Điều Trị Dứt Điểm Bệnh Á Sừng Ở Chân Nhanh Và Hiệu Quả

Theo dõi Bệnh Viện Quân Dân 102 trên goole news

Bệnh á sừng là một căn bệnh viêm da cơ địa phổ biến ở mọi đối tượng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và gây tổn thương lên các vùng da. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh rất dễ tiến triển thành á sừng mãn tính rất khó chữa. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tổ hợp y tế Cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tìm hiểu chi tiết về bệnh á sừng ở chân.

Bệnh á sừng ở chân là gì?

Bệnh á sừng ở chân được nhận định là một dạng của viêm da cơ địa đặc trưng, khiến cho da bị tổn thương, bong tróc và nứt nẻ. Trên cơ thể, chân là vị trí dễ bị mắc bệnh á sừng nhất. Ở Việt Nam, á sừng bàn chân thường gặp nhiều ở những người sinh sống ở khu vực có điều kiện an toàn vệ sinh kém. Nếu không có hướng chữa trị kịp thời, bệnh á sừng rất dễ tái phát nhiều lần và trở thành một căn bệnh mãn tính, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày.

Xem thêm

Nguyên nhân xuất hiện

Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa xác minh được rõ ràng nguyên nhân gây xuất hiện bệnh á sừng ở chân. Tuy nhiên, tổng hợp các ca bệnh, các bác sĩ đã thống kê được những yếu tố dễ thúc đẩy bệnh á sừng ở chân phát triển bao gồm:

Da thiếu ẩm nứt nẻ là nguyên nhân chính dẫ bệnh á sừng khởi phát
Da thiếu ẩm nứt nẻ là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh á sừng khởi phát
  • Do di truyền: Trong trường hợp gia đình bạn đã có người mắc bệnh á sừng, khả năng mắc bệnh của bạn cũng là rất cao.
  • Do không giữ cơ thể sạch sẽ: Á sừng không phải bệnh do vi khuẩn gây nên, tuy nhiên, nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tái phát hoặc bội nhiễm.
  • Do da thiếu ẩm: Da chân là bộ phận rất dễ bị khô, đặc biệt là vào mùa đông. Da thiếu ẩm sẽ có nguy cơ bong tróc, nứt nẻ, tạo điều kiện cho bệnh á sừng phát triển.
  • Do nội tiết tố thay đổi: Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ đang mang thai, người đang độ mãn kinh hoặc dậy thì là những đối tượng có khả năng mắc bệnh á sừng cao nhất.
  • Do môi trường: Những người thường xuyên phải sống hoặc làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa,… sẽ dễ khởi phát bệnh hơn những người bình thường.
  • Do thiếu chất: Cơ thể bị thiếu các loại vitamin như A, E, C, D sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi khiến lớp sừng trên da ảnh hưởng xấu đi.
  • Do ngâm chân với nước quá nóng: Nhiệt độ cao khiến da dễ bị bỏng, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh á sừng ở chân nếu không quan sát kỹ sẽ rất giống với những bệnh da liễu thông thường. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất ổn dưới đây, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị chính xác:

Da xù xì, bong tróc thành từng mảng trắng sần sùi là triệu chứng của bệnh
Da xù xì, bong tróc thành từng mảng trắng sần sùi là triệu chứng của bệnh
  • Da xù xì, bong tróc thành từng mảng trắng sần sùi, khô ráp hay còn được gọi là hiện tượng sừng hóa.
  • Cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng da bị bong tróc. Theo thời gian, triệu chứng này các gia tăng và kéo dài dai dẳng. Do da bong tróc và gây ngứa ngáy nên khiến da bị chảy máu, viêm loét.
  • Có thể xuất hiện mụn nước khi chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn mà không được điều trị đúng cách. Mụn nước này có thể xuất hiện đơn lẻ nhưng cũng có thể xuất hiện dày đặc theo từng vùng da. Mụn nước này rất dễ vỡ, dễ chảy dịch và khi dịch chảy ra vùng da khác thì mụn nước sẽ lan theo.

Xem thêm

Bệnh á sừng ở chân có dễ lây nhiễm không?

Theo nghiên cứu, bệnh á sừng là một căn bệnh không gây nên do virus, vi khuẩn. Chính vì vậy, á sừng là bệnh lý lành tính và không có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh gây ra những cơn ngứa ngáy liên tục và dai dẳng trong một thời gian dài, rất khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Bệnh á sừng là một căn bệnh không gây lây nhiễm từ người sang người
Bệnh á sừng là một căn bệnh không gây lây nhiễm từ người sang người

Đặc biệt, đối với á sừng ở chân lại càng khó chữa trị hơn. Bởi hàng ngày chúng ta đi lại, chân sẽ phải tiếp xúc liên tục với những bề mặt khác, gây nên những thương tổn nặng nề hơn. Nếu không kiểm soát được á sừng ở chân, bạn có thể gặp phải một vài biến chứng như:

  • Bội nhiễm da: Á sừng sẽ khiến da khô trở nặng hơn, gây nứt nẻ và có thể chảy máu, hình thành nên các vết thương hở. Đây là thời điểm lý tưởng cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Nếu không nhanh chóng điều trị vùng da tổn thương thì rất dễ bị hoại tử hoặc hình thành sẹo vĩnh viễn.
  • Suy yếu hàng rào bảo vệ da: Khi bị á sừng ở chân thì các tế bào da sẽ bị tổn thương và yếu. Làn da sẽ bị nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng hơn và hàng rào bảo vệ da sẽ kém đi, không còn khả năng chống lại sự tấn công từ vi khuẩn bên ngoài.

Xem thêm

3 cách chữa trị bệnh á sừng ở chân

Trên thực tế, các phương pháp điều trị bệnh á sừng ở chân hiện nay chỉ đem lại công dụng cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Bạn có thể tham khảo 3 cách chữa trị dưới đây:

Dùng thuốc Tây

Theo Tây y, để có thể chữa được bệnh á sừng, bạn sẽ cần tuân thủ theo các bước dưỡng ẩm, bổ sung nước và tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bùng phát bệnh. Về dưỡng ẩm thì còn tùy thuộc vào từng loại da và tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bệnh mà sẽ có nhiều cách dưỡng ẩm khác nhau. Việc dưỡng ẩm này sẽ giúp hạn chế khô ráp, hạn chế ngứa ngáy, bong tróc da và tránh nhiễm trùng ngoài da. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần như axit lactic, ure,… vì rất phù hợp để hỗ điều trị bệnh á sừng.

Dùng thuốc Tây sẽ giúp các triệu chứng bệnh á sừng ở chân thuyên giảm nhanh chóng
Dùng thuốc Tây sẽ giúp các triệu chứng bệnh á sừng ở chân thuyên giảm nhanh chóng

Bên cạnh dưỡng ẩm, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi tại chỗ để hạn chế ngứa rát, đồng thời hạn chế bệnh tiến triển. Một số loại thuốc được chuyên gia da liễu chỉ định là:

  • Thuốc chứa Steroid: Giúp giảm viêm và hạn chế bong da như Gentrizone, Fucicort,…
  • Thuốc kháng khuẩn: Như nhóm thuốc Nizoral hoặc dẫn xuất Imidazol giúp tiêu diệt nấm.
  • Thuốc bôi chống bạt sừng: Giúp loại bỏ lớp vảy sừng trên da, kìm hãm và giảm tốc độ hình thành sừng, cải thiện chứng bong tróc. Một số thuốc bôi chống bạt sừng có thể kể đến là betnoval, acid salicylic, diprosalic, dibetalic,…
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc này chủ yếu là thuốc kê đơn cho trường hợp á sừng nặng, vùng da bị tổn thương có diện tích rộng.

Thuốc Tây sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh, tuy nhiên những loại thuốc bôi ngoài da chỉ có tác dụng làm dịu các triệu chứng, chúng không thể trị bên một cách dứt điểm. Bệnh vẫn sẽ có nguy cơ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Bên cạnh đó, nếu sử dụng thuốc Tây không đúng cách sẽ gây nguy hiểm như giãn mao mạch, teo da, hại gan thận,… Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng và theo đúng liều lượng khuyến cáo.

Dùng mẹo dân gian

Chữa á sừng ở chân bằng mẹo là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất, bởi điều trị hoàn toàn từ thành phần thảo dược tự nhiên. Các mẹo chữa này sẽ an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu ngày mà lại còn tiết kiệm được nhiều chi phí.

Ngâm chân bằng nước chè xanh sẽ giúp hỗ trợ ngừa bệnh á sừng hiệu quả mà tiết kiệm
Ngâm chân bằng nước chè xanh sẽ giúp hỗ trợ ngừa bệnh á sừng hiệu quả mà tiết kiệm

Một số mẹo chữa bệnh á sừng ở chân mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Dùng lá chè xanh: Chè xanh là một loại lá có khả năng chống oxy hóa tốt, đồng thời có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bảo vệ làn da, làm dịu các tổn thương. Bạn nên đun sôi lá chè xanh cũng nước, sau đó để nguội bớt và ngâm chân, mỗi ngày khoảng 30 phút.
  • Dùng lá vòi voi: Lá vòi voi có đặc tính chống lại bệnh á sừng rất tốt. Lá sẽ giúp tiêu viêm, giảm sưng tấy, diệt nấm,… Bạn hãy chọn khoảng 20 lá vòi voi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên vùng da tổn thương. Bạn có thể để qua đêm và làm sạch vào sáng hôm sau, mỗi tuần thực hiện khoảng 2-3 lần.
  • Dùng lá sài đất: Lá sài đất có tính mát, thanh nhiệt, tiêu độc, thường dùng để điều trị viêm nhiễm, mụn nhọt, lở loét ngoài da,… Bạn hãy chuẩn bị một chút lá sài đất, sau đó sắc cùng một lượng nước vừa đủ, dùng nước này để rửa chân. Phần bã có thể giã nhuyễn cùng một chút muối và đắp lên vùng da bị á sừng và để trong 15 phút, mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Dùng quang trị liệu

Sử dụng phương pháp quang trị liệu để chữa bệnh á sừng là một phương pháp chưa phổ biến lắm tại Việt Nam và có rất ít cơ sở có kỹ thuật này. Quang trị liệu sẽ dùng thiết bị công nghệ hiện đại để chiếu tia laser với bước sóng phù hợp trực tiếp vào vùng da bị tổn thương do bệnh á sừng. Nhờ đó, bệnh nhân có thể giảm sừng hóa da nhanh chóng, đồng thời giảm tổn thương do bệnh á sừng gây nên.

Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể gây nên những tổn thương không mong muốn như tổn thương mắt, cháy da, bỏng da, ung thư da,… Hơn nữa, phương pháp này cũng chưa phổ biến và giá thành tương đối đắt nên vẫn có rất ít người sử dụng.

Xem thêm

Lưu ý để phòng ngừa bệnh á sừng ở chân

Để phòng ngừa bệnh á sừng á chân, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên để phòng ngừa bệnh
Nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên để phòng ngừa bệnh
  • Luôn giữ cho da được sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại trong công nghiệp hoặc sinh hoạt.
  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên, đặc biệt vào những ngày khô hanh của mùa đông ở miền Bắc. Bạn có thể xoa dầu oliu, dầu dừa hoặc các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để thoa lên tay chân.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt phải nhiều vitamin, chất xơ giúp da khỏe mạnh, hạn chế đồ uống có chứa chất kích thích hoặc các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như thịt gà, đậu phộng, nhộng, hải sản,…
  • Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ để bệnh á sừng không tái phát. Nếu có triệu chứng lạ thì đến ngay các cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Trên đây là tất cả thông tin có liên quan đến bệnh á sừng ở chân cũng như những cách điều trị hợp lý. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp độc giả hiểu hơn về căn bệnh, từ đó có phương pháp xử lý và phòng ngừa hiệu quả.

Cập nhật - 2:45 Chiều , 04/08/2023

Chia sẻ

Vẩy nến á sừng là bệnh gì? Triệu chứng, hình ảnh và cách điều trị an toàn nhất

Vẩy nến á sừng là bệnh gì? Triệu chứng, hình ảnh và cách điều trị...

Vẩy nến á sừng là một trong những bệnh ngoài da thường gặp. Tuy không trực tiếp đe dọa tính...
3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Ở Chân Hiệu Quả Nhất Bạn Nên Biết

Á sừng ở chân là bệnh ngoài da, thường xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp và...
Top 15 Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Top 15 Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng Cho Hiệu Quả Tốt Nhất

Á sừng là bệnh da liễu phổ biến, không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng...
Bệnh Á Sừng - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Biện Pháp Chữa Trị

Bệnh Á Sừng – Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Biện Pháp Chữa Trị

Bệnh á sừng da liễu xuất hiện khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, chúng tuy không phải bệnh nguy...
Người Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Top 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Người Bệnh Á Sừng Kiêng Ăn Gì? Top 7 Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, gây tổn thương ở nhiều vùng da khác nhau, đặc biệt...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top