Tình Trạng Ngứa Chân: Khi Nào Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Ngứa chân không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da chân cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo ngay tại bài viết này cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102. 

Ngứa chân là bệnh gì?

Da chi dưới là khu vực rất dễ bị mẩn ngứa do thường xuyên chịu tác động từ môi trường như nhiệt độ khắc nghiệt, bụi bặm, đi giày bí chân, vi khuẩn, nước và các chất kích ứng khác,… Việc tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân này lâu ngày có thể khiến da chân bị ngứa, khô, phát ban hoặc thậm chí là nhiễm nấm. 

Vùng da chi dưới có thể bị ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau
Vùng da chi dưới có thể bị ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bị mẩn ngứa ở chân đều không đáng lo ngại. Chỉ có số ít trường hợp ngứa chân là biểu hiện bên ngoài của các bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh gan, thận, nhiễm trùng da,… 

Trong trường hợp các cơn ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ, cộng thêm hiện tượng phát ban, da gà hoặc nổi mụn nước kéo dài thì bạn nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. 

Xem thêm

Nguyên nhân gây ngứa chân

Nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa chân rất đa dạng, một trong số đó có thể kể đến như:

  • Do tác dụng phụ của thuốc: Không ít trường hợp bị ngứa da chân do tác dụng phụ của thuốc điều trị, phổ biến nhất chính là thuốc giảm đau nhóm opioid. Ngứa da do tác dụng phụ của thuốc thường không kèm theo hiện tượng phát ban hay nổi mề đay. Tuy nhiên, các loại thuốc trị ung thư cũng gây ra cảm giác ngứa nhưng có thể đi kèm với các triệu chứng da liễu khác. 
  • Da khô: Phần lớn mọi người bị ngứa chi dưới nhưng không nổi mẩn có thể là do thời tiết khô hanh khiến da bị khô, mất nước hoặc do dùng mỹ phẩm không đúng cách. Tình trạng nứt nẻ da, da bong tróc, thô ráp sẽ phụ thuộc vào mức độ khô của da. Bên cạnh đó, khô da còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý da liễu khác như bệnh chàm, bệnh vảy nến, tổ đỉa,… 
  • Côn trùng cắn: Muỗi kiến, ong đốt,… cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa da tay, da chân. Các vết cắn này không đáng lo ngại, thường chỉ gây sưng và ngứa nhẹ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp côn trùng cắn gây phản ứng nghiêm trọng như khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn nên bạn không được chủ quan. Nếu gặp những triệu chứng bất thường này hãy gọi cấp cứu ngay để được chăm sóc y tế khẩn cấp, tránh ảnh hưởng tới tính mạng. 
  • Ngứa cẳng chân do cạo lông: Thói quen cạo lông không đúng cách hoặc cạo quá thường xuyên cũng khiến lông bị mọc ngược, đâm vào da, gây ngứa. Cạo lông chân cũng có thể gây ra các nốt mụn mủ, sưng đỏ, ngứa rát. Tuy nhiên hiện tượng này có thể biến mất sau 12 – 48 giờ sau khi cạo nên không cần quá lo lắng. 
  • Giãn mạch máu: Luyện tập thể thao là cách đơn giản nhất để giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như cải thiện tình trạng bệnh lý mãn tính. Nhưng khi bắt đầu một bài tập mới, bạn có thể thấy ngứa ở chân. Trong một số trường hợp, mọi người hay có cảm giác ngứa ở chân sau khi đi bộ, chạy bộ hoặc luyện tập các bài tập khác. Nguyên nhân là do mao mạch ở chân giãn nở khi vận động khiến lưu lượng máu tới cơ bắp, dây thần kinh tăng. Tình trạng ngứa chân do giãn tĩnh mạch chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ giảm dần khi cơ thể thích nghi với cường độ tập luyện mới. 
  • Bị ngứa da tay và chân do dị ứng: Các bạn có thể bị ngứa chân nếu tiếp xúc với các chất gây dị ứng như sản phẩm làm đẹp, sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, cỏ cây, bụi bẩn,… Các vết sưng có thể xuất hiện ngay sau tiếp xúc với những chất gây dị ứng dẫn tới hiện tượng phát ban, ngứa ngáy. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng thuốc như thuốc chống co giật, thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh gốc Penicillin, thuốc sulfa, thuốc chống viêm không steroid,… 
  • Bị viêm nang lông: Bệnh lý này xảy ra khi các nang lông bị viêm, có mụn trứng cá hoặc do suy giảm hệ miễn dịch. Dấu hiệu điển hình nhất chính là sự xuất hiện của các cục mụn ngứa trên chân cùng cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Vài trường hợp nặng còn nổi mụn nước, chảy mủ khi mụn bị vỡ. 
Viêm nang lông có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
Viêm nang lông có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
  • Chân ngứa sưng do mắc bệnh tiểu đường: Ngứa chi dưới có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ làm tổn thương các dây thần kinh, dẫn tới hiện tượng viêm, kích ứng, khô da và gây ngứa ngáy. 
  • Hội chứng chân không yên (RLS): Là tình trạng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân, buộc họ phải di chuyển chân liên tục. Cảm giác này nhận thấy rõ nhất khi bạn nghỉ ngơi (ngồi, nằm). Hội chứng RLS nặng có thể gây khó ngủ về đêm, khiến người bệnh bị suy nhược, mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Hiện y học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng RLS. Tuy nhiên có một vài giả thuyết được đưa ra cho rằng, hội chứng có thể xuất hiện do sự mất cân bằng các loại hóa chất trong não có liên quan tới chuyển động cơ bắp. 

Ngoài ra, tình trạng ngứa chi dưới còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Bệnh ung thư da: Ngứa ở chân là bệnh gì? Người bị ngứa da chân tay, xuất hiện đốm nhỏ như nốt ruồi trên da rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị ung thư da. 
  • U lympho: Tình trạng ngứa ngáy thường xảy ra ở những người mắc u lympho tế bào T hoặc u lympho Hodgkin ở da. 
  • Bệnh tuyến giáp: Các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tay bị ngứa tróc da, ngứa hai chân. Trong một vài trường hợp, bệnh tuyến giáp còn gây phát ban da mãn tính. 
  • Bệnh thận: Không chỉ da chi dưới mà da toàn thân có thể bị ngứa khi chức năng thận suy giảm. 
  • Bệnh gan: Xơ gan, viêm gan C hoặc tắc ống mật ong có dẫn tới tình trạng ngứa da ở chân hoặc bất cứ khu vực nào khác trên cơ thể. 

Xem thêm

Cách điều trị ngứa chân tay

Bị ngứa chân phải làm sao để điều trị hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Được biết, các biện pháp điều trị tình trạng ngứa chân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp da chân bị khô ngứa do thiếu ẩm thì bạn có thể dùng kem, gel bôi để cải thiện tình trạng. 

Tuy nhiên, với những tình trạng ngứa chân tay không rõ nguyên nhân, ngứa chi dưới do bệnh lý thì bạn cần tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Sau khi có kết quả chẩn xác, bác sĩ sẽ dựa theo tình hình cụ thể cũng như nguyên nhân gây ra bệnh để kê đơn thuốc phù hợp. 

Cách trị ngứa da chân bằng thuốc thường được kê đơn vào trường hợp này gồm có kem chống ngứa, thuốc bôi ngoài da calamine, hydrocortison, thuốc kháng histamin đường uống để kiểm soát phản ứng dị ứng. Nhưng nếu các phương pháp này không mang lại hiệu quả thì bạn có thể được kê toa kem bôi steroid khi da bị khô, viêm và ngứa. 

Trường hợp bị viêm nang lông, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc kháng sinh đường uống để cải thiện các triệu chứng do ngứa da chân gây nên. Với những đối tượng bị tiểu đường, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tóm lại, bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị kỹ lưỡng, phù hợp, an toàn.

Bạn dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ
Bạn dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ

Xem thêm

Biện pháp phòng ngứa da chân

Ngoài việc nắm được nguyên nhân, các cách điều trị tình trạng ngứa chân, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những biện pháp phòng tránh bệnh như sau:

  • Không dùng xà phòng, kem dưỡng da, bột giặt có mùi thơm vì những sản phẩm này có thể khiến vùng da tay, da chân bị kích ứng. 
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm toàn thân ít nhất 1 ngày 1 lần, tốt nhất là nên thoa sau khi tắm xong để ngăn chặn tình trạng da chân khô ngứa.
  • Để tránh ngứa dưới da bàn chân hay nấm da chân ngứa, bạn không nên đeo tất quá nhiều và nên thay tất mỗi ngày.
  • Lựa chọn những bộ đồ thoáng mát để giảm nguy cơ lông mọc ngược trên chân. 
  • Cạo lông đúng cách, tránh để lông mọc ngược vào bên trong gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, ưu tiên dùng những sản phẩm lành tính, an toàn và nhẹ dịu với làn da. 

Nhìn chung tình trạng ngứa chân thường không quá nghiêm trọng và có thể tự thuyên giảm bằng cách tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu thấy triệu chứng ngứa ngáy không giảm kèm theo hiện tượng da sưng đỏ, nổi mẩn thì tốt nhất nên tới bệnh viện thăm khám. Bởi chân ngứa râm ran lâu ngày có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường, nhiễm trùng da hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Cập nhật - 1:45 Chiều , 10/07/2023

Chia sẻ

Nguyên Nhân Ngứa Môi, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Tốt Nhất

Nguyên Nhân Ngứa Môi, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Tốt Nhất

Bạn đang gặp tình trạng ngứa môi nhưng không rõ nguyên nhân vì sao? Bạn cảm thấy lo lắng vì...
Lột da tay bị ngứa phải làm sao? - Bí quyết không nên bỏ qua

Lột da tay bị ngứa phải làm sao? – Bí quyết không nên bỏ qua

Lột da tay bị ngứa phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng này...
Nguyên Nhân Gây Ngứa Sau Khi Tắm Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nguyên Nhân Gây Ngứa Sau Khi Tắm Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Ngứa sau khi tắm là hiện tượng thường thấy và khiến nhiều người có cảm giác khó chịu. Được biết,...
Top 10+ cách trị ngứa da mặt tại nhà hiệu quả, an toàn, dễ áp dụng

Top 10+ Cách Trị Ngứa Da Mặt Tại Nhà Hiệu Quả, An Toàn, Dễ Áp...

Hiện nay, xu hướng sử dụng các bài thuốc, mẹo thiên nhiên đang được nhiều người bị ngứa da mặt...
Da Mặt Bị Ngứa Là Bệnh Gì, Do Đâu, Làm Sao Để Khắc Phục?

Da Mặt Bị Ngứa Là Bệnh Gì, Do Đâu, Làm Sao Để Khắc Phục?

Da mặt bị ngứa là tình trạng da bị kích ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phần lớn đều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top