Niềng Răng Hô Không Nhổ Răng Được Không? Quy Trình Thực Hiện

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Hiện tại răng bạn bị hô khiến cho việc giao tiếp không được tự tin. Bạn muốn niềng răng để cải thiện tình trạng này, nhưng lại băn khoăn vì không biết niềng răng hô không nhổ răng có được không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này.

Niềng răng hô có cần nhổ răng không? Đối tượng thực hiện

Niềng răng hô không cần nhổ răng là phương pháp bác sĩ sử dụng các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí như mong muốn mà không phải nhổ 2 hay 4 răng số 4 trước khi niềng như các phương pháp khác. Điều này giúp răng thật được bảo tồn tối đa, đem tới hiệu quả cao mà bạn không phải trải qua cảm giác khó chịu, đau đớn khi niềng.

Niềng răng hô không cần nhổ răng là phương pháp sử dụng các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí
Niềng răng hô không cần nhổ răng là phương pháp sử dụng các khí cụ để đưa răng về đúng vị trí

Tuy nhiên ở một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng nếu muốn niềng răng hô. Theo đó nếu như khoảng trống trên cung hàm không đủ chỗ để răng di chuyển, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ bỏ 1 hoặc vài chiếc răng.

Thông thường răng được chỉ định nhổ bỏ sẽ là răng số 4, số 5 hoặc số 8. Tùy vào đặc điểm của khung hàm mỗi người mà số lượng răng phải nhổ cũng có sự khác nhau. Chỉ tới khi thăm khám chi tiết, bác sĩ mới đưa ra được câu trả lời niềng răng hô có phải nhổ răng không và số lượng bao nhiêu.

Phương pháp niềng răng hô không nhổ răng được áp dụng với các đối tượng sau đây:

  • Trẻ nhỏ: Trước khi niềng, nhổ răng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của trẻ sau này vì trẻ nhỏ sau này do cấu trúc hàm chưa ổn định. Vì thế, niềng răng không nhổ răng là lựa chọn tốt nhất lúc này.
  • Răng hô móm, răng thưa: Với trường hợp răng khấp khểnh, móm, thưa mức độ nhẹ sẽ không cần phải nhổ răng khi niềng.
  • Vòm hàm rộng: Mặc dù bệnh nhân bị răng hô, móm, chen chúc nhưng trong quá trình thăm khám bác sĩ thấy hàm bệnh nhân đủ rộng để răng dịch chuyển vào khoảng trồng tốt cũng không cần phải nhổ răng.
  • Thiếu răng: Đây là nguyên nhân chính giúp người bệnh không phải nhổ răng khi niềng, vì cung hàm đã có khoảng trống để răng dịch chuyển. Trong quá trình niềng chỉ cần thực hiện kéo răng lại vào chỗ trống cho khít là được.

Quy trình niềng răng hô không nhổ răng

Niềng răng hô không nhổ răng thường sử dụng mắc cài hoặc khay chỉnh nha trong suốt. Quy trình chỉnh nha mà không cần nhổ răng sẽ được diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Khám tổng quan

Các bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng của người bệnh để đưa ra phương án niềng răng cụ thể. Trong trường hợp người bệnh bị mắc các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu khe răng… sẽ phải điều trị triệt để trước khi niềng răng. Qua máy chụp X – quang, bác sĩ sẽ biết được chính xác mức độ hô và mật độ xương để lên phương án phù hợp.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng của người bệnh
Các bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng của người bệnh

Bước 2: Thiết kế mắc cài hoặc khay niềng

Người bệnh được tiến hành lấy dấu răng để thiết kế mắc cài hoặc khay niềng phù hợp. Chuyên viên kỹ thuật sau khi nhận mẫu sẽ mang đến phòng Labo để tạo ra loại mắc cài, khay niềng phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Bước 3: Đeo niềng răng

Sau khi khí cụ được hoàn thiện, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân tới nha khoa để lắp đặt mắc cài và dây cung lên trên khung hàm. Với trường hợp sử dụng khay niềng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách đeo chi tiết. Sau khi thực hiện xong, bác sĩ cũng phải kiểm tra khả năng chịu lực của khay niềng để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

Thời gian bệnh nhân đeo niềng răng sẽ kéo dài từ 1 đến 3 năm tùy vào mức độ hô
Thời gian bệnh nhân đeo niềng răng sẽ kéo dài từ 1 đến 3 năm tùy vào mức độ hô

Thời gian bệnh nhân đeo niềng răng sẽ kéo dài từ 1 đến 3 năm tùy vào mức độ hô. Trong quá trình niềng, bạn cần tới gặp nha sĩ để khám theo định kỳ và kiểm tra tốc độ dịch chuyển của răng.

Bước 4: Hoàn thành niềng răng và tái khám

Sau khi hoàn tất quá trình chỉnh nha, các khí cụ và khay niềng sẽ được tháo bỏ. Lúc này bác sĩ kiểm tra lại toàn bộ răng, hướng dẫn cách chăm sóc, đeo hàm duy trì và lưu ý người bệnh về vấn đề tái khám. Tái khám thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện vấn đề và điều trị kịp thời.

Niềng răng hô phải nhổ răng có nguy hiểm không?

Niềng răng hô phải nhổ răng thường áp dụng với người trên 20 tuổi. Nhất là với những người răng mọc trên nướu, răng bị lệch lạc nhiều, răng hô mức độ nặng, việc nhổ răng là điều không thể tránh khỏi.

Bạn cũng nên lưu ý, nhổ răng sẽ không có tác động gì tới sức khỏe, dây thần kinh nếu thực hiện tại địa chỉ nha khoa chất lượng, uy tín. Chỉ trong trường hợp bác sĩ không có trình độ, sử dụng dụng cụ tác động vào mô mềm quá nhiều sẽ khiến dây thần kinh dưới chân răng bị đứt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nên biết

Niềng răng hô phải nhổ răng thường áp dụng với người trên 20 tuổi
Niềng răng hô phải nhổ răng thường áp dụng với người trên 20 tuổi

Nếu áp dụng quy trình nhổ răng tiêu chuẩn sẽ giúp mô mềm xung quanh được bảo vệ, giảm thiểu tác động, xương hàm tránh bị tổn thương. Quy trình này thường diễn ra khá nhẹ nhàng, không sưng đau, ít chảy máu.

Trong những ngày đầu tiên khi nhổ răng, bạn cần lựa chọn những thực phẩm mềm, nhẹ nhàng như sinh tố, cháo, súp… Tới ngày thứ 3 bạn có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường mà không cảm thấy bất cứ khó chịu, đau nhức nào.

Lưu ý cần nhớ khi niềng răng hô không nhổ răng

Sau khi hoàn thành việc niềng răng hô không nhổ răng, bạn cũng cần chú ý một số điều sau đây;

Chế độ dinh dưỡng

Đây là lưu ý quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện niềng răng. Khi đã đeo khay niềng hoặc gắn mắc cài sắt bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu và căng tức răng. Vì thế việc ăn uống cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Thực phẩm cần bổ sung lúc này là những món ăn dễ nhai, mềm, lỏng, dễ nuốt. Bạn tuyệt đối không được ăn các thực phẩm quá dai hoặc quá cứng, chúng sẽ khiến xương hàm phải hoạt động nhiều, quá trình nắn chỉnh răng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các loại thực phẩm chứa phẩm màu, nước uống có gas, bánh ngọt. Những thực phẩm này khi đi vào khoang miệng sẽ sinh ra axit, nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ tạo ra vi khuẩn gây bệnh.

Thực phẩm cần bổ sung lúc này là những món ăn dễ nhai, mềm, lỏng, dễ nuốt
Thực phẩm cần bổ sung lúc này là những món ăn dễ nhai, mềm, lỏng, dễ nuốt

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần sử dụng kem đánh răng chuyên dụng kết hợp bàn chải lông mềm để vệ sinh khoang miệng và từng kẽ niềng răng. Thông thường bạn sẽ thay bàn chải 3 tháng/lần, nhưng với người niềng răng việc này cần thực hiện sớm hơn.

Ngoài ra khi chải răng, động tác cũng cần thực hiện thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương mô mềm, nướu..

Khi niềng răng hô mà không nhổ răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn. Bạn có thể kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa và làm sạch kẽ răng tốt hơn, hạn chế sâu răng hàm.

Tái khám định kỳ

Đây là việc vô cùng quan trọng khi niềng răng. Vì thế theo đúng thời gian quy định bạn cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra răng miệng, kết quả sau khi niềng. Qua thăm khám bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện vấn đề gây hại và có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết về niềng răng hô không nhổ răng là gì, những trường hợp nào nên thực hiện và lưu ý sau khi niềng răng. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để việc niềng răng diễn ra hiệu quả, nhanh chóng.

Bài viết cùng chủ đề

Cập nhật - 1:30 Chiều , 21/06/2023

Chia sẻ

Niềng pha lê là gì? Ưu nhược điểm, chi phí và lưu ý khi thực hiện

Niềng pha lê là gì? Ưu nhược điểm, chi phí và lưu ý khi thực...

Niềng pha lê là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại được nhiều người lựa chọn hiện nay. Nếu đang có...
Bọc răng sứ cho răng lộn xộn giá bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bọc Răng Sứ Cho Răng Mọc Lệch Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Chi Tiết

Răng mọc lệch khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và muốn tìm phương pháp để khắc...
Sâu khe răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất

Sâu Khe Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Tốt Nhất

Sâu khe răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người...
Lựa chọn nha khoa quận 1 cần chú ý đến các tiêu chí về bác sĩ, cơ sở vật chất

Nha Khoa Quận 1 Và TOP 11 Địa Chỉ Được Đánh Giá Cao Hiện Nay

Chăm sóc răng miệng là vấn đề quan trọng mà bất cứ ai cũng đều phải quan tâm. Điều này...
Thuốc trị viêm nha chu

Top 12 Loại Thuốc Trị Viêm Nha Chu Hiệu Quả Nhất Hiện Nay 2023

Bệnh viêm nha chu có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là người tuổi trung...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top