Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là hiện tượng khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Các triệu chứng của bệnh có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da nên cần sớm tìm cách điều trị để không gây biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về nguyên nhân, cách điều trị và một số lưu ý cần biết khi gặp hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng chân. 

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là gì?

Tình trạng chân xuất hiện những nốt mẩn đỏ khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Các bác sĩ cho biết, khi gặp hiện tượng này, rất có thể là do người bệnh mắc phải một số bệnh lý về da sau:

  • Mề đay: Nổi mề đay khiến toàn bộ cơ thể, hoặc một bộ phận trên cơ thể, có thể là tay, chân, mặt… nổi những nốt mẩn đỏ, gây ngứa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thời tiết hoặc nhiễm khuẩn.
  • Nấm da chân: Đây là bệnh da liễu rất phổ biến có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng. Bệnh thường xảy ra với những người tiếp xúc với nước trong thời gian dài, những người có cơ địa tiết mồ hôi ở chân hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
  • Viêm nang lông: Bệnh xảy ra do nấm, vi khuẩn vào lỗ chân lông gây tình trạng tắc nghẽn dần dần xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Viêm da tiếp xúc: Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc. Khi đó, người bệnh không chỉ gặp hiện tượng nổi mẩn đỏ mà trong những nốt này có chứa dịch, rất ngứa ngáy khó chịu.
Chân bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy là triệu chứng của nhiều bệnh da liễu khác nhau
Chân bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy là triệu chứng của nhiều bệnh da liễu khác nhau
  • Vảy nến: Ngoài các nốt mẩn đỏ, vảy nến còn xuất hiện tình trạng da khô ráp, ngứa ngáy. Một số trường hợp thấy xuất hiện mủ ở đầu mụn, dễ lở loét, nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Tổ đỉa: Bệnh này thường chỉ xảy ra vào mùa hè, khi đó chân hoặc tay sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, gây ngứa.
  • Ghẻ lở: Bệnh này xảy ra do nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei khiến da bị tổn thương, gây nên những nốt mẩn đỏ, ngứa, lâu dần có thể dẫn đến bội nhiễm.
  • Lupus ban đỏ: Khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm trên da sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt gây ngứa ngáy khó chịu. Không chỉ thế, người bệnh còn có dấu hiệu đau xương khớp, đau mỏi toàn thân, sốt.
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Gan, thận vốn có chức năng đào thải, bài tiết độc tố ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi chức năng gan, thận bị suy giảm, lượng độc tố sẽ tích tụ bên trong không thoát qua da sẽ dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ.

Xem thêm

Triệu chứng điển hình khi bị nổi mẩn đỏ ở chân

Hiện tượng chân nổi mẩn đỏ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt trong người. Các triệu chứng điển hình người bệnh có thể nhận biết thông qua biểu hiện bên ngoài gồm:

  • Vùng da chân (bàn chân, kẽ ngón chân) xuất hiện những nốt mẩn đỏ, hồng với kích thước, hình thái đa dạng. Một số trường hợp sẽ có mụn nước, dễ vỡ, lây lan rất nhanh.
  • Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngày, khó chịu như muỗi đốt và rất muốn gãi. Tuy nhiên, càng càng thì các nốt mụn này sẽ càng bị bong tróc, lở loét ra khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, ở một số người bệnh khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân còn có hiện tượng da khô, nóng rát, chảy máu.
Triệu chứng kèm theo là ngứa rát, da bong tróc, có dịch
Triệu chứng kèm theo là ngứa rát, da bong tróc, có dịch

Nguyên nhân bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân

Da ở chân nổi các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh cần nắm rõ thông tin để chủ động trong việc phòng ngứa, điều trị và chăm sóc. Theo các bác sĩ, bệnh có thể do nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc dị nguyên: Khi người bệnh tiếp xúc với những bụi bẩn, hóa chất, phấn hóa, lông động vật… gây kích ứng da và nổi mẩn ngứa.
  • Thời tiết: Khi thời tiết quá nóng bức, da chân sẽ tiết ra nhiều mồ hôi gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến nổi mẩn ngứa.
  • Vi khuẩn, nấm: Nếu không thường xuyên vệ sinh chân tay sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus tấn công và gây bệnh.
  • Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi đột ngột ở phụ nữ mang thai, trẻ em, trẻ sơ sinh… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân.
  • Dị ứng thuốc: Một số trường hợp bị bệnh có thể là do dị ứng với thuốc khác sinh hoạt thuốc hóa trị.
  • Di truyền: Nhiều trường hợp bị nổi mẩn đỏ có thể do di truyền. Nếu bố mẹ từng bị những bệnh về da thì khi sinh con khả năng người con mắc bệnh rất cao.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân nguy hiểm không?

Nổi mẩn ngứa ở chân là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh liễu khác nhau. Tình trạng bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm có thể làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, sức khỏe. Ngoài ra, nếu để tình trạng kéo dài có thể gây nên biến chứng, người bệnh có thể đối mặt với những trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng da, bội nhiễm: Nhiều người bị mẩn đỏ gây ngứa ngáy khiến họ muốn gãi, chà xát từ đó gây nên tình trạng da bị tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công, gây nên tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Nhiễm trùng máu: Tình trạng bội nhiễm nếu để kéo dài có thể sẽ dẫn đến ăn sâu vào máu, gây nhiễm trùng máu, tình trạng này rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Hoại tử da: Khi các nốt mẩn đỏ này nghiêm trọng, da bị trầy xước, nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng da bị hoại tử.
Bệnh không nguy hiểm nhưng để lâu có thể gây biến chứng
Bệnh không nguy hiểm nhưng để lâu có thể gây biến chứng

Khi bị nổi mẩn đỏ ở chân thì người bệnh không được chủ quan. Thay vào đó, hãy chủ động thăm khám, điều trị sớm để tránh tình trạng biến chứng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thẩm mỹ và cuộc sống.

Xem thêm

Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở chân như thế nào?

Khi bị nổi mẩn đỏ ở chân sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày nên việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Để giảm triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng một trong những cách chữa sau đây.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh về da hay, được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. 

Nha đam chữa nổi mẩn đỏ

Trong nha đam có hàm lượng acid cinnamic, acid folic, vitamin, glycoprotein cao mang tới công dụng giảm ngứa, chống viêm, làm lành vết thương, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố và làm liền vết thương nhanh. Người bệnh chỉ cần lấy một nhánh nha đam, bóc vỏ, lấy phần thịt bên trong bôi lên da kết hợp massage trong khoảng 10 phút. Thực hiện biện pháp này mỗi ngày sẽ thấy có hiệu quả.

Nha đam có thể dùng chữa bệnh
Nha đam có thể dùng chữa bệnh

Chữa nổi mẩn đỏ ở chân bằng gừng

Gừng có nhiều histamin và chất chống dị ứng giúp giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa, ngăn ngừa nguy cơ viêm da. Người bệnh có thể dùng một củ gừng, thái lát, đun sôi nước và đường, sau đó thêm gừng thái lát vào, đến khi nước có màu vàng thì tắt bếp. Đợi nước nguội lấy nước gừng uống hàng ngày.

Chữa bệnh bằng lá hẹ

Lá hẹ ngoài công dụng dùng để nấu ăn, chúng còn được dùng để chữa bệnh về da. Với những người bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân có thể lấy lá hẹ sao nóng, chườm trực tiếp lên chân sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Xem thêm

Chữa nổi mẩn đỏ ở chân bằng thuốc Tây y

Chữa bệnh bằng Tây y đang là phương pháp phổ biến nhất hiện nay và được các bác sĩ khuyên áp dụng. Sau khi thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp với từng tình trạng bệnh của từng người. Theo đó, thuốc chữa nổi mẩn đỏ ở chân gồm những loại sau:

  • Thuốc bôi chứa Corticoid có công dụng giảm ngứa, làm dịu da, chống viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng.
  • Kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, giảm kích ứng, giảm ngứa tức thì. Một số loại kem phổ biến như A-derma, Eucerin, Bioderma, Vaseline…
  • Thuốc uống giúp giảm ngứa, chống viêm sưng. Một số loại thuốc điển hình như thuốc kháng Histamin H1 (Loratadine, Promethazin, Cetirizine); Thuốc Corticoid; Thuốc kháng sinh (Aczone)…
Giảm tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy bằng thuốc Tây y
Giảm tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy bằng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây cho hiệu quả nhanh, sử dụng tiện lợi. Tuy nhiên, vì dược tính cao nên đi kèm với chúng cũng không ít tác dụng phụ. Cho nên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để không gây ra bất cứ phản ứng phụ không mong muốn nào.

Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở chân bằng Đông y

Y học cổ truyền nhận định, bệnh mẩn ngứa xảy ra khi thận yếu, huyết ứ khí trệ. Đó là lúc những tác nhân bên ngoài như thấp nhiệt, phong hàn, độc tố sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Vì thế, để điều trị cần một phương pháp xử lý căn nguyên từ bên trong, bồi bổ cơ thể, tăng cường đề kháng, loại bỏ nguy cơ gây bệnh. Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên với nhiều hoạt tính vừa giúp giảm ngứa, giảm viêm lại giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng hiệu quả sẽ mang đến phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, được nhiều người áp dụng.

Không chỉ thế, chữa bệnh bằng Đông y còn mang tới sự an toàn, lành tính, không tác dụng phụ, hiệu quả lâu dài. Một số bài thuốc Đông y chữa mẩn đỏ ngứa ở chân hiệu quả hiện nay có thể kể đến như bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bài thuốc Tiêu ban giải độc thang của Thuốc Dân tộc.

Xem thêm

Cách ngăn ngừa, phòng tránh nổi mẩn đỏ ở chân hiệu quả

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân có thể tái đi tái lại nhiều lần. Cho nên, ngoài việc áp dụng những biện pháp điều trị kể trên thì người bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

  • Vệ sinh cơ thể nói chung, vệ sinh chân nói riêng sạch sẽ mỗi ngày, nhất là phần ngón chân, kẽ chân, lòng bàn chân. Sử dụng sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da dịu nhẹ có nguồn gốc tự nhiên.
  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng da như phấn hoa, lông động vật, khói bụi,…
  • Không ngâm chân dưới nước quá lâu, luôn giữ chân khô thoáng, nhất là mùa hè cơ thể tiết nhiều mồ hôi, hạn chế đi vào vùng đất ô nhiễm, trường hợp cần thiết phải mang giày bảo hộ.
  • Đi giày kích cỡ phù hợp, chất liệu mềm để không bị cọ xát, gây kích ứng da. Thường xuyên thay tất, giặt tất sạch sẽ, phơi khô giày, tất trước khi đi vào chân.
  • Uống nhiều nước, bổ sung nhiều vitamin C, khoáng chất từ rau xanh, trái cây tươi,… Hạn chế đồ ăn không tốt cho da như đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ…
Áp dụng các biện pháp phòng tránh để hạn chế bệnh tái phát
Áp dụng các biện pháp phòng tránh để hạn chế bệnh tái phát

Trên đây là những thông tin về triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân cùng những lưu ý và cách chữa cụ thể. Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng người bệnh cần chú ý quan sát những biểu hiện trên da để có thể xử lý kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Bé nổi mẩn đỏ khắp người sau sốt có nguy hiểm không?

Bé Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Sau Sốt Có Nguy Hiểm Không?

Sốt là một trong những bệnh trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải, nhất là những năm đầu đời. Tuy nhiên,...
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân cảnh báo bệnh gì? Nguy hiểm không?

Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân Cảnh Báo Bệnh Lý Gì, Xử...

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của trẻ...
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Cổ Và Cách Điều Trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là bệnh lý về da khá phổ biến và sẽ tự...
Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng và cách điều trị hiệu quả

Nguyên Nhân Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Xung Quanh Miệng Và Cách Điều Trị Hiệu...

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên bệnh lý vẫn...
Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Mắt Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bị nổi mẩn đỏ quanh mắt không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm mất thẩm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top