Danh sách 16 vị cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả dân gian

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm dạ dày là một trong những bệnh thường gặp trong hệ tiêu hóa mà hầu hết mọi người đều phải đối mặt với các mức độ khác nhau. Ngoài việc sử dụng cả thuốc Tây lẫn thuốc Đông, trong y học truyền thống của nước ta cũng tồn tại nhiều loại cây thuốc hữu hiệu trong việc điều trị các vấn đề về dạ dày như cây tía khôi, cây nhọ nồi, lá mơ lông,… Những dược liệu này không chỉ phổ biến và dễ dàng chế biến, mà còn chứa đựng nhiều chất dược liệu an toàn và có lợi cho sức khỏe con người. Dưới đây là bài viết giới thiệu tới bạn top 16 cây thuốc Nam hữu hiệu trong việc giảm đau dạ dày, được nhiều người tin dùng.

Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam có ưu điểm gì?

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh thường gặp của đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bị nhiễm vi khuẩn Hp được xem là nguyên nhân chủ yếu. Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn sâu xuống cả lớp cơ dạ dày tá tràng. Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như: Xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc Tây y, Đông y để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể sử dụng một số cây thuốc chữa dạ dày nổi tiếng như cây lược vàng, lá khôi, lá mơ, nhọ nồi, trầu không,… Đây đều là những cây thuốc Nam chữa đau dạ dày an toàn, hiệu quả được nhiều thầy thuốc công nhận.

Những cây thuốc Nam có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh viêm dạ dày
Những cây thuốc Nam có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh viêm dạ dày

Dưới đây là những lý do bạn nên chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam:

  • Thuốc Nam chữa bệnh dạ dày đều là những cây dược liệu tự nhiên, có chứa nhiều dược chất tốt trong việc điều trị bệnh, ít tác dụng phụ và không gây ra tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.
  • Những cây thuốc này đều được trồng phổ biến và rất dễ tìm. Hầu hết vùng vùng miền nào của Việt Nam cũng đều có những loại cây này. Từ đó giúp làm giảm chi phí điều trị cho người bệnh.
  • Những cây thuốc này rất lành tính, có thể sử dụng lâu dài cho đến khi bệnh được kiểm soát. Hơn nữa những dược liệu này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tổng thể. 

Xem thêm: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Đau Dạ Dày Cấp Và Cách Phòng Tránh

Top 16 câu thuốc chữa dạ dày tốt nhất hiện nay

Tại Việt Nam có rất nhiều cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả được dân gian lưu truyền. Trong thành phần của những cây thuốc này phần lớn đều có chứa những hoạt chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hỗ trợ điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là tổng hợp 16 cây thuốc chữa bệnh đau dạ dày an toàn, lành tính và hiệu quả nhất, hãy cùng tham khảo:

Cây thuốc chữa dạ dày – Cây lược vàng

Cây lược vàng là một trong những cây thuốc Nam trị đau bao tử hiệu quả mà bạn nên sử dụng. Theo nghiên cứu, cây lược vàng có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Steroid, vitamin C, flavonoid, quercetin, phytosterol… Những dưỡng chất này đều có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày.

Cách sử dụng:

  • Bạn sử dụng khoảng 1-2 lá lược lạc, rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút rồi để ráo nước.
  • Thái lá lược vàng thành những miếng nhỏ và cho vào miệng nhai chung với 1 ít muối hạt.
  • Nhai và nuốt từ từ để nuốt được phần nước của lá cây lược vàng.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần, nên sử dụng trước bữa ăn.

Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi là một loại dược liệu thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: Xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, đi ngoài ra máu,… Còn theo Y học hiện đại, thành phần của cây nhọ nồi có chứa các dược chất như: Tanin, Flavonozit và Carotene, Vitamin K,… giúp mang đến công dụng bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn và dịch vị acid. Đồng thời cây nhọ nồi còn còn có tác dụng chống hình thành vết loét, giảm nguy cơ bị chảy máu dạ dày.

Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 20g cỏ nhọ nồi, 20g liên cập thảo, 15g lộ thảo, 4 quả táo.
  • Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó sắc cùng với một lít nước.
  • Đun sôi lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2 phần và uống trong ngày, nên sử dụng sau bữa ăn trưa và tối.
  • Kiên trì sử dụng liên tục trong 30 ngày sẽ giúp bệnh được cải thiện.

Không nên bỏ lỡ: Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì – 10 Cách Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Chữa bệnh dạ dày bằng lá mơ

Theo Y học cổ truyền cho thấy, lá mơ là loại lá có vị đắng, tính mát, có công dụng giúp kháng viêm, sát trùng, tiêu độc,… Người xưa thường sử dụng lá mơ để điều trị các chứng bệnh như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày, đi ngoài ra máu,… Còn theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần của lá mơ lông có chứa nhiều hoạt chất sulfur dimethyl disulphide, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tương tự như thuốc kháng sinh. Vì vậy nguyên liệu này có tác dụng giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông, 2 quả trứng gà ta.
  • Rửa sạch lá mơ, cắt nhỏ rồi trộn chung với trứng gà.
  • Nêm nếm thêm gia vị rồi cho vào chảo rán đều 2 mặt.
  • Ăn mỗi ngày 1-2 lần trong ngày, không để trứng qua đêm.

Cây nghệ trị đau bao tử

Một trong những cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả nhất được nhiều người bệnh sử dụng đó là cây nghệ. Nghệ là một nguyên liệu quen thuộc thường được dùng như một loại gia vị giúp các món ăn hấp dẫn hơn. Đối với những người bị bệnh dạ dày, nghệ có tác dụng giúp kháng viêm, diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid dịch vị, thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương bên trong. Sở dĩ có được những công dụng này là do trong thành phần của nghệ có chứa curcumin cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. 

Cây nghệ trị đau bao tử
Cây nghệ trị đau bao tử

Cách thực hiện:

  • Người bệnh pha 1-2 thìa tinh bột nghệ với cốc nước ấm.
  • Cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống ngay khi thuốc còn ấm.
  • Mỗi ngày sử dụng từ 1-2 ly vào trước bữa ăn.
  • Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng để các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Cây thuốc chữa dạ dày – Cây dạ cẩm

Những bài thuốc chữa dạ dày bằng thuốc Nam không thể bỏ qua cây dạ cẩm. Đây là một loại cây thường mọc nhiều ở vùng núi. Theo Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, chống viêm, giảm đau bụng thượng vị. Y học hiện đại cho biết loại cây này có chứa nhiều hoạt chất hóa học giúp giảm đau, chống viêm, tiêu sưng như: Tanin, ancaloid, saponin,… Ngoài ra, cây dạ cẩm còn có tác dụng giúp trung hòa axit trong dạ dày. Vì vậy cây thuốc này thường được người dân vùng núi sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…

Cách thực hiện:

  • Lá dạ cẩm tươi đem phơi khô, đóng gói trong túi ni lông để sử dụng dần.
  • Mỗi ngày dùng 40g lá dạ cẩm khô đem sắc cùng với 500ml nước.
  • Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
  • Gạn lấy nước uống mỗi ngày 3 lần.
  • Nên dùng lá dạ cẩm trước mỗi bữa ăn 30 phút.
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chữa bệnh viêm dạ dày tại nhà bằng lá trầu không

Lá trầu không là một loại dược liệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu và một số hoạt chất tương tự như thuốc kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng và giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, trong thành phần của lá trầu không có chứa tanin, một hoạt chất giúp phục hồi nhanh các vết loét bên trong dạ dày. 

Chữa bệnh viêm dạ dày tại nhà bằng lá trầu không
Chữa bệnh viêm dạ dày tại nhà bằng lá trầu không

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị khoảng 4-5 lá trầu không bánh tẻ tươi, rửa thật sạch và để ráo nước.
  • Cho lá trầu không vào nồi nước và đun sôi trong 10 phút.
  • Đợi nước lá trầu không nguội bớt là có thể sử dụng.
  • Nên uống thuốc sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. 
  • Sử dụng phương pháp này liên tục trong 1 tháng để bệnh được cải thiện.

Tìm hiểu thêm: 5 Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Thường Gặp Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Điều trị đau dạ dày bằng lá cây vú sữa

Cây vú sữa cũng là một cây thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả được rất nhiều người dân áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Lá vú sữa có chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác tốt cho dạ dày. Dược liệu này có tác dụng giúp trung hòa axit dịch vị và kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. 

Cách sử dụng:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá vú sữa khô, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho lá vú sữa vào nồi đun sôi 5 phút và tắt bếp.
  • Kiên trì uống mỗi ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh đau dạ dày được cải thiện.

Cây khôi tía trị đau bao tử

Nhắc đến các cây thuốc chữa bệnh dạ dày không thể bỏ qua cây khôi tía. Đây là một loại cây quen thuộc đối với nhiều người bệnh dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy trong thành phần của cây khôi tía có chứa tanin và glucosid. Hai hoạt chất này có tác dụng giúp giảm viêm, kháng axit và hỗ trợ chữa lành các vết loét. Quan trọng hơn, loại cây này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, vì thế những người bị viêm loét dạ dày tá tràng chắc chắn không thể bỏ qua loại dược liệu này.

Cây khôi tía trị đau bao tử
Cây khôi tía trị đau bao tử

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 60g khôi tía, 40g bồ công anh, 12g khổ sâm, 20g cam thảo.
  • Những nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem sắc cùng với 1,5 lít nước.
  • Tiến hành đun sôi lửa nhỏ trong vòng 30 phút rồi tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 3 lần và uống trước mỗi bữa ăn.

Cây thuốc chữa dạ dày – Cây ổi

Cây ổi cũng là một cây thuốc trị đau bao tử được rất nhiều người áp dụng. Các bộ phận của cây ổi như búp non, quả, lá non, vỏ rễ, vỏ thân,… đều có thể dùng để sắc thuốc chữa bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của lá ổi có chứa nhiều tanin và chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, diệt khuẩn. Vì thế dược liệu này sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc chữa lành các vết thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30 búp ổi non, đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô.
  • Sử dụng 10g gạo lứt và cũng đem rang khô.
  • Trộn búp ổi với gạo lứt rang khô để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Sau đó đun sôi lửa nhỏ với 1 lít nước trong vòng 30 phút.
  • Khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp, để nguội bớt là có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày bạn uống 2 lần trước bữa ăn, kiên trì thực hiện trong thời gian dài để bệnh được cải thiện.

Cây bàng chữa bệnh dạ dày

Trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng thuốc Nam không thể không nhắc đến cây bàng. Dược liệu này có chứa hai hoạt chất chính đó là tanin và flavonoid. Chúng có tác dụng chữa lành tổn thương, tái tạo mô, phòng ngừa các vết loét và tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy bạn có thể sử dụng cây thuốc này để cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Cây bàng chữa bệnh dạ dày
Cây bàng chữa bệnh dạ dày

Cách thực hiện: 

  • Bạn chuẩn bị khoảng 5-6 lá bàng non, rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Cho lá bàng vào nồi đun cùng với 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong vòng 20 phút.
  • Sau khi nước nguội bớt bạn có thể gạn nước ra để uống hết trong ngày.
  • Sử dụng liên tục trong thời gian dài để bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nhanh chóng được cải thiện.

Cây ngọc sâm chữa đau dạ dày

Hoàn ngọc sâm là một loại thuốc nam quý hiếm, không được quá nhiều người biết đến. Tuy nhiên nguyên liệu này lại chứa rất nhiều dược chất quý hiếm tốt cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể, trong thành phần của cây ngọc sâm có chứa các thành phần như acid hữu cơ, flavonoid, sterol, saponin, carotenoid,… Những hoạt chất này có tác dụng giúp chống lại sự hoạt động của vi khuẩn gây hại trong đường ruột và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng:

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá cây ngọc sâm, rửa sạch và để ráo nước.
  • Tiến hành nhai và nuốt trực tiếp.
  • Mỗi ngày bạn sử dụng từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4-5 tiếng.
  • Kiên trì áp dụng trong một thời gian dài bệnh sẽ dần được thuyên giảm.

Cây nguyệt quế trị đau bao tử

Cây nguyệt quế ngoài công dụng cung cấp gia vị cho các món ăn còn được sử dụng trong y học để làm thuốc giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa,…. Các nhà khoa học đã phân tích trong thành phần hóa học của cây nguyệt quế có chứa nhiều tinh dầu và các hoạt chất khác như acid caffeic, catechin, quercetin, parthnolide,… Dược liệu này có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy,… có lợi cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. 

Cây nguyệt quế trị đau bao tử
Cây nguyệt quế trị đau bao tử

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vài lá nguyệt quế, rửa sạch, có thể ngâm với nước muối để đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn.
  • Nhai trực tiếp và nuốt từ từ.
  • Dùng trước mỗi bữa ăn, mỗi ngày khoảng 2-3 lần.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp này trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cây thuốc chữa dạ dày – Cây hoàng liên

Đông y cho biết, cây hoàng liên có vị đắng, tính hàn, không chứa độc tố, có tác động vào các kinh tâm, can, tỳ, vị, đại trường, chủ trị các vấn đề như: Tả hóa, táo thấp, nhiệt độc, sát trùng, nôn mửa, kiết lỵ, thương hàn…. Còn theo Y học hiện đại, cây hoàng liên có chứa hoạt chất berberin, tác dụng giúp kháng viêm, ức chế tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Cụ thể, dược liệu này thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng, viêm loét dạ dày tá tràng,… 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 8g hoàng liên, 6g cam thảo, 12g đại táo, 12g sơn chi, 16g hoàng cầm, 20g mai mực, 20g mạch nha, 2g ngô thù du.
  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, đem sắc cùng với 1 lít nước lọc.
  • Đun sôi lửa nhỏ trong vòng 30 phút là có thể tắt bếp.
  • Chia thuốc thành 2 phần rồi uống hết trong ngày.

Tìm hiểu ngay: Top 21+ Món Ăn Và Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Bạn Nên Biết

Cây gừng chữa bệnh dạ dày

Gừng cũng là một cây thuốc chữa dạ dày khá phổ biến được nhiều người sử dụng. Nguyên liệu này chứa hoạt chất shogaol và gingerol, có tác dụng kháng viêm, giúp trung hòa dịch vị axit trong dạ dày, kích thích ăn uống ngon miệng hơn. Ngoài ra, trong thành phần của gừng còn có nhiều vitamin A, D, E, kali, kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác, có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus….

Cây gừng chữa bệnh dạ dày
Cây gừng chữa bệnh dạ dày

Cách thực hiện: 

  • Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng và đem sắc cùng với 300ml nước.
  • Đun sôi nước trà gừng trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã, sau đó cho thêm 2-3 thìa mật ong vào khuấy đều và sử dụng.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 2-3 tách trà sẽ giúp các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày được cải thiện.

Cây nha đam chữa đau dạ dày

Nha đam là một nguyên liệu làm đẹp quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên đây cũng là một cây thuốc chữa dạ dày rất hiệu quả có thể bạn chưa biết. Nha đam có chứa nhiều nước và chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột co bóp, cải thiện hệ tiêu hóa, phòng ngừa các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… Ngoài ra trong thành phần của nha đam có chứa chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, hạn chế sự tấn công của các gốc tự do đến niêm mạc dạ dày. Vì vậy việc sử dụng nha đam sẽ là một biện pháp phù hợp để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị vài nhánh nha đam tươi, gọt sạch lớp vỏ bên ngoài.
  • Rửa sạch rồi ngâm với nước muối 10 phút cho sạch nhựa.
  • Cho nha đam và đường phèn vào máy xay để xay nhuyễn là có thể sử dụng.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày khoảng 1-2 lần, dùng trước bữa ăn 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Lá tía tô trị đau bao tử

Lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng như một loại rau sống. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giúp kháng viêm, chữa lành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Còn theo Y học hiện đại, lá tía tô có chứa các hoạt chất như: Vitamin C, Quercetin, Acid rosmarinic,… có tác dụng kháng viêm, sát trùng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những người bị bệnh viêm dạ dày, lá tía tô có thể kiểm soát được những cơn đau và ngăn không cho acid dịch vị trào ngược lên thực quản. 

Lá tía tô trị đau bao tử
Lá tía tô trị đau bao tử

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi, rửa sạch và ngâm cùng nước muối loãng trong 10 phút.
  • Cho lá tía tô vào đun cùng với 500ml nước, đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút rồi tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước để uống.
  • Chia nước lá tía tô thành 2 phần bằng nhau và uống trong ngày.
  • Sử dụng đều đặn trong vòng 5-7 ngày để hiện tượng trào ngược dạ dày được cải thiện.

Xem thêm: Đau Dạ Dày Ở Trẻ Em Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Lưu ý khi chữa bệnh viêm dạ dày bằng cây thuốc Nam

Việc sử dụng các cây thuốc chữa viêm loét dạ dày được đánh giá cao về độ an toàn và tính tiện dụng. Tuy nhiên những bài thuốc này vẫn tồn tại một vài vấn đề như sau:

  • Các cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam này hầu hết đều do dân gian truyền miệng và chưa được khoa học kiểm chứng. Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng các cây thuốc này để điều trị khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Việc chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam thường cho hiệu quả chậm. Vì thế người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đạt được kết quả chữa bệnh như ý.
  • Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bị bệnh viêm dạ dày ở thể nhẹ. Trường hợp đau dạ dày mãn tính hoặc các vết loét trở nên nghiêm trọng cần sử dụng theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Người bệnh có thể sẽ dị ứng với thành phần có trong dược liệu. Vì vậy để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Một số cây thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói,… Tuy nhiên những hiện tượng này thường không quá nghiêm trọng. Trường hợp chúng diễn ra nhiều ngày mà không có sự thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Thận trọng khi sử dụng cây thuốc Nam kết hợp với thuốc Tây. Bởi dược tính trong hai loại thuốc này có thể tương tác với nhau và làm giảm tác dụng hoặc sinh ra độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, trẻ nhỏ, người cao tuổi không được tự ý sử dụng mà cần có sự tham vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu tới bạn top những cây thuốc chữa dạ dày an toàn, hiệu quả và tốt nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho người bệnh trong việc tìm kiếm một phương pháp điều trị phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả lâu dài.

Cập nhật - 2:58 Chiều , 11/07/2023

Chia sẻ

Ngày nào cô Lợi cũng tất tả ngược xuôi

Người Phụ Nữ Nông Thôn Chia Sẻ Hành Trình Chữa Khỏi Đau Dạ Dày

Vì cuộc sống mưu sinh xoay vần, cô Lợi (55 tuổi, Mê Linh, Hà Nội) không có thời gian quan...
Top 8 Cách Chữa Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi An Toàn Hiệu Quả

Top 8 Cách Chữa Dạ Dày Bằng Nghệ Tươi An Toàn Hiệu Quả

Nghệ tươi là một nguyên liệu quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt. Trong thành phần của nghệ có...
Nhất Nam Y Viện là đơn vị tiên phong phục dựng bài thuốc chữa bệnh của Thái Y Viện triều Nguyễn

Nhất Nam Y Viện chữa đau dạ dày có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Nhất Nam Y Viện chữa đau dạ dày có tốt không? Chi phí như thế nào? Đây chắc hẳn là...
Những Người Mắc Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Cuốn Không?

Những Người Mắc Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Cuốn Không?

Bánh cuốn là món ăn dân dã quen thuộc với người Việt Nam, được yêu thích bởi hương vị thơm...
Cách Bấm Huyệt Đau Bao Tử Tác Dụng Nhanh Và Hiệu Quả Nhất

Cách Bấm Huyệt Đau Bao Tử Tác Dụng Nhanh Và Hiệu Quả Nhất

Bấm huyệt đau bao tử là phương pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Y học cổ truyền, được nghiên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top