Viêm khớp cấp tính: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và chữa bệnh

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm khớp cấp tính là căn bệnh thường gặp, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau âm ỉ. Các khớp bị sưng đau cấp tính gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt thường ngày. Sau đây là một số nguyên nhân gây viêm khớp cấp cũng như dấu hiệu nhận biết và cách phòng, chữa bệnh.

Viêm khớp cấp tính là gì?

Bệnh viêm khớp cấp tính là tình trạng các khớp bị sưng, đau trong thời gian ngắn, cơn đau khởi phát một cách đột ngột. Các cơn đau có thể chỉ xuất hiện ở một khớp nhất định, hoặc cũng có thể xuất hiện đồng thời trên nhiều khớp – còn gọi là viêm đa khớp cấp tính. Mọi lứa tuổi, mọi đối tượng đều có thể mắc phải viêm khớp cấp.

Viêm khớp cấp gây đau liên tục, âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian ngắn
Viêm khớp cấp gây đau liên tục, âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian ngắn

Trong đó, các đối tượng dễ mắc viêm khớp cấp nhất là:

  • Nhóm người ngoài 40 tuổi: Xương khớp bị lão hóa theo độ tuổi. Vì vậy người thuộc nhóm này dễ bị tổn thương khớp nhất, nguy cơ mắc bệnh cũng cao nhất.
  • Nhóm người từ 20 – 40 tuổi: Đây là độ tuổi xương khớp khỏe mạnh nhất, vì vậy ít nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên người bị chấn thương trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày cũng có khả năng bị viêm khớp cấp.
  • Nhóm trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Lứa tuổi này ít có nguy cơ mắc viêm khớp, Tuy nhiên, việc trẻ vấp ngã khi chơi đùa, chạy nhảy,… hàng ngày cũng có thể gây ra viêm khớp cấp. Vì vậy phụ huynh nên chú ý, tránh chủ quan dẫn đến các biến chứng sau này.
  • Nữ giới: So với nam giới, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn.

Nguyên nhân gây viêm khớp

Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như sau:

  • Các bệnh lý nền: Người bị bệnh nền về xương khớp có nguy cơ bị phát đau khớp cấp tính rất cao. Cần đặc biệt chú ý đến các bệnh nền là gout, viêm khớp dạng thấp.
  • Chấn thương ổ khớp: Khi ổ khớp bị chấn thương, vi khuẩn và virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể theo đường máu. Sau đó, chúng có thể vào tận các ổ khớp, gây ra viêm khớp tại chỗ, làm khởi phát các cơn đau cấp tính.
  • Tính chất công việc nặng nhọc: Làm các công việc nặng khiến các khớp nối phải chuyển động thường xuyên, khiến khớp dễ bị tổn thương. Những tổn thương dù nhẹ nhưng không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra viêm tại chỗ.
  • Do di truyền: Tỷ lệ mắc bệnh ở những người có người thân mắc viêm khớp cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.
  • Độ tuổi: Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo độ tuổi. Cụ thể, nhóm 5 – 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thấp nhất, tiếp đó là 20 – 40 tuổi, nhóm trên 40 tuổi có nguy cơ mắc viêm khớp cấp cao nhất.
  • Giới tính: Do các đặc trưng giới tính riêng, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Khớp sụn bị ảnh hưởng: Trọng lượng cơ thể lớn làm tăng gánh nặng lên khớp, chế độ ăn dư thừa chất đạm kích thích viêm sụn khớp,…

Triệu chứng nhận biết bệnh

Biểu hiện của viêm khớp cấp mang đặc trưng của bệnh lý viêm khớp nói chung. Chỉ khác là viêm thể cấp tính khởi phát trong thời gian ngắn, khỏi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên  trong thời gian ngắn đó người bệnh có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Bệnh có thể được nhận biết qua một số triệu chứng điển hình sau:

  • Triệu chứng viêm điển hình: Sưng đỏ, cảm giác khớp bị cứng, đau, nóng.
  • Đau khớp: Các cơn đau khởi phát do vi khuẩn, virus xâm nhập vào ổ khớp, phá vỡ màng hoạt dịch bao bọc đầu khớp. Cơn đau có thể phát thành từng đợt hoặc kéo dài cả ngày. Tại một thời điểm đau có thể ở nhiều vị trí hoặc một vị trí.
  • Sưng: Vi khuẩn và virus phát triển khiến ổ khớp dần sưng lên. Có kèm theo triệu chứng đau và xuất hiện các bọc mềm màu đỏ hồng, hơi nóng.
  • Cứng khớp: Viêm khớp gây khó khăn trong vận động và di chuyển. Người bệnh có xu hướng ít vận động để tránh đau. Lâu dần dẫn đến cứng khớp.
  • Triệu chứng kèm theo: Sụt cân, phát ban trên da, cảm thấy ngứa ngáy khó chịu ở những vị trí quanh ổ khớp viêm.

Viêm khớp cấp có nguy hiểm không?

Đây là loại bệnh lý có thể tự thuyên giảm sau vài tuần hoặc khỏi hoàn toàn nếu điều trị đúng cách. Tuy vậy, nếu bệnh diễn biến nặng mà không chữa trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi viêm khớp cấp tiến triển thành mãn tính, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau:

Một số biến chứng của bệnh viêm khớp cấp
Một số biến chứng của bệnh viêm khớp cấp
  • Biến chứng thường gặp: Cứng khớp hoặc khớp bất động, khiến người bệnh khó vận động, gây ra co rút chân tay,…
  • Phá hủy xương, sụn khớp: Xương khớp yếu dần, các cơ, dây chằng, gân xung quanh khớp bị phá hủy. Bệnh có thể tiến triển gây viêm bao khớp, làm ảnh hưởng đến sụn, gây ra tình trạng đau khớp thường xuyên.
  • Làm khớp biến dạng: Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, ở khớp bị viêm có thể xuất hiện các u cục, trở nên gồ ghề, hoặc lệch sang một bên,…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: Thấp khớp cấp, xơ vữa động mạch, hở van tim, đột quỵ,…

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh ở các giai đoạn khác nhau. Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số cách chẩn đoán lâm sàng như sau:

  • Hỏi bệnh: Dựa trên thông tin về triệu chứng và tiểu sử bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một số chẩn đoán ban đầu.
  • Kiểm tra: Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các khớp, xem xét biểu hiện bệnh.
  • Chụp X – quang: Ảnh chụp X – quang giúp nhận định chính xác tình trạng tổ thương và mức độ viêm của khớp.
  • Xét nghiệm máu: Việc xét nghiệm máu giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn và virus gây bệnh trong máu.Từ đó có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Cách chữa viêm khớp cấp

Sau khi có kết quả chẩn đoán viêm khớp cấp,người bệnh cần điều trị ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Có 3 cách chữa bệnh viêm khớp cấp tính phổ biến, đó là điều trị bằng Tây y, điều trị bằng Đông y và dùng một số mẹo dân gian. Cụ thể:

Dùng thuốc Tây y

Phác đồ điều trị Tây y chia thành 3 dạng chính: Dùng thuốc, dùng vật lý trị liệu và can thiệp ngoại khoa. Mỗi dạng sẽ phù hợp với những tình trạng bệnh khác nhau.

Thuốc Tây

Trong việc điều trị viêm khớp cấp, các loại thuốc Tây y được dùng với công dụng giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm và hỗ trợ phục hồi khả năng vận động. Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen thường được dùng để giảm đau, tuy nhiên thuốc này không có công dụng chống viêm. Khi tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như Tramadol hoặc Oxycodone có thể được chỉ định.
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Ibuprofen và Mochi là 2 loại thường được kê đơn để giảm đau và giảm viêm. Thuốc có thể được bào chế dạng uống, dạng bôi, miếng dán thuận tiện trong việc sử dụng.
  • Các loại thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Chúng có công dụng ngăn ngừa, làm chậm hệ thống thống miễn dịch gây sưng viêm khớp. Những người mắc viêm đa khớp cấp tính thường được chỉ định dùng nhóm thuốc này.
  • Thuốc sinh học: Đây là loại thuốc dùng kết hợp với nhóm chống thấp khớp tác dụng chậm. Công dụng chính là ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn tình trạng sưng viêm khớp.

Mặc dù thuốc Tây y có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc có thể gây nghiện hoặc ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, gây đau dạ dày,… Chính vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp trị liệu rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Khi áp dụng vật lý trị liệu, khớp sụn được luyện tập, giảm tình trạng cứng khớp. Khả năng hoạt động của các cơ và mô xung quanh khớp được tăng cường. Tùy vào tình trạng mà người bệnh sẽ được áp dụng các bài tập cụ thể có tác dụng chuyên biệt.

Xem thêm

Cách thực hiện vật lý trị liệu không hề phức tạp
Cách thực hiện vật lý trị liệu không hề phức tạp

Thực hiện vật lý trị liệu không hề phức tạp, chỉ cần có sự hướng dẫn ban đầu của bác sĩ sau đó người bệnh có thể tự thực hiện. Kết hợp phương pháp này với một phương pháp điều trị chủ đạo (như dùng thuốc Tây hoặc Đông y,…) để bệnh nhanh phục hồi.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật khớp là phương pháp điều trị sau trình trong phác đồ điều trị bằng Tây y. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa trong trường hợp bệnh có tiến triển nặng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Lúc này, người bệnh sẽ được phẫu thuật màng hoạt dịch. Sau khi ca mổ thành công, cơn đau cấp tính do viêm khớp sẽ được chữa dứt điểm.

Dùng thuốc Đông y

Viêm khớp cấp tính khởi phát rất nhanh, đột ngột trong thời gian ngắn. Theo Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khí huyết ứ đọng, phong hàn xâm nhập gây ra sưng viêm ổ khớp. Chính vì vậy phương pháp Đông y sẽ tập chung điều trị triệu chứng sưng viêm, đồng thời tăng cường lưu thông máu. Từ đó vừa trị bệnh vừa bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm đau khớp hiệu quả, được dùng phổ biến hiện nay:

Bài thuốc số 1

  • Công dụng: Giảm triệu chứng đau nhức, tiêu viêm, giảm sưng khớp. Hỗ trợ tạo lượng dịch khớp, giúp khớp vận động dễ dàng.
  • Thành phần: 20g dây đau xương, 12g mỗi loại: Thạch cao, độc hoạt, ngưu tất bắc, đỗ trọng bắc, 10g mỗi loại: Dây tơ hồng, vượng cốt tỳ, 6g mỗi loại: Hy thiêm, cẩu tích, 8g mỗi loại: Rễ cây gối hạc, chi mẫu.
  • Cách sử dụng: Dùng ấm đất sắc nguyên liệu với 2l nước bằng lửa nhỏ trong khoảng 50 phút. Sử dụng thuốc ngày 2 lần sau bữa ăn. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi dùng liên tục trong khoảng 30 ngày.

Bài thuốc số 2

  • Công dụng: Bồi bổ khí huyết, giúp thông kinh mạch, làm mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng, tăng cường chức năng gan thận cho người dùng.
  • Thành phần: 12g mỗi loại: Ngưu tất bắc, chi mẫu, 10g mỗi loại: Hy thiêm, quế chi, độc hoạt, xuyên khung, đỗ trọng bắc, 8g mỗi loại: Vượng cốt tỳ, hoàng cầm, thạch cao, 6g phòng phong.
  • Cách sử dụng: Sắc nguyên liệu với 2.5l nước, đun bằng lửa vừa trong khoảng 40 phút. Uống thuốc đều đặn mỗi ngày trong khoảng 3 – 4 tuần.

Bài thuốc số 3

  • Công dụng: Giảm đau xương khớp, bổ gan bổ thận.
  • Thành phần: Vài lát can khương, 10g mỗi loại: Cẩu tích, đương quy, quế chi, 16g thổ phục linh, 8g chi mẫu.
  • Cách sử dụng: Sắc nguyên liệu cùng 2l nước sạch, đun trong 30 phút bằng lửa vừa. Sử dụng thuốc 3 lần trong ngày, vào sau bữa ăn 1h, sau 3 tuần bệnh sẽ được cải thiện.

Bài thuốc số 4: Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh

Bài thuốc xương khớp gia truyền Đỗ Minh
Bài thuốc xương khớp gia truyền Đỗ Minh
  • Tác dụng: Đây là bài thuốc chữa viêm khớp gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, giúp điều trị bệnh viêm khớp tận gốc, giảm đau, tiêu viêm, làm mạnh gân cốt, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng.
  • Thành phần: 50 – 60 loại thảo dược quý như: Ngưu tất, vương cốt đằng, đỗ trọng, tri mẫu, phòng phong, quế chi, bạch thược,…
  • Cách sử dụng: Chuẩn bị 200ml nước ấm 40 – 55 độ. Bạn lấy ở mỗi lọ 1 thìa cà phê cao thuốc, khuấy cao vào nước ấm đến khi tan hết. Uống ngày 2 – 3 trước hoặc sau khi ăn theo hướng dẫn của thầy thuốc. Sử dụng đủ liệu trình, không tự ý tăng giảm liều lượng uống. Hiện tại bài thuốc này đã được sắc sẵn thành cao tinh chất, thuận tiện cho người bệnh trong việc sử dụng.

Bài thuốc số 5: Cốt vương thần hiệu thang

  • Công dụng: Bài thuốc có sự kết hợp giữa phương pháp Đông y và Tây y, có tác dụng giúp làm giảm nhanh các chứng khó chịu của bệnh viêm khớp như đau nhức, cứng khớp, tê bì tay chân,… Ngoài ra bài thuốc còn có tác dụng giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả.
  • Thành phần: Dây đau xương, hy thiêm, phòng phong, độc hoạt, quế chi, cẩu tích, ngưu tất, đỗ trọng, kỷ tử, đương quy, bạch truật,…
  • Cách sử dụng: Người bệnh sắc thuốc theo đơn các bác sĩ đã kê. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày.
    Sau 2 tuần – 1 tháng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Một số mẹo dân gian trị viêm khớp cấp

Có nhiều mẹo chữa viêm khớp cấp được lưu truyền trong dân gian, bạn có thể thực hiện một cách dễ dàng với nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền. Dưới đây là một mẹo bạn có thể thử.

Dùng quả cà tím

Chuẩn bị: 1 quả cà tím.

Thực hiện:

  • Rửa sạch cà tím, bỏ cuống, thái thành từng lát vừa phải.
  • Luộc cà tím cùng 1l nước sạch, đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp.
  • Để nước nguội, sử dụng uống hàng ngày.

Dùng ngải cứu và rượu trắng

Chuẩn bị: Chữa các bệnh xương khớp bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm ngải cứu, 100ml rượu trắng.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu.
  • Đem lá đun với rượu trắng đến khi nóng già, có mùi thơm.
  • Cho lá ngải cứu vào 1 chiếc khăn dày và chườm lên khớp bị sưng viêm.

Dùng lá lốt

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt rửa sạch, phơi trong bóng râm đến khi lá héo.
  • Cho lá lốt vào đun sôi với nước sạch, sau đó tắt bếp để 30 phút.
  • Lọc lấy nước, uống hàng ngày.

Các mẹo dân gian kia rất dễ thực hiện nhưng thời gian chuẩn bị khá lâu. Ngoài ra, đây là các mẹo được truyền miệng trong dân gian, chưa có kiểm chứng khoa học cụ thể. Vì vậy, bạn không nên quá phụ thuộc việc điều trị bệnh vào các mẹo này.

Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín

Khi xuất hiện triệu chứng đau, sưng khớp, bạn nên đi khám ngay. Nếu còn băn khoăn trong việc lựa chọn cơ sở điều trị, bạn có thể tham khảo các cơ sở Y tế uy tín sau:

Bệnh viện Quân đội 108

Bệnh viện Quân đội 108 nổi tiếng là bệnh viện uy tín, chất lượng. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh hiện đại. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến đây thăm khám và điều trị bệnh về xương khớp.

  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thuộc TP Hà Nội
  • Điện thoại liên hệ: 0967751616
  • Website: benhvien108.vn
  • Giờ làm việc: 6h30 – 17h các ngày thứ 2 – thứ 6 trong tuần.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nếu không muốn điều trị viêm khớp bằng thuốc Tây y, bạn có thể lựa chọn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để trị bệnh dứt điểm bằng thuốc Đông y. Đây là một trong những cơ sở khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền uy tín nhất hiện nay.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền
  • Cơ sở 1: 37A ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, thuộc TP. Hà Nội.
  • Điện thoại: 024.62536649 – 0963302349.
  • Cơ sở 2: 100 Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh, thuộc TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028.38991677 – 0938449768.
  • Giờ làm việc: 8h – 12h sáng, 13h30 – 17h30 chiều vào mọi ngày trong tuần.

Tổ hợp Y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102

Đây là tổ hợp bệnh viện áp dụng phương pháp Đông – Tây y kết hợp để thăm khám và điều trị bệnh. Bạn có thể tìm đến đây để điều khám và điều trị viêm khớp nhanh chóng, hiệu quả.

  • Cơ sở 1: Số 7 Ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, thuộc TP. Hà Nội.
  • Cơ sở 2: 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, thuộc TP.HCM.
  • Số điện thoại: 0888.698.102.
  • Giờ làm việc: 8h sáng – 17h30 chiều vào mọi ngày trong tuần.

Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện Nhân dân 115 có chất lượng khám chữa các bệnh lý xương khớp tốt, chi phí hợp lý. Vì vậy, đây là địa chỉ được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

  • Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thuộc T.P HCM.
  • Điện thoại liên hệ: 028. 3865 4249.
  • Giờ làm việc: 6h30 – 11h30 sáng, 13h – 16h chiều các ngày thứ 2 – thứ 6.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc dân tộc

Trung tâm Thuốc dân tộc khám và điều trị viêm khớp cấp bằng phương pháp Y học cổ truyền. Tại đây, bạn sẽ được điều trị bằng thuốc Đông y kết hợp với vật lý trị liệu và châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… để có hiệu quả tốt nhất.

  • Cơ sở 1: Biệt thự số B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – thuộc TP. Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Số 145 Hoa Lan, thuộc phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM.
  • Số điện thoại: 024.7109 6699.
  • Giờ làm việc: 8h -12h sáng, 13h30 – 17h30 chiều vào mọi ngày trong tuần.

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp cấp hiệu quả

Viêm khớp cấp tính là một căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để có thể hỗ trợ loại bỏ căn nguyên gây bệnh

Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp cấp
Chế độ ăn lành mạnh có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm khớp cấp
  • Tuân theo một lối sống lành mạnh, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn.
  • Không làm việc quá sức, không mang vác vật nặng liên tục.
  • Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá,…
  • Cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, cân bằng dưỡng chất cần thiết cho xương như canxi, kali, vitamin,… bổ sung thực phẩm có lợi và hạn chế những thực phẩm có hại đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…
  • Tập thể dục thể thao, hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp.
  • Bảo vệ khớp bằng cách sử dụng các vật dụng hỗ trợ như băng, nẹp,… giúp hạn chế chấn thương, từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm sụn khớp.
  • Khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh kịp thời, tránh gây ra các biến chứng sau này.

Viêm khớp cấp tính là căn bệnh dễ gặp, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng chống bệnh, khi phát hiện triệu chứng của bệnh, cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.

Bài viết hấp dẫn khác

Cập nhật - 2:27 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Viêm khớp gối tràn dịch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối tràn dịch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối tràn dịch thường xuất hiện bên trong ổ khớp, khiến khả năng vận động của người bệnh...
Đau khớp gối là bệnh gì? Chẩn đoán và cách điều trị triệt để

Đau khớp gối là bệnh gì? Chẩn đoán và cách điều trị triệt để

Đau khớp gối là một trong những tình trạng cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh không...
Đau khớp háng sau sinh: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Đau Khớp Háng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Đau khớp háng sau sinh khiến không ít chị em cảm thấy khó chịu cũng như lo lắng không biết...
Lá lốt chữa viêm khớp

Công dụng của lá lốt chữa đau khớp ai cũng nên biết!

Lá lốt là loại cây đặc biệt quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người. Không chỉ được sử...
Sưng khớp tay là bệnh gì? Các biện pháp xử lý triệt để

Sưng khớp tay là bệnh gì? Các biện pháp xử lý triệt để

Sưng khớp tay có thể mang đến những cơn đau nhức dai dẳng kèm theo, cảnh báo nhiều vấn đề...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top