Niềng Răng Giữ Lại Răng Khểnh Được Không? Quy Trình Thực Hiện

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Hỏi: Xin chào bác sĩ, em bị hô nên rất mặc cảm khi giao tiếp, tuy nhiên em lại có răng khểnh khá duyên. Hiện em đang muốn niềng răng để lấy lại hàm răng đều và đẹp nhưng không muốn làm mất răng khểnh. Vậy bác sĩ cho em hỏi niềng răng giữ lại răng khểnh được không ạ, mong nhận được giải đáp của bác sĩ. (Trần Tâm – Phú Xuyên, Hà Nội)

Trả lời:

Lời đầu tiên, đội ngũ bác sĩ xin gửi lời cảm ơn vì bạn đã tin tưởng và quan tâm tới dịch vụ nha khoa của chúng tôi. Với câu hỏi niềng răng giữ lại răng khểnh được không, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đặc điểm của răng khểnh là gì?

Trước khi tìm hiểu niềng răng giữ lại răng khểnh được không, chúng ta cần hiểu rõ bản chất và đặc điểm của chiếc răng này.

Răng khểnh là loại răng nanh bị mọc lệch so với các răng khác trên cung hàm. Khi răng khểnh mọc lên trên kết hợp cùng 2 răng nằm ở vị trí lân cận tạo ra kẽ 3 răng vô cùng nguy hiểm. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng.

Răng khểnh là loại răng nanh bị mọc lệch so với các răng khác trên cung hàm
Răng khểnh là loại răng nanh bị mọc lệch so với các răng khác trên cung hàm

Trường hợp kẽ răng có các hố sâu sẽ khiến cho thức ăn bị giắt vào bên trong, lâu ngày không được lấy ra hoặc làm sạch sẽ gây mùi hôi khó chịu. Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người có răng khểnh bị hôi miệng.

Người sở hữu răng khểnh khớp cắn thường không chuẩn vì các răng không có sự tương quan và đồng đều nhưng chức năng ăn nhai vẫn tốt.

Tóm lại, răng khểnh sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe răng miệng và bạn không thể thấy ngay lập tức. Mặt khác, chiếc răng này cũng tạo ra sự duyên dáng, điểm nhấn về nụ cười nên khá nhiều người lưu luyến không biết nhổ bỏ. Không ít trường hợp niềng răng nhưng vẫn giữ răng khểnh.

Niềng răng giữ lại răng khểnh được không?

Thực tế, rất nhiều người đều băn khoăn vì không biết niềng răng có giữ được răng khểnh? Các bác sĩ nha khoa cho biết, hiện nay kỹ thuật và công nghệ nha khoa đang ngày càng phát triển, vì vậy việc niềng răng vẫn giữ răng khểnh là điều hoàn toàn có thể làm được.

Các bác sĩ sẽ phải thăm khám, xác định mức độ lệch lạc của hàm răng rồi đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể. Theo mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ lắp đặt hệ thống dây cung, mắc cài tập trung phần lực kéo vào răng trên toàn bộ cung hàm, ngoại trừ răng khểnh.

Nhưng bạn cũng cần chú ý, một số trường hợp sẽ không thể niềng răng để lại răng khểnh. Bởi niềng răng là phương pháp cần phải đảm bảo 2 yếu tố là sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ. Nếu trong quá trình thăm khám, bác sĩ nhận thấy răng khểnh để lại sẽ tác động tới 1 trong 2 yếu tố này, lúc này đội ngũ chuyên gia thông báo tới khách hàng, trao đổi và đưa ra phương án thực hiện tối ưu nhất.

Chuyên gia giải đáp niềng răng có thể giữ lại răng khểnh
Chuyên gia giải đáp niềng răng có thể giữ lại răng khểnh

Các bác sĩ cho biết, về lâu dài niềng răng giữ lại răng khểnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới việc vệ sinh, ăn nhai. Đây cũng là thủ phạm hàng đầu dẫn tới các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm như viêm nướu, sâu răng hàm, hôi miệng… Với những người trên 40 tuổi mới nhận thấy rõ được những rào cản mà chiếc răng này gây ra. Khi đó, niềng răng hoặc thực hiện các biện pháp can thiệp sẽ trở nên khó khăn hơn.

Đó cũng là lý do vì sao, khi tới thăm khám bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân cần phải niềng toàn bộ để răng được di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm. Bạn cần cân nhắc niềng răng giữ răng khểnh không để sức khỏe răng miệng được đảm bảo.

Các phương pháp niềng răng giữ lại răng khểnh

Hiện nay đang có khá nhiều phương pháp niềng răng khác nhau nhưng vẫn có thể giữ lại răng khểnh. Sau đây là một số phương pháp đang được áp dụng nhiều nhất.

Niềng răng bằng khay trong suốt là kỹ thuật mới được nhiều người lựa chọn
Niềng răng bằng khay trong suốt là kỹ thuật mới được nhiều người lựa chọn
  • Niềng răng bằng mắc cài kim loại: Các bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài bằng kim loại kết hợp dây thun để tạo ra lực kéo giúp răng lệch lạc quay về đúng vị trí trên cung hàm. Giá thực hiện loại này thường khá rẻ, nhưng hiệu quả đem lại cao. Tuy nhiên, mắc cài kim loại thường khiến người dùng mất tự tin khi giao tiếp và thấy hơi cộm.
  • Niềng răng với mắc cài sứ: Mắc cài bằng sứ sẽ có màu trùng với màu răng, tạo tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của phương pháp chỉnh nha này. Mặc dù là chất liệu sứ nhưng phương pháp niềng mắc cài sứ vẫn tạo ra lực tác động lên toàn bộ hàm răng, đồng thời di chuyển răng khểnh về vị trí đúng.
  • Niềng răng mặt trong: Niềng răng giữ lại răng khểnh sử dụng mắc cài mặt trong là phương pháp chỉnh nha hiện đại, đáp ứng tốt tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, người niềng sẽ cảm thấy chật chội, vướng víu, vệ sinh răng miệng khá khó khăn.
  • Niềng răng bằng khay trong suốt: Đây là phương pháp chỉnh nha rất được dân văn phòng ưa chuộng. Bạn sẽ cần tới nha khoa thăm khám để bác sĩ lấy dấu răng, thiết kế khay niềng răng bằng nhựa trong suốt phù hợp. Dụng cụ này được làm bằng chất liệu cao cấp giúp ôm sát mặt răng, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Thời gian niềng răng giữ lại răng khểnh mất bao lâu?

Niềng răng có giữ được răng khểnh không, câu trả lời là có và thời gian chỉnh nha với mỗi trường hợp cũng sẽ khác nhau. Nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như mức độ khểnh, tình trạng răng miệng, cơ địa và phương pháp niềng răng… Tuy nhiên, thời gian trung bình của 1 ca niềng răng sẽ dao động từ 1 đến 3 năm.

Mặc dù thời gian niềng răng của mỗi người khác nhau, nhưng sau khi tháo niềng bạn sẽ thấy hàm răng đều đẹp, chắc khỏe. Khi hoàn thành niềng răng, bác sĩ vẫn yêu cầu bạn sử dụng hàm duy trì để răng luôn đều đẹp, không chạy lại vị trí cũ.

Chú ý cần nhớ khi niềng răng giữ lại răng khểnh

Ngoài thông tin niềng răng có mất răng khểnh không, trong quá trình thực hiện bạn cũng cần chú ý một số điều sau đây:

Chú ý

Niềng răng là một quá trình khó nên yêu cầu bạn tuân thủ theo đúng quy định
Niềng răng là một quá trình khó nên yêu cầu bạn tuân thủ theo đúng quy định
  • Bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động do Bộ Y tế cấp để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Hãy dành thời gian tìm hiểu, chỉ lựa chọn những nha khoa tên tuổi, sở hữu kỹ thuật niềng răng tiên tiến, trang thiết bị hiện đại.
  • Niềng răng là một quá trình khó nên yêu cầu bạn tuân thủ theo đúng quy định, phác đồ điều trị đã được Bộ Y tế phê duyệt. Các bác sĩ sẽ phải thăm khám, xem xét tình trạng răng miệng của bệnh nhân, chụp X – quang rồi lên phác đồ điều trị chi tiết. Bệnh nhân sẽ được lựa chọn loại khí cụ, tư vấn cách vệ sinh và chăm sóc răng chi tiết.
  • Để niềng răng khểnh diễn ra hiệu quả, đòi hỏi bác sĩ phải giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi niềng răng

Khi đã hoàn thành niềng răng, việc chăm sóc răng miệng cần phải đặc biệt chú trọng. Thời gian này hàm răng vẫn chưa ổn định, còn nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công nếu không vệ sinh đúng cách. Do đó, bạn cần thực hiện theo các cách sau đây để hàm răng được bảo vệ tốt nhất.

Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là vào thời điểm sau khi ăn xong
Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là vào thời điểm sau khi ăn xong
  • Hãy lựa chọn loại kem đánh răng chứa flour và bàn chải lông mềm để làm sạch mắc cài và luồn lách sâu vào khe răng.
  • Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2 lần, nhất là vào thời điểm sau khi ăn xong. Chú ý đánh răng thật kỹ ở mặt bên mắc cài và kẽ răng.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để kẽ răng được làm sạch hoàn toàn.
  • Bên cạnh đó, nếu có điều kiện bạn nên mua thêm máy tăm nước để massage lợi, loại bỏ mảng bảng tốt hơn.
  • Trong thời gian niềng răng, hãy đảm bảo uống đủ nước để miệng không bị khô, giúp kiểm soát sâu răng tốt hơn. Đồng thời người chỉnh nha nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới niềng răng giữ lại răng khểnh được không. Có thể thấy, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể giữ lại răng khểnh hoặc không. Tuy nhiên, việc giữ lại răng khểnh cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Vì thế bạn hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.

Nội dung nên xem

Cập nhật - 5:33 Chiều , 26/05/2023

Chia sẻ

Niềng răng vô hình Clear Aligner: Đặc điểm, chi phí và địa chỉ thực hiện uy tín

Niềng Răng Vô Hình Clear Aligner: Đặc Điểm, Chi Phí Và Quy Trình

Niềng răng vô hình Clear Aligner là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại sử dụng các khay niềng trong suốt....
Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp giúp phục hình răng bị mất mà nhiều người lựa chọn

Trồng Răng Giả Tháo Lắp Là Gì? Đối Tượng Thực Hiện, Quy Trình Chi Tiết

Hiện nay, để phục hình răng trên thị trường đang có 3 phương pháo phổ biến đó là răng giả...
Sâu răng hàm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị tận gốc

Sâu Răng Hàm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Tận Gốc

Sâu răng hàm là căn bệnh thường gặp với nhiều triệu chứng như đau nhức, khó chịu, . Nếu để...
Với trường hợp mất răng toàn hàm, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện gắn nhiều trụ răng trên xương hàm

Giá Trồng Răng Implant: Bảng Giá Cập Nhật Mới Nhất Năm 2023

Bảng giá trồng răng Implant luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi đang có nhu...
Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?

Chuyên Gia Giải đáp: Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé Và Điều Cần Lưu...

Ở giai đoạn thay răng, răng có thể rụng tự nhiên hoặc cần đến sự can thiệp của nha khoa....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top