ thường rất mỏng và nhạy cảm nên khi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt sẽ bị kích ứng và nổi mụn. Đặc biệt, trong lúc trẻ nhỏ đùa giỡn hoặc vào thời kỳ mọc răng sẽ chảy nhiều nước bọt và dính xung quanh miệng. Sau đó, bé vô tình dụi miệng xuống gối, áo, khăn,… tạo môi trường cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, dẫn đến nổi mẩn đỏ quanh miệng. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý vệ sinh cá nhân, thường xuyên lau sạch các vết nước bọt cho bé. 

Trẻ nhỏ đùa giỡn hoặc mọc răng sẽ chảy nhiều nước bọt và dính xung quanh miệng
Trẻ nhỏ đùa giỡn hoặc mọc răng sẽ chảy nhiều nước bọt và dính xung quanh miệng

Bệnh tay chân miệng 

Tay chân miệng là bệnh lý dễ bắt gặp ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Những triệu chứng thường thấy khi trẻ bị bệnh tay chân miệng gồm có sốt cao, đau họng, bỏ ăn, đặc biệt quanh miệng nổi nhiều mẩn đỏ. Sau khoảng 2-3 ngày, ở miêng, bàn tay và bàn chân của trẻ xuất hiện thêm các vết lở loét.

Bệnh thủy đậu 

Thủy đậu thường gặp ở trẻ từ một tuổi trở lên, có những triệu chứng lâm sàng như sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ xung quanh miệng và  các bộ phận khác trên cơ thể. Theo các chuyên gia, bệnh lý này khá nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời tránh gặp các biến chứng như viêm màng não, viêm gan,…. 

Thủy đậu có những triệu chứng lâm sàng như sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Thủy đậu có những triệu chứng lâm sàng như sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Loét miệng 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lở miệng, một loại bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể nhận biết bệnh lý này thông qua các triệu chứng bên ngoài như xuất hiện ban đỏ ở chân, tay, miệng và mặt bị phồng rộp. 

Vài ngày sau khi phát bệnh, các nốt mẩn sẽ vỡ và hết vảy vàng nhạt. Mặc dù không nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Bệnh chàm sữa

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa. Bệnh này xuất phát từ cơ địa của trẻ hoặc do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi bẩn, thức ăn,…. Các mẩn đỏ xuất hiện trên da thường nhỏ, sưng, mọc chủ yếu ở 2 bên má và xung quanh miệng. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì mẩn đỏ sẽ lan rộng sang bộ phận khác, nặng hơn có thể bị vỡ dẫn đến viêm nhiễm.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa

Xem thêm

Cách điều trị trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng 

Trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nhiệt miệng hoặc dị ứng thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí, có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với trường hợp đi kèm sốt cao, viêm loét da,… bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để được hướng dẫn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Dưới đây là 3 biện pháp được khuyên sử dụng để chữa nổi mẩn đỏ quanh miệng cho con nhỏ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo. 

Sử dụng các mẹo dân gian 

Với trường hợp trẻ bị mẩn đỏ ở mức độ nhẹ, không xuất hiện triệu chứng sốt cao, lở loét,… bố mẹ có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để điều trị cho bé:

  • Nha đam: Với công dụng chống viêm, làm dịu kích ứng, nha đam giúp trẻ giảm ngứa ngáy, khó chịu. Phụ huynh sẽ lấy phần ruột trắng của nha đam, đắp trực tiếp lên vùng da miệng nổi mẩn đỏ của trẻ. 
  • Bột yến mạch: Dùng hỗn hợp bột yến mạch với sữa chua thoa lên vị trí da nổi mẩn, đắp trong vòng 30 phút rồi làm sạch sẽ bổ sung độ ẩm cho da bé và giảm kích ứng giúp vùng tổn thương nhanh lành.
  • Mật ong: Mật ong có tác dụng chống viêm, khử trùng mạnh. Bố mẹ có thể dùng để thoa trực tiếp lên vùng da nổi mẩn quạnh miệng của trẻ rồi rửa sạch da khi mật ong khô lại.
Nha đam giúp làm dịu kích ứng da và cảm giác ngứa ngáy cho trẻ
Nha đam giúp làm dịu kích ứng da và cảm giác ngứa ngáy cho trẻ

Điều trị bằng thuốc Tây 

Với trình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng nặng, đi kèm triệu chứng sốt cao, lở loét, viêm nhiễm, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc Tây. Một số loại thuốc trị mẩn ngứa không kê đơn bố mẹ có thể cho con nhỏ sử dụng gồm: 

  • Thuốc kháng Histamine: Công dụng giảm ngứa, chống nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc Corticosteroid: Thích hợp cho những trẻ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy nặng. 
  • Kem bôi ngoài da: Công dụng dưỡng ẩm, tránh khô ráp da và hỗ trợ nhanh lành vết thương trên da. 
  • Vitamin A, B, C: Hỗ trợ tái tạo niêm mạc da. 

Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo thêm những loại thuốc trị nấm, kháng virus, ký sinh trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Tây, bố mẹ luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn đi kèm. 

Bị nổi mẩn đỏ quanh miệng mức độ nặng, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc Tây y
Bị nổi mẩn đỏ quanh miệng mức độ nặng, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc Tây y

Điều trị bằng Đông y 

Ngoài 2 phương pháp trên, các phụ huynh có thể tham khảo thêm các bài thuốc Đông y để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ quanh miệng cho con nhỏ. Được biết, trong Đông y, nguyên nhân gây ra mẩn ngứa là do phong hàn xâm nhập cơ thể cùng với một vài tác nhân khác như môi trường, thực phẩm,…. 

Vì thế, các bài thuốc Đông y sẽ chú trọng điều trị sâu bên trong để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Các vị thuốc được kết hợp với lượng vừa đủ giúp hỗ trợ chức năng thải độc của gan thận, giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng đề kháng với bệnh. 

Nhược điểm của biện pháp điều trị này là tác dụng thuốc tương đối chậm. Cho nên, các bậc phụ huynh nên kiên trì cho con nhỏ sử dụng trong thời gian dài, không bỏ dở liệu trình, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Ngoài ra, các bố mẹ nên đến cơ sở thăm khám, điều trị Đông y uy tín để được kê đơn thuốc chuẩn và hiệu quả.  

Các bài thuốc Đông y điều trị sâu bên trong để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ
Các bài thuốc Đông y điều trị sâu bên trong để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ

Xem thêm

Những biện pháp phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng 

Để phòng ngừa trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, các bậc phụ huynh cần ghi nhớ một vài điều sau đây: 

  • Luôn giữ ẩm cho da của bé bằng việc bổ sung đủ nước mỗi ngày.
  • Thêm rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitaminC vào thực đơn các bữa ăn của trẻ để nâng cao sức đề kháng. 
  • Không cho con nhỏ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản,…. 
  • Thường xuyên vệ sinh chăn gối và khu vực sinh hoạt của gia đình. 
  • Hạn chế cho bé ăn những loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. 
  • Không nuôi động vật trong nhà hoặc nếu có thì bố mẹ phải dọn dẹp sạch lông động vật. 
  • Không để trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu nhiễm các bệnh lý như thủy đậu, sởi, rubella,…. ở khoảng cách gần. 
  • Tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh  sởi, rubella, cúm,… cho trẻ  từ 0 – 5 tuổi.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng, mong rằng sẽ mang lại những điều bổ ích cho các bậc phụ huynh. Thông thường tình trạng này có thể tự thuyên giảm sau thời gian chăm sóc tại gia nhưng nếu bệnh chuyển nặng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Vì Sao Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Vì Sao Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là triệu chứng mà bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải...
Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị An Toàn

Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị An Toàn

Bé nổi mẩn đỏ là hiện tượng khá phổ biến và khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Thực tế, bệnh...
Nổi Mẩn Đỏ Ở Tay Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Nổi Mẩn Đỏ Ở Tay Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ở tay là hiện tượng khá phổ biến với các biểu hiện cụ thể như tay ửng...
Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm mất thẩm...
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ Và Cách Điều Trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là bệnh lý về da khá phổ biến và sẽ tự...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top