Xét Nghiệm Glucose Cho Bà Bầu: Ý Nghĩa, Quy Trình Và Những Lưu Ý

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Khi lượng đường (glucose) trong máu cao hơn mức bình thường có thể gây ra bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Xét nghiệm glucose cho bà bầu là một xét nghiệm quan trọng, giúp dễ dàng phát hiện bệnh. Vậy ý nghĩa của xét nghiệm này là gì và quy trình thực hiện ra sao?

Xét nghiệm glucose cho bà bầu
Xét nghiệm glucose cho bà bầu giúp dễ dàng phát hiện bệnh tiểu đường

Xét nghiệm glucose cho bà bầu là gì?

Tiểu đường là một bệnh phổ biến xảy ra nhiều ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên lại không có nhiều triệu chứng biểu hiện. Xét nghiệm glucose hay xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện bệnh này. Phụ nữ trong tuần thai thứ 24 đến 28 nên thực hiện xét nghiệm để dễ dàng phát hiện nguy cơ tăng glucose.

Xem thêm

Ý nghĩa của xét nghiệm glucose khi mang thai

Xét nghiệm glucose cho bà bầu có ý nghĩa quan trọng không chỉ với thai phụ mà còn cả với thai nhi.

Đối với mẹ bầu

Xét nghiệm glucose khi mang thai giúp mẹ bầu phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ. Từ đó hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra như:

  • Huyết áp cao, tiền sản giật.
  • Nguy cơ băng huyết sau khi sinh.
  • Nguy cơ chấn thương khi sinh nếu thai lớn.

Đối với thai nhi

Đối với bé yêu, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp ngăn ngừa những nguy cơ như:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Các vấn đề liên quan đến hô hấp sau sinh, chứng vàng da, đa hồng cầu, một số vấn đề về tim mạch.
  • Chứng co giật ở trẻ sơ sinh, hạ đường huyết.
  • Ngăn ngừa sảy thai, sinh non, chết lưu,..
Ý nghĩa của xét nghiệm glucose
Xét nghiệm glucose có ý nghĩa quan trọng với cả mẹ bầu và thai nhi

Khi nào cần làm xét nghiệm glucose khi mang thai?

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên thực hiện xét nghiệm, đặc biệt là những ai có khả năng bị đái tháo đường. Ngoài ra, những trường hợp dưới đây có nguy cơ cao hơn cần phải xét nghiệm glucose:

  • Chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 30.
  • Những người đã từng sinh con có cân nặng hơn 4,1kg.
  • Trong lần mang thai trước đã từng có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Người bị tăng cân, béo phì trước và trong khi mang thai.

Xem thêm

Các loại xét nghiệm chỉ số glucose cho bà bầu

Để thực hiện xét nghiệm glucose cho bà bầu, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm thử glucose

Xét nghiệm thử glucose (GCT) là một xét nghiệm đơn giản để bác sĩ quyết định xem có cần phải thực hiện các xét nghiệm khác hay không. Trên thực tế chỉ có ⅓ phụ nữ có kết quả dương tính mới bị tiểu đường thực sự.
Khi thực hiện xét nghiệm, bạn được uống một dung dịch chứa 50g glucose và uống hết trong 5 phút. Sau một giờ, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra. Điều này sẽ giúp bác sĩ biết được cách cơ thể chuyển hóa đường. Sau vài ngày, bạn sẽ nhận được kết quả, nếu kết quả cao, bạn sẽ được yêu cầu làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm glucose cho bà bầu bằng cách dung nạp glucose

Khi kết quả xét nghiệm thử glucose dương tính, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose (GTT). Xét nghiệm này thường lâu hơn và kết quả có thể khẳng định được tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Để thực hiện xét nghiệm glucose cho bà bầu bạn cần phải nhịn ăn từ 8-12 tiếng. Vậy nên thích hợp nhất là buổi sáng bạn nên đi xét nghiệm, tránh nhịn đói quá lâu. Mẫu máu đầu tiên sẽ được lấy giúp kiểm tra chỉ số glucose khi mang thai lúc đói. Tiếp theo, bạn uống dung dịch glucose được chỉ định. Sau đó liên tục trong 3 giờ, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra.

Nếu hai mẫu máu đều cho kết quả dương tính, có thể bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Các loại xét nghiệm glucose khi mang thai
Xét nghiệm glucose cho bà bầu gồm xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm glucose cho bà bầu vào tuần bao nhiêu?

Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, do ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản, các hoạt động liên quan đến sản sinh insulin có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ cần được chỉ định, dù mẹ bầu có tiền sử bệnh hay không.

Ở tuần 24 – 28 là thời điểm xuất hiện bệnh. Trước đó một số trường hợp có thể đã có những triệu chứng ban đầu. Vì nhu cầu tăng năng lượng nên cơ thể mẹ bầu sẽ cần tăng lượng đường. Điều tuyệt vời là khi việc sản xuất insulin đủ để phù hợp với lượng đường đang cần gia tăng. Nhưng rất khó và rất ít người đạt được trạng thái lý tưởng này.

Chỉ số glucose khi mang thai

Chỉ số glucose thay đổi liên tục trong ngày và thường được đo ở 3 thời điểm, cụ thể:

  • Khi đói: <5,1 mg/dL.
  • Sau khi ăn 1 tiếng: <10 mg/dL.
  • Sau khi ăn 2 tiếng: < 7,8 mg/dL.

Kết quả bất thường xảy ra khi:

  • Xét nghiệm lúc đói: 95mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn.
  • Xét nghiệm 1 giờ sau đó: 180mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn.
  • Xét nghiệm 1 giờ tiếp theo: 155mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn.
  • Xét nghiệm 1 giờ tiếp đó: 140mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn.

Xem thêm

Lưu ý thực hiện xét nghiệm glucose máu khi mang thai

Trong quá trình xét nghiệm, các mẹ sẽ không gặp phải vấn đề gì khi uống dung dịch glucose. Một số ít trường hợp có thể cảm thấy buồn nôn, đổ mồ hôi hoặc trong người nôn nao.

Quá trình lấy máu cũng đơn giản, mẹ bầu có thể sẽ hơi nhói đau khi rút kim ra khỏi tay nhưng cảm giác đó sẽ trôi qua rất nhanh.

Sau khi thực hiện xét nghiệm, bạn hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động như thường ngày. Nếu có bất kỳ những ảnh hưởng nào bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Thực hiện xét nghiệm glucose khi mang thai sẽ cần có một số lưu ý
Thực hiện xét nghiệm glucose khi mang thai sẽ cần có một số lưu ý

Xét nghiệm glucose cho bà bầu là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp sớm phát hiện những bất thường nếu có. Các mẹ bầu nên đi xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Hiện tại Bệnh viện Quân dân 102 đã có gói xét nghiệm glucose với chi phí tối ưu, tiết kiệm thời gian. Các mẹ bầu có nhu cầu có thể liên hệ đặt lịch khám để được tư vấn và xét nghiệm sớm nhất. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện Quân dân 102 chắc chắn sẽ mang đến kết quả xét nghiệm nhanh và chính xác nhất.

Cập nhật - 5:27 Chiều , 07/06/2023

Chia sẻ

TOP 6 Trà Giảm Axit Uric Làm Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

TOP 6 Trà Giảm Axit Uric Làm Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Nồng độ axit uric trong máu cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là nguyên nhân gây...
Người Bị Cholesterol Cao Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì - Chế Độ Ăn HỢP LÝ Nhất

Người Bị Cholesterol Cao Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì – Chế Độ Ăn HỢP LÝ...

Cholesterol cao ăn gì, kiêng gì là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi cholesterol cao là bệnh...
Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Khi chúng ta sử dụng nhiều các chất ngọt, chất đường bột, chỉ số glucose máu sẽ tăng lên. Nhưng...
Xét Nghiệm Acid Uric Có Cần Nhịn Ăn Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Xét Nghiệm Acid Uric Có Cần Nhịn Ăn Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Xét nghiệm acid uric là một trong những xét nghiệm đơn giản giúp đánh giá sức khỏe người bệnh, đặc...
Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Khi Nào, Loại Xét Nghiệm Cần Thực Hiện?

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí ảnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top