Hẹp Ống Sống

Hẹp ống sống là tình trạng bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi, gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật nhằm loại bỏ những áp lực đang đè nén lên dây thần kinh và tủy sống.

Hẹp ống sống là bệnh gì?

Hẹp ống sống xảy ra khi không gian bên trong ống sống bị thu hẹp lại, gây áp lực lên những dây thần kinh và tủy sống chạy qua đó. Tình trạng này thường gặp nhiều nhất ở khu vực thắt lưng và cổ, vì vậy mà các bác sĩ chia bệnh thành hai dạng chính là hẹp ống sống cổ và hẹp ống sống thắt lưng.

Ống sống bị hẹp dễ gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống
Ống sống bị hẹp dễ gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống

Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng trên 50 tuổi, khi mà cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa và tình trạng thoái hóa cột sống diễn ra nhanh chóng hơn. Các triệu chứng bệnh phát triển nặng theo thời gian. Nếu không được xử lý sớm, người bệnh có thể phải áp dụng phẫu thuật cột sống nhằm loại bỏ sự chèn ép mà dây thần kinh phải chịu đựng. 

Nguyên nhân gây ra hẹp ống sống

Hẹp ống sống có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Gai xương: Khi xương cột sống bị hao mòn và thoái hóa khớp, chúng rất dễ va chạm vào nhau trong khi cơ thể chuyển động rồi từ đó hình thành nên gai xương. Nếu gai xương phát triển bên trong ống sống, nó sẽ làm không gian của ống sống thu hẹp lại.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm và hẹp ống sống thường đi liền với nhau. Đĩa đệm nằm giữa xương sống và đảm nhận nhiệm vụ giảm xóc. Nếu chúng bị thoát vị, phần nhân đĩa bên trong có thể chảy vào ống sống, gây hẹp không gian và đè nén lên dây thần kinh chạy qua ống.
  • Chấn thương cột sống: Tai nạn xe cộ hoặc những chấn thương khác xảy ra ở cột sống cũng có thể dẫn đến tình trạng ống sống bị hẹp. Khi chấn thương xảy ra, cấu trúc xương hoặc các mô bên cạnh cột sống biến đổi hoặc viêm sưng, ảnh hưởng không nhỏ đến không gian bên trong ống sống.
  • U tủy sống: U tủy sống có thể phát triển bên trong màng bọc tủy với kích thước lớn dần theo thời gian. Điều này cuối cùng dẫn đến tình trạng thu hẹp không gian của ống sống. Tuy nhiên, so với các nguyên nhân kể trên, u tủy sống chiếm tỷ lệ thấp hơn cả.

Triệu chứng hẹp ống sống

Người bệnh bị hẹp ống sống có thể gặp phải một số các triệu chứng sau đây:

  • Cảm giác tê ngứa xuất hiện ở vùng cổ gáy, thắt lưng, sau đó lan rộng đến cánh tay, bàn tay, chân và bàn chân.
  • Cảm giác đau nhức xảy ra tập trung ở khu vực ống sống bị hẹp, ví dụ như đau cổ gáy, đau lưng. 
  • Cảm thấy đau hoặc bị chuột rút chân nếu đứng hoặc không vận động trong một khoảng thời gian. Thậm chí, vấn đề giữ thăng bằng của cơ thể cũng trở nên kém hơn.
  • Mất sức, yếu sức ở tứ chi. Người bệnh khó có thể đi lại hoặc dùng tay để cầm nắm đồ vật.
Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở vùng lưng
Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức ở vùng lưng

Bệnh lý hẹp ống sống có gây nguy hiểm không?

Hẹp ống sống nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì không gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số biến chứng sau đây:

  • Vấn đề cân bằng: Các dây thần kinh tủy sống chạy bên trong ống sống đảm nhận vai trò cảm giác và giữ thăng bằng cho cơ thể, nhất là với những rễ thần kinh nằm ở lưng dưới. Vì vậy, khi áp lực đè nén lên chúng quá lớn, bệnh nhân rất dễ bị mất cân bằng cơ thể và không thể đứng vững được.
  • Tê liệt tay chân: Như đã nêu ở trên, những dây thần kinh ở bên trong ống sống đảm nhận vai trò xúc giác ở tứ chi. Chính bởi vậy, nếu bệnh trở nên nặng hơn, nhiều trường hợp người bệnh không thể cảm nhận được cảm giác ở tay chân, hay nói cách khác là bị tê liệt tay chân.
  • Mất kiểm soát bàng quang và đường ruột: Biến chứng này thường xảy ra ở những người có ống sống thắt lưng bị hẹp. Khi áp lực chèn lên rễ tủy sống quá nhiều, bệnh nhân bị mất kiểm soát hệ thống ruột và bàng quang, dẫn đến tình trạng tiểu tiện, đại tiện liên tục. 

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cách phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán hẹp ống sống được thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:

  • Khám tổng quát: Các bác sĩ trước tiên sẽ hỏi người bệnh về triệu chứng gặp phải, tiền sử bệnh lý hoặc chấn thương trước đây. Sau đó, họ tiến hành xem xét sơ bộ các dấu hiệu bên ngoài như đau nhức hay khó chuyển động.
  • X-quang: X-quang là một trong những biện pháp chẩn đoán được thực hiện ngay sau khi khám sơ bộ kết thúc. Hình ảnh X-quang có thể giúp bác sĩ nhận thấy sự biến đổi ở cột sống, đặc biệt là nếu có gai xương xuất hiện.
  • MRI cộng hưởng từ: Phương pháp xét nghiệm hình ảnh này có thể giúp các bác sĩ nhận định tình trạng ống sống bị hẹp có liên quan đến thoát vị đĩa đệm, phồng đĩa đệm hay khối u tủy hay không. Quan trọng hơn, MRI còn tìm ra vị trí chính xác của các dây thần kinh tủy sống đang bị chèn ép trong ống sống.
Khám tổng quát thường được tiến hành trước tiên đối với việc chẩn đoán bệnh
Khám tổng quát thường được tiến hành trước tiên đối với việc chẩn đoán bệnh

Cách điều trị hẹp ống sống

Điều trị hẹp ống sống phụ thuộc vào vị trí hẹp, triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số biện pháp xử lý được áp dụng phổ biến nhất hiện nay: 

Các bài thuốc tại nhà

Nếu triệu chứng ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thử sử dụng một số bài thuốc tại nhà sau đây:

1. Chườm nóng với lá ngải cứu

Lá ngải cứu có khả năng chống viêm và giảm đau nhức bên ngoài hiệu quả. Khi kết hợp với liệu pháp nhiệt, tác dụng của bài thuốc này được gia tăng đáng kể.

Chuẩn bị: 50g lá ngải.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải rửa sạch, bỏ vào chảo rang đến khi khô và nóng hơn.
  • Bọc lá ngải bằng một chiếc khăn bông rồi đem chườm lên khu vực bị đau. Thực hiện đều đặn hàng ngày từ 2 đến 3 lần.

2. Giảm đau với trà quế

Quế là một trong những vị thuốc Nam sở hữu nhiều hoạt tính chống viêm và giảm đau mạnh mẽ. Trà quế bên cạnh việc cải thiện triệu chứng bệnh còn giúp nâng cao sức đề kháng và giảm mỡ máu.

Trà quế có thể giúp người bị hẹp ống sống cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu
Trà quế có thể giúp người bị hẹp ống sống cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu

Chuẩn bị: 2g quế khô, 200ml nước sôi.

Cách thực hiện:

  • Cho quế vào ấm sứ, thêm nước nóng và ủ trong 10 đến 15 phút.
  • Nếu muốn gia tăng hương vị, thêm vào 1 đến 2 thìa mật ong, khuấy tan và thưởng thức.

3. Bài thuốc từ dây đau xương

Dây đau xương theo Đông y có tính mát, tác dụng chính là khu phong, thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp. 

Chuẩn bị: 30g dây đau xương.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước xâm xấp mặt và đun sôi.
  • Nước thuốc chia thành 2 lần uống sáng và tối trong ngày.

Điều trị hẹp ống sống bằng Tây y

Nếu tình trạng nặng hơn hoặc các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả đáng kể, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Những thuốc giảm cơn đau khó chịu như ibuprofen, naproxen, paracetamol,… thường được khuyên dùng trong thời gian đầu vì tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng những loại thuốc này vì chúng dễ gây tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa. 
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Trong trường hợp mức độ đau nghiêm trọng hơn thông thường, bệnh nhân có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau gây nghiện (opioid). Liều lượng hoạt chất giảm đau trong những thuốc này thường mạnh mẽ hơn ibuprofen hay paracetamol nhưng nguy cơ tiềm ẩn cũng nhiều hơn. Ví dụ: Oxycontin, hydrocodone,…
  • Thuốc chống động kinh: Một số bệnh nhân bị đau mãn tính do dây thần kinh tủy sống chịu tổn thương cũng được kê đơn thuốc chống động kinh như pregabalin hay gabapentin. Những loại thuốc này hỗ trợ giảm đau khá hiệu quả.
Điều trị bảo tồn bằng thuốc uống được sử dụng phổ biến với bệnh ống sống hẹp
Điều trị bảo tồn bằng thuốc uống được sử dụng phổ biến với bệnh ống sống hẹp

Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật, nhất là với trường hợp ống sống bị hẹp đã trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện nay, phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng, cổ gáy gồm có các dạng sau: Cắt cung sau cột sống cổ, tạo hình bản sống, mở cửa sổ xương và phẫu thuật nội soi.

Bệnh nhân ống sống hẹp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, Đông y hay dân gian để điều trị, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo đó, bệnh nhân hẹp ống sống nên tăng cường bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Thịt ức gà và các loại cá biển chứa ít chất béo bão hòa, giàu omega-3 như cá hồi, cá thu,…
  • Rau xanh đậm như bí ngòi, súp lơ xanh, cải kale,… cùng ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ dễ tiêu hóa như gạo lứt, yến mạch,…
  • Hải sản, động vật giáp xác chứa nhiều canxi: Sò, cua, tôm, bào ngư,…

Bệnh nhân cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

  • Mỡ động vật cùng những loại thịt đỏ như bò, dê, heo,…
  • Đồ ăn sử dụng cách chế biến chiên rán hoặc nướng. 
  • Thực phẩm có nhiều đường đã qua chế biến.
  • Các loại thức uống có cồn như rượu hay bia.
Người bệnh không nên sử dụng các đồ uống chứa cồn như bia và rượu
Người bệnh không nên sử dụng các đồ uống chứa cồn như bia và rượu

Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Để phòng tránh hẹp ống sống, mọi người nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý: Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể khiến áp lực đè nén lên vùng thắt lưng cao hơn đồng thời gia tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý thông qua lối sống lành mạnh là rất quan trọng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Thức ăn thu nạp vào cơ thể mỗi ngày đóng vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, dầu mỡ hay rượu bia khiến nguy cơ mắc các bệnh xương khớp gia tăng. Thay vào đó, họ khuyến khích rau xanh, trái cây cùng các loại ngũ cốc chưa qua tinh chế.
  • Thói quen thể dục thể thao hàng ngày: Không vận động làm gia tăng nguy cơ bệnh ống sống hẹp. Chính vì vậy, mọi người nên phòng tránh bệnh bằng cách duy trì đều đặn 30 phút thể dục thể thao mỗi ngày. Các bộ môn mang lại hiệu quả tốt có thể kể đến như bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe đạp,…
  • Đi khám sức khỏe định kỳ: Mọi người nên cố gắng đi khám sức khỏe 6 tháng một lần theo hướng dẫn từ các cơ sở y tế. Việc này không chỉ giúp phòng tránh bệnh lý xương khớp mà còn giúp phát hiện sớm những vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe.

Chữa bệnh hẹp ống sống ở đâu tốt nhất?

Nếu bệnh nhân hẹp ống sống chưa biết nên lựa chọn địa chỉ thăm khám nào cho hiệu quả thì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

  • Bệnh viện Quân đội 108: Bệnh viện hiện có các khoa như nội cơ xương khớp, phẫu thuật chỉnh hình,… có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa liên quan đến ống sống hẹp, thoái hóa cột sống,… Người bệnh có thể tìm tới Bệnh viện 108 theo địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai bà Trưng, TP. Hà Nội hoặc liên hệ số điện thoại 069 572 400.
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc đại học Y Hà Nội. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi cùng các chuyên khoa xương khớp như vật lý trị liệu, phẫu thuật chỉ hình,… đây hiện là địa chỉ đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ người bệnh. Bệnh nhân hẹp ống sống có thể liên hệ hotline 098 287 3112 hoặc số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn cụ thể.

Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý hẹp ống sống. Để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả, bạn nên có lối sống lành mạnh, tăng cường rau xanh trong bữa ăn hàng ngày cũng như tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều...

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm khiến bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu...
Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm nằm trong top 3 bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Vì vậy...
Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa là gì? Dấu hiệu bệnh, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng đuôi ngựa có tỷ lệ mắc phải thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến...
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức? Chi phí thế nào?

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức? Chi phí thế...

Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi điều trị các...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top