Hội Chứng Ruột Kích Thích Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất?

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích chính là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc kiêng khem quá mức. Vậy nên, để góp phần cải thiện bệnh, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và cần kiêng gì để tránh tái phát bệnh hiệu quả. 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là căn bệnh tương đối phổ biến liên quan đến phần ruột. Theo thống kê, có tới 10 – 20% dân số hiện nay đang mắc phải căn bệnh này. Bệnh gây ảnh hưởng tới chức năng ống tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng.  

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo khoa học nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng không phải điều đơn giản. Vậy hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Dưới đây là gợi ý về những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và người bị chứng ruột kích thích. 

Các loại rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe bởi chúng có khả năng cung cấp một lượng chất xơ và vitamin dồi dào. Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng có trong rau xanh còn dễ tiêu hóa và hấp thu mà không gây nên tình trạng khó chịu. 

Người bệnh nên ăn các loại rau xanh
Người bệnh nên ăn các loại rau xanh

Trường hợp mắc hội chứng ruột kích thích nên lựa chọn những loại rau phù hợp dựa vào biểu hiện của bệnh. Ví dụ, nếu có triệu chứng khó tiêu, táo bón,… bạn có thể ăn rau đay, giá hẹ, cải thảo hoặc tầm tơi. 

Để hạn chế bị nhiễm sán, nhiễm khuẩn, mọi người nên tránh ăn rau sống. Ưu tiên những món rau luộc hoặc nấu canh, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, vừa tránh dung nạp chất béo từ dầu mỡ ở những món rau xào. 

Xem thêm

Các loại trái cây Fodmap thấp

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Tương tự như các loại rau xanh, trái cây cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho đường ruột. Nhưng người bệnh chỉ nên ăn những loại trái cây Fodmap thấp và không nên ăn quá nhiều trong một lần. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều trái cây cùng lúc có thể khiến dạ dày bị đầy hơi, dẫn tới khó chịu. 

Những loại trái cây tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích có thể kể đến như chuối, quả việt quất, dưa lưới, kiwi, nho, chanh, cam, quýt, đu đủ, dâu tây, bưởi, dứa,… 

Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn trứng

Trứng là nguồn thực phẩm dễ chế biến, dễ tiêu hóa và có giá thành khá rẻ. Đây được xem là lựa chọn an toàn cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Theo đó, bạn có thể luộc chín, hấp hoặc ốp la để thưởng thức món ăn này cùng bánh mì hoặc cơm nóng. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhạy cảm với protein có trong lòng trắng trứng hay bị dị ứng với lòng đỏ trứng gà thì không nên dung nạp thực phẩm này.

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Thực phẩm ít béo

Nếu hệ tiêu hóa gặp vấn đề, bạn vẫn cần đảm bảo nguồn dưỡng chất đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vậy nên, trong chế độ ăn uống vẫn cần có cả chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất,… Tuy nhiên, các bạn chỉ nên dung nạp những thực phẩm ít béo có trong cá, trứng, thịt nạc, tôm cua,… 

Nhóm thực phẩm ít béo rất dễ tiêu hóa nên không làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của dạ dày và ruột. Trường hợp bị hội chứng ruột kích thích nên cung cấp khoảng 15g chất béo mỗi ngày. 

Hội chứng ruột kích thích ăn gì? Ngũ cốc nguyên cám

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Đó chính là ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, gạo lứt, ngô, hạt kê, yến mạch,… Với thành phần chất xơ có trong ngũ cốc nguyên cám, những thực phẩm này vừa có thể hỗ trợ tiêu hóa, vừa góp phần tạo lớp màng bảo vệ dạ dày – ruột khỏi các kích thích. 

Hội chứng ruột kích thích ăn gì? Ngũ cốc nguyên cám
Hội chứng ruột kích thích ăn gì? Ngũ cốc nguyên cám

Mặt khác, ngũ cốc nguyên cám cũng có thể một số thành phần khoáng chất giúp đường ruột hoạt động ổn định. Đồng thời hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược dạ dày – thực quản do khả năng làm giảm lượng acid dư thừa trong bao tử. 

Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Thực phẩm giàu Omega 3

Nếu bạn đang thắc mắc người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì có thể bổ sung ngay Omega 3. Đây là chất có tác dụng chống viêm, kích thích quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột, bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi sự tấn công của các gốc tự do hiệu quả. Cá hồi, dầu oliu, bơ, quả hạnh là những thực phẩm rất giàu nguồn dưỡng chất này. 

Thực phẩm lên men rất tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích

Các loại thực phẩm lên men thường có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa. Vậy nên, người bệnh có thể thêm nhóm thực phẩm này vào trong chế độ ăn uống hàng tuần của bản thân. Chẳng hạn như đồ uống lên men (kombucha, kefir,…), rau lên men (dưa cải bắp, cải thảo – kim chi, dưa chuột muối,…) và sữa chua không đường. 

Các loại thực phẩm lên men thường rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều, nhất là trong trường hợp bị viêm loét dạ dày, tá tràng. Một tuần, tốt nhất bạn chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần, tránh ăn lúc đói hay ăn vào buổi sáng. 

Nước dùng xương

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy nước dùng từ xương hoặc cá có chứa các chất dinh dưỡng tốt cho niêm mạc ruột. Do đó, bạn có thể uống một bát cháo loãng hoặc ăn 1 bát súp nóng để cải thiện triệu chứng của bệnh. 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Quả hạch

Nhờ có hàm lượng chất xơ, protein và các axit béo omega – 3 mà quả hạch cũng góp mặt trong danh sách này. Nếu được hỏi hội chứng ruột kích thích nên ăn gì thì quả hạch sẽ là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Quả hạch
Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Quả hạch

Chưa kể, quả hạch còn giúp giảm cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch. Đặc biệt là hỗ trợ cải thiện đường ruột, giảm triệu chứng khó chịu do IBS gây ra. Hạnh nhân, hạt phỉ, hạt macca, quả hồ đào, hạt hông, quả óc chó, quả hạch brazil, quả hạch brazil,… là một số loại quả hạch mà bạn có thể sử dụng. 

Các loại hạt

Hạt chia, hạt lanh là hai loại mang tới nhiều lợi ích nhất cho những trường hợp đang bị hội chứng ruột kích thích. Không chỉ cung cấp chất xơ, axit béo omega – 3 dồi dào mà các loại hạt này còn giúp cải thiện táo bón, giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu. Theo đó, mọi người có thể rắc hạt chia, hạt lanh lên các món salad, bột yến mạch hoặc thêm vào sinh tố để thưởng thức. 

Bên cạnh đó, hạt hướng dương, hạt bí ngô cũng là nhóm hạt fodmap thấp mà người bị IBS có thể dùng làm đồ ăn vặt mỗi ngày. 

Uống đủ nước

Bổ sung nước cho cơ thể là một trong những vấn đề cần được quan tâm không riêng trường hợp bị hội chứng ruột kích thích. Bởi nước đóng vai trò quan trọng với sức khỏe, là thành phần không thể thiếu giúp các cơ quan trong cơ thể đảm bảo hoạt động, nhất là hệ tiêu hóa. 

Cụ thể, nước giúp chuyển hóa, đào thải chất độc, thanh lọc cơ thể, vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất đến các tế bào. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, người bệnh sẽ gặp vấn đề như táo bón, giảm hấp thụ dinh dưỡng, cơ thể mệt mỏi,…. Vậy nên, để tránh tình trạng này, các bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày (có thể là nước lọc, nước canh, nước ép trái cây hoặc ăn các loại hoa quả mọng nước,…).  

Xem thêm

Hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì?

Sau khi đã biết “hội chứng ruột kích thích nên ăn gì”, mọi người cũng nên tìm hiểu những thực phẩm mà bản thân cần tránh. Dưới đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc hội chứng ruột kích thích không nên ăn gì chi tiết nhất. 

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng thức ăn sống, tái

Hội chứng ruột kích thích có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn thường xuyên dung nạp những loại thức ăn sống, tái. Bởi trong các loại thức ăn này luôn tồn tại vi khuẩn có hại, khiến đường ruột gặp vấn đề. Nếu đang bị bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, đại tràng, mọi người nên đảm bảo thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi để bảo vệ sức khỏe. Theo đó, bạn cần tránh ăn gỏi, sushi, rau sống, thịt sống, tiết canh,… 

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng thức ăn sống, tái
Hội chứng ruột kích thích nên kiêng thức ăn sống, tái

Thức ăn cứng

Đồ ăn quá cứng thường gây khó khăn trong việc tiêu hóa, có khả năng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Hơn nữa, chúng còn khiến dạ dày mất nhiều thời gian để tiêu hóa, xử lý. Từ đó làm trầm trọng hơn các tổn thương ở đường ruột, làm chậm quá trình hồi phục, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bị hội chứng ruột kích thích không nên hạn chế ăn đậu phộng, hạt điều hoặc các loại bánh quá cứng, quá khô. 

Sữa, các chế phẩm từ sữa

Ngoài sữa chua thì các loại sữa đều có hàm lượng chất béo trong sữa – các chế phẩm từ sữa rất cao. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… Chưa kể, trường hợp bị mắc chứng không dung nạp lactose sẽ gặp phải hội chứng ruột kích thích nếu sử dụng sữa hay các chế phẩm từ sữa.

Nếu muốn hạn chế tình trạng này, các bạn có thể thay thế sữa động vật bằng sữa thực vật hoặc có thể dùng phô mát làm từ đậu nành. 

Hạn chế ăn thịt đỏ

Mặc dù các loại thịt đỏ có chứa hàm lượng lớn protein nhưng dung nạp quá nhiều thịt đỏ như thịt dê, thịt bò có thể khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động quá sức. Từ đó làm đại tràng co thắt mạnh, khiến triệu chứng của bệnh trở nên khó kiểm soát hơn. 

Người bị hội chứng ruột kích thích nên kiêng đồ ăn cay nóng

Nhiều người có thói quen ăn cay, tuy nhiên điều này không tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa. Thức ăn cay nóng dù kích thích vị giác tốt nhưng chúng cũng khiến đường ruột bị co thắt quá mức, làm tăng tiết axit dạ dày và gây nên vô số bệnh lý. 

Bởi thế nên người đang bị bệnh dạ dày, mắc hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn đồ cay nóng. Thay vào đó hãy ăn những thực phẩm ít gia vị, chế biến đơn giản để làm giảm áp lực cho dạ dày cũng như hệ thống tiêu hóa. 

Thực phẩm chiên rán

Các món chiên xào thường rất kích thích vị giác nhưng lại có chứa hàm lượng chất béo cao. Những thực phẩm này nếu dung nạp quá nhiều có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn tới khó tiêu, rối loạn chức năng đường ruột. Đồng thời có thể làm tăng tính nghiêm trọng của hội chứng ruột kích thích. 

Mọi người nên tránh ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ
Mọi người nên tránh ăn thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ

Vì thế, các bạn cần hạn chế dùng thực phẩm chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà chiên, các món rau xào, cá rán,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần nói không với đồ ăn nhanh vì chúng có chứa nhiều đường, muối, chất phụ gia, chất bảo quản. Các nghiên cứu cho thấy, nếu ăn 4 phần thức ăn nhanh mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc chứng ruột kích thích, cao huyết áp, béo phì, thậm chí là ung thư. 

Thực phẩm nhiều đường

Cũng giống như các loại thực phẩm nêu trên, đồ ăn – đồ uống chứa nhiều đường thường không tốt cho sức khỏe lẫn chức năng của hệ tiêu hóa. Việc dung nạp quá nhiều đường sẽ gây hiện tượng táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi và cũng là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp cao,…

Những thực phẩm có chứa nhiều đường mà bạn không nên sử dụng gồm mứt, siro, bánh kẹo, nước uống có ga,… 

Đồ uống có cồn, có ga

Không riêng với những trường hợp bị mắc hội chứng ruột kích thích, để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh bệnh tật hiệu quả. Mọi người cần tránh xa đồ uống có chứa cồn như bia, rượu,.. Bởi chúng có thể làm tăng khả năng gây hại cho hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và làm suy giảm chức năng của gan, thận,… 

Uống nhiều rượu bia còn khiến các tổn thương ở niêm mạc đường ruột thêm trầm trọng, làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Không chỉ rượu bia, nước uống chứa nhiều đường, đồ uống có ga cũng cần hạn chế để tránh tình trạng bị ợ hơi, khó tiêu, nặng bụng,… 

Xem thêm

Lưu ý trong chế độ ăn uống khi bị hội chứng ruột kích thích

Ngoài việc nắm được thông tin hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì tốt, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chọn những thực phẩm tươi ngon, không bị hư hỏng hay còn tồn đọng chất bảo vệ thực vật. 
  • Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không nhịn ăn hay bỏ bữa.
  • Hãy chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn quá no trong một bữa dẫn tới tình trạng đầy hơi, khó tiêu, gây áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa. 
  • Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi, ưu tiên những thực phẩm dưới dạng hấp, luộc, hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, tránh nuốt hơi, giảm tình trạng đầy bụng, chướng bụng, tức ngực,… 
Ăn chậm, nhai kỹ để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi
Ăn chậm, nhai kỹ để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi
  • Đa dạng các thành phần dưỡng chất, không ăn uống kiêng khem quá mức. 
  • Ngoài ra cần tránh lao lực, căng thẳng quá mức, cố gắng duy trì trạng thái vui vẻ, giữ tinh thần thoải mái. Tích cực luyện tập thể thao giảm stress như ngồi thiền, yoga, đi bộ,… 
  • Tập thói quen đi ngoài vào mỗi buổi snags và nên xoa bụng trước khi đi vệ sinh. 
  • Duy trì thói quen đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào có triệu chứng bất thường liên quan tới hệ tiêu hóa. 
  • Nếu đã áp dụng đúng chế độ ăn uống mà hội chứng ruột kích thích vẫn không có chuyển biến tốt, hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn xử lý. 

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết. Mong rằng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và góp phần cải thiện sức khỏe tốt hơn. Đừng quên theo dõi thêm các bài viết khác của Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 để có thêm kiến thức hữu ích. 

Cập nhật - 5:20 Chiều , 26/05/2023

Chia sẻ

Viêm Đại Tràng Cấp: Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả, An Toàn

Viêm Đại Tràng Cấp: Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả, An Toàn

Viêm đại tràng cấp là bệnh lý gây rối loạn chức năng tiêu hóa tạm thời. Ở giai đoạn này,...
Mức Độ Nguy Hiểm Của Polyp Đại Tràng - Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Mức Độ Nguy Hiểm Của Polyp Đại Tràng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Polyp đại tràng là một bệnh lý thường gặp trong đại tràng, liên quan đến đường tiêu hóa, xảy ra...
Bệnh Ung Thư Đại Tràng Và Những Vấn Đề Cần Nắm Rõ 

Bệnh Ung Thư Đại Tràng Và Những Vấn Đề Cần Nắm Rõ 

Ung thư đại tràng là bệnh lý phổ biến, có nguy cơ tử vong cao và phần trăm điều trị...
[Hỏi Đáp] Viêm Đại Tràng Không Nên Ăn Gì?

Viêm Đại Tràng Không Nên Ăn Gì, Cần Bổ Sung Thực Phẩm Nào?

Viêm đại tràng là một căn bệnh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của...
viem loet dai truc trang chay mau

Viêm Loét Đại Trực Tràng Chảy Máu Và Phương Pháp Điều Trị 

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý tiêu hóa phổ biến thường gặp ở người trưởng thành....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top