Đau khớp gối là bệnh gì? Chẩn đoán và cách điều trị triệt để

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Đau khớp gối là một trong những tình trạng cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Người bệnh không chỉ gặp phải những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe mà còn cả những trở ngại trong hoạt động hàng ngày. Không chỉ vậy, đây còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

Đau khớp gối là gì?

Đau khớp đầu gối có thể hiểu đơn giản là cảm giác căng tức khó chịu xuất hiện ở khu vực xương bánh chè. Khớp đầu gối vốn là một trong những khớp dễ bị tổn thương nhất vì phải chịu nhiều áp lực từ hoạt động thường ngày. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi, khi cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa.

Đau khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
Đau khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Người bệnh có thể gặp phải chứng đau hai đầu gối trong những tình huống sau đây:

  • Đau khớp gối trái, phải khi leo thang bộ: Trường hợp này xảy ra rất phổ biến, đặc biệt với những người bị thoái hóa xương khớp. Leo thang bộ bắt buộc người bệnh phải nâng cao một chân và dồn trọng lực vào chân còn lại. Điều này dẫn đến sự phân bổ áp lực không cân bằng, khiến cảm giác đau nhức có thể trở nên nhói buốt, gây khó khăn trong quá trình leo cầu thang. Đây cũng được xem là biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng đau khớp gối.
  • Đau đầu gối phải, gối trái khi duỗi chân: Giống như trường hợp leo cầu thang, đau nhức vùng gối khi co duỗi chân cũng xảy ra khá phổ biến. Điều này thường là kết quả của quá trình bào mòn sụn khớp, khi đó hai đốt xương chân dễ ma sát vào nhau lúc duỗi thẳng hay co chân. Vì vậy mà người bệnh bị các cơn đau nhức khó chịu tấn công ngay lập tức.
  • Đau khớp gối sau sinh: Có không ít các bà mẹ bỉm sữa gặp phải tình trạng đau khớp vùng gối sau khi sinh con. Nguyên nhân là do khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên đáng kể, cộng thêm áp lực từ bào thai có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đến vùng đầu gối.
  • Đau đầu gối bên trái, phải khi ngồi xuống đứng lên: Ngồi xuống, đứng lên là những tư thế có thể gây ra tình trạng đau nhức, nhất là với những người đã bước vào giai đoạn thoái hóa. Các bác sĩ cũng chỉ ra việc ngồi xổm có tác động không tốt đến vùng đầu gối do nó phải chịu áp lực khá lớn từ trọng lượng cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau khớp gối có thể kể đến là:

  • Do chấn thương bên ngoài: Trong quá trình lao động chân tay, tham gia thể thao,… chúng ta rất dễ gặp phải một số các chấn thương bên ngoài ảnh hưởng đến vùng đầu gối. Về cơ bản thì những chấn thương dạng nhẹ không thể gây hại quá nhiều đến các khớp ở đầu gối nhưng chúng có thể gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy trong một vài ngày.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp. Trong quá trình tiêu thụ thực phẩm hàng ngày, nếu chúng ta không bổ sung đầy đủ canxi và glucosamine tự nhiên thì các khớp rất dễ bị ảnh hưởng. Theo thời gian, chúng phải chịu thêm tác động từ thoái hóa, dẫn đến tình trạng đau nhức dai dẳng.
  • Lười vận động: Cũng như dinh dưỡng, rèn luyện thể chất là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Khi cơ thể thiếu các hoạt động thể dục thể thao, cơ bắp bảo vệ khớp cũng như chính bản thân các khớp sẽ thiếu đi sức mạnh và tính dẻo dai, linh hoạt cần thiết. Tình trạng này nếu kéo dài rất dễ gây ra chứng nhức mỏi và đau khớp gối chân phải, chân trái.
Lười vận động có thể nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp gối
Lười vận động có thể nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp gối

Mặc dù phần lớn nguyên nhân của chứng đau nhức khớp gối là do các vấn đề sinh hoạt, chấn thương hoặc dinh dưỡng nhưng cũng có không ít trường hợp do các bệnh lý gây ra. Chính vì vậy, nếu người bệnh không thấy tình trạng đau nhức cải thiện sau khi đã thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại gia thì cần đi kiểm tra tại bệnh viện sớm.

Đau khớp gối là bệnh gì?

Đau khớp gối chân trái, chân phải có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số các bệnh lý dưới đây:

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối dần bị bào mòn theo thời gian. Bệnh lý này thường gặp ở người từ độ tuổi 50 trở lên, nhất là trong trường hợp đã từng bị chấn thương đầu gối trong quá khứ. Khi các khớp bị hao mòn và mất đi cấu trúc ban đầu, các đốt xương rất dễ cọ sát vào nhau trong quá trình chuyển động, vì thế gây ra cảm giác đau nhức khó chịu.

Viêm khớp gối

Viêm khớp gối cùng với thoái hóa khớp gối là hai bệnh lý phổ biến nhất ở vùng đầu gối. Tình trạng viêm thường là kết quả của quá trình tự miễn dịch trong cơ thể hoặc cũng có thể do sự căng giãn quá mức của dây chằng khớp gối. Người bệnh không chỉ cảm nhận được cảm giác đau khớp gối mà còn có thể là cả tình trạng sưng tấy và nóng đỏ.

Viêm bao hoạt dịch

Các bao hoạt dịch (tên khoa học: Bursae) thường đệm dưới xương, gân và các cơ gần khớp ở một số vị trí như vai, hông, khuỷu tay và đầu gối. Khi các bao hoạt dịch này bị viêm, khớp đầu gối cũng chịu một phần ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng.

Đau khớp gối có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bao hoạt dịch
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bao hoạt dịch

Viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè thường là do vận động quá mức gây ra, ví dụ như các vận động viên thể thao phải sử dụng đầu gối thường xuyên. Với cường độ hoạt động dày đặc như vậy, gân bánh chè rất dễ bị căng giãn, thậm chí là rách, dẫn đến tình trạng viêm sưng và gây ra đau khớp gối phải, trái khó chịu ở người bệnh.

Bệnh gout

Bệnh gout được xếp vào dạng viêm khớp với tỷ lệ xảy ra ở nam giới cao hơn nữ giới. Bệnh là hậu quả của việc dư thừa axit uric thu nạp từ thực phẩm giàu protein như thịt đỏ. Dấu hiệu đặc trưng của gout là những cơn đau nhức khó chịu ở các khớp ngón chân, nhưng cũng có trường hợp bệnh ảnh hưởng đến khớp đầu gối và mắt cá chân.

ĐỌC NGAY:

Bị đau khớp gối có nguy hiểm không?

Nhiều người thường chủ quan khi gặp phải tình trạng đau nhức các khớp đầu gối, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, chứng bệnh này có thể gây ra một số biến chứng gây hại đến sức khỏe dưới đây:

  • Chứng mất ngủ: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu không ngủ đủ giấc, chúng ta rất dễ dàng rơi vào tình trạng đầu óc kém minh mẫn, suy giảm trí nhớ, chậm chạp và hay cáu gắt. Khi các cơn đau khớp gối kéo dài dai dẳng cả ngày và đêm, chất lượng giấc ngủ có thể ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí gây nên hiện tượng mất ngủ.
  • Suy giảm chức năng khớp gối: Khớp gối đảm nhận nhiệm vụ liên kết xương chân, giúp con người chuyển động dễ dàng và linh hoạt. Thế nhưng, khi tình trạng đau nhức khớp gối xảy ra, bộ phận này có thể bị hạn chế về chức năng, gây ra nhiều cản trở trong quá trình vận động. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh thậm chí còn phải nhờ đến sự trợ giúp từ các thiết bị bên ngoài.
  • Sụn khớp bị tiêu hủy: Biến chứng này thường gặp nhất ở những người bị viêm khớp. Nếu tình trạng viêm kéo dài, nó có thể khiến quá trình tái tạo và sản sinh mô sụn bị ảnh hưởng, cuối cùng dẫn đến việc sụn khớp biến mất cũng như đầu gối bị vôi hóa chức năng hoàn toàn.
Người bệnh có thể gặp phải chứng mất ngủ bời vì những cơn đau dai dẳng
Người bệnh có thể gặp phải chứng mất ngủ bời vì những cơn đau dai dẳng

Các hình thức chẩn đoán đau khớp đầu gối

Ngoài việc xem xét tiền sử bệnh lý và kiểm tra thể chất bên ngoài, các bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán đau khớp gối thông qua một số xét nghiệm dưới đây:

  • Chụp X-quang: Biện pháp này sử dụng các chùm tia X điện từ để tạo nên hình ảnh bên trong của đầu gối. Kết quả chụp X-quang giúp bác sĩ nhận định rõ ràng vấn đề đang xảy ra với khớp gối.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Máy MRI sử dụng kết hợp nam châm cỡ lớn, sóng vô tuyến và máy tính để ghi lại hình ảnh ba chiều về khớp gối, cụ thể là cấu trúc sụn và cơ của nó. Thông qua đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán về nguyên nhân bệnh lý gây ra tổn thương ở đầu gối.
  • Chiết xuất dịch khớp gối: Các bác sĩ sử dụng kim tiêm và hút lấy chất hoạt dịch bên trong đầu gối. Mẫu bệnh phẩm này sau đó được phân tích trong phòng thí nghiệm, giúp loại trừ một số nghi ngờ và tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp gối.

Đau khớp đầu gối chân phải làm gì?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà các biện pháp xử lý đau khớp gối ở mỗi trường hợp sẽ có sự khác biệt. Dưới đây là một số các cách điều trị phổ biến nhất hiện nay:

Hỗ trợ điều trị bằng các biện pháp dân gian

Các biện pháp dân gian hầu hết xuất phát từ các loại thảo dược, phụ thuộc phần lớn vào cơ địa mỗi bệnh nhân. Vì vậy mà những bài thuốc này chỉ thích hợp với các trường hợp bị tổn thương ở mức độ nhẹ, mang tính hỗ trợ điều trị là chủ yếu.

Bài thuốc từ bột quế

Trong bột quế có chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất chống viêm, có thể dùng để cải thiện tình trạng đau nhức cũng như sưng tấy ở người bệnh.

Thành phần: 1 thìa cà phê bột quế, 200ml nước ấm, 1 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

  • Pha đồng thời ba nguyên liệu lại với nhau, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp trà quế.
  • Người bệnh nên dùng mỗi ngày 1 ly, cho đến khi các triệu chứng khó chịu thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc từ lá ngải cứu

Theo y học cổ truyền, lá ngải có tác dụng chỉ thống (giảm đau) rất hiệu quả. Còn đối với nghiên cứu khoa học hiện đại, loại thực vật này có chứa rất nhiều tinh dầu và hoạt chất chống viêm, có khả năng hỗ trợ và ngăn ngừa tình trạng đau khớp gối. Do vậy, dân gian rất hay dùng ngải cứu trị đau xương khớp.

Bài thuốc từ ngải cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả
Bài thuốc từ ngải cứu có tác dụng giảm đau hiệu quả

Thành phần: 30g lá ngải, 1 thìa canh muối hột.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải sau khi sơ chế để loại bỏ bụi đất thì cho vào chảo rang cùng với muối hột, để lửa nhỏ để không làm cháy nguyên liệu.
  • Sau khi phần thuốc này đã đạt độ nóng vừa đủ thì tắt bếp, bỏ vào trong một chiếc khăn mỏng rồi đem chườm lên vùng gối chân bị đau. Người bệnh thực hiện 2 lần/ngày.

Trị đau gối chân bằng Tây y

Có rất nhiều người bệnh thắc mắc không biết đau khớp gối uống thuốc gì. Dưới đây là một số loại thuộc được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng:

  • Các loại thuốc chống viêm NSAIDs: Các dạng dược phẩm này có tác dụng ức chế hormone COX sản sinh ra tế bào gây viêm sưng, từ đó giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Tuy đây là loại thuốc không cần kê đơn nhưng người bệnh vẫn cần thận trọng trong quá trình sử dụng, nhất là vấn đề lạm dụng thuốc. Ví dụ: Thuốc chống viêm sưng Acetaminophen, Ibuprofen, thuốc naproxen,…
  • Thuốc chống viêm liều mạnh Corticosteroids: Một số các bác sĩ khi được hỏi “Viêm khớp gối uống thuốc gì?” thường trả lời Corticosteroids như cortisone hay prednisone. Những loại thuốc này giúp giảm đau kéo dài cũng như ức chế tình trạng viêm sưng tối đa. Thuốc cần được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
  • Thuốc loại bỏ axit uric trong cơ thể: Bệnh gout dẫn đến đau đầu gối uống thuốc gì? Câu trả lời chính là các loại thuốc giúp loại bỏ lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể. Những loại thuốc này thường bao gồm lesinurad, pegloticase, probenecid,…  

Điều trị đau khớp gối với Đông y

Bên cạnh việc tự điều trị tại nhà, áp dụng biện pháp Tây y, người bệnh cũng có thể chữa bệnh xương khớp bằng Đông y. Các bài thuốc Đông y thường đem lại hiệu quả lâu dài với những người bị đau gối chân, nhất là với những trường hợp mãn tính. Tuy nhiên, người bệnh cần phải được chẩn mạch bởi các thầy thuốc Đông y uy tín trước khi bốc thuốc và sử dụng.

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này có tác dụng chính là giảm đau nhức, bên cạnh đó còn giúp ngăn ngừa phong thấp, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể.

Đông y thích hợp dùng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ
Đông y thích hợp dùng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ

Thành phần: Phòng kỷ, tang chi, ngưu tất, tang ký sinh, quế chi, ngân hoa, tần giao và cam thảo.

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước lọc trong 30 phút.
  • Người bệnh nên dùng thuốc khi còn nóng, kéo dài trong ít nhất 7 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc số 2

Đối với người bị đau khớp gối thiên về ứ trệ hàn khí, bài thuốc số 2 này có tác dụng khai trừ nhiệt độc, bồi bổ khí huyết, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau nhức hay sưng tấy.

Thành phần: Phòng phong, cam thảo, quy đầu, hy thiêm, hải đồng bì, sinh khương, xích thược, khương hoạt, uất kim, táo đỏ và hoàng kỳ.

Cách thực hiện:

  • Sắc thuốc cùng nước lọc trong khoảng 1 giờ đồng hồ, đến khi phần nước co lại bằng ⅓ ban đầu.
  • Người bệnh mỗi ngày dùng 1 thang, kéo dài trong 7 ngày, sau đó nghỉ khoảng một tuần rồi lại tiếp tục uống thêm 3 đến 5 đợt 7 ngày như trước đó. 

Đau khớp gối nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm hàng ngày thu nạp vào cơ thể.

Đau khớp gối ăn gì? Uống gì?

Người bệnh bị đau nhức khớp gối nên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ đại dương, cá mòi, cá thu,… và đầu cá.
  • Các loại rau xanh màu đậm như cải xoăn kale, rau chân vịt, rau bí ngô, súp lơ xanh, ớt chuông, cà rốt,…
  • Các loại ngũ cốc chứa qua tinh chế như yến mạch, gạo lứt, diêm mạch, lúa mì đen,…
  • Các loại hoa quả giàu vitamin A, C và B1 như dâu tây, bưởi, nho xanh, nam việt quất, lựu đỏ,…
Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mặt khác, người bệnh thường xuyên bị đau nhức khớp gối nên sử dụng một số loại nước uống sau đây:

  • Các loại trà đều có chứa nhiều hoạt chất chống viêm polyphenol, ví dụ như trà xanh, trà đen và một số trà thảo dược (hoa cúc, gừng, quế,…). Chúng vừa giúp cơ thể được thư giãn mà còn hạn chế đáng kể cơn đau do bệnh xương khớp.
  • Các loại sữa hạt giàu dinh dưỡng và vitamin như sữa óc chó, sữa đậu nành,…
  • Các loại nước ép trái cây tự làm tại nhà giàu vitamin C như nước cam, nước ép táo, nước ép lựu đỏ,…

Đau khớp gối kiêng ăn gì?

Cùng với những loại thực phẩm nên bổ sung hàng ngày, người bệnh cũng cần tránh dùng những loại thực phẩm sau đây:

  • Đồ uống có chứa nhiều đường tinh luyện như bánh kẹo tổng hợp, kem, đường trắng và các loại nước có gas.
  • Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, các loại thịt đỏ có chứa hàm lượng đạm cao như thịt lợn, thịt bò,…
  • Các loại đồ ăn đóng hộp và các loại đồ ăn có chứa nhiều muối.
  • Những loại đồ ăn làm từ bơ, sữa và các món ăn giàu chất béo bão hòa để tránh gây đau nhức xương và các triệu chứng khác của bệnh.
  • Những món ăn chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông,… vì đây là các loại đồ ăn giàu lipit, có thể thiể khiến tình trạng viêm khớp thêm trầm trọng.
  • Ngoài ra, bệnh nhân đau khớp đầu gối cũng nên kiêng chuối tiêu, cà pháo, cà ghém, thịt chó, canh chua…

Biện pháp bảo vệ xương khớp, phòng tránh đau đầu gối

Các biện pháp bảo vệ xương khớp, phòng tránh đau đầu gối gồm có:

  • Duy trì mức cân nặng hơn lý: Căn nặng có thể gây ra nhiều áp lực lên hai khớp gối nếu nó vượt qua hạn mức chịu đựng của cơ thể. Chính vì vậy, việc đảm bảo trọng lượng cơ thể ổn định là rất quan trọng. Mọi người có thể thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh với nhiều rau xanh, ít tinh bột và tăng cường vận động để đốt cháy calo.
  • Luyện tập thể dục thể thao: Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là xương khớp vì nó giúp duy trì sức mạnh cơ bắp và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nhiều ý kiến thắc mắc đau khớp gối nên tập gì, theo các chuyên gia thì người bệnh nên lựa chọn các bộ môn ít gây ảnh hưởng đến đầu gối, ví dụ như yoga hay bơi lội.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ đầu gối: Có rất nhiều điều mà mọi người có thể thực hiện để bảo vệ đầu gối của mình, ví dụ như sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể thao, mang vác vật nặng đúng tư thế, hạn chế quỳ gối,… Bên cạnh đó, đừng quên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng tránh nguy cơ các bệnh về xương khớp.

Hy vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin cần thiết xoay xung quanh chủ đề đau khớp gối. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy ngay khi có các dấu hiệu bất thường, cơn đau không thuyên giảm, bạn nên đi thăm khám ngay tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật - 10:01 Sáng , 17/05/2023

Chia sẻ

Đau khớp gối ở trẻ em do đâu, biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp gối ở trẻ em do đâu? Các biện pháp khắc phục hiệu quả

Đau khớp gối ở trẻ nhỏ không đơn giản chỉ là các triệu chứng đau nhức thông thường mà còn...
Đau khớp gối kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Đau khớp gối kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Đau khớp gối kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề được không ít người bệnh quan tâm....
Top 16 cách trị đau khớp gối tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Top 16 cách trị đau khớp gối tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Các cách trị đau khớp gối tại nhà đang trở thành xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn trong...
Viêm khớp gối tràn dịch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối tràn dịch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp gối tràn dịch thường xuất hiện bên trong ổ khớp, khiến khả năng vận động của người bệnh...
Chữa đau đầu gối bằng diện chẩn có hiệu quả không? Phương pháp thực hiện

Chữa Đau Đầu Gối Bằng Diện Chẩn Là Gì? Quy Trình Chi Tiết

Phương pháp chữa đau đầu gối bằng diện chẩn đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top