Ngứa Nách Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nách là khu vực da mỏng, tiết ra nhiều mồ hôi nên rất dễ nhiễm khuẩn, gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngứa nách tưởng chừng chỉ là hiện tượng bình thường nhưng thực chất tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nách bị ngứa do nguyên nhân nào gây ra? Nên lựa chọn cách nào để điều trị tốt nhất? Tham khảo bài viết dưới đây cùng chúng tôi để có câu trả lời chi tiết. 

Bị ngứa nách là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngứa nách là tình trạng cấu trúc da bị nhiễm khuẩn dẫn đến ngứa ngáy râm ran rồi tăng dần, thậm chí còn xuất hiện mụn nước, đau rát, khó chịu. Mặc dù không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng ngứa vùng nách cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, không điều trị sớm dễ dẫn đến biến chứng như: 

  • Vùng nách bị viêm, trở nên thâm đen làm mất thẩm mỹ khiến các chị em mất tự tin khi chọn mặc trang phục sát nách. 
  • Tạo môi trường cho vi khuẩn tấn công gây hôi nách, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ cao. 
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, tinh thần làm việc ngày hôm sau nếu liên tục ngứa nách về đêm. 
  • Ngứa quanh vùng nách kéo dài dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng làm tổn thương vĩnh viễn. 
  • Một vài trường hợp bị ngứa không điều trị kịp thời gây nhiễm khuẩn hệ bạch huyết hoặc vảy nến khó chữa. 
Dù không gây hại đến sức khỏe nhưng ngứa vùng nách cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Dù không gây hại đến sức khỏe nhưng ngứa vùng nách cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Xem thêm

Nguyên nhân gây ngứa nách 

Theo các chuyên gia, hiện tượng vùng nách bị ngứa đau rát, thâm đen do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như: 

  • Bị viêm da dị ứng: Mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn đều có thể bị nổi mẩn ngứa hoặc xuất hiện mảng da tróc vảy ở bất kỳ bộ phận ngoài da nào, trong đó có nách. 
  • Mắc bệnh mề đay: Hiện tượng này thường dễ bắt gặp ở tay, chân, lưng, mông,…. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị nổi mề đay ở vùng nách do dị ứng sữa tắm hoặc thành phần của sản phẩm dưỡng da. 
  • Phát ban: Do sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, nách tiết nhiều mô hôi dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Bị nhiễm nấm Candida: Nách nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và sưng nghiêm trọng cảnh báo người bệnh có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn không vệ sinh và giữ nách khô thoáng.
  • Ngứa 2 bên nách do mặc áo sát chật: Sự ma sát giữa áo với vùng da nách lâu dần dễ dẫn đến da bị trầy xước, ngứa ngáy. Đây là tình trạng thường thấy vào mùa hè khi mồ hôi nách tiết nhiều. 
  • Ngứa nách khi dùng lăn khử mùi: Sử dụng các loại lăn khử mùi chứa chất gây dị ứng hoặc hương liệu, chất bảo quản độc hại cũng là nguyên nhân gây ngứa ngáy, sưng đỏ và phù nề. 
  • Ngứa nách sau khi cạo: Sau khi cạo lông, các nang lông tiếp tục phát triển và dài ra, cọ xát vào vùng da nách khiến ngứa râm ran. Hơn nữa, hiện tượng lông mọc ngược trước khi cạo cũng là tác nhân gây kích ứng làm nách bị ngứa. 
  • Ngứa nách khi mang thai: Trong thời kỳ mang thai, nồng độ Estrogen và Progesterone thay đổi, kích thích các sắc tố da hoạt động mạnh gây ngứa ngáy, thâm đen và có mùi hôi ở vùng nách. 
  • Nách bị ngứa do vệ sinh kém: Vùng nách tiết nhiều mồ hôi, nhất là ở nhiệt độ cao, tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu không vệ sinh sạch sẽ và đúng cách thường xuyên thì nấm gây bệnh ngày càng hoạt động mạnh, gây ngứa râm ran.   

Triệu chứng của ngứa nách

Khi bị ngứa ở vùng “nhạy cảm”, bạn có thể nhận biết dựa vào một vài triệu chứng xuất hiện sớm như: 

  • Khu vực nách xuất hiện nhiều vết đỏ bất thường rồi dần dần có mụn đỏ mọc lên. 
  • Vết đỏ dần lan rộng và phát triển mạnh. 
  • Vùng nách trở nên ngứa ngáy không dứt, cảm giác khó chịu và gãi mạnh sẽ gây xước và tổn thương da. 
  • Da ở nách bị khô, thậm chí có vảy hoặc vết nứt. 
  • Để lâu, không điều trị gây đau rát nghiêm trọng, thậm chí nhiễm trùng và khó chữa dứt điểm. 
Vùng nách bị nổi mẩn đỏ, ngứa và sưng do nhiều nguyên nhân gây ra
Vùng nách bị nổi mẩn đỏ, ngứa và sưng do nhiều nguyên nhân gây ra

Xem thêm

Cách chữa trị ngứa nách hiệu quả 

Bị ngứa nách phải làm sao? Thực tế, điều trị tình trạng này có rất nhiều cách. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách chữa vùng nách bị ngứa bằng mẹo dân gian và thuốc Tây y phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo.

Mẹo dân gian chữa tại nhà 

Ngứa rát, nổi mẩn đỏ ở nách thể nhẹ hoặc chớm bị, chưa có vết thương hở, người bệnh nên áp dụng các mẹ dân gian sau để điều trị tại nhà thay vì đến cơ sở y tế: 

  • Tắm, rửa bằng lá khế: Rửa sạch một nắm lá khế tươi, ngâm cùng muối rồi đun cùng 2 lít nước cho sôi kỹ. Chắc lấy nước, hòa cùng nước lạnh đảm bảo đủ độ ấm để tắm trực tiếp, chú ý nên chà nhẹ vùng bị ngứa. Tắm bằng nước lá khế khoảng 15 phút rồi tráng lại người bằng nước sạch và lau khô. Dùng liên tục nhiều ngày đến khi tình trạng ngứa chấm dứt thì dừng lại. 
  • Dùng lá trầu không: Rửa sạch khoảng 5,6 lá trầu màu xanh đậm, vò nát, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước và 1 thìa muối. Nước sôi để tự nguội hoặc pha nước lạnh đủ độ ấm để vệ sinh vùng da dưới nách. Sau khoảng 5-10 phút, dùng nước sạch rửa lại. Thực hiện đều đặn đến khi nách không còn ngứa thì dừng lại. 
  • Chườm mát: Cho một vài viên đá lạnh vào khăn vải mềm hoặc túi chườm chuyên dụng rồi chườm nhẹ vào vùng nách bị ngứa vài lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. 
  • Dùng chanh tươi: Chà trực tiếp nửa quả chanh tươi lên vùng da nách bị ngứa rồi dùng khăn bông lau khô. Tuy nhiên, cách chữa này có thể gây xót nên chỉ phù hợp với người chưa bị mụn nước và trầy xước da. 
  • Đắp lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt, ngâm cùng nước muối, để ráo nước rồi cho vào máy xay nhỏ. Đắp phần lá lốt vừa xay lên vùng nách đã được vệ sinh sạch sẽ. Sau 15 phút, dùng nước sạch rửa lại rồi lau khô nách. 
  • Sử dụng tinh dầu: Các loại tinh dầu bạc hà, oải hương, dầu tràm,… cũng được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng ngứa. Thoa đều hoặc xông hơi vùng da nách giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm khuẩn vô cùng hiệu quả.

Chú ý, đa số các mẹo dân gian đều sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn, lành tính nhưng mang lại hiệu quả chậm. Vì thế, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần kiên trì, không bỏ dở liệu trình. Trường hợp thời gian điều trị quá lâu nhưng ngứa không thuyên giảm, thậm chí nổi mụn bất thường, người bệnh nên liên hệ bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và lên phác đồ điều trị sớm. 

Dùng chanh tươi giảm ngứa hiệu quả nhưng không nên chà lên vùng da trầy xước
Dùng chanh tươi giảm ngứa hiệu quả nhưng không nên chà lên vùng da trầy xước

Dùng thuốc Tây y

Với những người bị ngứa nách mức độ từ trung bình đến nặng, xuất hiện mụn nước và bắt đầu có dấu hiệu viêm nhiễm, các mẹo dân gian không còn hiệu quả. Lúc này, người bệnh nên sử dụng thuốc Tây y điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc trị nách bị nổi mẩn kèm ngứa phổ biến, thường được bác sĩ kê đơn gồm: 

  • Thuốc chữa nách bị ngứa do viêm da: Theo tình trạng cụ thể, người bệnh có thể được chỉ định dùng các loại thuốc dạng bôi chứa Corticoid, kem bôi ức chế miễn dịch. Nếu tình trạng bệnh nặng kèm viêm nhiễm có thể kết hợp cùng thuốc uống như thuốc kháng Histamin, Corticoid,….
  • Thuốc chữa nhiễm trùng nách: Kết hợp thuốc bôi ngoài cùng thuốc kháng Histamin giúp kháng viêm, giảm ngứa vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng Corticoid trong trường hợp này vì sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. 
  • Chữa ngứa nách do nấm: Nách bị ngứa do nấm thường được chỉ định sử dụng thuốc chống nấm dạng bôi như Nystatin, Clotrimazole hoặc Ketoconazole. Tuy nhiên bạn cần tránh dùng thuốc bôi Corticoid trong trường hợp bị ngứa rát do nấm. 

Ngoài ra, với các trường hợp không đáp ứng điều trị bằng thuốc Tây, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng liệu pháp ánh sáng. Đây là phương pháp sử dụng chùm tia UV chiếu trực tiếp lên vùng da ở nách bị tổn thương. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng không điều trị dứt điểm và tốn nhiều chi phí nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. 

Lưu ý, trong quá trình điều trị, người bệnh phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hoặc bỏ thuốc. Nếu cơ thể xuất hiện bất thường hoặc có dấu hiệu dị ứng thuốc thì người bệnh phải dừng ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám. 

Người bệnh nên sử dụng thuốc Tây y điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Người bệnh nên sử dụng thuốc Tây y điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Xem thêm

Cách phòng ngừa tình trạng ngứa nách tái phát

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì ngứa nách dễ dàng tái phát lại nhiều lần, thậm chí để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh và ngăn ngừa tái phát, bạn đọc cần chú ý một vài vấn đề sau trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày: 

  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, không nên tắm nước quá nóng hoặc ngâm người lâu trong nước. 
  • Hạn chế sử dụng lăn khử mùi, nước hoa, sữa tắm chứa thành phần dễ gây kích ứng da. 
  • Mặc áo thoáng mát, rộng rãi, làm bằng chất liệu vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Giặt quần áo kỹ càng, không nên để xà phòng bám vào quần áo gây dị ứng. 
  • Không mặc lại quần áo bị bẩn hoặc còn ẩm ướt. 
  • Tuyệt đối không mặc chung đồ và dùng chung lăn khử mùi với người khác.
  • Không nên gãi mạnh vùng nách khiến da bị trầy xước dễ gây nhiễm trùng. 
  • Uống đủ nước, nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C, Omega 3 như cá hồi, cá thu, cam, các loại rau xanh,…. vào thực đơn hàng ngày.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng được khuyên dùng cho người bị ngứa da, trong đó có vùng nách.
  • Hạn sử dụng thực phẩm lên men như dưa, cà muối, rượu,…. 
  • Không nên ăn các loại thức ăn nhanh cay nóng, nhiều dầu mỡ như sốt cay, lẩu, thịt chiên, bim bim cay,…. 
  • Hải sản, da gà, đồ nếp, cà phê và các chất kích thích cũng là thực phẩm và đồ uống người nách ngứa không nên sử dụng. 

Có thể thấy, ngứa nách do nhiều nguyên nhân gây ra và có khả năng trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Mong rằng, những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng này và lựa chọn phương pháp chữa trị, phòng tránh tái phát phù hợp. 

Cập nhật - 3:14 Chiều , 17/06/2023

Chia sẻ

Da Đầu Ngứa Có Vảy Trắng Là Bệnh Gì, Điều Trị Như Thế Nào?

Da Đầu Ngứa Có Vảy Trắng Là Bệnh Gì, Điều Trị Như Thế Nào?

Da đầu ngứa có vảy trắng là biểu hiện của nhiều bệnh lý hoặc cũng có thể do thói quen...
Lột da tay bị ngứa phải làm sao? - Bí quyết không nên bỏ qua

Lột da tay bị ngứa phải làm sao? – Bí quyết không nên bỏ qua

Lột da tay bị ngứa phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng này...
Nguyên Nhân Ngứa 2 Bên Háng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nguyên Nhân Ngứa 2 Bên Háng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Ngứa 2 bên háng khá phổ biến và dễ bắt gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là...
Ngứa Đầu Rụng Tóc Do Đâu? Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?

Ngứa Đầu Rụng Tóc Do Đâu? Làm Sao Để Điều Trị Hiệu Quả?

Ngứa đầu rụng tóc là tình trạng thường gặp, bệnh có thể xuất hiện do nhiều yếu tố kết hợp...
Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Bị Ngứa Da Vào Ban Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Hiện tượng bị ngứa da vào ban đêm tưởng chừng như bình thường, nhưng thực chất đây là biểu hiện...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top