Suy thận mạn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Suy thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương nặng nề giai đoạn nặng, không thể phục hồi chức năng như bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bệnh này có biểu hiện cụ thể như thế nào? Cách điều trị sao để hiệu quả nhất? Để có được thông tin cụ thể và phòng ngừa hiệu quả, đừng bỏ lỡ bài viết này.

Suy thận mạn là gì?

Suy thận mạn – tình trạng thận mất dần chức năng hoạt động, cụ thể là thanh lọc, đào thải cặn bã ra ngoài. Lúc này, các chất thải và chất độc hại không được bài tiết, tích tụ lâu ngày trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ban đầu, thận sẽ từ từ suy giảm khả năng hoạt động. Sau đó diễn tiến nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện hoạt động như bình thường nữa. Do đó, người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân. Đồng thời, khi phát hiện ra bất cứ điểm bất thường nào, bạn phải nhanh chóng đi thăm khám và điều trị.

Suy thận mạn làm sức khỏe suy giảm
Suy thận mạn làm sức khỏe suy giảm

Các mức độ suy thận mạn

Suy thận mạn gồm 5 cấp độ tương ứng với 5 giai đoạn theo thời gian:

  • Giai đoạn 1: thận đã bị tổn thương nhưng chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Mức lọc cầu thận duy trì bình thường. Hiếm khi người bệnh phát hiện triệu chứng ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 2: lúc này mức lọc cầu thận giảm nhẹ và thận bị tổn thương nhưng vẫn chưa xuất hiện triệu chứng.
  • Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận trung bình. Lúc này, chất lỏng dần bị tích tụ lại gây sưng tay và bàn chân. Người bệnh có thể đi tiểu nhiều hoặc ít lần hơn bình thường.
  • Giai đoạn 4: Mức lọc cầu thận giảm mạnh, chức năng thận bắt đầu suy giảm nghiêm trọng. Bác sĩ phải lọc máu để đảm bảo sự sống cho người bệnh.
  • Giai đoạn 5:  thận mất hết chức năng nên cần lọc máu thường xuyên hoặc cấy ghép thận.

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Xác định được nguyên nhân gây bệnh là bước quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, suy thận mạn xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

  • Ảnh hưởng của bệnh lý cầu thận (ví dụ như thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn tính…). Đây là nguyên nhân chiếm 40% số lượng người bị suy thận mạn.
  • Bệnh lý về ống kẽ thận mạn tính hoặc bệnh thận đa nang.
  • Người bệnh bị tăng huyết áp hoặc tiểu đường loại 1, 2.
  • Lạm dụng thuốc để điều trị các căn bệnh khác.
  • Người bị cao huyết áp tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh lý tại thận, đặc biệt là suy thận.
  • Bệnh phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, ung thư gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Nhiễm trùng thận.
Các bệnh lý như viêm cầu thận, thận đa nang… là nguyên nhân chính gây bệnh
Các bệnh lý như viêm cầu thận, thận đa nang… là nguyên nhân chính gây bệnh

Để phòng ngừa và điều trị suy thận, người bệnh phải ngăn chặn triệt để các nguyên nhân trên. Việc thăm khám khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hoặc kiểm tra định kỳ là vô cùng quan trọng.

Triệu chứng suy thận mạn

Suy thận mạn là căn bệnh khó phát hiện bởi nó không có triệu chứng đặc trưng rõ ràng. Thông thường, chỉ đến khi thận bị tổn thương nghiêm trọng thì mới xuất hiện. Người bệnh nên chú ý các dấu hiệu sau:

  • Thiếu máu. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, người gầy xanh xao và hay bị hoa mắt chóng mặt.
  • Tăng huyết áp. Hầu như ai bị suy thận mạn cũng gặp phải tình trạng này. Nó có thể biến chứng thành suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch.
  • Rất hay bị chuột rút, bỏng rát hay cảm thấy kiến bò ở chân.
  • Rối loạn tiêu hóa, người bệnh có cảm giác buồn nôn.
  • Bị phù, nhất là tay và chân khi bệnh tiến triển nặng.
  • Hay bị bầm tím, chảy máu.
  • Nước tiểu nhiều hoặc ít hơn hẳn bình thường
  • Nếu bệnh ở giai đoạn cuối có thể gây rối loạn tâm thần, hôn mê sâu nguy hiểm.

Đối tượng thường dễ bị suy thận mạn

Suy thận mạn là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng sau đây:

  • Có yếu tố di truyền, người thân trong gia đình từng mắc bệnh thận.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường và huyết áp cao.
  • Người có cấu trúc thận bất thường bẩm sinh.
  • Người già, sức khỏe suy yếu.

Biến chứng suy thận mạn

Suy thận mạn được đánh giá tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị sớm, người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Suy dinh dưỡng, dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Loét đường tiêu hóa và viêm trợt.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như suy tim ứ huyết, rối loạn nhịp tim, suy tim trái cấp, thiếu máu cơ tim…
  • Người bệnh dễ bị nhồi máu não, xuất huyết não.
  • Canxi lắng đọng trong phổi và ure trong máu cao gây viêm phổi, viêm cơ xương, loãng xương…
  • Rối loạn kinh nguyệt, cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát, suy giảm ham muốn tình dục,…
Suy thận mạn gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Suy thận mạn gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Đặc biệt, suy thận mạn khi mang thai có nguy hiểm không? là câu hỏi được người bệnh cực kỳ quan tâm. Theo các bác sĩ, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, tỷ lệ sảy thai cao và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Cách điều trị suy thận mạn cần biết

Theo các bác sĩ, suy thận mạn không thể chữa dứt điểm. Các bác sĩ chỉ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát triệu chứng bệnh, ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh.

Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?

Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe chung của người bệnh. Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra và đánh giá mức độ chất thải trong máu và chức năng thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Dựa vào những yếu tố bất thường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, hoặc chụp cộng hưởng từ MRI… để đánh giá cấu trúc, kích thước thận.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu mô thận để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Từ kết quả của việc thăm khám, bác sĩ sẽ biết được tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị suy thận phù hợp, chính xác nhất.

Phương pháp Tây y

Điều trị bệnh bằng Tây y là phương pháp được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Để điều trị với phương pháp này đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi thăm khám và dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo nguyên tắc kết hợp điều trị nguyên nhân và cải thiện triệu chứng.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, chỉ định phương pháp điều trị triệt để nguyên nhân mới có thể cải thiện triệu chứng. Đồng thời, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Điều trị triệu chứng bệnh

Lúc này, dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh cũng như các triệu chứng khác trong cơ thể mà bác sĩ kê đơn thuốc bao gồm:

  • Thuốc chữa cao huyết áp gồm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa bệnh suy thận mạn tiến triển nặng hơn.
  • Thuốc làm giảm sưng do người bị suy thận mạn thường bị sưng tay, chân hoặc toàn thân do nước tích tụ trong cơ thể. Do đó, đối với trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc điều trị thiếu máu sẽ được kê với tác dụng bổ sung hormone erythropoietin. Nó có tác dụng kích thích quá trình sản xuất hồng cầu.
  • Thuốc làm giảm cholesterol giúp cải thiện lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
  • Thực phẩm chức năng dành cho xương khớp có thể được chỉ định cùng với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng để bổ sung canxi, omega 3 và vitamin D.

THAM KHẢO:

Tuy nhiên, khi bệnh đã trở nặng và đến giai đoạn cuối, người bệnh chỉ có thể điều trị với một trong 2 cách:

  • Lọc máu: Quá trình này giúp loại bỏ chất thải, chất độc hại ra ngoài cơ thể. Khi lựa chọn lọc máu, người bệnh cần thực hiện thường xuyên mới có thể đảm bảo được kết quả
  • Cấy ghép thận: Người bệnh muốn thực hiện biện pháp này cần đạt những yêu cầu về sức khỏe, thể chất vô cùng khắt khe. Sau khi cấy ghép thận, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc để tránh tình trạng thận mới bị bài trừ.
Nếu bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng chỉ có thể lọc máu hoặc cấy ghép thận
Nếu bệnh diễn tiến đến giai đoạn nặng chỉ có thể lọc máu hoặc cấy ghép thận

Bài thuốc dân gian chữa suy thận mạn

Những bài thuốc dân gian chữa suy thận mạn thường chỉ mang lại hiệu quả khi triệu chứng bệnh còn nhẹ. Thông người, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh áp dụng như biện pháp hỗ trợ phương pháp điều trị chính. Một số bài thuốc dân gian phổ biến nhất là:

  • Dùng đậu đen: Đậu đen có công dụng cực kỳ hiệu quả trong việc lọc máu, tăng cường chức năng thận. Thực hiện bằng cách làm sạch cá nhét, nướng sơ qua rồi cho 40g đậu đen vào nấu đến khi chín mềm thì dùng trực tiếp.
  • Râu ngô chữa suy thận mạn: Râu ngô có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu rất tốt. Do đó, nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến thận. Dùng 30g râu ngô, 10g hạt tía tô và 50g bạch mao căn sắc với nước rồi chia thành 2 lần uống trong ngày.

Phương pháp Đông y trị bệnh dứt điểm

Phương pháp Đông y chữa suy thận mạn được đánh giá khá cao bởi hiệu quả mà nó mang lại. Bên cạnh đó, thành phần của bài thuốc Đông y rất lành tính, hoàn toàn không gây tác dụng phụ mà còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa suy thận mạn như:

  • Bài thuốc 1: Dùng các nguyên liệu gồm 10g phụ tử, 20g hoàng kỳ, 20g đẳng sâm, 20g nhục quế, 15g hoài sơn, 10g bạch truật, 15g tiên mao, 10g sơn thù, 15g ba kích sắc thành thuốc để uống trong ngày
  • Bài thuốc 2: Các vị thuốc gồm 30g hoàng kỳ, 20g thái tử sâm, 15g thục địa, 15g mạch môn, 15g sơn thù, 15g hoài sơn, 15g phục kinh, 10g biển đậu, 15g hoàng tinh, 12g kỷ tử, 10g đan bì. Bạn cũng thực hiện chế biến tương tự bài thuốc 1.
  • Bài thuốc 3: Cách thực hiện tương tự bài thuốc 1 nhưng sử dụng nguyên liệu là 15g hạ liên thảo, 15g bạch thược, 15g kỷ tử, 15g ngưu tất, 10g hoài sơn, 10g sơn thù, 15g nữ trinh tử, 15g tang ký sinh, 10g cúc hoa, 10g trạch tả, 12g phục linh, 15g thục địa, 10g đan bì.

Bị suy thận mạn nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị hiệu quả?

Nhiều người cho rằng, khi bị các bệnh về thận thì phải hạn chế ăn uống tối đa. Tuy nhiên, việc kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, làm bệnh suy thận mạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần phải nắm rõ bị suy thận mạn nên ăn gì, kiêng gì cho hợp lý. Ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những lưu ý khác nhau như:

  • Giai đoạn 1 và 2: người bệnh điều chỉnh thực đơn theo các bệnh lý đang gặp phải như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường.
  • Giai đoạn 3 và 4: bác sĩ sẽ đưa ra nguyên tắc riêng, chỉ tiết chế một số thực phẩm gây hại chứ không kiêng khem hoàn toàn.
  • Giai đoạn 5: người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ chế độ ăn phù hợp với việc điều trị chạy thận hoặc ghép thận.

Tuy nhiên, nhìn chung, người bệnh cần đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng sau:

  • Protein (chất đạm): không được kiêng khem hoàn toàn mà vẫn phải bổ sung để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn những thực phẩm như các loại đậu, hạt dẻ và bơ hạt dẻ… Đồng thời, hạn chế sử dụng đạm động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm…
  • Vitamin: việc bổ sung vitamin là điều cực kỳ cần thiết cho người bệnh, nhất là các loại vitamin tan trong nước. Người bệnh không nên mua thuốc để bổ sung vitamin mà hãy ăn các loại rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, susu… Hạn chế rau ngót, rau muống, rau sắn vì chúng có nhiều đạm.
  • Cung cấp đủ năng lượng: trung bình 35-40 kcalo/kg cân nặng/ngày. Bạn nên ăn nhiều tinh bột (nhưng lựa chọn thực phẩm ít đường) như khoai, miến dong, bún…
  • Nước: nếu bệnh mới ở giai đoạn đầu thì không cần hạn chế. Tuy nhiên, khi xuất hiện dấu hiệu phù thì chỉ nên uống vừa đủ để bù nước thải ra.
  • Kali, phospho: người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali, phospho như xoài, chuối, sữa chua, nội tạng động vật…
  • Canxi: hạn chế ăn hải sản, thực phẩm nhiều canxi
  • Muối: chỉ nên ăn 2 – 4g/ngày để tránh gây áp lực lên thận. Bên cạnh đó, bạn nên ăn món luộc và hạn chế gia vị như ớt, tiêu… khi nấu
  • Chất béo: hạn chế mỡ động vật, thay vào đó dùng các loại dầu thực vật như oliu, đậu nành… chứa omega 3 và acid béo không no

Lưu ý quan trọng và biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Không chỉ người bị suy thận mạn mà người chăm sóc cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo các lưu ý như:

  • Luôn để người bệnh nằm ở tư thế đầu cao.
  • Cần phải giữ ấm cho người bị suy thận mạn mọi lúc, mọi nơi.
  • Động viên tinh thần người bệnh, giữ tâm lý thoải mái khi điều trị bệnh.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh qua các yếu tố như cân nặng, lượng ure trong máu, huyết áp, nhịp tim…
  • Chỉ nên cho người bệnh uống lượng nước vừa đủ, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, ít nhất phải suy trì 35 kcalo/kg cân nặng.
  • Chú ý chăm sóc răng miệng cho những người bị suy thận mạn.
Người bị suy thận mạn cần chú ý dinh dưỡng và sinh hoạt
Người bị suy thận mạn cần chú ý dinh dưỡng và sinh hoạt

Như bạn đã biết, suy thận mạn là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và khó chữa trị. Do đó, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này như:

  • Kiểm tra sức khỏe khi có bất thường và kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo yếu tố lành mạnh, không ăn quá mặn.
  • Từ bỏ hút thuốc, thói quen uống rượu bia, dùng chất kích thích.
  • Tích cực tập luyện thể dục thể thao.

Suy thận mạn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nắm được thông tin về cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh bệnh.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật - 1:02 Chiều , 30/05/2023

Chia sẻ

Chạy thận: Những thông tin quan trọng người bệnh bắt buộc phải nắm rõ

Chạy Thận: Thông Tin Quan Trọng Người Bệnh Bắt Buộc Phải Nắm Rõ

Nền y học trên thế giới ngày càng phát triển, phương pháp chạy thận đã mở ra cho những người...
Người suy thận nên ăn rau gì? Kiêng ăn rau gì để mau khỏi?

Người Suy Thận Nên Ăn Rau Gì? Kiêng Ăn Rau Gì Để Mau Khỏi?

Người suy thận nên ăn rau gì, kiêng ăn rau gì là vấn đề không ít bệnh nhân quan tâm....
Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn và cấp

Suy thận phải lọc máu khi nào? Chỉ định lọc máu trong suy thận mạn...

Suy thận phải lọc máu khi bệnh đã chuyển sang mức nguy hiểm, khả năng lọc máu và thải độc...
Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể

Phân biệt suy thận cấp chức năng và thực thể – Thông tin chi tiết

Suy thận cấp chức năng và thực thể là hai khái niệm để chỉ tình trạng suy thận do những...
Bấm huyệt chữa suy thận: Phương pháp thực hiện và lưu ý

Bấm Huyệt Chữa Suy Thận: Phương Pháp Thực Hiện Và Lưu Ý

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa suy thận giúp đấng mày...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top