Đau Khớp Háng Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Đau khớp háng sau sinh khiến không ít chị em cảm thấy khó chịu cũng như lo lắng không biết liệu đây có phải là dấu hiệu bệnh lý hay không? Không những vậy, biện pháp xử lý tình trạng này sao cho an toàn và hiệu quả cũng gây ra nhiều băn khoăn cho mẹ bỉm sữa. Nếu bạn đọc cũng đang có cùng mối lo thì đừng bỏ qua những thông tin cần thiết trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân gây đau khớp háng sau sinh

Đau khớp háng sau sinh mổ hoặc sinh thường không phải là tình trạng hiếm gặp. Các nghiên cứu khoa học cho thấy có đến 20% phụ nữ bị ảnh hưởng bởi vấn đề này sau thời gian mang bầu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến là:

Sự thay đổi của cơ thể 

Mang thai là quá trình khiến cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi nhất, từ bên trong cho đến bên ngoài. Để chuẩn bị cho sự phát triển về kích thước của thai nhi vào thời điểm này cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn hormone nội tiết relaxin. Loại hormone này khiến các dây chằng, cơ khớp vùng xương chậu căng giãn hơn bình thường.

Sự thay đổi hormone relaxin có thể gây ra tình trạng đau nhức háng sau sinh
Sự thay đổi hormone relaxin có thể gây ra tình trạng đau nhức háng sau sinh

Sau khi em bé chào đời, phải mất một khoảng thời gian để cơ thể người mẹ trở về trạng thái ban đầu. Chính vì vậy mà cảm giác đau nhức khó chịu khớp háng khi mang thai vẫn còn kéo dài dai dẳng đến cả sau sinh, gây nên hiện tượng đau khớp háng sau sinh.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu 

Đau khớp háng sau sinh cũng có thể là hệ quả của việc thiếu các dưỡng chất cần thiết như vitamin D, B12 và canxi. Theo các chuyên gia, sự thiếu hụt những hoạt chất này trong thời gian mang thai và sau khi sinh nở có thể khiến dây thần kinh, sụn đệm và dây chằng của mẹ bỉm sữa bị suy giảm chức năng, dẫn đến việc khớp háng và vùng hông thường xuyên bị tê mỏi, đau nhức.

Tăng cân quá nhiều

Hầu hết chị em khi mang thai đều tăng cân, do cơ thể phải thu nạp lượng dinh dưỡng nhiều hơn để phục vụ cho sự phát triển của em bé. Sau khi sinh, việc tăng cân quá mức lúc này lại trở thành vấn đề đối với sức khỏe, đặc biệt là tình trạng đau khớp háng.

Nguyên nhân là vì các khớp xương lớn như đầu gối, háng,… đều phải chịu áp lực trong quá trình nâng đỡ khối thịt và cơ bắp. Một khi trọng lượng cơ thể tăng thêm, sự căng thẳng đè nén lên khớp xương cũng trở nên lớn hơn.

Ít vận động

Trong thời gian mang thai, nếu chị em hạn chế vận động thể chất thì rất dễ gặp phải tình trạng đau khớp háng sau sinh. Lý do là vì các khớp háng phải chịu căng thẳng trong thời gian dài lại không được thư giãn và thả lỏng đầy đủ. Bên cạnh đó, việc ít vận động cũng làm lưu thông máu đến khu vực khớp háng chậm hơn bình thường.

Ít vận động khi mang thai có thể dẫn đến đau khớp háng sau sinh
Ít vận động khi mang thai có thể dẫn đến đau khớp háng sau sinh

Quá trình co lại của tầng sinh môn

Nhiều chị em bị đau khớp háng sau sinh thường do tầng sinh môn đang trong thời gian co lại. Gần ngày lâm bồn, tầng sinh môn sẽ giãn nở rộng ra để đảm bảo độ lớn âm đạo cho em bé chào đời. Sau đó, khu vực này sẽ dần dần co lại. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra cảm giác đau nhức khó chịu ở khớp háng đối với người mẹ.  

Các bệnh lý xương khớp

Có một số trường hợp đau nhức vùng háng sau khi sinh lại xuất phát từ vấn đề xương khớp. Các bệnh lý xương khớp này có thể đã xuất hiện từ trước khi người mẹ mang thai nhưng sau khi sinh nở kết thúc thì trở nên tồi tệ hơn cũng như triệu chứng bắt đầu rõ rệt hơn.

Một số các vấn đề thường gặp ở khớp háng như loãng xương, viêm khớp, viêm khớp háng ở người lớn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,….

Triệu chứng đau khớp háng sau sinh

Chị em bị đau khớp háng sau sinh có thể gặp phải một số triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác đau nhức âm ỉ lan rộng theo vùng bẹn, đôi khi cơn đau xuất hiện dưới dạng nhói buốt như điện giật rất khó chịu.
  • Mẹ bỉm thường thấy đau nhiều hơn nếu ngồi một chỗ trong thời gian dài hoặc sau khi thức dậy.
  • Chân không còn đủ sức để đứng thẳng người, khi nâng chân hoặc leo cầu thang bộ đều cảm thấy khó khăn.
  • Cảm giác tê rần như kiến bò chạy từ vùng háng đến bắp đùi, tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Đau khớp háng sau khi sinh có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ, tình trạng đau xương mu khớp háng sau sinh thường không phải là vấn đề nguy hiểm bởi nguyên nhân chủ yếu của nó là do những thay đổi trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nếu chị em không có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là trong trường hợp cơn đau kéo dài dai dẳng, tình trạng này có thể kéo theo một số vấn đề như:

  • Mất ngủ: Những cơn đau nhức khó chịu có thể kéo dài đến tận ban đêm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài còn khiến tâm trí người mẹ kém minh mẫn, cơ thể suy nhược và thường xuyên cáu gắt hơn.
  • Viêm khớp háng: Đau nhức kéo dài đôi khi là dấu hiệu của việc khớp háng viêm sưng hoặc tổn thương. Về lâu dài, vấn đề này có thể kéo theo nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp, khiến khả năng vận động của người mẹ bị ảnh hưởng khá nhiều.
Tình trạng đau nhức dai dẳng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ
Tình trạng đau nhức dai dẳng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ

Chẩn đoán đau khớp háng sau sinh

Đau khớp háng sau sinh thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến khích người bệnh tìm đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc tìm ra nguyên nhân của những cơn đau khó chịu thường được bắt đầu bằng một bài kiểm tra thể chất sở bộ để xác nhận triệu chứng lâm sàng. 

Sau đó, các bác sĩ có thể tiến hành thêm một số kiểm tra chuyên sâu như:

  • Chẩn đoán xét nghiệm hình ảnh: Các chẩn đoán xét nghiệm hình ảnh gồm cộng hưởng từ MRI, chụp X-ray, chụp CT,… giúp xác nhận xem liệu xương khớp có bị thoái hóa hay tổn thương nghiêm trọng hay không. Nó cũng giúp bác sĩ loại bỏ nghi ngờ nếu không liên quan đến các bệnh xương khớp.
  • Sinh thiết hoạt dịch: Xét nghiệm này lấy mẫu hoạt dịch trong bao hoạt dịch khớp gối và đem phân tích trong phòng thí nghiệm. Thông qua xét nghiệm, tình trạng viêm khớp sẽ được xác định.

Cách chữa đau khớp háng sau sinh

Chị em có thể áp dụng một số cách giảm đau khớp háng sau sinh dưới đây để cải thiện tình trạng khó chịu an toàn và hiệu quả:

Các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian trong trường hợp này thường được sử dụng bên ngoài, vì thế mà không gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của người mẹ. Chúng bao gồm:

1. Bài thuốc từ muối trắng và lá ngải

Từ lâu, dân gian đã sử dụng rau ngải cứu chữa viêm đau khớp. Cả lá ngải và muối trắng đều có chứa các chất chống viêm có khả năng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Tác động chính của biện pháp này là thông qua nhiệt lượng để cải thiện lưu thông khí huyết và tình trạng đau mỏi khó chịu.

Chườm muối và ngải cứu giúp giảm đau nhức rõ rệt
Chườm muối và ngải cứu giúp giảm đau nhức rõ rệt

Chuẩn bị: 1 thìa canh muối trắng, 100g lá ngải.

Cách thực hiện:

  • Cho các nguyên liệu vào chảo và rang nóng lên.
  • Dùng khăn mặt bọc lại rồi chườm lên vùng háng trong khoảng 10 đến 15 phút.

2. Bài thuốc từ rượu trắng và đinh lăng

Rượu đinh lăng là một trong những cách dân gian trị đau khớp háng sau sinh hiệu quả. Trong khi rượu trắng chứa ethanol cùng axit lactic giúp kháng viêm thì đinh lăng có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng.

Chuẩn bị: 1 củ rễ đinh lăng, 200ml rượu trắng cao độ.

Cách thực hiện:

  • Rễ đinh lăng sau khi sơ chế thì cắt thành khúc, xếp vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng vào.
  • Ngâm rượu thuốc trong 2 tuần là có thể sử dụng được. Người bệnh thoa rượu lên vùng đau nhức và xoa bóp trong khoảng 15 phút mỗi ngày.

3. Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt cũng là một trong những loại thảo dược có khả năng giảm đau nhức hiệu quả. Bài thuốc từ lá lốt nên được áp dụng thường xuyên để việc hồi phục đạt kết quả tốt nhất.

Lá lốt có thể giúp mẹ bỉm sữa giảm đau nhức hiệu quả
Lá lốt có thể giúp mẹ bỉm sữa giảm đau nhức hiệu quả

Chuẩn bị: 200g lá lốt tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt lá rồi đun sôi.
  • Chắt lấy nước lá lốt, dùng thêm vào nước tắm để ngâm mình hàng ngày.

Điều trị đau khớp háng sau sinh với Tây y

Nhiều chị em e ngại việc sử dụng thuốc Tây y có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy nhiên, thực tế thì vẫn có một số thuốc giảm đau mà mẹ bỉm sữa sử dụng được, ví dụ acetaminophen. Tác dụng của acetaminophen thường nhanh chóng, thuốc cũng được bào chế dạng viên uống tiện lợi, không mất nhiều thời gian chuẩn bị như thuốc Nam.

Mặc dù vậy nhưng mẹ bỉm sữa cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Vì việc tự ý mua và sử dụng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể tác động tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.

Điều trị bằng Đông y

Bởi tính an toàn, hiệu quả mà nhiều mẹ bầu lựa chọn trị bệnh xương khớp bằng Đông y. Tuy nhiên, chị em nên chọn các cơ sở y tế uy tín để được chẩn mạch và kê đơn đúng bệnh, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa.

Chị em có thể điều trị bằng Đông y với sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ
Chị em có thể điều trị bằng Đông y với sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ

1. Bài thuốc số 1

Bài thuốc số 1 được áp dụng với những trường hợp đau khớp háng do loãng xương, với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, không có tinh thần làm việc,…

  • Chuẩn bị: Thục địa, chích thảo, sơn thù, hoài sơn, nhục quế, đỗ trọng, bạch truật, nhân sâm. 
  • Cách thực hiện: Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang thuốc.

2. Bài thuốc số 2

Bài thuốc số 2 thích hợp dùng với người bệnh đau khớp háng do thay đổi cơ thể trong khi mang thai, với công dụng chính là thông kinh hoạt lạc. Bên cạnh triệu chứng đau nhức vùng háng còn bị mỏi cơ, yếu sức, chán ăn,…

  • Chuẩn bị: Đẳng sâm, thục địa, bạch linh, tô mộc, xuyên khung, thanh bì, chỉ thực.
  • Cách thực hiện: Sắc uống trong ngày, liều lượng dùng 1 thang thuốc/ngày.

3. Bài thuốc số 3

Bài thuốc số 3 được dùng trong trường hợp đau khớp háng sau sinh do bệnh viêm khớp. Tác dụng chính của bài thuốc là giảm đau, cải thiện khí huyết và tăng cường sức khỏe.

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ, phụ tử, xuyên ô dầu, đào nhân, một dược, đương quy, nhũ hương.
  • Cách thực hiện: Sắc uống trong ngày, liều dùng là 1 thang/ngày.

Đau khớp háng sau sinh nên làm gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc uống hay thuốc đắp ngoài, người mẹ cũng cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc với những điều sau đây:

  • Tăng cường luyện tập thể chất: Các bài tập luyện ở mức độ nhẹ như đi bộ dưới nước hay yoga khá phù hợp với người bị đau mỏi khớp háng sau sinh. Việc tăng cường luyện tập thể chất không chỉ giúp giảm đau hiệu quả mà còn thúc đẩy trao đổi chất và lưu thông máu, từ đó xây dựng sức khỏe tổng thể cho mẹ bỉm sữa.
  • Chú ý tư thế khi nằm nghỉ: Tư thế ngủ nghỉ đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục của người bị đau khớp háng sau sinh. Ví dụ như việc nằm nghiêng trong thời gian dài có thể khiến áp lực đè nén lên khớp háng nhiều hơn, hậu quả là cảm giác khó chịu càng gia tăng. Tốt nhất là người bệnh nên chọn tư thế nằm ngửa và kê thêm gối dưới khuỷu chân.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Người mẹ cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, nhất là với trường hợp đau khớp háng do thiếu chất. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bỉm sữa nên bổ sung các loại rau xanh đậm, trái cây quả mọng, phô mai, thịt cá và một số tinh dầu thực vật như oliu hay quả hạch.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu: Các mẹ bỉm sữa cần để ý đến thói quen hàng ngày của bản thân, ví dụ như việc ngồi một chỗ quá lâu. Thói quen này không chỉ có hại cho xương khớp háng mà còn cả vùng thắt lưng. Nguyên nhân vì tư thế ngồi có thể gây ra căng thẳng cho những khu vực này.
Tăng cường luyện tập thể thao giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả
Tăng cường luyện tập thể thao giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả

Phòng tránh như thế nào?

Để phòng tránh tình trạng đau khớp háng sau sinh, chị em cần chú ý một số vấn đề sau, đặc biệt là trong thời gian mang thai:

  • Tích cực thực hiện các bài tập thể dục trong thời gian mang bầu. Các bài tập này nên có mức độ vừa phải để tránh gây khó chịu cho em bé, ví dụ như đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể. Theo các chuyên gia, người mẹ có thể chỉ cần nạp 300cal mỗi ngày là đủ để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong quá trình này người mẹ cũng cần để ý đến loại thực phẩm tiêu thụ, tránh việc thiếu hụt canxi, vitamin B12 và vitamin D.
  • Sử dụng giày bệt với đế mềm để đảm bảo an toàn trong khi làm việc. Bên cạnh đó, người mẹ có thể dùng cả đai hỗ trợ mang thai để làm giảm trọng lực mà khớp háng phải chịu đựng. 
  • Chú ý tư thế ngồi, nằm và một số động tác cần sử dụng đến khớp háng. Nếu cơn đau nhen nhóm trong thời kỳ này, người mẹ có thể đặt lịch massage với chuyên gia để cải thiện tình trạng khó chịu từ sớm.

Đau khớp háng sau sinh có thể không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nó vẫn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người mẹ. Nếu việc áp dụng các bài tập cũng như biện pháp điều trị tại nhà không phát huy tác dụng hiệu quả, mẹ bỉm sữa nên cân nhắc đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật - 2:28 Sáng , 02/06/2023

Chia sẻ

Đau khớp háng khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Đau khớp háng khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Đau khớp háng khi mang thai là một trong những tình trạng gây khó chịu cho mẹ bầu, ảnh hưởng...
Viêm khớp háng uống thuốc gì để bệnh khỏi hoàn toàn?

Viêm Khớp Háng Uống Thuốc Gì Để Bệnh Khỏi Hoàn Toàn?

“Viêm khớp háng uống thuốc gì?” là vấn đề khiến không ít người băn khoăn, thắc mắc. Bởi trong phác...
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ? [Chuyên gia giải đáp]

Người Bị Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ? [Chuyên Gia Tư Vấn]

Đau khớp háng có nên đi bộ không là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong thời gian...
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý khá phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe,...
Viêm khớp háng ở trẻ em: Mối nguy cha mẹ nên biết

Viêm Khớp Háng Ở Trẻ Em: Mối Nguy Cha Mẹ Nên Biết

Viêm khớp háng ở trẻ em tuy không phải là tình trạng có khả năng gây nguy hại đến tính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chia sẻ
Bỏ qua
Top