Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, việc bổ sung dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng không kém việc sử dụng thuốc điều trị đúng phác đồ. Bởi vì ăn uống đầy đủ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, miễn dịch và thúc đẩy tốc độ tái tạo của các tế bào bị tổn thương. 

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Có nhiều báo cáo khoa học đã chứng minh vai trò quan trọng mà thực phẩm có thể mang đến cho sức khỏe của cột sống, nhất là với những bệnh nhân đang gặp phải  tình trạng thoát vị hay thoái hóa. Vậy, người bị thoát vị nên ăn gì để nhanh hồi phục? Các gợi ý dưới đây có thể sẽ giúp ích cho mọi người:

1. Các loại đậu hạt

Các loại đậu hạt cung cấp một lượng lớn protein thực vật tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, protein từ thực vật không giống với protein động vật, nó có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, giúp cải thiện được tình trạng đau nhức khó chịu ở bệnh nhân thoát vị, thoái hóa đĩa đệm. Không những vậy, bệnh nhân còn nhận được nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất hữu ích từ các loại đậu hạt.

Các loại đạu chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bệnh nhân bồi bổ sức khỏe
Các loại đậu chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bệnh nhân bồi bổ sức khỏe

Những loại đậu hạt bệnh nhân có thể lựa chọn rất đa dạng, bao gồm đậu lăng, đậu cove, đậu đỏ,… tùy theo sở thích cũng như khẩu vị bản thân.

2. Rau xanh đậm

Rau xanh đậm cũng là một loại thực phẩm không thể bỏ qua nếu bệnh nhân đang thắc mắc: “Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?”. Về cơ bản, tất cả các loại rau xanh đều sở hữu lợi ích tích cực đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, rau xanh đậm đã được khoa học chứng minh là có đặc tính giảm viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe cột sống và phòng chống các vấn đề như thoát vị hay bị thoái hóa khớp.

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích những người bệnh thoát vị đĩa đệm lựa chọn những loại rau có sắc tố tự nhiên mạnh, ví dụ như cải xoăn, súp lơ, rau bina, cà rốt, bí đỏ,….

3. Thoát vị đĩa đệm ăn gì? – Cá hồi

Nếu người bệnh không dị ứng với hải sản, cá hồi là thực phẩm cần thiết nên bổ sung hàng ngày. Cá hồi cung cấp cho cơ thể nguồn protein động vật tuyệt vời cũng như sở hữu nguồn axit béo omega-3 dồi dào. 

Axit béo omega-3 thúc đẩy sự phát triển của các mô sụn khớp và xương sống. Không những vậy, chúng còn có khả năng chống viêm, giúp giảm đau nhức hiệu quả. Cá hồi có nhiều kiểu chế biến khác nhau cũng như hương vị thơm ngon dễ ăn, người bệnh hoàn toàn có thể thêm chúng vào trong thực đơn mỗi ngày của mình.

4. Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa

Đối với vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến sữa và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, sữa chua, váng sữa,… 

Nguồn canxi tự nhiên trong các thực phẩm này rất quan trọng đối với xương khớp con người. Canxi giúp xương chắc khỏe, tăng cường tính dẻo dai và linh hoạt cho các khớp. 

Sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp hàm lượng canxi dồi dào cho hệ thống xương khớp
Sữa và sản phẩm từ sữa cung cấp hàm lượng canxi dồi dào cho hệ thống xương khớp

Tuy nhiên, dù chúng có nhiều lợi ích thì người bệnh cũng không nên lạm dụng sữa. Lý do là vì sữa chứa chất béo và cholesterol có thể khiến cân nặng gia tăng nhanh chóng. Tốt nhất là bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về lượng sữa và sản phẩm từ sữa nên tiêu thụ mỗi ngày.

5. Các loại gia vị thảo mộc

Nhiều loại gia vị thảo mộc không chỉ giúp tăng hương vị món ăn mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe xương khớp. Theo đó, khi được hỏi: “Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?”, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đưa ra những  lựa chọn như bột nghệ, quế, húng quế, hương thảo và gừng.

Những loại thảo mộc này có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, đặc biệt là bột nghệ với hàm lượng lớn curcumin. Những hoạt chất chống viêm mạnh mẽ sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng tấy và tê mỏi khó chịu ở người bệnh thoát vị. Bệnh nhân có thể thêm chúng trong khi chế biến món ăn hoặc dùng pha trà đều được.

6. Các loại quả mọng

Giống như rau xanh, trái cây tươi đóng vai trò thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của người đang gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm. Quả mọng, ví dụ như nam việt quất, anh đào, dâu tằm, dâu tây,… có chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C cùng các khoáng chất như sắt, kẽm,… Đây đều là hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện sức khỏe cột sống hiệu quả.

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các loại quả mọng
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các loại quả mọng

Đối với quả mọng, người bệnh tốt nhất nên lựa chọn cách ăn tươi. Tuy nhiên, để khiến thực đơn trở nên phong phú hơn, bệnh nhân cũng có thể thử chế biến thành sinh tố, hoa quả dầm,… theo khẩu vị của bản thân.

7. Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? – Trái bơ

Có rất nhiều lý do để trái bơ xuất hiện trong danh sách này. Theo các chuyên gia, trái bơ có chứa hàm lượng lớn chất béo lành mạnh cùng với đó là chất xơ hòa tan và khoáng chất kali. Đây đều là những hoạt chất giúp nâng cao sức khỏe, chống viêm, giảm đau nhức, đặc biệt là chứng đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

Trái bơ có nhiều cách chế biến khác nhau, từ salad, sốt bánh mì đến sinh tố, đáp ứng khẩu vị cũng như sở thích của mọi người. Người bệnh lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ về mức tiêu thụ bơ hàng ngày để đảm bảo sức khỏe.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Bên cạnh vấn đề người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Theo các chuyên gia, bệnh nhân nên hạn chế, kiêng dùng những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm có đường: Những đồ ăn chứa nhiều đường luôn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe xương khớp và cột sống. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thực phẩm có đường khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn cũng như thúc đẩy sự gia tăng về trọng lượng cơ thể. Căn nặng quá cao thường làm tăng áp lực đè nén lên đĩa đệm, không tốt với người bị thoát vị.
  • Dầu thực vật: Trong khi rau xanh được khuyến khích thì dầu thực vật lại nằm trong danh sách “Người bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?”. Nguyên nhân là vì chúng có chứa nhiều axit béo omega-6. Nếu loại axit béo này được tiêu thụ quá nhiều, tình trạng viêm đau ở người bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên sử dụng dầu oliu thay các loại dầu thực vật khác.
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ là nguồn cung cấp dồi dào protein giúp tăng cơ bắp thế nhưng chúng lại không được khuyến khích sử dụng với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, lý do là vì trong thịt đỏ có chứa chất Neu5Gc thúc đẩy quá trình gây viêm, từ đó khiến các triệu chứng khó chịu gia tăng đáng kể.
  • Thực phẩm chứa phụ gia: Đây chính là một trong những đáp án cho câu hỏi: “Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì”. Những loại thực phẩm chứa phụ gia, chất bảo quản như đồ hộp, nước ngọt đóng chai, snack ăn liền,… là thứ người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên dùng. Các chất hóa học có trong thực phẩm như vậy rất dễ khiến tình trạng viêm gia tăng, làm các triệu chứng đau nhức nghiêm trọng hơn. 
Tìm hiểu "Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?"
Tìm hiểu “Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?”

Chế độ chăm sóc với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Người bệnh bên cạnh việc chú ý đến vấn đề bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì cũng cần lưu tâm đến một số điều sau trong quá trình điều trị:

  • Tránh các vận động mạnh có ảnh hưởng đến vùng lưng, ví dụ như mang vác vật nặng, lau dọn nhà cửa, chơi thể thao,….
  • Lựa chọn các bộ môn thể thao thích hợp với sức khỏe và có cường độ nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga,… Thời gian luyện tập cũng không nên kéo dài quá 1 tiếng. 
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Uống thuốc đúng giờ, đúng liều và tuân thủ phác đồ điều trị một cách nghiêm ngặt.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi cũng như vùng bị tổn thương đang hồi phục tích cực.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?”. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh cũng nên tích cực tham gia tập luyện vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.

ĐỪNG BỎ LỠ:

BÀI XEM NHIỀU:

Cập nhật - 1:06 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Hẹp ống sống cổ là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị

Hẹp ống sống cổ là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hẹp ống sống cổ là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm...
Hẹp ống sống là bệnh gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Hẹp ống sống là bệnh gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng tránh

Hẹp ống sống là tình trạng bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, gây những ảnh hưởng...
Thoát vị nội xốp: Dấu hiệu bệnh và các biện pháp điều trị

Thoát vị nội xốp: Dấu hiệu bệnh và các biện pháp điều trị

Thoát vị nội xốp là một dạng của thoát vị đĩa đệm, nhưng có diễn biến phức tạp hơn thông...
Phồng đĩa đệm l4-l5: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Phồng đĩa đệm l4-l5: Mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả

Phồng đĩa đệm L4-L5 là một căn bệnh xương khớp gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như nhức...
Tìm hiểu về bệnh lý lồi đĩa đệm và các phương pháp điều trị

Tìm hiểu về bệnh lý lồi đĩa đệm và các phương pháp điều trị

Lồi đĩa đệm không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhất là với những người cao tuổi. Nếu không được...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top