Chạy Thận: Thông Tin Quan Trọng Người Bệnh Bắt Buộc Phải Nắm Rõ

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Nền y học trên thế giới ngày càng phát triển, phương pháp chạy thận đã mở ra cho những người mắc bệnh lý tại thận nhiều hy vọng trong chữa trị. Nó giúp nâng cao chất lượng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Vậy khi nào cần thực hiện? Quá trình chạy thận sẽ diễn ra như thế nào? Người bệnh cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua những thông tin dưới đây.

Chạy thận là phương pháp gì?

Chạy thận là phương pháp sử dụng thiết bị máy lọc để thay thế chức năng thanh lọc, đào thải của thận, ứng dụng cho người bệnh suy thận. Quá trình diễn ra theo một vòng tuần hoàn: Máu được đưa ra khỏi cơ thể vào thiết bị, sau đó được lọc sạch và trả về lại cơ thể. Quá trình chạy thận được bác sĩ kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt và chăm sóc thật kỹ lưỡng.

Chạy thận giúp lọc máu để loại bỏ chất thải, chất độc
Chạy thận giúp lọc máu để loại bỏ chất thải, chất độc

Phương pháp chạy thận hoạt động dựa trên 3 cơ chế:

  • Cơ chế siêu lọc: áp lực ở khoang máu cao hơn áp lực trong khoang dịch. Khi đó, nước và chất hòa tan sẽ di chuyển từ khoang máu sang khoang dịch. Do đó, máy được sử dụng có thể lọc sạch được máu.
  • Cơ chế khuếch tán riêng phần: khi có sự chênh lệch nồng độ giữa khoang máu và khoang dịch lọc. Do đó, nó làm cho các chất có trọng lượng phân tử nhỏ trong máu khuếch tán sang khoang dịch lọc.
  • Cơ chế dòng đối lưu: khi nồng độ ở 2 khoang bằng nhau (các chất thải trong máu đã được tách ra và di chuyển sang khoang dịch) thì quá trình khuếch tán ngừng lại. Bên cạnh đó, máu và dịch lọc chạy ngược chiều nên không xảy ra trường hợp khuếch tán ngược lại.

Hiện nay, chạy thận nhân tạo gồm 3 loại:

  • Chạy thận thông thường: người bệnh thực hiện quá trình chạy thận với tần suất 3 lần/tuần, 3 – 4 giờ/lần. Phương pháp này phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện.
  • Chạy thận nhân tạo hàng ngày: người bệnh tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ sẽ phải theo sát quá trình thực hiện.
  • Chạy thận nhân tạo ban đêm: thực hiện chạy thận 3 – 6 đêm/tuần, mỗi lần khoảng 10 giờ khi người bệnh đang ngủ.

Khi nào cần chỉ định chạy thận?

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chạy thận khi suy thận đã ở cấp 4 và 5. Lúc này, bệnh thận đã nặng, thận suy giảm chức năng nghiêm trọng nên điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả.  Khi đó, người bệnh bắt buộc phải chạy thận để kéo dài sự sống.

Quy trình chạy thận diễn ra như thế nào?

Quy trình chạy thận diễn ra theo 3 bước sau:

Chuẩn bị trước chạy thận

Bước chuẩn bị được thực hiện trước 4 – 8 tuần. Bác sĩ tạo mạch máu dẫn truyền để kết nối cơ thể với máy chạy thận. Hiện nay, có 3 cách để thực hiện là:

  • Lò rỗ động mạch: thông thường bác sĩ sẽ tạo lỗ rò động mạch ở cánh tay bằng cách kết nối động mạch và tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật ghép động mạch chủ: trong trường hợp mạch máu nhỏ, bác sĩ phải phẫu thuật FAV để tạo ra đường thông động mạch – tĩnh mạch.
  • Ống thông tĩnh mạch trung tâm: dùng ống nhựa đưa vào tĩnh mạch để thực hiện quá trình chạy thận.
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật FAV kết nối động - tĩnh mạch
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật FAV kết nối động – tĩnh mạch

Quy trình chạy thận

Quá trình chạy thận diễn ra theo 4 bước như sau:

  • Bước 1: Người bệnh được kiểm tra huyết áp, tim mạch, cân nặng.
  • Bước 2: Người bệnh nằm trên giường. Bác sĩ làm sạch mạch máu dẫn truyền đã được tạo ra từ trước.
  • Bước 3: Bác sĩ đưa 2 kim mỏng vào lỗ rò động mạch (hoặc ống thông), 1 kim gắn vào ống nhựa ở máy lọc.
  • Bước 4: Thực hiện khởi động máy lọc. Bác sĩ giám sát quá trình lọc máu cho đến khi kết thúc.

Trong quá trình thực hiện, người bệnh vẫn có thể thực hiện các hoạt động thư giãn như xem phim, đọc sách…

Kết thúc chạy thận

Sau khi quá trình chạy thận diễn ra xong, người bệnh sẽ được đưa về phòng để nghỉ ngơi. Sau đó, vẫn có thể thực hiện sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không được hoạt động quá sức trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đảm bảo vệ sinh đường mạch máu dẫn truyền.

Chạy thận có nguy hiểm không? Có xảy ra biến chứng không?

Chạy thận nhân tạo giúp người bệnh giải quyết vấn đề thận không lọc được máu, từ đó kéo dài sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Hạ huyết áp: có khoảng 20 – 30% người bệnh gặp phải tình trạng này. Có 4 nguyên nhân gây ra hạ huyết áp, bao gồm tốc độ bơm máu cao, quá trình lọc diễn ra nhanh, dịch lọc có nhiệt độ cao, người bệnh dùng thuốc trị huyết áp trước đó và người bệnh có bệnh về tim mạch.
  • Chuột rút: hiện tượng này xảy ra ở 5 – 20% người bệnh. Huyết áp thấp, quá trình lọc diễn ra nhanh, nồng độ natri trong dịch lọc thấp là nguyên nhân gây ra chuột rút khi chạy thận.
  • Buồn nôn và nôn: 5-15% người bệnh gặp phải tình trạng này khi bị hạ huyết áp và mất cân bằng thẩm thấu.
  • Đau ngực, đau lưng: trong trường hợp chạy thận lần đầu hoặc người bệnh bị thiếu máu cơ tim thì sẽ gặp phải tình trạng đau lưng, đau ngực. Tỷ lệ xảy ra biến chứng này là 2 – 5%.
  • Ngứa: 5% người bệnh bị ngứa do dị ứng với thành phần của dịch lọc.
  • Phù phổi: xảy ra khi người bệnh nạp quá nhiều chất lỏng so với khuyến cáo.

Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, giãn, tắc mạch máu hoặc xuất hiện máu đông hoặc tắc khi trong ống thông gây nghẽn mạch. Do đó, trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ luôn giám sát chặt chẽ. Người bệnh nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nào thì phải báo ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.

THAM KHẢO:

Những lưu ý khi thực hiện quy trình chạy thận

Chạy thận mang đến lợi ích không nhỏ đối với người bệnh. Tuy nhiên, nó cũng có không ít biến chứng nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn, hiệu quả, người bệnh cần phải đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc những lưu ý sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế các loại thuốc hại thận. Người bệnh nên xin ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc chữa bệnh thận nào.
  • Theo dõi sát sao huyết áp, đường huyết cũng như cân nặng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn nguy cơ xảy ra nhiễm trùng.
  • Chăm sóc FAV (đường nối động mạch – tĩnh mạch) bằng cách rửa sạch với xà phòng và nước ấm hàng ngày. Không gây áp lực lên tay mổ FAV.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
  • Không hút thuốc lá, dùng bia rượu, nước ngọt.
  • Nếu người bệnh bị phù nên giảm lượng nước uống.
  • Vận động nhẹ nhàng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Người đang thực hiện luôn cần có niềm tin, sự lạc quan để chiến đấu với bệnh
Người đang thực hiện luôn cần có niềm tin, sự lạc quan để chiến đấu với bệnh

Người đang thực hiện chạy thận nên ăn gì, kiêng gì? là yếu tố cực kỳ quan trọng cần quan tâm. Theo đó, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa như:

  • Giảm đạm tương ứng với số lần chạy thận. Nếu thực hiện 1 lần/tuần thì chỉ cần bổ sung thêm khoảng 1g/kg cân nặng/ngày với tần suất 2 lần/tuần là 1,2g/kg cân nặng/ngày và 3 lần/tuần cần 1,4g/kg cân nặng/ngày. Bạn nên ăn thịt, cá, sữa… và tránh ăn rau ngót, giá đỗ, mồng tơi, rau dền…
  • Cung cấp năng lượng 1600kcal-2000kcal/ ngày.
  • Tăng cường tinh bột, chất béo có trong khoai lang, bột sắn dây, miến, phở…
  • Giảm lượng muối dưới 3g/ngày.
  • Không ăn đồ muối chua, thực phẩm chế biến sẵn được đóng hộp.
  • Hạn chế  thực phẩm chứa nhiều photpho như nội tạng động vật, ca cao….
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều kali như bơ, nho khô, cam, chuối…
  • Bổ sung canxi có trong sữa, cua, cá con…

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng nhất về chạy thận. Khi thực hiện phương pháp này, bạn tuyệt đối phải thực hiện đúng chỉ định từ bác sĩ và theo dõi sát sao sức khỏe của bản thân. Nếu có bất cứ thắc mắc hay dấu hiệu bất thường nào, hãy chia sẻ ngay với bác sĩ để được giải đáp, xử lý kịp thời.

TÌM HIỂU:

Cập nhật - 5:29 Chiều , 26/05/2023

Chia sẻ

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Suy Thận Độ 4: Dấu Hiệu Đặc Trưng Và Phương Pháp Điều Trị

Bệnh lý suy thận có 5 cấp, do đó có thể thấy được suy thận độ 4 rất nguy hiểm....
Suy thận mạn: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Suy thận mạn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Suy thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương nặng nề giai đoạn nặng, không thể phục hồi chức...
Xét nghiệm chức năng thận ở đâu tốt nhất là vấn đề nhiều người quan tâm

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu? Top 8+ bệnh viện tốt nhất hiện nay

Xét nghiệm chức năng thận ở đâu có kết quả chính xác chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều...
Suy thận có con được không? Cách tăng khả năng sinh sản hiệu quả

Suy thận có con được không? Cách tăng khả năng sinh sản hiệu quả

Suy thận có con được không là điều mà những người mắc căn bệnh này luôn đắn đo. Thực tế,...
Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối: Tất cả những thông tin bạn cần biết

Suy thận giai đoạn cuối gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top