Chuyên Gia Giải đáp: Khi Nào Nhổ Răng Sữa Cho Bé Và Điều Cần Lưu Ý

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Ở giai đoạn thay răng, răng có thể rụng tự nhiên hoặc cần đến sự can thiệp của nha khoa. Nhiều phụ huynh có thắc mắc khi nào nhổ răng sữa cho bé? Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được vướng mắc trên.

Giải đáp: Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé?

Đa phần các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi thay răng đều thắc mắc khi nào nên nhổ răng sữa cho bé. Trẻ từ 5 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thời điểm thay răng sẽ có sự khác biệt, phụ thuộc vào vị trí răng, cụ thể như:

  • Răng cửa là răng đầu tiên được thay, thường vào thời điểm trẻ 5 – 7 tuổi.
  • Răng cửa bên bắt đầu thay sau răng cửa.
  • Giai đoạn trẻ từ 8 – 10 tuổi, răng hàm thứ nhất sẽ được thay.
  • Răng nanh và răng hàm sữa thứ 2 sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong giai đoạn trẻ từ 9 – 12 tuổi.

BÀI ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT DỊCH VỤ NHA KHOA

Trẻ từ 5 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay và được thay thế bằng răng vĩnh viễn
Trẻ từ 5 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay và được thay thế bằng răng vĩnh viễn

Bên cạnh yếu tố thời điểm, việc thay răng sớm hay muộn cũng còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, thể trạng từng trẻ. Phụ huynh cần hỗ trợ trẻ nhổ răng sữa khi thấy các dấu hiệu dưới đây:

  • Răng sữa của trẻ bắt đầu lung lay, nướu và lợi sưng đỏ.
  • Trẻ bị đau răng, ngứa nhẹ ở chân răng và càng đau hơn theo độ lung lay của răng sữa.
  • Khi soi vào hàm răng của trẻ, phụ huynh nhìn thấy chân răng vĩnh viễn đã nhú ra khỏi lợi.

Lúc này, tùy thuộc vào tình trạng răng sữa của các bé mà phụ huynh có thể giúp con nhổ răng sữa tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ nha khoa. Với bất kỳ phương pháp nào, việc nhổ răng cần đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh và an toàn.

Liệu nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không?

Ngoài vướng mắc khi nào nhổ răng sữa cho bé, nhiều cha mẹ cũng quan tâm đến vấn đề có nên nhổ răng sữa sớm không? Việc nhổ răng quá sớm sẽ không đem lại lợi ích, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của các bé.

Nhổ răng khi chưa đến giai đoạn thay răng không khiến răng vĩnh viễn mọc nhanh hơn. Điều này còn gây chảy máu, đau đớn. Nhiều trường hợp, trẻ bị mất răng quá sớm bị ảnh hưởng đến vấn đề phát âm, gây nói ngọng, nói sai, khó điều chỉnh.

Răng sữa không nên nhổ quá sớm hay quá muộn
Răng sữa không nên nhổ quá sớm hay quá muộn

Ngoài ra, khi nhổ răng sớm, các răng vĩnh viễn sau này khi mọc bị mất định hướng. Các răng mọc xâm lấn, chen chúc và mọc lệch so với vị trí chính xác. Đây là nguyên nhân làm mất đi cấu trúc hàm của trẻ nhỏ.

Ngược lại, nếu răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu nhú lên khỏi nướu, phụ huynh cần sớm giúp trẻ nhổ đi răng sữa. Điều này giúp răng mới có đủ không gian trống ở nướu để phát triển. Nhổ răng sữa đúng lúc sẽ hạn chế được tình trạng răng mọc lệch, đâm vào nướu gây viêm nhiễm chân răng.

Lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ

Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ và khi nhổ cần lưu ý gì? Dưới đây là những lưu ý cho phụ huynh khi giúp các bé nhổ răng:

  • Việc cha mẹ tự nhổ răng tại nhà cho bé không được khuyến khích. Dụng cụ nhổ răng không đảm bảo quy trình sát trùng. Phụ huynh có thể khiến trẻ đau đớn, chảy máu hay nhổ còn sót chân răng gây viêm nhiễm. Hãy tìm hiểu các nha khoa uy tín nhổ răng cho trẻ để đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp trẻ bị rối loạn đông máu, có tiền sử bệnh tim, răng sâu, sún nặng cần đến nha khoa để nhổ răng sữa. Việc tự nhổ răng tại nhà lúc này sẽ tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Cha mẹ cần theo dõi tình trạng lung lay răng sữa của các bé, tác động lực nhẹ nhàng mỗi ngày để giúp quá trình thay răng được rút ngắn.
Tự nhổ răng tại nhà có thể gây viêm, nhiễm trùng
Tự nhổ răng tại nhà có thể gây viêm, nhiễm trùng
  • Hãy tạo thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để có thể sớm phát hiện các vấn đề về răng, nướu…
  • Cha mẹ nên xây dựng cho bé thói quen ăn uống khoa học, hạn chế dùng đồ ngọt, đồ uống có gas hay các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Sau khi nhổ răng, phụ huynh cần cho trẻ ăn đồ ăn mềm, tránh đồ nóng, cay, cứng…
  • Hãy dùng băng gạc để cầm máu ở vùng chân răng vừa nhổ. Đồng thời cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp câu hỏi khi nào nhổ răng sữa cho bé của bạn đọc. Tìm hiểu các kiến thức từ sớm giúp cha mẹ có biện pháp chăm sóc răng miệng cho con đúng cách.

GỢI Ý DỊCH VỤ

Cập nhật - 5:33 Chiều , 26/05/2023

Chia sẻ

Giá niềng răng mắc cài sứ

Giá Niềng Răng Mắc Cài Sứ Hết Bao Nhiêu? Tư Vấn Cụ Thể

Niềng răng mắc cài sứ hiện đang là phương pháp chỉnh nha được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi chúng...

Dr Thái Nguyễn Smile: “Sứ mệnh của tôi chính là đem nụ cười khỏe đẹp...

Bác sĩ Thái Nguyễn Smile là tấm gương tiêu biểu cho sự cống hiến trí tuệ và dành trọn đam...
Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng hàm được coi là hiện đại nhất hiện nay

Trồng Răng Hàm Giá Bao Nhiêu? Ưu Nhược Điểm Từng Phương Pháp

Trường hợp bị mất răng, nhất là răng hàm cần phải thực hiện trồng mới để phục hồi tính thẩm...
Niềng răng nên ăn gì, kiêng gì là tốt? Một số lưu ý khi thực hiện

Niềng răng nên ăn gì, kiêng gì là tốt? Một số lưu ý bạn cần...

Niềng răng nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi đang trong...

Trồng Răng Khểnh Giá Bao Nhiêu? Nên Chọn Phương Pháp Nào?

Trồng răng khểnh hiện đang được biết tới là xu hướng thẩm mỹ mà nhiều bạn trẻ quan tâm. Nhưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top