Xét Nghiệm Chỉ Số Creatinine Là Gì? Ý Nghĩa Trong Chẩn Đoán Suy Thận

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Xét nghiệm Creatinine là một trong những phương pháp giúp xác định được những bất thường nếu có của thận, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về chỉ số creatinin và phương pháp xét nghiệm này.

Chỉ số creatinine có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chức năng thận
Chỉ số creatinine có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chức năng thận

Creatinine là gì? Xét nghiệm định lượng creatinin máu

Creatinin hay creatinine là sản phẩm của quá trình phân hủy creatin. Trong cơ thể con người, creatinine có hai nguồn gốc là nội sinh và ngoại sinh. Creatinin được cung cấp qua những bữa ăn hằng ngày là nguồn ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh đến từ arginine và methionine được tổng hợp qua gan. Creatinine chủ yếu được đào thải thông quan thận nên nồng độ creatinin sẽ phản ánh chính xác chức năng lọc máu của thận.

Creatinine được sản xuất trong quá trình phân hủy mô cơ bình thường và tốc độ sản xuất khá ổn định. Do vậy, xét nghiệm creatinin là một kỹ thuật giúp sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi được những vấn đề liên quan đến thận như suy thận hay bệnh thận mạn tính.

Ngoài ra phương pháp xét nghiệm này cũng giúp đánh giá các bệnh khác như tim, gan, ảnh hưởng của những bệnh này lên thận. Nhìn chung, xét nghiệm chỉ số creatinin giúp đánh giá xem thận của bạn hoạt động tốt như thế nào. Đồng thời, thông qua kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có thể nhận biết những bất thường về chức năng thận để từ đó tư vấn hướng khắc phục phù hợp.

Chỉ số creatinine thường được dùng để đánh giá chức năng thận
Chỉ số creatinine thường được dùng để đánh giá chức năng thận

Xem thêm

Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số creatinine

Xét nghiệm creatinine có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như theo dõi bệnh thận mạn tính, chấn thương thận cấp tính.

Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận suy giảm không tiến triển và khả năng hồi phục của thận kém. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và viêm cầu thận. Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng bệnh thận ở giai đoạn cuối. Khi quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định ghép thận hoặc lọc máu để ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra.

Trong khi đó, chấn thương thận cấp tính làm ảnh hưởng đến thận dẫn đến suy yếu. Chấn thương thận cấp tính có thể là do chấn thương hoặc do rối loạn trước sau ở thận.

Khi nào cần thực hiện định lượng creatinin máu?

Xét nghiệm creatinine là một kỹ thuật đơn giản và là một phần trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này khi mắc các bệnh lý cấp tính hoặc có dấu hiệu thận hoạt động không tốt. Một số dấu hiệu nhận biết thận hoạt động không tốt có thể kể đến như:

  • Thường xuyên mệt mỏi, thiếu tập trung, chán ăn, ngủ không ngon giấc, mất ngủ.
  • Có hiện tượng sưng, phù ở mặt cũng như bụng, đùi hoặc mắt cá chân.
  • Nước tiểu khác thường, có màu cà phê hoặc máu, có nhiều bọt, lượng nước tiểu giảm so với bình thường.
  • Đi tiểu luôn cảm thấy nóng rát, thói quen đi tiểu thay đổi, thường xuyên tiểu đêm.
  • Bị đau vùng hông lưng, dưới khung sườn (những vị trí gần với thận).
  • Có hiện tượng tăng huyết áp

Trong một số trường hợp khác, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm định lượng creatinin. Cụ thể:

  • Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm ít nhất là 1 lần/năm.
  • Người gặp vấn đề về thận nên có có kế hoạch đo nồng độ creatinine thường xuyên để đánh giá chính xác về tình hình sức khỏe.
  • Một số bệnh nhân thường gặp vấn đề như tăng huyết áp, tiểu đường,… nên thực hiện xét nghiệm creatinin.
  • Những trường hợp này có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Xét nghiêm creatinin máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng thận
Xét nghiêm creatinin máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng thận

Xem thêm

Các loại xét nghiệm creatinin hiện nay

Để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh xét nghiệm creatinin máu hoặc nước tiểu. Cả hai xét nghiệm này đều giúp đánh giá chức năng của thận.

Xét nghiệm định lượng creatinine máu

Xét nghiệm định lượng creatinin trong giúp bác sĩ biết được nồng độ creatinine có trong máu. Creatinine sẽ được đào thải tốt nếu như thận hoạt động tốt. Ngược lại, nếu thận hoạt động kém thì khả năng đào thải creatinin sẽ thấp. Qua đây, sẽ giúp đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm creatinin máu là một trong những xét nghiệm sinh hóa cơ bản nhất và được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, khi người bệnh mắc bệnh lý cấp tính hoặc có những dấu hiệu thận hoạt động không tốt thì cũng nên thực hiện xét nghiệm này.

Trong một số trường hợp kết quả xét nghiệm có thể thay đổi, cụ thể:

  • Sau bữa ăn, nồng độ creatinine sẽ tăng, đặc biệt là khi bạn ăn quá nhiều protein
  • Nồng độ creatinine sẽ cao nhất vào 7 giờ tối và thấp nhất vào 7 giờ sáng
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc cao huyết áp, thuốc hóa trị kim loại nặng, thuốc cimetidine, aminoglycosides hoặc
  • các loại thuốc có ảnh hưởng đến thận sẽ làm nồng độ creatinine trong máu tăng lên.
  • Khi bạn bị chấn thương cơ định lượng creatinin trong máu cũng tăng.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho nồng độ creatinine thấp hơn bình thường.

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến định lượng creatinin máu bao gồm: Tình trạng sức khỏe của mỗi người, lượng protein nạp vào trong cơ thể, khối lượng cơ thể,… Do đó, lượng creatinine trong máu của mỗi người sẽ không giống nhau.

Xét nghiệm định lượng creatinin niệu

Xét nghiệm creatinin niệu hay xét nghiệm creatinine có trong nước tiểu là một trong những xét nghiệm bên cạnh định lượng creatinin máu. Xét nghiệm này cũng giúp đánh giá chức năng thận. Bác sĩ sẽ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện đo nồng độ creatinine có trong nước tiểu trong vòng 24 giờ. Nếu creatinine trong cơ thể cao hơn mức bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề về thận.

Tuy nhiên, mức độ creatinin nước tiểu ngẫu nhiên sẽ không có giá trị tham khảo. Thông thường, chúng được sử dụng cùng với các xét nghiệm khác để đanh giá mức độ của các chất này có trong nước tiểu.

Xét nghiệm creatinine trong nước tiểu là một kỹ thuật được thực hiện bên cạnh xét nghiệm creatinin máu
Xét nghiệm creatinine trong nước tiểu là một kỹ thuật được thực hiện bên cạnh xét nghiệm creatinin máu

Nhận biết chỉ số creatinine bình thường – bất thường

Tùy từng trường hợp và cơ thể, sức khỏe khác nhau mà chỉ số creatinine của mỗi người sẽ không giống nhau.

  • Định lượng creatinin ở nam giới khỏe mạnh là 0.6-1.2 mg/dl.
  • Ở nữ giới chỉ số này là 0.5-1.1 mg/dl.
  • Trẻ vị thành niên có nồng độ creatinine từ 0.5-1.0 mg/dl.
  • Trẻ em là 0.3-0.7 mg/dl.

Khi nồng độ creatinine cao hơn mức bình thường, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, mệt mỏi, huyết áp tăng cao. Lúc này cơ thể bạn có thể đang báo hiệu một số bệnh như:

  • Sỏi thận.
  • Đái tháo đường.
  • Ung thư tiền liệt tuyến.
  • Nhiễm độc thận.
  • Suy giáp.
  • Hẹp động mạch thận.

Ngược lại, nếu chỉ số creatinine thấp hơn bình thường cũng cảnh báo cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề như:

  • Tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
  • Một số bệnh gây teo mô cơ.
  • Cường giáp.
  • Thiếu máu.
  • Bệnh thận giai đoạn nguy hiểm.

Xem thêm

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chỉ số creatinin

Xét nghiệm creatinin trên thực tế rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác bạn nên chú ý một số vấn đề sau.

  • Xét nghiệm có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nếu như bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu thì cần sử dụng hộp đựng từ phòng thí nghiệm. Sau khi thu thập nước tiểu nên mang đến bệnh viện sớm nhất có thể. Và nên lấy nước tiểu trong 24 giờ.
  • Nên ăn mặc thoải mái, trang phục rộng rãi để dễ dàng cho việc lấy máu xét nghiệm
  • Bạn cũng không phải nhịn ăn, có thể ăn uống bình thường. Nếu bạn xét nghiệm nước tiểu thì nên hạn chế uống rượu bia vào ngày hôm trước để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Tập thể dục quá sức cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bạn.
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm creatinine
Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm creatinine

Việc xét nghiệm creatinine là một trong những cần thiết để bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng người bệnh cũng như những vấn đề sức khỏe có liên quan đến thận. Hiện nay, bệnh viện Quân dân 102 đã có gói xét nghiệm creatinine được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh và được nhiều người tin tưởng, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến kết quả chính xác nhất giúp chẩn đoán rõ tình trạng người bệnh.

Cập nhật - 5:27 Chiều , 07/06/2023

Chia sẻ

Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định Lượng Glucose Trong Máu Thấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Định lượng glucose trong máu thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí...
Cholesterol Thấp Nên Ăn Gì? Top 12 Thực Phẩm Tăng Cholesterol Nhanh

Cholesterol Thấp Nên Ăn Gì? Top 12 Thực Phẩm Tăng Cholesterol Nhanh

Cholesterol thấp là hiện tượng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Vậy người mắc bệnh cholesterol thấp...
Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Khi chúng ta sử dụng nhiều các chất ngọt, chất đường bột, chỉ số glucose máu sẽ tăng lên. Nhưng...
Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét Nghiệm Cholesterol Là Gì? Định Lượng Chỉ Số Cholesterol Trong Máu

Xét nghiệm Cholesterol là việc mà bất cứ ai cũng nên làm định kỳ, nhằm ngăn ngừa những biến chứng...
Sốt Xuất Huyết Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Sốt Xuất Huyết Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gặp ở những nước có khí hậu nhiệt đới nóng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top