Viêm khớp cùng chậu là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm khớp cùng chậu là một bệnh lý mãn tính có thể gây ra cảm giác đau nhức kéo dài tại vùng mông rất khó chịu. Thậm chí, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng viêm có khả năng diễn tiến nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu bệnh học được định nghĩa là hiện tượng viêm, đau tại một hoặc cả hai khớp sacroiliac. Loại khớp này đảm nhận vai trò kết nối giữa cột sống và phần xương chậu của con người. Bệnh thường gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến vùng thắt lưng và mông, khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt đời thường.

Viêm đau khớp cùng chậu ảnh hưởng đến nhóm khớp sacroiliac
Viêm đau khớp cùng chậu ảnh hưởng đến nhóm khớp sacroiliac

Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn với phụ nữ đang trong thời gian mang thai. Các chuyên gia nhận định viêm khớp sacroiliac khó chẩn đoán vì một số triệu chứng có thể tương đồng với nhóm bệnh viêm cột sống. Vì vậy, họ thường khuyến khích bệnh nhân thăm khám sớm từ khi mới phát hiện các dấu hiệu đầu tiên. 

Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Chấn thương nặng: Các loại chấn thương như va đập hay ngã do tai nạn xe cộ, tai nạn lao động,… với tác động mạnh đến vùng chậu có nhiều khả năng gây tổn thương đến khớp cùng chậu. Về sau, các khớp này trở nên yếu hơn, dễ dẫn đến tình trạng viêm đau hơn bình thường.
  • Viêm khớp thoái hóa: Viêm khớp thoái hóa cũng có thể xảy ra ở các khớp cùng chậu. Đây là tình trạng hao mòn khớp do ma sát trong một thời gian dài, cuối cùng khiến phần sụn đệm mất đi cấu trúc ban đầu, khiến đốt xương dễ va chạm và gây đau nhức.
  • Mang thai: Mang thai khiến cho lượng hormone relaxin trong cơ thể thay đổi, dẫn đến việc các cơ khớp vùng chậu giãn nở hơn. Bên cạnh đó, sự gia tăng về trọng lượng cơ thể, đặc biệt là khi em bé phát triển cũng gây nhiều ảnh hưởng đến khớp cùng chậu. Vì vậy, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị viêm khớp cùng chậu.
  • Nhiễm trùng: Dù tỷ lệ không cao nhưng nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân khiến khớp cùng chậu bị viêm. Những loại vi khuẩn gây hại thâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở, sau đó theo đường máu đi đến khớp cùng chậu và gây ra tình trạng viêm nhiễm tại đây.  

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu trái, phải

Người bệnh viêm khớp cùng chậu thường gặp phải một số triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau ở lưng dưới và mông: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc nhói buốt khó chịu. Bệnh nhân thường cảm thấy tồi tệ hơn nếu đứng một chỗ quá lâu, di chuyển nhanh,… Thậm chí, cơn đau còn lan rộng đến cả phần bẹn và đùi.
  • Sưng tấy: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sưng tấy tại khu vực xương cụt. Sưng tấy cũng có thể đi kèm với hiện tượng nóng đỏ. 
  • Cứng khớp: Các khớp cùng chậu trở nên khô cứng hơn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong những hoạt động như chạy, leo cầu thang,.. Tình trạng này trở nên rõ rệt hơn khi người bệnh ngồi hoặc nằm lâu không vận động. 
  • Sốt, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt: Các triệu chứng này thường có liên quan đến việc nhiễm trùng khớp cùng chậu.
Bệnh đặc trưng bởi cơn đau thắt lưng và vùng mông
Bệnh đặc trưng bởi cơn đau thắt lưng và vùng mông

Bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Vấn đề viêm khớp cùng chậu ở nữ giới, nam giới có gây nguy hiểm hay không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Theo đó, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị tích cực, tình trạng này có thể được kiểm soát và không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh trở thành dạng mãn tính, nó rất dễ gây ra những biến chứng sau đây:

  • Khả năng vận động giảm sút: Một trong những hệ lụy dễ thấy của việc viêm khớp vùng chậu chính là khả năng vận động bị ảnh hưởng. Bởi vì mỗi khi hoạt động, các cơn đau nhức khó chịu có thể tấn công người bệnh. Không những vậy, tình trạng khô cứng khớp khiến tính linh hoạt giảm dần, người bệnh cảm thấy việc di chuyển khó khăn hơn rất nhiều.
  • Căng thẳng tâm lý: Biến chứng này dễ xảy ra ở những phụ nữ mang thai bị viêm khớp sacroiliac. Khi mang thai, cơ thể phải đối mặt với nhiều bất ổn về thể chất và cả tinh thần. Trong trường hợp này, cơn đau nhức khớp cùng chậu lại kéo dài dai dẳng cả ngày lẫn đêm, khiến tâm lý càng thêm căng thẳng, thậm chí có khả năng dẫn tới trầm cảm. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Các phương pháp chẩn đoán hiện nay

Viêm khớp cùng chậu ở nam giới và nữ giới có thể được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau đây:

  • Khám tổng quát: Đây được xem là bước cơ bản trong quá trình chẩn bệnh. Các bác sĩ có thể ấn nhẹ vào vùng mông, hông, thắt lưng để xác định vị trí đau. Họ cũng hỏi người bệnh về mức độ triệu chứng và thời điểm các triệu chứng xuất hiện.
  • Kiểm tra hình ảnh: Hình ảnh viêm khớp cùng chậu thông qua các biện pháp kiểm tra X-quang, MRI cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ nhận định khu vực khớp tổn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng chậu của người bệnh
Các bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng chậu của người bệnh

Điều trị viêm khớp cùng chậu

Các phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu hiện nay thường được sử dụng nhất là Tây y, Đông y và biện pháp tại nhà. Cụ thể gồm có:

Các biện pháp tại nhà

Người bệnh nếu có các triệu chứng ở mức độ nhẹ có thể xem xét sử dụng thuốc Nam chữa bệnh viêm khớp. Các cách điều trị này cũng thường được thai phụ áp dụng do vấn đề hạn chế dùng thuốc trong thời gian mang thai.

1. Bài thuốc từ dây đau xương

Theo dân gian, dây đau xương có tính mát và tác dụng trừ phong thấp, thư kinh hoạt lạc. Chính vì vậy, loại thảo dược này được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc liên quan đến đau nhức xương khớp và khớp cùng chậu cũng không ngoại lệ.

Thành phần: 12g lá dây đau xương, 200ml nước.

Cách thực hiện:

  • Lá dây đau xương sau khi sơ chế thì bỏ vào nồi, thêm nước rồi đun sôi.
  • Chắt lấy phần nước lá cho người bệnh dùng uống hàng ngày. Thời gian uống thuốc có thể kéo dài đến 15 hoặc 20 ngày liên tục. 

2. Chữa đau nhức với ngải cứu

Đối với các bệnh viêm xương khớp, lá ngải vốn không phải vị thuốc xa lạ. Loại thảo dược này được biết đến nhờ khả năng chống viêm và giảm đau đặc biệt hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng ít gây kích ứng, thích hợp dùng với phụ nữ mang thai.

Ngải cứu chống viêm, giảm đau hữu hiệu
Ngải cứu chống viêm, giảm đau hữu hiệu

Thành phần: 70g lá ngải cứu.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng bị đau.
  • Sau khoảng 30 phút thì bỏ phần thuốc đắp và rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện 1 đến 2 lần.

3. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt không chỉ là một loại thực phẩm mà còn sở hữu nhiều đặc tính trị bệnh xương khớp hiệu quả. Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, công dụng chính là giảm đau nhức, giảm viêm sưng.

Thành phần: 12g lá lốt tươi (có rễ càng tốt), 300ml nước.

Cách thực hiện:

  • Dược liệu đem rửa sạch, thái khúc rồi bỏ vào nồi đun sôi với 300ml nước.
  • Người bệnh chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 lần uống hàng ngày.

Chữa viêm khớp cùng chậu với Tây y

Với các tình trạng viêm nặng và kéo dài hơn, người bệnh nên lựa chọn điều trị bằng Tây y. Các chuyên gia thường chỉ định một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc này có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng cảm giác khó chịu và đau nhức. Thông thường, thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen được sử dụng ở liều nhẹ dạng viên uống, người bệnh dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc địa phương.
  • Thuốc giãn cơ: Đối với những trường hợp đau nghiêm trọng và xuất hiện tình trạng co thắt cơ, bệnh nhân thường được kê đơn thuốc giãn cơ, ví dụ như cyclobenzaprine. Các loại thuốc này giúp nới lỏng phần cơ bắp bị căng cứng, nhờ vào đó mà cảm giác đau nhức cải thiện nhanh chóng.
  • Chất ức chế TNF: Nếu khớp cùng chậu bị viêm có liên đới đến viêm cột sống dính, bác sĩ có thể kê thêm các chất ức chế TNF như etanercept hay adalimumab. Những loại thuốc này giúp tình trạng viêm đau thuyên giảm thông qua cơ chế làm giảm TNF sản sinh trong cơ thể. 
Thuốc giảm đau như paracetamol giúp người bệnh dễ chịu hơn
Thuốc giảm đau như paracetamol giúp người bệnh dễ chịu hơn

Lưu ý: Trong trường hợp các loại thuốc uống không tác động hiệu quả, các chuyên gia thường khuyến khích người bệnh sử dụng một số liệu pháp điều trị khác như tiêm corticosteroids, kích thích cơ điện, triệt đốt thần kinh giao cảm,…

Các bài thuốc Đông y

Bên cạnh Tây y, người bệnh cũng có thể điều trị viêm khớp cùng chậu bằng các bài thuốc Đông y sau đây:

1. Bài thuốc số 1

Bài thuốc Đông y chữa xương khớp được dùng với thể bệnh liên quan đến can thận yếu hư, khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau thắt lưng, đau hông mông, ăn ngủ không ngon, cơ thể suy yếu,…

Thành phần: Tục đoạn, hồng hoa, xuyên ô, nhũ hương chế, kim ngân hoa, xuyên sơn giáp, xích thược.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem sao khô, sau đó bỏ vào bình, thêm rượu và ngâm trong 1 tháng.
  • Người bệnh dùng rượu để uống, mỗi ngày 10ml.

2. Bài thuốc số 2

Bài thuốc số 2 áp dụng với người bệnh viêm đau khớp cùng chậu có liên đới đến sụn đệm. Bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như sưng tấy, đau nhức khó chịu.

Đông y cũng là biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu phổ biến hiện nay
Đông y cũng là biện pháp điều trị viêm khớp cùng chậu phổ biến hiện nay
  • Thành phần: Đào nhân, xuyên sơn giáp, cam thảo, đại hoàng, sài hồ, qua lâu căn, hồng hoa, đương quy.
  • Cách thực hiện: Sắc uống, chia thành 2 đến 3 lần dùng hàng ngày.

3. Bài thuốc số 3

Đối với người bệnh nhiễm trùng gây viêm ở khớp cùng chậu có thể áp dụng bài thuốc số 3. Bài thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả.

Thành phần: Mang tiêu, kinh giới, bạch thược, cát cánh, phòng phong, bạc hà, sơn chi, bạch thược, ma hoàng.

Cách thực hiện:

  • Tất cả dược liệu đem sao khô sau đó tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng 6g, thêm vào 3 lát gừng tươi và sắc uống.

Viêm khớp cùng chậu nên làm gì?

Người bệnh viêm khớp cùng chậu nên có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi tuân thủ một số điều sau:

  • Nên dành thời gian tham gia các hoạt động thể chất ở cường độ phù hợp. Bởi vì nếu nằm nghỉ quá lâu có thể khiến tình trạng đau nhức thêm nặng hơn.
  • Ngâm mình trong nước ấm 1 lần mỗi ngày. Nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức và viêm sưng hiệu quả. Người bệnh cũng có thể áp dụng thêm biện pháp chườm lạnh tại chỗ nếu cơn đau quá khó chịu.
  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Nếu nhận thấy các triệu chứng không cải thiện thì nên đặt lịch tái khám sớm nhất.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung thêm nhiều  loại trái cây, rau xanh. Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt và rượu bia.
Người bệnh có thể ngâm nước ấm để làm dịu cơn đau
Người bệnh có thể ngâm nước ấm để làm dịu cơn đau

Phòng tránh tình trạng này thế nào?

Để phòng tránh viêm khớp cùng chậu hiệu quả, mọi người nên chú ý một số điều sau đây:

  • Hạn chế ngồi một tư thế cố định quá lâu. Nếu do đặc thù công việc thì nên dành khoảng 5 đến 10 phút vận động thư giãn sau khi ngồi khoảng 45 phút.
  • Hạn chế chấn thương trong khi tham gia hoạt động thể thao bằng cách sử dụng các thiết bị bảo vệ chuyên dụng cho vùng thắt lưng, hông.
  • Mỗi ngày nên rèn luyện sức khỏe bằng các bộ môn thể thao, thể dục như đi bộ, yoga, aerobic, gym,…
  • Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Thay đổi các thói quen xấu như dùng thuốc lá, lạm dụng thuốc giảm đau, thức khuya, nghiện rượu,…

Viêm khớp cùng chậu có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương khớp nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến nghị mọi người nên chủ động chăm sóc bản thân, đồng thời nên đi khám ngay từ khi phát hiện những biểu hiện tiêu cực đầu tiên.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cập nhật - 11:57 Sáng , 11/07/2023

Chia sẻ

7+ bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả nhanh nhất

7+ bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả nhanh nhất

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu là một trong những biện pháp tại nhà được nhiều bệnh...
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt và uy tín nhất hiện nay?

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt và uy tín nhất hiện nay?

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu hiệu quả nhất là một trong những vấn đề khiến không ít người...
Top 11 bài tập chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả tốt nhất hiện nay

Top 11 bài tập chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả tốt nhất hiện nay

Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu sở hữu nhiều công dụng hiệu quả như giảm đau nhức và tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top