Viêm Đại Tràng Co Thắt – Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Viêm đại tràng co thắt là một bệnh lý ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống. Không chỉ gây ra những cơn đau quặn bụng thường xuyên, bệnh còn khiến đời sống sinh hoạt và làm việc trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ thông tin đến độc giả chi tiết về bệnh lý này cũng như những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, kịp thời.

Khái quát về viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích) là một bệnh lý về đường ruột thường bắt gặp ở nhiều người. Mặc dù không gây nên các vấn đề nghiêm trọng về nội tạng, tuy nhiên các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt lại có xu hướng mãn tính và gây khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt

Trên thực tế, y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh. Mặc dù vậy, những yếu tố dưới đây lại có nguy cơ rất cao để phát triển bệnh:

Chưa có nguyên nhân rõ ràng nào gây bệnh viêm đại tràng co thắt
Chưa có nguyên nhân rõ ràng nào gây bệnh viêm đại tràng co thắt
  • Do rối loạn nhu động ruột: Nhu động ruột là một cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa. Chức năng của nhu động ruột là giúp co bóp và trộn đều thức ăn, sau đó vận chuyển chúng qua các bộ phận của đường tiêu hóa. Nếu nhu động ruột thay đổi cường độ co bóp bất thường sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Nếu co bóp nhanh sẽ dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, ngược lại nếu co bóp chậm sẽ gây táo bón.
  • Do viêm ruột hoặc nhiễm trùng: Hệ miễn dịch đường ruột bị giảm khiến cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào và gây bệnh. Sau một thời gian sẽ hình thành bệnh viêm đại tràng co thắt, với triệu chứng là tiêu chảy nặng kéo dài.
  • Do ruột quá nhạy cảm: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng viêm đại tràng co thắt không thể không kể đến sự tăng mức độ nhạy cảm của ruột già.
  • Do yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress thường xuyên là yếu tố hàng đầu dẫn tới các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó có viêm đại tràng. Tâm lý càng bất ổn thì triệu chứng bệnh càng xuất hiện rõ ràng. Theo nghiên cứu, tâm lý xấu khiến các tín hiệu giữa não và ruột phối hợp kém, từ đó gây những rối loạn của quá trình tiêu hóa.
  • Do ăn uống kém lành mạnh: Thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ dầu mỡ, không chế biến kỹ, đồ nhiều gia vị, chất kích thích,… sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh lý liên quan.

Xem thêm

Triệu chứng viêm đại tràng co thắt

Triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt tương đối giống với một số bệnh lý khác về đường tiêu hóa, chính vì vậy người bệnh sẽ khá khó để nhận biết một cách chính xác nếu không có sự can thiệp của y tế. Các triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh phải kể đến là:

Đại tiện rối loạn là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh
Đại tiện rối loạn là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh
  • Bụng đau quặn thắt từng cơn: Co thắt do đại tràng thường xuất hiện đột ngột, xảy ra ở vùng bụng dưới và bên trái. Cường độ đau sẽ thay đổi tùy từng cơn co thắt. Cơn đau thường sẽ xuất hiện sau khi người bệnh ăn thực phẩm lạ hoặc những đồ sống, đồ cay, hải sản,… hoặc bị căng thẳng.
  • Đầy hơi, khó tiêu: Đầy hơi, chướng bụng có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong ngày, triệu chứng này thường rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về dạ dày.
  • Đại tiện rối loạn: Bệnh nhân có thể gặp tiêu chảy và táo bón xen kẽ, phân có thể ở dạng lỏng kèm theo chất nhầy trắng. Người bệnh sẽ luôn ở trong trạng thái đại tiện chưa hết, vẫn tiếp tục muốn đi tiếp.
  • Một số triệu chứng khác: Như thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn, da dẻ xanh xao, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh,…

Đối tượng dễ mắc bệnh

Bệnh viêm đại tràng co thắt có thể xuất hiện trên mọi đối tượng. Tuy nhiên, bạn sẽ bắt gặp bệnh nhiều nhất ở những đối tượng sau:

  • Những người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 50 tuổi.
  • Những người thường xuyên gặp áp lực trong cuộc sống hoặc người có chế độ ăn uống thất thường.
  • Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần so với nam giới, do ảnh hưởng tâm lý khi nội tiết tố estrogen trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.
  • Người có tiền sử  mắc bệnh lý khác như bệnh viêm đại tràng, bệnh Crohn hoặc bệnh viêm ruột không tự miễn.
  • Những người có người thân trong gia đình gặp các vấn đề về đường ruột rất dễ bị di truyền.

Xem thêm

Viêm đại tràng co thắt nguy hiểm không?

Bệnh viêm đại tràng co thắt là một bệnh lý mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, nhưng không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lại có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể kiểm soát được. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ y tế để nhận biết và điều trị sớm.

Cách chẩn đoán bệnh

Tùy vào từng triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau để chẩn đoán bệnh. Những phương pháp phổ biến nhất để phát hiện và đánh giá bệnh lý này phải kể đến là:

Nội soi có thể giúp nhận biết đúng tình trạng co thắt và vị trí bị co thắt của đại tràng
Nội soi có thể giúp nhận biết đúng tình trạng co thắt và vị trí bị co thắt của đại tràng
  • Khám lâm sàng: Khám tổng thể dựa trên các đánh giá ban đầu từ triệu chứng bệnh, bao gồm xem bụng của bệnh nhân có cứng hay không, nghe tiếng rắn bên trong bụng, kiểm tra hậu môn,…
  • Nội soi: Người bệnh được thực hiện các xét nghiệm nội soi trực tràng, nội soi đại tràng,… để chẩn đoán chính xác. Nội soi có thể giúp nhìn trực tiếp lớp niêm mạc của đại tràng và xác định được mức độ của sự co thắt.
  • Xét nghiệm: Người bệnh được thực hiện các loại xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, sinh thiết mô học,… để đánh giá mức độ nhiễm trùng nếu có, xem cơ thể có bị thiếu máu không,…
  • Chụp hình ảnh: Các kỹ thuật như X-quang, CT hoặc MRI được áp dụng để điều tra về sự tổn thương của đại tràng cũng như các phần khác của ống tiêu hóa.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh để có đánh giá chính xác nhất.

Hướng điều trị viêm đại tràng co thắt

Việc điều trị viêm đại tràng co thắt còn phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng, nhẹ và tiến triển của bệnh. Các phương pháp bao gồm:

Dùng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt. Một số loại thuốc chính:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc giảm đau và giảm viêm phổ biến là Paracetamol, Ibuprofen, hoặc Aspirin,…
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp phát hiện viêm đại tràng co thắt nguyên nhân do nhiễm khuẩn, thì người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh như Metronidazole hoặc Ciprofloxacin để giảm triệu chứng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch bao gồm Azathioprine, Methotrexate, Infliximab,… để ngăn ngừa bệnh.
  • Thuốc ức chế cơ bản: Thuốc ức chế cơ bản phổ biến là Dicyclomine hoặc Hyoscyamine, có thể giúp người bệnh giảm đau và co thắt.

Tuy nhiên, đây đều là những loại thuốc kê đơn và cần sự cho phép của các bác sĩ điều trị mới có thể sử dụng, để phòng tránh tối đa trường hợp gặp tác dụng phụ của thuốc.

Sử dụng mẹo dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền một số mẹo có thể thực hiện tại nhà để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng co thắt:

Riềng tươi là mẹo chữa đại tràng co thắt hiệu quả có thể áp dụng tại nhà
Riềng tươi là mẹo chữa đại tràng co thắt hiệu quả có thể áp dụng tại nhà
  • Sử dụng nha đam: Nha đam là một vị thuốc trong Đông y, có vị đắng, tính mát, đem lại công dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, giải độc và thông đại tiện tốt. Bạn cần chuẩn bị 5 lá nha đam tươi, cắt bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần thịt đem đi rửa sạch với nước muối để chống nhớt. Cho nha đam vào máy xay nhuyễn cùng khoảng 500ml mật ong, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30ml.
  • Sử dụng riềng tươi: Theo Đông y, củ riềng là một gia vị có tính ấm và vị cay, công dụng làm ấm tỳ vị và tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm đại tràng. Bạn có thể chuẩn bị 20g riềng tươi gọt vỏ, rửa sạch và thái lát, sau đó cho vào ấm, hãm cùng khoảng 20g lá lốt. Chờ khoảng 20 phút thì lấy ra uống như nước trà.
  • Sử dụng vối tươi: Lá vối có chứa chất kháng sinh tự nhiên, công dụng kháng viêm và kháng khuẩn, rất tốt cho hệ đường ruột. Vối tươi thường được dùng để giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng viêm đại tràng như đau thắt bụng, đại tiện không có khuôn phân, phân sống,… Bạn hãy chuẩn bị 200g lá vối tươi đã rửa sạch và vò nát, đun sôi với 2 lít nước và uống trong ngày, vừa giúp giải độc cơ thể, vừa tốt cho đại tràng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật đại tràng co thắt là phương pháp điều trị khi tất cả những phương pháp trên không đem lại hiệu quả và tình trạng viêm đã ở thể nặng, không thể kiểm soát. Phẫu thuật đại tràng co thắt được thực hiện bằng cách cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng đã bị viêm. Mặc dù vậy, phương pháp phẫu thuật này cũng tương đối phức tạp và có thể gây ảnh hưởng nhất định trên người bệnh. Vì vậy, trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ cần đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân dựa trên các yếu tố tuổi tác, tình trạng sức khỏe và khả năng chịu đựng.

Xem thêm

Phòng ngừa bệnh hiệu quả

Các phương pháp phòng ngừa bệnh đại tràng co thắt đều nhằm mục đích giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Các phương pháp phòng ngừa mà bạn có thể dễ dàng áp dụng đó là:

Người bệnh cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh
Người bệnh cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh
  • Thay đổi lối sống: Thay đổi lối sống bao gồm tăng cường các hoạt động thể chất, quản lý căng thẳng để giảm thiểu tác động lên hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, chất đạm dễ tiêu, uống đầy đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Đồng thời hạn chế chất kích thích, các loại thực phẩm ăn sẵn, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo, nhiều gia vị, đồ ăn cứng hoặc đồ đã lên men,…
  • Tránh lạm dụng thuốc: Thuốc có thể giảm thiểu sự khó chịu của bệnh, tuy nhiên lại có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cũng cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến từ bác sĩ.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng mỗi lần giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Trong bài viết này, Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã giới thiệu về các thông tin có liên quan đến bệnh viêm đại tràng co thắt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như giúp bạn nắm được phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Cập nhật - 11:57 Sáng , 11/07/2023

Chia sẻ

Viêm Loét Đại Tràng - Căn Bệnh Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Viêm Loét Đại Tràng – Căn Bệnh Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Viêm loét đại tràng là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa,  gây ra sự viêm nhiễm và loét...

3 Hướng Điều Trị Viêm Đại Tràng Bằng Thuốc Đông Y Hiệu Quả

Viêm đại tràng là một trong những bệnh tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta, với tỷ lệ mắc...
[Giải Đáp] Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Sữa Chua Không? 

[Giải Đáp] Viêm Đại Tràng Có Nên Ăn Sữa Chua Không? 

Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe và được nhiều người yêu...
uong tinh bot nghe chua viem dai trang

3 Cách Uống Tinh Bột Nghệ Chữa Viêm Đại Tràng Hiệu Quả

Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến với những triệu chứng điển hình như...
viem dai trang o tre em

Viêm Đại Tràng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Viêm đại tràng ở trẻ em làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên, ở...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top