Sốt Xuất Huyết Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gặp ở những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh có tính lan truyền cao, dễ bùng phát thành dịch lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. Để biết nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị, phòng tránh bệnh chi tiết, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Bệnh sốt xuất huyết còn có tên gọi khác là sốt dengue hoặc sốt xuất huyết dengue. Đây là một bệnh lý truyền nhiễm phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới WHO đánh là bệnh cực kỳ nguy hiểm, cần phòng tránh và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Sốt xuất huyết do virus dengue gây nên. Khi loài virus này xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây nên phản ứng sốt, dẫn đến sốt xuất huyết phát ban, mệt mỏi, chán ăn,… Sức khỏe người bệnh sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng con người. Không ít trường hợp tử vong mỗi năm do căn bệnh này gây nên.

Xem thêm

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Muỗi vằn Aedes albopictus và muỗi vằn Aedes aegypti là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh học sốt xuất huyết. Chúng có mặt tại các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Loài muỗi này sinh sôi nảy nở đặc biệt nhiều vào mùa hè. Đó là lý do thường hay bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa nóng nhiều nhất.

Khi 2 loài muỗi trên đốt người, chúng sẽ truyền virus dengue vào vật chủ. Có 4 chủng virus dengue phổ biến có thể tồn tại trong cơ thể là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4.

Mỗi người sau khi nhiễm một chủng virus dengue sẽ sản sinh ra khả năng miễn dịch trọn đời với chủng đó. Vì thế, mỗi người chỉ mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là 4 lần, tương ứng với 4 chủng virus dengue. Lần mắc bệnh về sau thường nặng và khó chữa hơn lần đầu. Do đó, việc phòng tránh và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nếu không, bạn có thể gặp những biến chứng cực nguy hiểm.

Ai dễ có nguy cơ bị sốt xuất huyết?

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, dưới đây là những nhóm người có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao nhất:

  • Người sinh sống ở khu vực nhiệt đới

Các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là khu vực có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết lớn nhất. Bởi thời tiết, độ ẩm nơi đây tạo điều kiện thuận lợi cho các loài muỗi sinh sống, phát triển. Muỗi sẽ truyền virus dengue cho người và gây bệnh.

Người sinh sống ở các nước sau thường có khả năng mắc sốt xuất huyết cao nhất: Các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam), Trung Quốc,  Đài Loan, khu vực Mỹ Latinh, khu vực Tây Thái Bình Dương,…

  • Trẻ em dưới 12 tuổi

Trẻ em là những đối tượng dễ bị muỗi đốt hơn cả. Đặc biệt là những trẻ hiếu động, thích chơi đùa tại những khu vực bụi rậm, cây cối,… Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ dưới 12 tuổi còn yếu. Khi bị muỗi vằn đốt, trẻ sẽ dễ nhiễm virus dengue gây bệnh học sốt xuất huyết hơn người trưởng thành.

Trẻ dưới 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao
Trẻ dưới 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao
  • Người từng bị sốt xuất huyết

Theo nghiên cứu, những người từng mắc sốt xuất huyết rất dễ tái mắc bệnh. Lần sau, bệnh sẽ mang chủng virus dengue khác. Đồng thời, tình trạng bệnh cũng nghiêm trọng hơn so với các lần trước.

Xem thêm

Sốt xuất huyết có triệu chứng gì?

Rất nhiều người bệnh do chủ quan, nhầm tưởng sốt xuất huyết là sốt thông thường. Điều này khiến bệnh không được điều trị kịp thời. Đến khi phát hiện, bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Vì vậy, mỗi người cần tự trang bị kiến thức, nắm bắt rõ dấu hiệu mắc sốt xuất huyết để chữa bệnh từ sớm. Sốt thường sẽ chỉ có các biểu hiện như nhiệt độ cao đi kèm ho, đau họng,… Vậy sốt xuất huyết có những biểu hiện gì? Và khi ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng nào khác?

Giai đoạn 1

Khi người bệnh mới chớm mắc bệnh, sốt xuất huyết sẽ có một số triệu chứng khá tương tự với sốt thông thường hoặc sốt virus. Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao trên 40 độ liên tục quá 3 ngày.
  • Người đỏ, nóng bừng, đầu đau nhức.
  • Toàn thân mệt mỏi, đau nhức từ xương đến cơ, khớp.
  • Đau nhức, mỏi mắt.
  • Phát ban toàn thân.
  • Sưng hạch bạch huyết.

Ngay khi bị sốt, người bệnh nên đến cơ sở gần nhất để thực hiện xét nghiệm dengue và điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với những triệu chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn 2

Nếu không được khám và áp dụng điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng rất nhanh chóng. Ở giai đoạn nguy hiểm này, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác như:

  • Xuất huyết: từ những nốt mẩn, phát ban ban đầu, các nốt đỏ sẽ chuyển sang dạng nốt chấm xuất huyết màu đỏ đậm.
  • Khó thở, đổ mồ hôi lạnh.
  • Chảy máu, bầm tím chân răng.
  • Mũi chảy máu cam.
  • Chảy máu nội tạng, nôn ra máu
  • Chảy máu âm đạo (ở phụ nữ).
  • Đau bụng, mệt mỏi, choáng, da dẻ nhợt nhạt, xanh xao do sốt cao và mất quá nhiều máu.
  • Tình trạng thiếu máu khiến não mất dần ý thức, người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh, thậm chí là tử vong.
Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao
Ở trường hợp nặng, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất nhanh chóng. Hơn nữa biểu hiện ban đầu lại khá giống các thể sốt thông thường. Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng.

  • Hạ tiểu cầu

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2, số lượng tiểu cầu trong máu sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Tiểu cầu có vai trò chủ đạo trong cầm máu nên khi tiểu cầu hạ, người bệnh rất dễ chảy máu các bộ phận cơ thể như mũi, chân răng, âm đạo, nội tạng,… gây thiếu máu nghiêm trọng. 

Thậm chí, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não. Hoặc tuần hoàn máu rối loạn do xuất huyết quá nhanh khiến tim bị tổn thương, không thể thực hiện hoạt động bơm máu, đủ cung cấp máu cho các bộ phận cơ thể, dẫn đến xuất huyết cơ tim. 

Khi tiểu cầu hạ, thận cũng phải vận hành quá sức do phải bài tiết huyết tương liên tục qua đường nước tiểu. Tình trạng suy thận cũng sẽ xảy đến nhanh chóng.

  • Cô đặc máu

Một biến chứng khác của sốt xuất huyết là máu của người bệnh sẽ bị đông đặc lại. Tuần hoàn máu trở nên khó khăn. Hiện tượng máu khó lưu thông đến tim, não có thể khiến người bệnh tử vong.

Đặc biệt, phụ nữ đang mang bầu mắc sốt xuất huyết có nguy cơ cao bị sảy thai, lưu thai. Thậm chí ngay cả tính mạng của người mẹ cũng khó được bảo toàn. Thai phụ có thể gặp hiện tượng tiền sản giật dẫn đến tử vong.

Xem thêm

Làm sao để chẩn đoán bệnh học sốt xuất huyết?

Để phát hiện bệnh nhân có bị mắc sốt xuất huyết hay không, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp, các bác sĩ cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán chính xác. Như vậy mới đảm bảo trị bệnh đúng, hiệu quả.

Để phân biệt sốt xuất huyết và sốt rét, sốt virus thông thường, trước tiên các bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu bên ngoài như sốt cao trên 3 ngày, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi cơ khớp, da xuất hiện nốt ban đỏ, xung huyết, chảy máu các bộ phận trong cơ thể,…

Xét nghiệm sốt xuất huyết
Xét nghiệm sốt xuất huyết

Ngoài ra, để chẩn đoán một cách chính xác hơn, cần thực hiện một số xét nghiệm sốt xuất huyết sau:

  • Xét nghiệm tiểu cầu: Khi số lượng tiểu cầu nhỏ hơn 100.000 tế bào/mm3, người bệnh đã mắc chứng hạ tiểu cầu do sốt xuất huyết gây nên.
  • Xét nghiệm huyết thanh.
  • Xét nghiệm ELISA để xác định kháng thể IgM, xét nghiệm kháng thể IgG.
  • Xét nghiệm PCR để xác định virus gây bệnh. 
  • Xét nghiệm nhanh: phân tích và tìm ra kháng nguyên Dengue NS1. 
  • Xét nghiệm tế bào máu: Chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào thông qua dung tích hồng cầu và số lượng tiểu cầu trong máu.

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác, nắm bắt cụ thể tình trạng bệnh, bạn cần tìm đến các bệnh viện uy tín, có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

Trong số các địa chỉ khám, chữa bệnh hiện nay, CTCP Bệnh viện Quân dân 102 là địa chỉ đáng tin cậy, đáp ứng đủ các tiêu chí cần thiết trong việc chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết hiệu quả nhất. Người bệnh có thể liên hệ hotline 0888 598 102 hoặc nhắn tin qua fanpage https://www.facebook.com/benhvien102 để được tư vấn.

Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Ngay khi phát hiện bản thân mắc sốt xuất huyết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị đúng, hiệu quả nhất. Hiện nay, chưa có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cụ thể. Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị triệu chứng. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, chữa trị tại nhà. Tùy theo từng giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa bệnh thích hợp.

Giai đoạn 1: Thể nhẹ

Ở giai đoạn đầu, người bệnh chưa có các dấu hiệu xuất huyết, nguy hại đến các cơ quan nội tạng và tính mạng. Bạn có thể áp dụng các phương pháp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh như sau:

  • Sử dụng paracetamol để giảm đau và hạ sốt.
  • Uống nhiều nước lọc để hỗ trợ hạ sốt và bù nước cho cơ thể. Bạn có thể uống các loại nước trái cây, nước cháo loãng với muối, nước oresol,…
  • Không dùng các loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, aspirin, naproxen bởi chúng sẽ kích thích chảy máu, mất máu.
  • Không tự ý truyền dịch tại nhà hoặc các cơ sở y tế nhỏ lẻ, tránh nguy cơ tràn dịch màng phổi – một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết.
  • Không ăn các loại đồ ăn có màu nâu hoặc đỏ như cà chua, socola, carot,… không ăn các loại thịt dai, cứng, khó tiêu.

Ở giai đoạn đầu, phần lớn người bệnh có thể khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần. Nếu bạn thấy các triệu chứng sốt xuất huyết vẫn còn xuất hiện, bạn nên ngay lập tức đến bệnh viện tái khám và có phương án điều trị thích hợp.

Bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với trường hợp đang ở giai đoạn nhẹ
Bạn có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ với trường hợp đang ở giai đoạn nhẹ

Giai đoạn 2: Thể nặng

Ở giai đoạn này, người bệnh có xu hướng bị hạ tiểu cầu, dẫn đến xuất huyết mũi, chân răng, nội tạng,… nặng hơn là xuất huyết não, cơ tim, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Bạn cần nhanh chóng nhập viện để được theo dõi liên tục và điều trị bệnh. Lúc này, bên cạnh các phương pháp áp dụng ở giai đoạn 1, các bác sĩ có thể áp dụng thêm các biện pháp như:

  • Truyền dịch và chất điện giải qua tĩnh mạch tùy theo tình trạng bệnh nhân.
  • Theo dõi huyết áp, thực hiện các xét nghiệm để kiểm soát tình trạng tiểu cầu trong cơ thể người bệnh.
  • Truyền máu, tránh hiện tượng thiếu máu lên não, thiếu máu cơ tim.

Giai đoạn hồi phục

Ngay cả khi đã khỏi bệnh, người bệnh cũng cần được theo dõi, chăm sóc đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi lúc này cơ thể vẫn còn yếu và chưa hồi phục ngay được. Hãy thông báo ngay lập tức với bác sĩ nếu phát hiện mình có những triệu chứng sau:

  • Tiểu ít, mắt khô, ít nước mắt.
  • Môi khô, miệng đắng.
  • Người mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ.
  • Người lạnh toát.

Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm và chỉ định nhập viện nếu cần thiết, đảm bảo người bệnh đã khỏi hoàn toàn sốt xuất huyết.

Xem thêm

Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết

Hiện nay, các nhà khoa học đã điều chế thành công vắc-xin phòng tránh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, loại vắc-xin này vẫn chưa được phổ biến trên toàn thế giới. Không phải ai cũng tiêm loại vắc-xin này. Vì thế, để đảm bảo không mắc bệnh, bạn nên chủ động có biện pháp phòng tránh.

Muỗi là tác nhân chính dẫn đến bệnh lý sốt xuất huyết. Do đó, để phòng bệnh, trước hết hãy đảm bảo mình và người thân không bị muỗi đốt. Muỗi vốn là loài động vật ưa sinh sống, sinh sản ở nơi đọng nước, độ ẩm cao. Do đó, bạn cần:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đậy kín bể nước, bình nước, hạn chế để sàn nhà đọng nước.
  • Đảm bảo trong nhà không có rác, các vật dụng thừa thãi, phế thải trong nhà. 
  • Không phơi quần áo ngoài trời buổi tối, dễ làm nơi trú ngụ của muỗi.
  • Để chắc chắn hơn, bạn có thể phun thuốc diệt côn trùng trong và xung quanh nhà định kỳ 2 – 3 tháng/lần.
  • Bạn cũng có thể tự bảo vệ bản thân khỏi bị muỗi đốt bằng cách: Mắc màn khi đi ngủ, thoa kem chống muỗi, sử dụng vợt bắt muỗi, dùng rèm che chắn các cửa, đặc biệt vào buổi tối.
  • Đối với trẻ em – đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất, phụ huynh nên cho bé mặc quần áo dài tay, nhắc nhở trẻ không vui chơi tại các khu vực bụi rậm, ẩm mốc, thiếu ánh sáng.
Chú ý luôn bỏ màn khi đi ngủ
Chú ý luôn bỏ màn khi đi ngủ

Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan, sốt xuất huyết có thể trở nặng nhanh chóng và gây tổn thương không nhỏ tới các cơ quan trong cơ thể. Mỗi người hãy tự giác, chủ động phòng tránh, vệ sinh nhà ở để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào gây nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, hãy nhanh chóng liên hệ tới cơ sở y tế uy tín theo hotline 0888 598 102 để được chuyên gia tư vấn phương pháp xét nghiệm, điều trị chuẩn xác, kịp thời!

Cập nhật - 5:29 Chiều , 07/06/2023

Chia sẻ

Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Hội Chứng Tăng Glucose Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

Khi chúng ta sử dụng nhiều các chất ngọt, chất đường bột, chỉ số glucose máu sẽ tăng lên. Nhưng...
Người Bị Cholesterol Cao Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì - Chế Độ Ăn HỢP LÝ Nhất

Người Bị Cholesterol Cao Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì – Chế Độ Ăn HỢP LÝ...

Cholesterol cao ăn gì, kiêng gì là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi cholesterol cao là bệnh...
Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...
Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?

Axit Uric Thấp Là Bao Nhiêu, Có Sao Không & Cách Cải Thiện Hiệu Quả?

Chỉ số axit uric thấp là tình trạng khá nguy hiểm, cảnh báo sức khỏe người bệnh đang có dấu...
Điều Trị Triglyceride Cao Nên Thực Hiện Khi Nào, Xử Lý Ra Sao?

Điều Trị Triglyceride Cao Nên Thực Hiện Khi Nào, Xử Lý Ra Sao?

Triglyceride tăng cao là hiện tượng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này kéo dài lâu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top