Top 8 Cách Dùng Lá Trầu Không Chữa Tổ Đỉa Hiệu Quả Tại Nhà

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh tổ đỉa là một trong những dạng viêm da cơ địa khá phổ biến mà chúng ta hay gặp phải. Khi đó lòng bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước gây ngứa ngáy và khó chịu. Ngoài việc dùng thuốc cũng có rất nhiều phương pháp điều trị tổ đỉa tại nhà rất hiệu quả, trong đó có sử dụng lá trầu không. Vậy lá trầu không chữa tổ đỉa như thế nào? Bạn đọc hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Công dụng của lá trầu không chữa tổ đỉa có thể bạn chưa biết

Tổ đỉa là một dạng viêm da cơ địa thường gặp. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước nằm tập trung hoặc rải rác trong lòng bàn tay, bàn chân hay dọc theo các ngón tay, ngón chân. Chúng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và rất khó chịu. Tuy bệnh tổ đỉa là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, sinh hoạt cũng như tâm lý của bệnh nhân.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ngay tại nhà vừa an toàn, tiết kiệm lại rất hiệu quả, trong đó có sử dụng lá trầu không. Vậy lá trầu không công dụng như thế nào trong điều trị bệnh tổ đỉa?

Bệnh tổ đỉa gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu
Bệnh tổ đỉa gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu

Trầu không là loại cây thân leo được trồng phổ biến ở nước ta với rất nhiều công dụng. Trong Đông y, lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, tác dụng tán hàn, khu phong, chỉ thống, tiêu thũng, chống ngứa, sát trùng. Vì vậy, loại lá này thường được dùng để chữa bệnh hàn thấp nhức mỏi, đầy hơi, hen suyễn, cảm, vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt, mề đay, tổ đỉa,…

Còn theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm như: Methyl eugenol, estragol, cineol và allylcatechol,… giúp diệt khuẩn, kháng nấm, ức chế hoạt động của ký sinh trùng. Từ đó giúp tình trạng bệnh tổ đỉa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, sử dụng lá trầu không là một trong những lựa chọn tuyệt vời đối với bệnh nhân đang gặp phải căn bệnh này.

Top 8 cách dùng lá trầu không chữa tổ đỉa tại nhà

Với những công dụng tuyệt vời mà lá trầu không mang lại, việc sử dụng dược liệu này để điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả vô cùng cao. Dưới đây là top 8 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không đơn giản tại nhà, bạn có thể dễ dàng tham khảo và áp dụng.

Dùng lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa

Đây là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Cách làm này giúp hấp thụ được hết dược chất trong lá trầu, vừa giúp làm mềm, ngăn ngừa tình trạng bong tróc da vừa giảm ngứa, phòng viêm nhiễm một cách hiệu quả.

Dùng lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa
Dùng lá trầu không để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không tươi, 2 lít nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu rửa sạch, vò nát nhẹ.
  • Đun sôi nước sạch, sau đó thả lá trầu vào, đun thêm 5 phút.
  • Đổ nước thu được ra chậu rồi pha thêm nước lạnh hoặc để nước tự nguội về nhiệt độ thích hợp.
  • Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa trong chậu nước khoảng 15 – 20 phút.
  • Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và duy trì đều đặn mỗi ngày.

Muối biển kết hợp lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa

Muối biển rất phổ biến và là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt, có tác dụng sát trùng và giảm ngứa rất hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp với lá trầu với muối biển sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm trùng cũng như tránh sự lây lan ra các vùng xung quanh hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 5 lá trầu không tươi, muối biển.

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu rửa sạch với nước rồi để ráo.
  • Sau đó cho lá trầu cùng muối vào cối giã nát.
  • Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sau đó đắp hỗn hợp thu được lên.
  • Khi đó, người bệnh có thể cảm thấy xót ra hoặc nóng rát. Nhưng đó chỉ là phản ứng bình thường của da khi tiếp xúc với tinh dầu lá trầu không và muối biển.

Dùng phèn chua cùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

Trong Đông y, phèn chua có tác dụng sát trùng, làm lành vết thương hở và giúp da săn hơn. Ngoài ra, nó còn có khả năng kháng nấm, từ đó ức chế hoạt động của các loại nấm gây nhiễm trùng da như nấm hạt men hay nấm sợi. Vì vậy hết hợp phèn chua với lá trầu không sẽ mang đến hiệu quả tuyệt vời trong điều trị bệnh tổ đỉa, giúp vết thương mau lành, giảm ngứa, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Dùng phèn chua cùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả
Dùng phèn chua cùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả

Nguyên liệu chuẩn bị: 5 – 6 lá trầu không tươi, phèn chua, 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, để ráo và vò nhẹ.
  • Đun sôi nước rồi cho lá trầu vào.
  • Sau 5 phút thì tắt bếp và thêm phèn chua vào.
  • Dùng nước thu được để nguội hoặc pha thêm nước lạnh về nhiệt độ thích hợp rồi ngâm rửa vùng tay, chân bị tổ đỉa trong khoảng 15 phút.

Xem thêm: Top 6 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Tỏi Hiệu Quả, An Toàn

Tỏi và lá trầu không điều trị bệnh tổ đỉa

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Mà từ lâu nó còn được biết đến với tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, sát trùng hiệu quả, Vì vậy kết hợp lá trầu không cùng với tỏi sẽ làm ức chế hoạt động của nấm và vi khuẩn ở vùng da bị bệnh; đồng thời cải thiện tình trạng ngứa do tổ đỉa gây ra.

Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 4 lá trầu không, 4 – 5 tép tỏi, 2 lít nước.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu đem rửa sạch rồi vò nát, tỏi bóc vỏ đập dập.
  • Đun sôi nước, sau đó cho lá trầu không và tỏi vào. Sau 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu ngâm và pha thêm nước lạnh đến nhiệt độ phù hợp, rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Nên thực hiện khoảng 1 – 2 lần/ngày để cảm nhận hiệu quả.

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi

Trong thành phần của gừng tươi có chứa hoạt chất Gingerol và Zingerol có tác dụng chống viêm, sát trùng, giảm sưng và ngứa rất hiệu quả. Vì vậy phương pháp dùng gừng tươi và lá trầu không chữa tổ đỉa sẽ giúp tiêu viêm, giảm ngứa và chống nhiễm trùng rất hiệu quả.

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi
Điều trị bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không kết hợp gừng tươi

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 – 3 lá trầu không, ½ củ gừng tươi, 50ml nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu và vò nhẹ, gừng rửa sạch cắt lát mỏng.
  • Cho 2 nguyên liệu trên vào cối giã, sau đó thêm 50ml nước.
  • Chắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Chờ 10 phút cho các dưỡng chất thẩm thấu vào da rồi rửa lại bằng nước ấm.

Không nên bỏ lỡ: Top 4 Cách Dùng Lá Đào Chữa Bệnh Tổ Đỉa Tại Nhà Hiệu Quả

Rau răm kết hợp lá trầu không điều trị tổ đỉa hiệu quả

Rau răm là một loại rau gia vị quen thuộc của người Việt Nam có tính ấm, vị cay nhẹ giúp thanh lọc cơ thể, giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ. Không những vậy loại rau này còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, đào thải độc tố và tiêu diệt các tác nhân gây hại. Vì vậy rau răm khi kết hợp cùng lá tía tô sẽ giúp khắc phục tốt bệnh tổ đỉa.

Nguyên liệu chuẩn bị: 30g lá trầu không, 30g rau răm, muối,1 lít nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và rau răm sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Vớt ra rồi rửa lại một lần nữa với nước sạch và để ráo.
  • Đun sôi nước rồi cho lá trầu và rau răm vào.
  • Để lửa nhỏ, sau khoảng 15 phút thì tắt bếp và gạn lấy nước.
  • Lấy nước để nguội rồi ngâm vùng da bị tổ đỉa trong khoảng 20 phút.

Ích nhĩ, mò trắng cùng lá trầu không chữa tổ đỉa

Ích nhĩ và mò trắng là hai vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa rất hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp chúng cùng lá trầu không sẽ giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rát vô cùng tốt. Vì vậy người bệnh có thể áp dụng tại nhà để cảm nhận hiệu quả.

Cây mò trắng cùng lá trầu không chữa tổ đỉa
Cây mò trắng cùng lá trầu không chữa tổ đỉa

Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr lá trầu không, 20gr mò trắng, 20gr ích nhĩ, 1 lít nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu, ích nhĩ, mò trắng rửa sạch và để ráo.
  • Cho các nguyên liệu cùng nước lọc vào nồi đun sôi.
  • Sau khi sôi gạn lấy nước cốt, bỏ phần bã.
  • Chờ nước nguội rồi dùng ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.

Dùng lá trầu sao nóng đắp lên vùng da tổ đỉa

Đây là mẹo dân gian phổ biến, dễ thực hiện được nhiều người áp dụng tại nhà. Phương pháp này phù hợp với trường hợp mụn nước đã vỡ, bong vảy, da khô ráp gây ngứa âm ỉ. Lá trầu không khi sao nóng có tác dụng kích thích dây thần kinh ở lòng bàn chân, bàn tay, giảm ngứa hiệu quả đồng thời giúp cải thiện các tổn thương bề mặt do tổ đỉa gây ra.

Nguyên liệu chuẩn bị: 5 lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch và cho lên chảo sao nóng đến khi chuyển thành màu vàng và có mùi thơm là được.
  • Dùng khăn vải sạch bọc lá trầu không đã sao nóng rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa.
  • Nên thực hiện hằng ngày sẽ thấy bệnh tổ đỉa giảm đáng kể.

Tìm hiểu thêm: Chữa Tổ Đỉa Bằng Củ Ráy Có Thật Sự Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Những lưu ý trong quá trình dùng lá trầu không chữa tổ đỉa

Lá trầu không rất dễ tìm kiếm và là một loại thảo dược từ tự nhiên nên rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng cách sẽ không mang lại được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa từ lá trầu không, người bệnh cần lưu ý những vấn đề như sau:

Những lưu ý trong quá trình dùng lá trầu không chữa tổ đỉa
Những lưu ý trong quá trình dùng lá trầu không chữa tổ đỉa
  • Lá trầu là dược liệu tự nhiên nên khi thực hiện người bệnh cần kiên trì theo đúng quy trình mới có thể đảm bảo được hiệu quả.
  • Không nên dùng lá trầu chữa tổ đỉa khi mụn nước đã vỡ, lở loét, nhiễm trùng hay vùng da có vết thương hở.
  • Trong quá trình ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa bằng lá trầu người bệnh không nên gãi hoặc chà xát mạnh.
  • Trước khi thực hiện bất cứ phương pháp nào, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa.
  • Các nguyên liệu cần phải rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn tránh làm tình trạng tổ đỉa nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình thực hiện, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường người bệnh cần ngừng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám.
  • Hạn chế tiếp xúc vùng da bị tổ đỉa với hóa chất, mỹ phẩm, ánh nắng mặt trời,…

Trên đây là những thông tin cơ bản về các cách dùng lá trầu không chữa tổ đỉa tại nhà. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ lựa chọn được phương pháp an toàn, phù hợp với mình và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết và chúc bạn sớm khỏi bệnh.

Cập nhật - 2:59 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh

Giải mã hiệu quả của phương pháp chữa tổ đỉa bằng Đông y – Chuyên...

Đông y cho rằng, bệnh tổ đỉa hình thành do nhiệt, độc, thấp, phong kết lại gây tổn thương khí...
TOP 9 Thuốc Bôi Tổ Đỉa Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

TOP 9 Thuốc Bôi Tổ Đỉa Các Chuyên Gia Khuyên Dùng

Các loại thuốc bôi tổ đỉa là giải pháp điều trị bệnh được đông đảo khách hàng lựa chọn. Bởi...
[Giải Đáp] Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Chữa Tận Gốc

[Giải Đáp] Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? Cách Chữa Tận Gốc

Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm...

[THỰC HƯ] Nhất Nam An Bì Thang điều trị tổ đỉa có tốt như lời...

Tổ đỉa vốn là bệnh lý viêm da “khó nhằn” do rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn....

Top 8 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả, An Toàn

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ khá lâu đời....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top