Các Giai Đoạn Niềng Răng Khểnh Chuẩn Tại Nha Khoa

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Niềng răng là giải pháp tối ưu nhất giúp tình trạng răng lệch khớp cắn được khắc phục. Nhưng các giai đoạn niềng răng khểnh như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Ngay sau đây sẽ là nội dung giải đáp chi tiết về vấn đề này bạn đọc cần nắm rõ.

Tìm hiểu các giai đoạn niềng răng khểnh chi tiết

Quá trình niềng răng khấp khểnh thường phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi lẽ đây là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, người bệnh kiên trì theo đúng liệu trình. Sau đây sẽ là các giai đoạn niềng răng khểnh chi tiết để bạn nẵm rõ:

Giai đoạn chuẩn bị

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ phải thăm khám tình trạng răng miệng của bệnh nhân, chụp X – quang để thấy rõ những vấn đề bạn đang gặp phải, từ đó đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.

Khám tổng quát là bước đầu tiên trong các giai đoạn niềng răng khểnh
Khám tổng quát là bước đầu tiên trong các giai đoạn niềng răng khểnh

Ngoài ra ở giai đoạn này bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bệnh nhân các phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng, mong muốn và tài chính.

Nhổ răng và đặt chun tách kẽ

Trong quá trình niềng răng khểnh, với giai đoạn này bác sĩ sẽ phải đặt chun tách kẽ cho bệnh nhân. Việc này có tác dụng giúp các răng hàm có khoảng trống để hỗ trợ việc gắn mắc cài diễn ra dễ dàng thuận lợi, đồng thời răng được dịch chuyển về đúng vị trí như mong muốn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống trên cung hàm.

Khi đặt chun tách kẽ, người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu và ê nhức
Khi đặt chun tách kẽ, người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu và ê nhức

Khi đặt chun tách kẽ, người bệnh sẽ cảm thấy hơi khó chịu và ê nhức. Tuy nhiên, sau khoảng 2 ngày tình trạng này sẽ biến mất, việc ăn nhai thoải mái trở lại.

Trường hợp răng bị khấp khểnh, răng hô nhẹ, nhổ răng sẽ có tác dụng giúp khuôn hàm thu gọn, cải thiện tình trạng móm, hô và tạo khoảng trống để răng về đúng vị trí.

Bạn cũng cần chú ý, tùy từng trường hợp sẽ cần phải đặt chun tách kẽ hoặc nhổ răng. Trong 3 tháng đầu của quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ cân nhắc bệnh nhân có phải thực hiện một trong hai điều này không.

Thực hiện gắn mắc cài lên răng

Đây là bước vô cùng quan trọng trong các giai đoạn niềng răng khểnh. Nó đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ của bác sĩ thực hiện để đảm bảo đem tới hiệu quả tốt nhất. Quy trình gắn mắc cài lên răng sẽ gồm có 7 bước cơ bản sau đây:

Giai đoạn gắn mắc cài đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ của bác sĩ thực hiện
Giai đoạn gắn mắc cài đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ của bác sĩ thực hiện
  • Bác sĩ thực hiện vệ sinh tổng thể răng miệng cho bệnh nhân.
  • Sử dụng acid bôi lên toàn bộ răng để tạo ra bề mặt bám dính.
  • Loại bỏ hoàn toàn acid trên răng và làm răng khô.
  • Tiếp đó bác sĩ sử dụng keo dán mắc cài bôi lên toàn bộ răng.
  • Mặt sau của mắc cài, bôi xi măng lên trên.
  • Thực hiện dán mắc cài lên bề mặt răng, sau đó loại bỏ những xi măng thừa còn sót lại trên răng.
  • Cuối cùng bác sĩ sử dụng đèn quang trùng hợp chiếu lên bề mặt răng để tăng cường sự kết dính.

Mắc cài sau khi đã ổn định và bám chắc ở bề mặt răng, các bác sĩ sẽ tiến hành dùng dây cung xỏ qua những rãnh trên mắc cài, lấy chun buộc để cố định chúng với nhau. Quá trình gắn mắc cài thông thường sẽ mất khoảng 2 tiếng để hoàn tất.

Giai đoạn răng định hình

Khi gắn mắc cài lên răng, bạn sẽ không hề thấy khó chịu hay đau đớn. Nhưng sau khoảng vài ngày, răng đã dịch chuyển bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lưỡi, má đau rát và khó chịu với tần suất thường xuyên hơn do bị va chạm vào mắc cài. Bạn đừng nên quá lo lắng, sáp nha khoa sẽ giúp hỗ trợ giảm bớt tình trạng này, sau 1 tuần quen dần triệu chứng sẽ biến mất.

Cùng đọc

Khi gắn mắc cài lên răng, bạn sẽ không hề thấy khó chịu hay đau đớn.
Khi gắn mắc cài lên răng, bạn sẽ không hề thấy khó chịu hay đau đớn.

Quá trình định hình răng thường phức tạp nếu bạn phải nhổ bỏ răng thừa hoặc răng khấp khểnh. Nhiều trường hợp sẽ phải sử dụng thêm khí cụ chỉnh nha đặc biệt có tên là minivis. Các bác sĩ sẽ thực hiện đặt minivis vào trong xương hàm để làm neo giúp cố định, sau đó gắn chun lên để răng được dịch chuyển vào vị trí đúng.

Dụng cụ này sẽ có tác dụng giúp người bệnh rút ngắn thời gian niềng răng và định hình răng tốt hơn. Việc gắn vít thường diễn ra khá nhanh, trung bình 10 phút/vít và bạn sẽ thấy cảm thấy ê nhẹ. Sau 3 ngày sử dụng thuốc giảm đau cảm giác khó chịu sẽ biến mất.

Các giai đoạn niềng răng khểnh – Tái khám

Trong các giai đoạn niềng răng khểnh, bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới việc tái khám định kỳ. Nó có tác dụng giúp bạn biết được quá trình dịch chuyển răng của mình đang ở mức độ nào, có hiệu quả hay không.

Bạn cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi tiến trình dịch chuyển răng
Bạn cần tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi tiến trình dịch chuyển răng

Sau 1 tháng, bạn cần tới gặp bác sĩ một lần để kiểm tra và theo dõi tiến trình dịch chuyển răng. Thêm nữa, một thời gian dây chun cố định dây cũng sẽ bị giãn ra, lực kéo răng yếu đi. Lúc này bác sĩ cần phải thay dây thun mới và căn chỉnh lại dây cung. Vì vậy việc tái khám là đặc biệt cần thiết và quan trọng.

Giai đoạn kết thúc niềng răng

Sau nhiều lần tái khám, khi đã thấy hàm răng của bạn đã ổn định hoàn toàn bác sĩ sẽ thực hiện tháo mắc cài sắt. Quá trình này diễn ra khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và cũng không đau đớn. Nhưng bạn vẫn thấy ê nhẹ do lớp xi măng nha khoa được còn sót lại trên răng.

Niềng răng thường diễn ra trong thời gian dài, răng khó được vệ sinh sạch sẽ nên có thể bị tích cụ cao răng và ngả màu. Bác sĩ sẽ loại bỏ cao răng và tẩy trắng răng cho bạn nếu thấy cần.

Đeo hàm duy trì

Sau khi tháo niềng, quy trình niềng răng khấp khểnh gần như hoàn tất. Nhưng răng và xương hàm vẫn chưa được tích hợp hoàn toàn, chúng có thể chạy lại vị trí cũ. Do đó, bạn vẫn phải thực hiện đeo hàm duy trì trong một thời gian. 6 tháng đầu hãy đeo hàm duy trì liên tục, thời gian sau chỉ cần đeo vào buổi tối khi đi ngủ.

Lưu ý cần nhớ trong các giai đoạn niềng răng khểnh

Muốn các giai đoạn niềng răng khểnh đạt được hiệu quả tốt, bạn cũng cần chú ý một số yếu tố sau đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách sử dụng thêm máy tăm nước để loại bỏ mảng bám
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách sử dụng thêm máy tăm nước để loại bỏ mảng bám
  • Chỉ niềng răng tại những địa chỉ nha khoa có tên tuổi, uy tín sở hữu đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp cơ sở vật chất hiện đại.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn để biết rõ tiến trình di chuyển răng có hiệu quả và đảm bảo hay không.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng, kết hợp dùng thêm máy tăm nước và chỉ nha khoa để các kẽ răng được làm sạch tốt nhất.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm mềm trong giai đoạn đầu niềng răng như súp, cháo… Ngoài ra, bạn cần thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin có trong phô mai, cá, tôm, các loại rau xanh, ngũ cốc, củ quả xanh.
  • Người niềng răng nên hạn chế ăn các thực phẩm gây hại cho răng như rượu bia, thực phẩm nhiều đường, bánh kẹo, thức uống có màu, thức ăn nhanh… chúng sẽ gây ra các mảng bám làm tăng nguy cơ sâu răng.

Vừa rồi là các giai đoạn niềng răng khểnh chi tiết và đầy đủ nhất. Để niềng răng đạt được kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đồng thời tuân thủ theo các hướng dẫn từ phía bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm

Cập nhật - 1:31 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

Mất răng cửa lâu năm hoặc không điều trị kịp thời sẽ khiến cho mô răng bị hỏng dần

Trồng Răng Cửa: Các Phương Pháp Thực Hiện Và Quy Trình Chi Tiết

Răng cửa có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ, ăn nhai và điều chỉnh phát âm. Trong trường hợp...
Niềng răng hô không cần nhổ răng là phương pháp sử dụng các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí

Niềng Răng Hô Không Nhổ Răng Được Không? Quy Trình Thực Hiện

Hiện tại răng bạn bị hô khiến cho việc giao tiếp không được tự tin. Bạn muốn niềng răng để...
Trồng răng giả tháo lắp là phương pháp giúp phục hình răng bị mất mà nhiều người lựa chọn

Trồng Răng Giả Tháo Lắp Là Gì? Đối Tượng Thực Hiện, Quy Trình Chi Tiết

Hiện nay, để phục hình răng trên thị trường đang có 3 phương pháo phổ biến đó là răng giả...
Niềng răng Leetray là gì? Có tốt không và khi nào nên thực hiện? 

Niềng răng Leetray là gì? Có tốt không và khi nào nên thực hiện? 

Niềng răng Leetray là kỹ thuật niềng răng trong suốt khá phổ biến hiện nay. Phương pháp phục hình răng...
Nhổ răng sữa cho bé ở đâu

Nên Nhổ Răng Sữa Cho Bé Ở Đâu? Top 11 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Nhổ răng sữa cho bé ở đâu chất lượng, an toàn là mối quan tâm của nhiều phụ huynh. Trong...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top