Da Nổi Mụn Nước Đỏ Không Ngứa Là Bệnh Gì, Chữa Thế Nào?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là tình trạng da liễu phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc da đúng cách nhưng cũng có thể lây lan nhanh chóng và gây nhiễm trùng nặng nề. Do đó, để biết chính xác da nổi mụn nước đỏ là do đâu, làm sao để điều trị hiệu quả, an toàn? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây để trang bị thêm những kiến thức hữu ích. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là bệnh gì?

Mụn nước là tình trạng da nổi những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng màu trắng, vàng, trong hoặc lẫn với máu. Mụn nước thường có kích thước từ 5 – 10mm và chúng có thể gây ngứa hoặc không. Vậy da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào?

Theo đó, tình trạng da bị nổi mụn nước khắp người nhưng không ngứa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như: 

Xem thêm

Bệnh chốc lở

Chốc lở là bệnh nhiễm trùng ngoài da rất dễ lây lan do có liên quan tới vi khuẩn  Streptococcus pyogenes hoặc Staphylococcus aureus. Đầu tiên, bệnh sẽ hình thành các vết loét đỏ và nhanh chóng chuyển thành mụn nước không ngứa, vỡ ra và tạo thành vảy. Các mụn nước có thể gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. 

Hình ảnh bệnh chốc lở
Hình ảnh bệnh chốc lở

Theo các nghiên cứu, bệnh chốc lở thường xuất hiện ở trẻ em từ 2 – 5 tuổi. Bên cạnh đó, những trường hợp sinh sống ở vùng có khí hậu ẩm ướt cũng là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh lý này. 

Bệnh chốc lở sẽ được điều trị và kiểm soát bằng thuốc kháng sinh. Dựa theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng, tốc độ lây lan cụ thể ở từng đối tượng mà bệnh có thể điều trị khỏi sau 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn nếu bị nhiễm trùng da. 

Mụn rộp

Mụn rộp là những tổn thương trên da với đường kính lớn, thường do virus herpes simplex  (HSV) gây ra. Trong đó, có 2 loại herpes simplex là HSV 1 gây ra chủ yếu là mụn nước quanh miệng hoặc ở mặt. Còn lại là HSV 2 chủ yếu gây mụn rộp sinh dục.

Loại mụn do herpes simplex thường mọc thành từng đám, gây đau, chảy dịch vàng có màu và đóng vảy. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, chán ăn, đau người. Hiện bệnh lý do herpes simplex gây ra chưa có thuốc đặc trị cụ thể và chỉ có thể điều trị bằng cách làm giảm triệu chứng, ngăn chặn bệnh tái phát nhiều lần. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do bỏng lạnh

Bỏng lạnh là tổn thương ngoài da, lúc này lớp biểu bì và mô dưới da bị đóng băng khiến da trở nên rất lạnh và đỏ. Sau đó, là cảm giác tê, da nhợt nhạt đặc biệt là ở vùng ngón tay, ngón chân, tai, cằm, má và mũi. Bởi đây là những vùng da dễ tiếp xúc với thời tiết gió lạnh, tuy nhiên ở những vị trí được che chắn bởi quần áo vẫn có nguy cơ bị bỏng lạnh.

Theo đó, trường hợp bị bỏng lạnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Da lạnh, có cảm giác ngứa râm ran trên mặt da.
  • Da đỏ, trắng, xám xanh hoặc xám vàng sau đó là cảm giác da tê cứng hoặc đóng băng.
  • Cứng khớp, cơ bắp, nổi mụn nước nhưng không ngứa.

Bỏng lạnh là tình trạng da liễu cần được cấp cứu y tế kịp thời. Vậy nên nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nêu trên, hãy nhanh chóng nhờ người đưa tới bệnh viện để được chẩn đoán và can thiệp điều trị, xử lý sớm nhất có thể. 

Thủy đậu

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể là do bệnh thủy đậu. Đây là bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên. Người bị bệnh thủy đậu ban đầu sẽ xuất hiện những triệu chứng của sốt siêu vi như chán ăn, sốt, đau đầu, mệt mỏi, viêm họng,… 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do thủy đậu
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do thủy đậu

Tiếp sau đó, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn nước rải rác khắp cơ thể. Những nốt mụn này sẽ to dần làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm và trở thành mụn mủ. Tuy nhiên, thủy đậu chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành, bệnh có thuốc điều trị nên sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần điều trị. 

Song song với đó, do là bệnh truyền nhiễm nên những trường hợp bị thủy đậu cần được cách ly để tránh lây nhiễm cho những người khác. 

Xem thêm

Zona thần kinh

Giời leo – zona thần kinh là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn nước không ngứa. Một khi mắc bệnh, da sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước theo từng dải. Theo đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, nóng rát ở vùng bị nổi mụn, kèm theo đó là tình trạng ớn lạnh, đau nhức cơ thể, sốt. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do các bệnh gan thận

Trường hợp bị bệnh về gan, thận cũng làm tăng nguy cơ bị nổi mụn nước đỏ không ngứa trên da. Do gan – thận là những cơ quan đảm nhận chức năng thanh lọc, thải độc của cơ thể nên bất cứ tổn thương nào trên cơ thể cũng có thể làm ảnh hưởng gây gián đoạn đến chức năng này. 

Khi lượng độc tố không được đào thải hết sẽ tích tụ hoặc thải qua da khiến da bị sưng đỏ, nổi mụn nước, mụn mủ và gây ra nhiều bệnh lý da liễu khác. 

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính gây ra những tổn thương nghiêm trọng với các biểu hiện rõ ràng. Theo đó, khi mắc bệnh, làn da sẽ xuất hiện ban đỏ, mụn nước, đa phần sẽ có cảm giác ngứa ngáy nhưng cũng có một số trường hợp không gặp phải tình trạng này. 

Viêm da cơ địa thường xuất hiện theo từng giai đoạn cụ thể, kèm theo những dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Da xuất hiện những chấm hồng nhạt và thường bị nhầm lẫn với bệnh dị ứng.
  • Khi vùng da chuyển qua màu đỏ sẫm sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ chứa chất lỏng. 
  • Mụn nước vỡ khiến dịch bên trong chảy ra, làm da bị khô, cứng, tróc vảy. 
  • Các lớp da khô ngày càng đen sạm, khô ráp hay còn gọi là hiện tượng lichen hóa. 

Viêm da tiếp xúc

Mụn nước đỏ không ngứa có thể xuất hiện nếu bệnh nhân bị dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất, thực phẩm, côn trùng, mỹ phẩm, phấn hoa, bụi bẩn,… Khi bị viêm da tiếp xúc, da có thể bị khô, sưng đỏ, sần sùi trông rất mất thẩm mỹ. 

Hình ảnh da bị nổi mụn nước đỏ do viêm da tiếp xúc
Hình ảnh da bị nổi mụn nước đỏ do viêm da tiếp xúc

Tuy nhiên, những trường hợp bị mụn nước đỏ không ngứa do viêm da tiếp xúc thường không nhiều. Bởi phần lớn các bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc đều có cảm giác ngứa ngáy từ nhẹ đến dữ dội, tương tự như khi bị viêm da cơ địa. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa do bệnh tổ đỉa

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa ở vùng tay, chân có thể là biểu hiện của bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể xuất hiện ở vùng bụng, ngực, lưng với xu hướng phát triển nhiều lần. Từ đó làm tăng nguy cơ bội nhiễm và gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm. 

Bệnh pemphigus

Đây là bệnh lý tự miễn gây bỏng da nghiêm trọng và có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng nếu không được can thiệp điều trị sớm. Bệnh pemphigus thường xuất hiện ở quanh miệng, cổ họng, phổi, mắt, mũi,… với đặc điểm nhận dạng khá đặc trưng. Cụ thể bệnh có thể gây nổi mụn nước không ngứa trong miệng và lan rộng qua các vùng da khác, đồng thời có thể gây ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục. 

Như đã chia sẻ, nếu không được điều trị ngay lập tức và điều trị đúng cách, pemphigus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ tử vong. 

Bệnh Pemphigoid

Tương tự như pemphigus, pemphigoid cũng là một bệnh lý tự miễn nhưng khá hiếm gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người già và trẻ nhỏ với những biểu hiện như nổi mụn nước không ngứa ở tay, chân và vùng bụng. 

Bên cạnh đó, pemphigoid cũng có thể gây ra mụn nước ở niêm mạc mũi, miệng, mắt và tại bộ phận sinh dục với các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Những mụn nước xuất hiện sẽ có chứa chất lỏng kèm một lượng máu nhỏ.
  • Các mụn nước khá dày, khó vỡ, vùng da xung quanh mụn nước thường có màu đỏ hoặc sẫm màu hơn những vùng da còn lại.
  • Nếu mụn nước vỡ ra, người bệnh có thể cảm thấy đau rát. 

Bệnh pemphigoid hiện nay không thể điều trị được mà chỉ có thể can thiệp dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần. 

Nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý nêu trên, tình trạng da bị nổi mụn nước đỏ không ngứa còn có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm hoặc các thực vật độc hại khác. 
  • Do yếu tố di truyền. 
  • Bỏng da gây phồng rộp, đau rát. 
  • Phản ứng với thuốc điều trị hoặc do thay đổi nhiều loại thuốc khác nhau khiến cơ thể không kịp thích ứng. 
Da bị dị ứng với thuốc gây phát ban, nổi mụn nước
Da bị dị ứng với thuốc gây phát ban, nổi mụn nước

Da bị nổi mụn nước không ngứa khi nào cần gặp bác sĩ?

Phần lớn tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần tới bệnh viện thăm khám ngay nếu rơi vào những trường hợp sau đây:

  • Mụn nước tái phát nhiều lần: Trường hợp bệnh nhân bị mọc mụn nước không đau lặp lại nhiều lần mà không rõ lý do. Các bạn cần tới gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị nhằm tránh biến chứng. 
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng: Khi mụn nước bị vỡ, dịch mủ sẽ lây lan qua vùng da khác và gây ra hiện tượng viêm nhiễm cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần tới bệnh viện uy tín để kiểm tra, xử lý, tránh để tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Mụn nước xuất hiện tại những khu vực nhạy cảm: Nếu mụn nước xuất hiện ở những khu vực nhạy cảm, nguy hiểm như bên trong tai, mắt, miệng,… đều cần tới gặp bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. 
  • Mụn nước gây đau nhức, khó thở: Có không ít trường hợp bị mụn nước đỏ có cảm giác đau nhức, khó thở, chóng mặt. Nếu bạn có những triệu chứng này kèm theo tình trạng mụn mủ lây lan nhanh chóng thì nên tới bệnh viện và xử lý y tế sớm nhất có thể. 

Xem thêm

Nổi mụn nước trên da không ngứa điều trị thế nào?

Tình trạng da bị nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể cải thiện được thông qua việc áp dụng các mẹo tự nhiên hoặc dùng thuốc. Cụ thể như sau: 

Mẹo chữa da nổi mụn nước đỏ không ngứa tại nhà

Với tình trạng da bị nổi mụn nước thông thường, không bị đau, nhiễm trùng, các bạn có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà bằng mẹo sau đây:

  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh sẽ giúp làm co mạch máu dưới da, cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng viêm, đỏ da. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn giúp làm giảm các gốc tự do, kiểm soát mụn nước vỡ hoặc lan rộng. 
  • Sử dụng giấm táo: Do có chứa nhiều axit hữu cơ và các dưỡng chất chống viêm, kháng khuẩn, làm dịu da nên bạn có thể sử dụng giấm táo để cải thiện tình trạng nổi mụn nước. Theo đó, bạn cần dùng 1 ít bông gòn, thấm vào giấm táo rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Để yên trong 5 – 10 phút rồi rửa lại với nước cho sạch. Thực hiện đều đặn mẹo chữa mụn nước đỏ này 2 lần/ngày. 
  • Dùng lô hội: Thành phần gel lô hội – nha đam có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho quá trình cải thiện, nuôi dưỡng và phục hồi da. Để thực hiện, bạn cần lấy một nhánh nha đam đã rửa sạch, bỏ vỏ và giữ phần gel lại. Sau đó, thoa phần gel lên vùng da cần điều trị sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện cách chữa nổi mụn nước đỏ không ngứa với lô hội ngày 2 – 3 lần cho tới khi đạt được hiệu quả như mong muốn. 
Nha đam giúp cấp ẩm, làm dịu da hiệu quả
Nha đam giúp cấp ẩm, làm dịu da hiệu quả

Dùng thuốc trị da nổi mụn nước không ngứa

Các loại kem – thuốc điều trị có khả năng dưỡng ẩm, ngừa viêm, kháng khuẩn và làm dịu da. Tùy theo mức độ, diện tích vùng da bị tổn thương và yếu tố cơ địa của mỗi người mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:

  • Thuốc bôi gồm có hồ nước, kem dưỡng ẩm, kem chứa corticoid, kẽm oxyd,…
  • Thuốc uống có thể là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, kháng khuẩn hoặc corticoid.

Được biết, thuốc Tây sẽ được dùng trong những trường hợp da bị nổi mụn nước đỏ từ trung bình tới nghiêm trọng. Bạn chỉ nên dùng thuốc sau khi đã thăm khám, chẩn đoán và được kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý mua thuốc, dùng thuốc, tăng – giảm liều lượng hoặc dừng thuốc đột ngột mà chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. 

Xem thêm

Biện pháp phòng ngừa da nổi mụn nước đỏ không ngứa

Ngoài quan tâm tới các cách điều trị, mọi người cũng nên chủ động hơn trong việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nổi mụn nước trên da không ngứa bằng cách:

  • Hạn chế để nước hoặc chạm tay, cọ xát, cào gãi vào vùng da bị nổi mụn nước.
  • Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất hoặc các yếu tố gây dị nguyên, đặc biệt là khi tay bị nổi mụn nước không ngứa.
  • Cân nhắc khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc, làm sạch hoặc dưỡng da hàng ngày. Nếu không có nhiều thông tin, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia da liễu để tìm được sản phẩm phù hợp.
  • Che chắn da cẩn thận, tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10h – 15h hàng ngày. 
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, lựa chọn trang phục thoải mái, chất vải mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Dọn dẹp nhà cửa, phòng ngủ, giặt giũ chăn mền, gối thường xuyên. 
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe. 
  • Thăm khám y tế ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường trên da. 

Da nổi mụn nước đỏ không ngứa không phải tình trạng hiếm gặp nhưng đa phần đều không quá nguy hiểm. Vậy nên, ngoài việc tiến hành điều trị đúng cách, các bạn cần trang bị kiến thức phòng tránh bệnh hiệu quả để tránh nguy cơ tái nhiễm nhiều lần. 

Cập nhật - 2:47 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Nguyên Nhân Gây Ngứa Khắp Người Không Nổi Mẩn Và Cách Điều Trị

Nguyên Nhân Gây Ngứa Khắp Người Không Nổi Mẩn Và Cách Điều Trị

Ngứa khắp người không nổi mẩn là hiện tượng dễ dàng bắt gặp ở mọi độ tuổi, xuất hiện thành...
Cách Chữa Ngứa Da Vào Mùa Đông Đơn Giản Và Hiệu Quả

Cách Chữa Ngứa Da Vào Mùa Đông Đơn Giản Và Hiệu Quả

Nhiều người khi nhận thấy da bị ngứa vào mùa đông thường mang tâm lý chủ quan, dẫn đến xảy...
Nguyên Nhân Ngứa 2 Bên Háng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Ngứa 2 Bên Háng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa 2 bên háng khá phổ biến và dễ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là...
Ngứa Dưới Da Là Do Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào?

Ngứa Dưới Da Là Do Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Thế Nào?

Ngứa dưới da là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh chàm, bệnh lý về...
Ngứa Nách Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa Nách Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nách là khu vực da mỏng, tiết ra nhiều mồ hôi nên rất dễ nhiễm khuẩn, gây ngứa ngáy, khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top