Vì Sao Nổi Mẩn Đỏ Ở Lưng Không Ngứa? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là triệu chứng mà bất cứ ai cũng có nguy cơ gặp phải trong đời. Phần lớn khi gặp tình trạng này, nhiều người sẽ có tâm lý chủ quan và bỏ qua bởi không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Nhưng chuyên gia đã nhận định, đây có thể là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần chú ý.

Vì sao nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa?

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa gây cho người bệnh hoang mang, bởi không hiểu rõ nguyên nhân gây ra. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì rất có thể bạn đã mắc phải một trong số những căn bệnh dưới đây:

Xem thêm

Viêm mao mạch dị ứng

Viêm mao mạch dị ứng là một căn bệnh thường xuất hiện do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc, như thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh penicillin, thuốc chống động kinh, thuốc chữa gút,… Bên cạnh đó, khi cơ thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh mãn tính thì cũng có thể khiến xuất hiện viêm mao mạch.

Viêm mao mạch dị ứng thường xuất hiện do cơ thể phản ứng với thuốc hoặc nhiễm virus, vi khuẩn
Viêm mao mạch dị ứng thường xuất hiện do cơ thể phản ứng với thuốc hoặc nhiễm virus, vi khuẩn

Các triệu chứng của viêm mao mạch dị ứng bao gồm xuất hiện các đốm viêm màu tím hoặc đỏ, đi kèm với tình trạng đau khớp, sốt nhẹ, viêm thận hay sưng các hạch bạch huyết. Nếu nguyên nhân gây bệnh do phản ứng với thuốc thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong khoảng từ 7-10 ngày.

Những triệu chứng tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tổn thương khớp: Bao gồm đau khớp, viêm khớp, phù quanh khớp, đôi khi đau gân phối hợp, tổn thương hoại tử trên một động mạch cơ .
  • Tổn thương thận: Thận đái máu đại thể hoặc vi thể, đôi khi có bạch cầu niệu, ở trẻ em thì có hội chứng viêm cầu thận.
  • Tổn thương hệ tiêu hoá: Đau thượng vị lan tỏa hoặc khu trú, viêm tuỵ cấp, tắc ruột, nhồi máu, thủng đại tràng, lồng ruột cấp,…

Giãn mao mạch

Giãn mao mạch là hiện tượng nổi các mạch máu li ti ở trên da (da bị phình mạch máu). Thông thường, nguyên nhân chính khiến cho giãn mao mạch là quá trình lưu thông máu không hiệu quả hoặc da đang trong độ lão hoá, da bị mỏng, độ đàn hồi da kém. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng giãn mao mạch nhất bao gồm:

  • Người có các thành viên trong gia đình bị giãn mao mạch, rất dễ bị gen di truyền giống.
  • Đối tượng bị rối loạn nội tiết tố như phụ nữ đang trong hoặc sau thời kỳ mang thai.
  • Trường hợp phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời, da bị ảnh hưởng bởi các tia UV.
  • Người làm việc trong môi trường bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc nhiều với các hoá chất.
  • Người mắc chứng đỏ mặt.
  • Những người thường xuyên sử dụng rượu hoặc các chất kích thích khiến mạch máu bị vỡ.
  • Người lạm dụng các sản phẩm chứa Corticoid có trong các sản phẩm làm đẹp da.

Giãn mao mạch mức độ nhẹ thường sẽ không gây nguy hiểm cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu tiến triển nặng có thể gây tắc tĩnh mạch, viêm mao mạch, phù nề,…

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme là một loại bệnh gây ra bởi một loại xoắn khuẩn, có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người nếu bị ve đốt. Đây là căn bệnh phổ biến ở khu vực châu Á, đặc biệt ở những người già, trẻ em hoặc những người thường phải làm việc ngoài trời.

Bệnh Lyme thường xuất hiện người già, trẻ em hoặc người phải làm việc ngoài trời
Bệnh Lyme thường xuất hiện người già, trẻ em hoặc người phải làm việc ngoài trời

Bệnh Lyme thông thường được chia ra thành 3 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 1 – Khu trú: Khoảng sau 1 tháng bị ve đốt, người bệnh sẽ thấy xuất hiện vết mẩn hình vòng tròn đỏ có tâm trắng, nóng rát và rất đau. Một số người sẽ còn bị cảm cúm, đau đầu, đau cơ khớp và mệt mỏi.
  • Giai đoạn 2 – Lan rộng: Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương đến tim mạch và hệ thần kinh như đau đầu nghiêm trọng hoặc viêm não.
  • Giai đoạn 3 – Tiến triển mạnh: Càng để lâu bệnh càng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, dễ bị đau thành cơn và đau tập trung ở các khớp.

Khi mắc bệnh Lyme, người bệnh có thể đối mặt với những vấn đề như khó tập trung, hay quên, cơ thể mệt mỏi, đau họng, ảnh hưởng đến thính giác, vị giác, thị lực, hoảng loạn, nhịp tim chậm hoặc rối loạn kinh nguyệt (nữ giới).

Vẩy phấn hồng

Bệnh vẩy phấn hồng là một căn bệnh da liễu tương đối dễ bắt gặp. Căn bệnh gây ra những vết phát ban tạm thời (hay còn gọi là bản huy hiệu), có hình đốm tròn hoặc bầu dục ở lưng và bụng. Bệnh vảy phấn hồng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào, nhưng chủ yếu là trong độ tuổi trong từ 10 đến 35 và có thể tự biến mất trong vòng 10 tuần kể từ khi xuất hiện.

Theo nghiên cứu, bệnh vẩy nến phấn hồng xuất hiện là do nhiễm virus herpes HHV7, thường xảy ra vào mùa xuân và mùa thu nhưng không lây lan truyền nhiễm. Vẩy phấn hồng bắt đầu với một mảng lớn, hơi nổi trên bề mặt da, có vảy đi kèm triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, sốt hoặc đau họng. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh da liễu lành tính và không gây xuất hiện biến chứng nguy hiểm, phần lớn sẽ xảy ra một lần duy nhất và không bao giờ bị tái phát.

Xem thêm

Sốt phát ban

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da xuất hiện các đốm nhỏ. Căn bệnh xuất hiện do nguyên nhân chính là lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7, lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể. Bên cạnh đó, trên thực tế cũng đã ghi nhận một vài ca bệnh do chấy rận, do chuột hay do mò mạt trong các bụi rậm,…

Sốt phát ban có biểu hiện là xuất hiện các đốm nhỏ trên da đi kèm nóng người
Sốt phát ban có biểu hiện là xuất hiện các đốm nhỏ trên da đi kèm nóng người

Các biểu hiện của sốt phát ban thường xuất hiện từ 1-2 tuần sau khi nhiễm bệnh, ban đầu những triệu chứng ở mức nhẹ khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên nếu không chữa trị nhanh chóng, bệnh có thể gây ra:

  • Sốt cao trên 39,4 độ kèm theo viêm họng, ho, hắt hơi, sổ mũi kéo dài từ 3-5 ngày gây mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Các nốt phát ban đỏ, li ti ở dưới da hoặc sưng lên, một số đốm có vòng trắng bao quanh, nổi lên theo sau cơn sốt. Các vết nổi mẩn đỏ này sẽ xuất hiện đầu tiên ở lưng, ngực và lan dần xuống cánh tay, cổ tay, chân, mặt,…

Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông hay còn được hiểu đơn giản là sự xuất hiện của các tổn thương trên nang lông, nhô lên trên bề mặt da, khi đưa tay chạm vào thì sẽ cảm nhận được sự khô ráp và sần sùi. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng trong đó phổ biến hơn cả là trẻ em và thanh thiếu niên. Các vị trí dễ xuất hiện sừng nang lông nhất bao gồm vùng lưng, mông, đùi, cánh tay và thậm chí là hai bên má.

Nguyên nhân dẫn đến dày sừng nang lông là do keratin tích tụ lâu ngày, tạo nên nút tế bào chết và khiến cho các nang lông bị chặn lại. Những yếu tố có thể thúc đẩy bệnh tiến triển bao gồm da bị khô, hen suyễn, thừa cân, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ,… Trên lý thuyết, bệnh dày sừng nang lông không gây ảnh hưởng và tổn hại đến sức khoẻ của người bệnh nên cũng không cần phải điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, nếu để lâu dài, bệnh có thể khiến ngứa ngáy và mất thẩm mỹ, nên người bệnh hãy:

  • Tẩy da chết định kỳ.
  • Dưỡng ẩm cho da.
  • Dùng kem bôi chứa Vitamin A.
  • Điều trị bằng laser.

Xem thêm

Zona thần kinh

Zona thần kinh là căn bệnh gây ra bởi virus herpes Zoster – loại virus gây xuất hiện bệnh thuỷ đậu. Virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể con người thì tồn tại trong các tế bào thần kinh hoặc hạch thần kinh. Đợi sau một khoảng thời gian, khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc suy nhược cơ thể, virus sẽ hoạt động mạnh trở thành bệnh Zona.

Zona thần kinh với biểu hiện là các nốt đỏ có dịch, gây đau đớn theo các dây thần kinh
Zona thần kinh với biểu hiện là các nốt đỏ có dịch, gây đau đớn theo các dây thần kinh

Các virus sẽ lây lan nhanh chóng theo các dây thần kinh, bộc phát thành những nốt sần đỏ ngoài da, gây phồng rộp và đau đớn cho người bệnh. Thông thường, thời gian bị Zona thần kinh sẽ kéo dài từ 2-3 tuần, sau khi da lành lại thì vẫn sẽ xuất hiện những cơn nóng rát và đau rất lâu về sau. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ù tai, nhức đầu, chóng mặt, sốt từ 38-39 độ C hay bị rối loạn bài tiết mồ hôi,…

U máu

U máu là biểu hiện của quá trình tăng sinh máu mất kiểm soát, chúng là những nốt nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở bề mặt da hoặc ở các tổ chức bên trong cơ thể. Tuy nhiên, u máu phần lớn đều là các khối u lành tính, xuất hiện từ khi vừa sinh ra và biến mất sau đó khoảng vài năm.

Dựa vào nguyên do hình thành mà u máu được chia thành 2 loại:

  • U máu tế bào nội mạc mạch máu: Xuất hiện ngay khi chào đời và có thể thoái triển khi trẻ đến 5-7 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh u máu tế bào nội mạc mạch máu ở bé trai cao hơn gấp 3 lần so với bé gái.
  • U dị dạng mạch máu: Là khối u do các nhóm động mạch và tĩnh mạch cùng các bạch mạch bị dị dạng. U dị dạng mạch máu thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra biến chứng tới sức khỏe như nhiễm trùng, suy tim, viêm loét, hoại tử, tắc nghẽn đường thở,…

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với các dị nguyên, phổ biến là trong các trường hợp như:

  • Dùng thử sản phẩm mới.
  • Đeo đồ trang sức có niken.
  • Sử dụng nước hoa, mỹ phẩm,… có chứa một vài thành phần hoá học gây dị ứng.
  • Do sử dụng một số loại thuốc như thuốc chứa kháng sinh, benzocaine hoặc thimerosal.
  • Do tiếp xúc với độc tố của cây thường xuân, cây sồi hoặc cây sơn,…
Viêm da tiếp xúc làm xuất hiện các vết nổi mẩn đỏ không ngứa, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên
Viêm da tiếp xúc làm xuất hiện các vết nổi mẩn đỏ không ngứa, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên

Thông thường, tình trạng viêm da dị ứng sẽ kết thúc sau khoảng 2-4 tuần nếu không tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng da. Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người mà bệnh có thể kéo dài hơn.

Do các vấn đề khác không phải bệnh lý

Các yếu tố khác không phải bệnh lý nhưng vẫn gây nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể kể đến những trường hợp như:

  • Tâm lý không ổn định: Những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng trong công việc và cuộc sống, kiệt sức và không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Dùng thuốc không đúng cách: Khi dùng một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị ở liều cao, không đúng theo chỉ định thì cơ thể sẽ xảy ra tác dụng phụ khiến nổi mụn đỏ ở lưng.
  • Sử dụng chất kích thích: Cơ thể khi không thể dung nạp với những thành phần có trong chất kích thích như rượu bia cơ thể sẽ xảy ra phản ứng mẩn ngứa.
  • Vệ sinh da kém: Việc vệ sinh cơ thể sai cách sẽ khiến da bị để lại bã nhờn và bụi bẩn trong các lỗ chân lông gây mẩn đỏ.

Xem thêm

Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của làn da, khiến tâm lý người bệnh không thoải mái. Ngay khi vừa phát hiện ra tình trạng này, bạn hãy áp dụng một số cách dưới đây để điều trị dứt điểm:

Dùng thuốc Đông y sẽ điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa
Dùng thuốc Đông y sẽ điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa
  • Sử dụng thuốc Tây y: Bạn cần tham khảo thật kỹ ý kiến chuyên gia và bác sĩ trước khi sử dụng. Tuỳ theo mức độ bệnh mà chuyên gia sẽ kê đơn cho phù hợp, một số loại thuốc được chỉ định bao gồm kem bôi chứa corticosteroids, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin,…
  • Sử dụng các mẹo dân gian: Mẹo dân gian sẽ an toàn và lành tính với mọi cơ địa vì sử dụng các thành phần có trong tự nhiên, đồng thời sẽ giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị. Một số mẹo nên sử dụng đó là tắm nước lá chè, lá trầu không, lá khế, đắp da với dưa chuột,…
  • Sử dụng thuốc Đông y: Đông y là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi chữa bệnh về da liễu bởi các bài thuốc này có thể điều trị được căn nguyên gây bệnh. Một số bài thuốc hay được áp dụng đó là tiêu ban hoàn bì thang, tiêu ban giải độc thang, bài thuốc trị mề đay của Đỗ Minh Đường,…

Lưu ý khi chăm sóc, phòng tránh nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây đẻ “nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa” không thể làm phiền:

  • Vệ sinh không gian sống xanh, sạch, đẹp, ngăn không cho virus có khả năng tồn tại.
  • Thường xuyên tắm giặt và vệ sinh vùng lưng thật kỹ, đảm bảo cho vùng da này không được quá khô ráp và cũng không được ẩm ướt.
  • Nên sử dụng những sản phẩm kem dưỡng thể, kem dưỡng ẩm, sữa tắm,… với chiết xuất tự nhiên không chứa hương liệu, chất hóa học hoặc có tính tẩy rửa mạnh.
  • Sử dụng những trang phục với chất liệu mềm mịn, rộng rãi và thấm hút tốt để hạn chế tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không gãi mạnh hoặc chà xát móng tay lên các vùng da bởi sẽ khiến bội nhiễm, các nốt mẩn đỏ có thể lan rộng hơn.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và có chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho làn da, hạn chế đồ ăn cay nóng, uống rượu bia để ngăn cho da bị dị ứng.
Nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên để tránh khô da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên để tránh khô da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa cũng như những cách phòng tránh và điều trị phổ biến. Để có thể điều trị dứt điểm bệnh, hãy tới các cơ sở da liễu để được thăm khám nguyên nhân chính xác, từ đó có bước điều trị hợp lý.

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Nổi Mẩn Đỏ Trên Đầu Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ở độ tuổi từ 2-6, trẻ đều có thể gặp hiện tượng ngứa, nổi mẩn ở da. Ngoài bị ở...
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều đối tượng...
Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị An Toàn

Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị An Toàn

Bé nổi mẩn đỏ là hiện tượng khá phổ biến và khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Thực tế, bệnh...
Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý về da và khá phổ biến. Hiện tượng này có...
Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt có nguy hiểm không?

Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Sau Sốt Có Nguy Hiểm Không?

Sốt là một trong những bệnh trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải, nhất là những năm đầu đời. Tuy nhiên,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top